You are on page 1of 13

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


GIAO

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN


KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN

Hệ đào tạo: cử nhân chính quy


Số tín chỉ: 2
Học phần : bắt buộc
Năm học: 2016-2017

1. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN, KHOA/BỘ MÔN PHỤ TRÁCH


HỌC PHẦN

Địa chỉ Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Khoa chính trị Quốc tế
và Ngoại giao, nhà B, tầng 3 phòng 306

1.1. Giảng viên

- Họ và tên: Nguyễn Việt Hưng

- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ

- Thời gian, địa điểm tiếp sinh viên

- Điện thoai, email:viethunghk@yahoo.com

1
2.THÔNG TIN CHUNG VỀ HỌC PHẦN

2.1 Tên học phần: Kỹ thuật soạn thảo văn bản

2.2 Mã học phần: 52.IR.002.2

2.3 Trình độ : Sinh viên năm thứ nhất hoặc năm thứ 2

2.4 Ngành:

2.5 Điều kiện tiên quyết: không

2.6 Mô tả tóm tắt học phần: Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên
những kiến thức cơ bản về văn bản, giúp các em thông thạo việc nhận
dạng các loại văn bản hành chính thường dùng đồng thời cung cấp cho
các em kiến thức về thể thức ( format ) về bố cục các loại văn bản cũng
như văn phong, ngôn ngữ, cách biểu đạt và cấu trúc của từng loại văn
bản.
Đối với văn bản ngoại giao, việc cung cấp các kiến thức về văn bản ngoại
giao ( khái niệm, phân loại, bố cục, cách soạn thảo…) sẽ đi kèm với việc
truyền đạt khái niệm về quan hệ Ngoại giao và Quan hệ quốc tế cùng
những kiến thức cơ bản về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Bộ
ngoại giao và hoạt động của các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài để các em có kiến thức sâu hơn về ngành.
Cuối cùng, trên cơ sở lý thuyết về văn bản và thông qua các bài tập thực
hành sẽ tổng kết cho các em những quy tắc và phương pháp cơ bản trong
quá trình soạn thảo văn bản, giúp cho các em đem theo hành trang vào
đời.

2.7. Mục tiêu của học phần


- Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất
về văn bản như khái niệm, lịch sử hình thành, phát triển và chức năng
của văn bản trong đời sống xã hội. Giúp các em nhận dạng các loại văn
bản hành chính và văn bản Ngoại giao, đồng thời phân biệt được sự khác

2
biệt giữa hai thể loại văn bản này, qua đó làm quen với hoạt động của
các cơ quan công quyền và Bộ ngoại giao.
Giúp các em thông thạo thể thức và cách thức soạn thảo một số văn
bản hành chính thông thường và một số văn bản chuyên ngành Ngoại
giao để khi ra trường có thể đáp ứng yêu cầu công tác tại ngành đối
ngoại hoặc các cơ quan nhà nước và các tổ chức, đoàn thể xã hội.

-Về kỹ năng: Sinh viên sẽ nắm vững các kỹ năng soạn thảo và trình bày
văn bản. Trên cơ sở đó phát triển các kỹ năng diễn đạt, thể hiện bằng văn
bản cũng như kỹ năng tư duy, phân tích và lập luận.

-Về thái độ

- Tạo cho các em nhận thức về tầm quan trọng và sự cần thiết
của môn học. Biến môn học khô khan thành môn học có sức
hấp dẫn

- Tạo cho các em thái độ tự tin để trở thành những cán bộ của
ngành đối ngoại hoặc các ngành khác trong tương lai

2.8 Phân bổ thời gian học phần)

- Nghe giảng lý thuyết 60 %

- Làm bài tập trên lớp 40%

- Tự học và ôn tập

3 NỘI DUNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

CHƯƠNG I. Khái niệm văn bản, lịch sử hình thành, vai trò, chức
năng và cách phân loại văn bản

1. Định nghĩa văn bản

3
2. Lịch sử hình thành và phát triển của văn bản
3. Vai trò của văn bản trong đời sống xã hội
4. Các chức năng chính của văn bản:
- Chức năng thông tin
- Chức năng pháp lý
- Chức năng quản lý
- Chức năng văn hóa
- Chức năng xã hội

5. Phân loại văn bản

5.1 Văn bản quy phạm pháp luật


5.2 Văn bản áp dụng quy phạm pháp luật
5.3 Văn bản hành chính
5.4 Văn bản chuyên môn - kỹ thuật

CHƯƠNG II. Một số yêu cầu cơ bản của việc soạn thảo văn bản
hành chính

1. Vài nét về tình hình soạn thảo văn bản hiện nay ở nước ta
- Những tiến bộ và ưu điểm
- Những tồn tại chính
2. Yêu cầu cụ thể khi soạn thảo văn bản
- Đảm bảo văn bản được soạn thảo đúng thể thức và thẩm
quyền
- Nắm vững nội dung của vấn đề cần văn bản hóa
- Chọn lọc các thông tin để đưa vào văn bản
- Thuật ngữ văn phong thích hợp, rành mạch, chuẩn xác
- Thích hợp với mục đích sử dụng
- Đảm bảo tính hệ thống và thực thi
3. Ngôn ngữ và văn phong của văn bản hành chính
- Khuôn mẫu, điển hình với các thuật ngữ được tiêu chuẩn
hóa, thể hiện sự trang nghiêm mẫu mực
- Thể hiện và truyền đạt các quan điểm đường lối chính trị
một cách phổ thông, trong sáng, dễ hiểu
- Từ ngữ phải chính xác, đơn nghĩa, không màu mè, chuyển
tải thông điệp rõ ràng

4. Các yếu tố cấu thành văn bản

4
- Quốc hiệu
- Tên cơ quan ban hành văn bản
- Số và ký hiệu
- Địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản
- Tên loại và trích yếu nội dung
- Nội dung văn bản
- Chức vụ, họ và tên, chữ ký của người có thẩm quyền
- Dấu của cơ quan, tổ chức
- Nơi nhận văn bản
- Thể thức bản sao

Chương III. Nhận dạng và soạn thảo một số văn bản hành
chính thông thường
1. Công văn không có tên loại
1.1 Công văn mời họp;
1.2 Công văn yêu cầu, đề nghị;
1.3 Công văn hỏi ý kiến;
1.4 Công văn chỉ đạo, hướng dẫn;
1.5 Công văn giải thích;
1.6 Công văn cảm ơn;
1.7 Công văn trả lời (phúc đáp)
1.8 Công văn đôn đốc, nhắc nhở

2.Công văn có tên loại


2.1 Thông báo
2.2 Đề án
2.3 Chương trình công tác
2.4 Tờ trình
2.5 Công điện
2.6 Báo cáo
2.7 Biên bản
2.8 Giấy mời
2.9 Các loại đơn từ
3. Yêu cầu cụ thể với từng thể loại văn bản

5
Chương IV. Soạn thảo một số văn bản bản thường dùng trong Bộ
ngoại giao
1. Nhận dạng một số văn bản thường dùng
1.1 Báo cáo
1.2 Công văn
1.3 Tờ trình giải quyết công việc
1.4 Báo cáo tiếp xúc
1.5 Đề án
1.6 Chương trình công tác
1.7 Công điện/FAX
1.8 Điện mật
2. Yêu cầu cụ thể với từng thể loại văn bản
5. Chương V. Văn bản ngoại giao
1. Sơ lược về chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Bộ ngoại giao
2. Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
3. Khái niệm văn bản ngoại giao
3.1 Định nghĩa
3.2 Đặc điểm của văn bản ngoại giao
3.3 Phân loại văn bản ngoại giao
3.4 Hình thức và thể thức của văn bản ngoại giao

5. Công văn ngoại giao


5.1 Công hàm
5.2 Thư không chính thức
5.3 Bản ghi nhớ
5.4 Điện mừng, điện thăm hỏi, điện chia buồn
5.5 Thư uỷ nhiệm cử Đại sứ, Đại biện, Trưởng Phái đoàn đại diện
5.6 Thư triệu hồi
5.7 Giấy chấp thuận ( Agreement )

6
5.8 Giấy chấp thuận lãnh sự
5.9 Giấy uỷ nhiệm lãnh sự

6. Văn kiện ngoại giao


6.1 Văn kiện ngoại giao có ký kết ( Các điều ước quốc tế, nghị định thư,
tuyên bố chung, bản ghi nhớ …)
6.2 Văn kiện ngoại giao không ký kết (tuyên bố, thông cáo hay thông cáo
báo chí, nghị quyết, chương trình hành động, sách trắng, sách xanh, diễn
văn…)
6.3 Đề cập các yêu cầu soạn thảo văn kiện ngoại giao

Chương VI. Soạn thảo hợp đồng

1. Định nghĩa và đặc điểm chung của hợp đồng


2. Điều kiện tiên quyết để ký kết hợp đồng
3. Quy trình ký kết hợp đồng
3.1 Soạn dự thảo hợp đồng
3.2. Đàm phán, sửa đổi bổ xung
3.3. Hoàn thiện hợp đồng
3.4 Ký kết hợp đồng
4. Các yêu cầu bắt buộc khi soạn thảo hợp đồng
4.1. Tên gọi hợp đồng
4.2.Thông tin xác định chủ thể của các bên
4.3. Căn cứ pháp lý ký kết
4.4. Hiệu lực hợp đồng

5. Hợp đồng dân sự

7
5.1Khái niệm hợp đồng dân sự
5.2 Đặc điểm của hợp đồng dân sự
5.3 Các loại hợp đồng dân sự
6. Hợp đồng kinh tế
6.1 Khái niệm hợp đồng kinh tế
6.2 Đặc điểm của hợp đồng kinh tế
6.3 Các loại hợp đồng kinh tế
7. Các điều khoản chính của hợp đồng thương mại
7.1 Khái niệm tên, loại hàng hóa
7.2 Chất lượng hàng hóa và quy cách sản phẩm
7.3 Số lượng
7.4 Giá cả
7.5 Phương thức thanh toán
7.6 Phạt vi phạm
7.7 Giải quyết tranh chấp
7.8 Về các yếu tố bất khả kháng

4. TÀI LIỆU HỌC TẬP

4.1.Tài liệu tham khảo bắt buộc


-Thông tư số 01/2011/TT-BNV về việc hướng dẫn thể thức và kỹ
thuật trình bày văn bản hành chính
- Soạn thảo và xử lý văn bản quản lý nhà nước. NXB Chính trị quốc
gia 1999. PGS.TS. Nguyễn Văn Thâm
-Thư ký văn phòng đối ngoại. Nxb. Học viện Quan hệ quốc tế, Hà
Nội 2005. Mai Thị Phòng, Nguyễn Đình Sơn.
-Mẫu trình bày văn bản Bộ Ngoại giao. Hà Nội, 2011
-Vũ Khoan: vài ngón nghề ngoại giao NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội 2016

8
-Bài giảng trên lớp

4.2.Tài liệu tham khảo bổ sung


-Văn bản quản lý nhà nước những vấn đề lý luận và kỹ thuật soạn thảo.
Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2013. TS. Triệu Văn Cường, TS Nguyễn Cảnh
Đương (đồng chủ biên)
- Những kiến thức cơ bản về soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Nxb. Chính tri Quốc gia- Sự thật, Hà Nội, 2012.TS. Lê Minh Toàn
- Hướng dẫn soạn thảo văn bản quản lý hành chính nhà nước. Nxb. Thống
kê, Hà Nội, 1999. Lưu Kiếm Thanh
- Soạn thảo, ban hành và quản lý văn bản quản lý nhà nước. Nxb. Chính
trị quốc gia. Hà Nội, 2000. Tạ Hữu Ánh
- Mẫu soạn thảo văn bản. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Lê Văn
In
- Kỹ thuật soạn thảo văn bản. Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1993. Trần
Anh Minh, Nguyễn Anh Thư.

5. KẾ HOẠCH VÀ HÌNH THỨC GIẢNG DẠY CỤ THỂ


Buổi Hình thức tổ chức Số Nội dung chính Nhiệm vụ sinh
dạy học giờ viên cần thực
Tín hiện
chỉ
1 Lý thuyết 03 Chương1/bài Đọc và nghiên
1.Khái niệm, lịch sử cứu chương I,II:
hình thành, vai trò, Soạn thảo và xử
chức năng và phân lý văn bản quản
loại văn bản lý nhà nước.

9
NXB Chính trị
quốc gia 1999.
PGS.TS. Nguyễn
Văn Thâm/ nghe
giảng và chi
chép
2 Lý thuyết 03 Chương 2/ bài 2. Đọc và nghiên
Một số yêu cầu cơ cứu chương
bản của việc soạn VIII: Vũ Khoan:
thảo văn bản hành vài ngón nghề
chính ngoại giao NXB
Chính trị quốc
gia, Hà Nội
2016/ nghe
giảng và ghi
chép

3 Lý thuyết và thực 06 Chương 3/ bài 3,4 Đọc và nghiên


hành Nhận dạng và cứu chương VI:
soạn thảo một Soạn thảo và xử
số văn bản hành lý văn bản quản
chính thông
lý nhà nước.
thường
NXB Chính tri.
Quốc gia 1999.
PGS.TS. Nguyễn

10
Văn Thâm/ nghe
giảng và ghi
chép/ làm bài
tập thực hành
4 Lý thuyết và thực 06 Chương 4/ bài 5,6 Đọc và nghiên
hành Nhận dạng và soạn cứu: Mẫu trình
thảo một số văn bày văn bản Bộ
bản bản thường
dùng trong Bộ Ngoại giao. Hà
ngoại giao Nội, 2011/ nghe
giảng và ghi
chép /làm bài
tập thực hành
5 Kiểm tra giữa kỳ 60’
6 06
Chương 5/ bài 7, 8 Đọc và
Lý thuyết và thực nghiên
Văn bản ngoại giao
cứu:
hành
Chương
I,II phần
II: Thư ký
văn
phòng đối
ngoại.
Nxb. Học
viện Quan
hệ quốc
tế, Hà Nội
2005. Mai
Thị

11
Phòng,
Nguyễn
Đình Sơn.
/ nghe giảng và
ghi chép/làm bài
tập thực hành
7 Lý thuyết và thực 06 Chương 6/ bài 9,10 Đọc và nghiên
hành Soạn thảo hợp đồng cứu: Pháp luật
về hợp đồng
trong kinh doanh
thương mại,đầu
tư. Các mẫu hợp
đồng thông
dụng/NXB
Thống kê. Quốc
Cường. Thanh
Thảo/ nghe
giảng và ghi
chép/làm bài tập
thực hành

6. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC PHẦN VÀ CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI
SINH VIÊN
- Tham gia đầy đủ các giờ học trên lớp, tích cực thảo luận trong giờ
học, làm bài tập thực hành;
- Chuẩn bị bài theo giáo trình, tài liệu của môn học;
- Đọc, nghiên cứu tài liệu, làm bài tập theo yêu cầu của giảng viên.

12
7. PHƯƠNG THỨC, HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HỌC PHẦN
7.1. Đánh giá thường xuyên: Tham dự giờ giảng, làm bài tập thực
hành, bài tập về nhà
7.2. Đánh giá định kỳ : Kiểm tra giữa kỳ và thi hết học phần
7.3. Tiêu chí đánh giá :
- Điểm danh
- Kiểm tra viết đánh giá kết quả giữa kỳ
- Thi viết hết học phần
7.4. Cách tính điểm
- Điểm Chuyên cần: 15%
- Điểm thi giữa kỳ: 25%
- Điểm thi hết học phần: 60%.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Ban Giám Đốc Trưởng Ban Đào tạo Trưởng Khoa

13

You might also like