You are on page 1of 65

CHƯƠNG 6: KỸ THUẬT

SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY


MỘT SỐ VĂN BẢN HÀNH
CHÍNH THÔNG DỤNG
CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

1. Khái niệm văn bản hành chính (VBHC)


Là văn bản dùng làm công cụ quản lý và điều hành của các
nhà quản trị nhằm thực hiện nhiệm vụ giao tiếp, truyền đạt mệnh
lệnh, trao đổi thông tin dưới dạng ngôn ngữ viết, theo phong cách
hành chính – công vụ.
CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

VBHC cá biệt (sử dụng 1 lần)

VBHC thông thường có tên gọi:


thông báo, chương trình, kế
hoạch, báo cáo, biên bản, tờ
2. Phân loại VBHC trình, hợp đồng, công điện, giấy
mời, giấy giới thiệu…

VBHC thông thường không có


tên gọi: công văn
CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

3.1. Tính khuôn mẫu

3. Đặc điểm chung của 3.2. Tính chính xác – tường minh
VBHC

3.3. Tính khách quan, nghiêm túc


CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

3. Đặc điểm chung của VBHC


3.1. Tính khuôn mẫu
Thể hiện ở thể thức, quy cách trình bày (cả hình thức và nội
dung). Có thể có ở những VB in sẵn (giấy giới thiệu, hóa đơn, hợp đồng,
…) hoặc không in công thức diễn đạt chung. Tính khuôn mẫu tạo điều
kiện tự động hóa trong tiếp nhận và xử lí.
CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

3. Đặc điểm chung của VBHC


3.2. Tính chính xác – tường minh
Là điều kiện bắt buộc vì góp phần thực hiện điều chỉnh pháp luật
và các quan hệ xã hội.
VBHC phải: có tính logic, chặt chẽ, nhất quán; mang tính đơn
nghĩa thể hiện trên các cấp độ; ngắn gọn, đơn giản nhưng đầy đủ thông
tin cần thiết để giải quyết các mục tiêu, nhiệm vụ, công việc, yêu cầu,…
đã đề ra trong VB.
CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

3. Đặc điểm chung của VBHC


3.3. Tính khách quan, nghiêm túc
Thể hiện ở tính chất xác nhận, khẳng định, đánh giá, chi phối hành
động,… trong nội dung thông tin.
Nội dung ý nghĩa thể hiện chuẩn mực pháp luật, nhấn mạnh tính
mệnh lệnh, yêu cầu, chỉ thị,… cho đối tượng tiếp nhận VB, loại trừ yếu tố
cá nhân;
Tính đơn điệu, “lạnh lùng”, khô khan;
Tính nghi thức (thường thấy: kính gửi…; theo đề nghị…; căn cứ
vào…);
CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

4. Phong cách Hành chính công vụ


4.1. Về phương diện ngữ âm
VBHC dù thể hiện trên kênh chữ hay kênh nói đều hướng đến việc
đảm bảo yêu cầu chính xác, trang trọng, chuẩn mực.
- Khi ở dạng thức nói, không dùng các biến thể phương ngữ nhời
(lời), chánh (chính), tui (tôi), kiểng (cảnh)… Sử dụng lời nói rõ ràng, khúc
chiết, khách quan.
- Dưới dạng thức viết phải tuân thủ tuyệt đối các quy tắc chính tả,
font chữ và cỡ chữ theo quy định…
CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

4. Phong cách Hành chính công vụ


4.2. Về phương diện từ ngữ
Có hai dấu hiệu cơ bản: màu sắc tu từ học sách vở và tỉ lệ phần
trăm cao của các phương tiện khuôn mẫu (khuôn sáo hành chính).
CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

4. Phong cách Hành chính công vụ


4.2. Về phương diện từ ngữ
Cụ thể là:
a) Hệ thống thuật ngữ của phong cách HCCV:
- Tên gọi tổ chức, cơ quan, đoàn thể: UBND, Bộ Y tế, Sở Giáo dục
và Đào tạo, Viện Khoa học xã hội…
- Tên người gọi theo chức trách: công tố viên, bên nguyên, bên bị,
chủ tài khoản, chủ thầu, thủ trưởng, đương sự, vụ trưởng, chánh văn
phòng…
CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

4. Phong cách Hành chính công vụ


4.2. Về phương diện từ ngữ
Cụ thể là:
a) Hệ thống thuật ngữ của phong cách HCCV:
- Tên gọi loại tài liệu: biên bản, lệnh, thông báo, công điện, biên lai
thanh toán, chỉ thị, quy chế, công văn…
- Từ ngữ thuộc về thể thức HCCV: kính gửi, kính chuyển, đồng
kính gửi, xét…, đề nghị…, chịu trách nhiệm thi hành…
- Từ ngữ văn hóa chung được dùng một cách đặc biệt: cá nhân
(người), pháp nhân (cơ quan, xí nghiệp, tổ chức có quyền lợi và trách
nhiệm), phía, bên…
CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

4. Phong cách Hành chính công vụ


4.2. Về phương diện từ ngữ
Cụ thể là:
b) Những khuôn sáo như: nay ban hành, theo đề nghị, căn cứ vào, trân
trọng đề nghị, có hiệu lực từ ngày, có trách nhiệm thực hiện…
Ngoài ra, để đảm bảo độ chính xác cao, VBHC còn ghi rất cụ thể,
chi tiết đích danh nhân vật, đối tượng, việc làm, ngày giờ… do đó sử
dụng nhiều quán ngữ: nêu trên, dưới đây, kèm theo, đang xét./.
CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG
4. Phong cách Hành chính công vụ
4.2. Về phương diện từ ngữ
Cụ thể là:
c) Tần số sử dụng danh từ trong phong cách HCCV cao hơn so với các
phong cách chức năng khác:
- Những ngữ cú đóng vai trò giới từ như: trên cơ sở, với mục đích,
theo phương châm, bằng biện pháp, qua khảo sát…
- Những danh từ đóng vai trò định ngữ như: biện pháp hành
chính, hợp đồng kinh tế, thủ tục pháp lí…
- Những từ được định danh hóa từ động từ như: sự chấp hành,
sự điều động, việc truy tố, việc giao dịch, cuộc thẩm tra, cuộc trao đổi…
CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

4. Phong cách Hành chính công vụ


4.2. Về phương diện từ ngữ
Cụ thể là:
d) Sử dụng nhiều từ Hán Việt. Ví dụ: khởi tố, thụ lí, lưu hành, truy cứu,
hình sự…
e) Từ ngữ được lựa chọn khắt khe. Do đó không thể có những từ ngữ địa
phương, biệt ngữ, tiếng lóng, những từ ngữ mang màu sắc hội thoại
thông tục như: phe phảy, móc ngoặc, mua bán vòng vo, vòng vèo, mua
chui, đi cổng hậu…
CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

4. Phong cách Hành chính công vụ


4.3. Về phương diện cú pháp
a) Cú pháp của phong cách HCCV là cú pháp sách vở, mang tính chất
rập khuôn, mang sắc thái khô khan, cứng nhắc, nhiều khi “lạnh lùng”.
b) Thường sử dụng câu tường thuật, câu cầu khiến; không sử dụng câu
hỏi, câu cảm thán.
Phong cách HCCV không sử dụng lời nói trực tiếp (trừ một vài thể
loại như văn bản tòa án), không sử dụng những từ tình thái và yếu tố có
nội dung đưa đẩy.
CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

4. Phong cách Hành chính công vụ


4.3. Về phương diện cú pháp
c) Dùng nhiều câu phức rất dài với nhiều thành phần đồng chức để phản
ánh xu hướng phân loại, trình bày chi tiết, xu hướng xem xét quan hệ
nhân – quả.
Sử dụng nhiều từ ngữ thể hiện sự đòi hỏi về hiệu lực công việc, bắt
buộc phải thực hiện, chấp hành hoặc nghiêm cấm: cần, cần phải, có trách
nhiệm thực hiện, có nhiệm vụ thi hành…, yêu cầu, nghiêm cấm, loại trừ…
CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

4. Phong cách Hành chính công vụ


4.3. Về phương diện cú pháp
d) Sử dụng hệ thống các con số I, II, III,…, 1, 2, 3,…, con chữ a, b, c,…
để phân chia (bằng cách xuống dòng và viết hoa) các bộ phận của một
kết cấu phức tạp.
VD: Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1 – Lãnh đạo công tác của Chính phủ
2 – Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ,…
3 – Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Thứ trưởng…
4 – Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định…
5 – Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của Hội đồng nhân dân
tỉnh…
6 – Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân qua các phương tiện
thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng mà Chính phủ phải
giải quyết.
(Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992)
CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

4. Phong cách Hành chính công vụ


4.3. Về phương diện cú pháp
e) Nhằm mục đích tránh diễn đạt mơ hồ có thể bị bắt bẻ, xuyên tạc mà
phong cách HCCV rất hay lặp lại, đặc biệt là danh từ, ngay trong một
đoạn văn ngắn, không sợ câu văn nặng nề, đơn điệu.
VD:
Viện Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện
trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo
của Viện trưởng Viện Kiểm sát cấp trên. Viện trưởng Viện
Kiểm sát nhân dân các địa phương, Viện trưởng Viện Kiểm
sát quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện
trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
… Viện trưởng, các Phó viện trưởng và kiểm sát viên
Viện Kiểm sát nhân dân địa phương và Viện Kiểm sát quân
sự các quân khu và khu vực do Viện trưởng Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
(Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992)
CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

4. Phong cách Hành chính công vụ


4.3. Về phương diện cú pháp
f) Để cho tài liệu được người đọc tiếp thu rõ ràng, có mạch lạc, phong cách HCCV
thường dùng đề ngữ khi cần tóm tắt nội dung các chương, mục, điều… trong văn
bản.
Ví dụ:
Trong lưu thông phân phối…
Trong tiêu dùng…
Đối với các ngành sản xuất…
Đối với nhu cầu chất đốt…
(Chỉ thị về quản lí xăng dầu)
CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

4. Phong cách Hành chính công vụ


4.4. Về sử dụng các biện pháp tu từ
Lời nói của VBHC hướng tới sự trang trọng, khách quan nên
không sử dụng lời nói nghệ thuật, không sử dụng các biện pháp tu từ.
Những lối nói ẩn dụ, hoán dụ, thậm xưng, nhân hóa, tương phản, chơi
chữ, đảo ngữ, điệp ngữ,… đều không được sử dụng trong VBHC.
CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

5. Một số VBHC thông dụng


5.4. Công văn hành chính
5.4.1. Khái niệm
Công văn là hình thức văn bản không có tên loại cụ thể, được
dùng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức. Là phương tiện giao tiếp
chính thức của các cơ quan, tổ chức; giữa các cơ quan, tổ chức với công
dân. Công văn có nội dung bao quát rộng rãi, gồm tất cả các vấn đề hoạt
động thường xuyên của các cơ quan, tổ chức.
CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG
5. Một số VBHC thông dụng
5.4. Công văn hành chính
5.4.2. Các loại công văn hành chính
Căn cứ vào nội dung, công văn được chia thành:
 CV mời họp

 CV chất vấn, yêu cầu, kiến nghị, đề nghị

 CV trả lời (phúc đáp)

 CV hướng dẫn

 CV giải thích

 CV đôn đốc, nhắc nhở

 CV chỉ đạo

 CV cám ơn
CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

5. Một số VBHC thông dụng


5.4. Công văn hành chính
5.4.3. Đặc điểm của công văn hành chính
- Chủ thể công văn là cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh
nghiệp có pháp nhân, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền, được
sự ủy quyền của Nhà nước để thực thi nhiệm vụ.
- Công văn hành chính cũng phải tuân thủ các quy định về thể
thức, về nội dung do Nhà nước quy định.
CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

5. Một số VBHC thông dụng


5.4. Công văn hành chính
5.4.3. Đặc điểm của công văn hành chính
- Công văn hành chính phải thể hiện đặc trưng của phong cách
hành chính công vụ, nghĩa là phải thể hiện tính khách quan, trang trọng,
uy nghiêm nhưng cũng lịch sự, lễ độ. Trong mỗi trường hợp phải vận
dụng linh hoạt cho thích hợp với nội dung từng công văn.
- Công văn cần viết ngắn gọn, rõ ràng. Mỗi công văn thường chỉ
nêu một vấn đề để tạo điều kiện cho việc nghiên cứu giải quyết.
CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

5. Một số VBHC thông dụng


5.4. Công văn hành chính
5.4.4. Phương pháp soạn thảo công văn hành chính
Bố cục thông thường của công văn hành chính thường có 3 phần:
- Phần mở đầu: nêu lý do, mục đích của việc ban hành công văn.
VD: Xét đề nghị của Chủ tịch UBND Quận 2 (tại Công văn số 1048/CV-UB);
đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính – Vật giá (Công văn số 388/TCVG-BVG)
về áp dụng khung giá đền bù, trợ cấp thiệt hại của dự án xây dựng nút giao
thông chân cầu Sài Gòn, Quận 2, UBND Thành phố chỉ đạo như sau:
CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

5. Một số VBHC thông dụng


5.4. Công văn hành chính
5.4.4. Phương pháp soạn thảo công văn hành chính
Bố cục thông thường của công văn hành chính thường có 3 phần:
- Phần nội dung được diễn đạt bằng văn xuôi với mục đích thông
báo, truyền tin. Nếu có nhiều vấn đề cần phải trao đổi hoặc trả lời, người
soạn thảo có thể chia thành nhiều mục (đánh số Ả rập).
CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

5. Một số VBHC thông dụng


5.4. Công văn hành chính
5.4.4. Phương pháp soạn thảo công văn hành chính
Bố cục thông thường của công văn hành chính thường có 3 phần:
- Phần kết thúc: Trong nhiều trường hợp, phần kết thúc chỉ mang tính
hình thức nhưng cũng rất cần thiết.
 Nếu là công văn mời họp, phần kết thúc thường là: “Đề nghị … đến dự họp
đầy đủ và đúng giờ để cuộc họp thu được nhiều kết quả…”.
 Trong vài trường hợp khác, phần kết thúc thường là lời chào trân trọng hoặc
nêu yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức nhận được văn bản.
5.5. Một số văn bản có tên loại khác:
CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

6. Kỹ thuật trình bày VBHC


Xem Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 05/3/2020 về
Công tác văn thư.
2 Tên cơ quan, tổ chức 1 Quốc hiệu, Tiêu ngữ
ban hành VB 4 Địa danh và thời gian
3 Số, ký hiệu VB ban hành VB
5b Trích yếu nội dung CV 5a Tên loại và trích yếu
nội dung VB
6 Nội dung VB

9 Nơi nhận

7a, 7b, 7c Chức vụ, họ


tên, chữ ký của người có
thẩm quyền

8 Dấu, chữ ký số của cơ


quan, tổ chức
5.5. Một số văn bản có tên loại khác:
NỘI DUNG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
 1. Mở đầu: căn cứ, lý do, điều kiện, nguyên nhân, quyền hạn,… soạn văn bản.
 2. Nội dung chính: văn bản này nói về điều gì, nội dung gì, đối tượng là ai, chi
tiết ra sao, thời gian, địa điểm, thông báo, truyền tin gì.
Nếu có nhiều vấn đề cần phải trao đổi hoặc trả lời, người soạn thảo có thể
chia thành nhiều mục (đánh số Ả rập).
 3. Kết thúc:

 Nếu là công văn mời họp, phần kết thúc thường là: “Đề nghị … đến dự họp đầy
đủ và đúng giờ để cuộc họp thu được nhiều kết quả…”.
 Trong vài trường hợp khác, phần kết thúc thường là lời chào trân trọng hoặc nêu
yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức nhận được văn bản.
Câu 3 (4 điểm):
Soạn thư cảm ơn về việc Công ty Cổ phần Dược phẩm và Thiết bị y tế
Mê Kông Xanh đã hỗ trợ 2000 chai nước súc miệng diệt khuẩn nhằm chung tay
đẩy lùi COVID-19 cho Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2.
Đơn vị ban hành văn bản: Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, thuộc Bộ
Y tế;
Thời gian ban hành: ngày 09 tháng 8 năm 2021.
Soạn thảo Công văn đăng ký sử dụng Hội trường Văn Khoa, Trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (Số 10-12
Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, Q1) để tổ chức lễ tốt nghiệp cho sinh
viên khóa 2016-2020 của Khoa Ngữ văn Anh và Khoa Triết học.
- Đơn vị soạn văn bản: Khoa Ngữ văn Anh (Trưởng Khoa TS. Lê Hoàng
Dũng), Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM;
- Đơn vị nhận văn bản: Phòng Quản trị - Thiết bị;
- Thời gian dự kiến tổ chức: ngày 05 tháng 10 năm 2020./.
Soạn thảo Văn bản thông báo về việc nghỉ tết Nguyên đán
Nhâm Dần 2022, với những thông tin sau:
- Đơn vị soạn văn bản: Phòng HC-TH (Phó Trưởng
Phòng ThS. Nguyễn Thị Kim Cương), Trường Đại học
ĐHKHXH&NV;
- Đơn vị nhận văn bản: Khoa/BM, Phòng/Ban, SV;
- Thời gian: từ 20/1/2022 – 10/2/2022./.
NỘI DUNG ÔN TẬP CUỐI KÌ
1. Viết hoa
2. Lỗi câu (dùng từ)
3. Văn bản (VBHC, Viết đoạn văn,…)
Nội dung: làm rõ chưa
Hình thưc: viết đúng chính tả, ngữ pháp, dấu câu
Câu 1 (2 điểm): Phát hiện và chữa lỗi viết hoa trong các câu sau:
a. Chiều 9-2, chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định tặng thưởng Huân
chương lao động hạng nhất cho đội tuyển bóng đá nữ quốc gia và HLV Mai Đức Chung
vì đã lập thành tích xuất sắc lần đầu tiên trong lịch sử tham dự World Cup 2023.
b. Trong thư ngỏ gửi Bộ Giáo dục và đào tạo, ông Đào Quốc Vịnh - Hiệu trưởng
Trường tiểu học Tô Hiến Thành (Hà Nội) cho rằng việc sách Tiếng Việt 1 - bộ Kết nối
tri thức với cuộc sống (Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam) không dạy chữ “P” độc lập,
ngang bằng với các chữ cái khác trong 29 chữ cái tiếng Việt là điều bất ổn.
c. Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên bổ nhiệm đồng chí Lê Văn Quy, Trưởng
phòng Nội chính, văn phòng UBND tỉnh giữ chức vụ Phó chánh Văn phòng UBND
tỉnh.
Câu 2 (3 điểm): Phát hiện và chữa lỗi trong các câu sau:
a. Bình nói tôi có cảm tình với Mai Lan.
b. Hot girl Đắk Lắk, người từng dính tin đồn tình cảm với đại gia Minh Nhựa.
c. Những lần xuất hiện của cô ấy rất giản dị nhưng luôn ấn tượng và tạo được sức hút.
Câu 2 (3 điểm): Phát hiện và chữa lỗi trong các câu sau:

a. Bình nói tôi có cảm tình với Mai Lan.


b. Hot girl Đắk Lắk, người từng dính tin đồn tình cảm với đại gia Minh Nhựa.
c. Những lần xuất hiện của cô ấy rất giản dị nhưng luôn ấn tượng và tạo được
sức hút.
Câu 3 (4 điểm): Soạn Thông báo về tổ chức lễ Tốt nghiệp và trao bằng cử nhân
đợt 1/2021 dành cho sinh viên hệ chính quy Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với các thông tin sau đây:
- Đăng ký dự lễ: tại liên kết https://by.com.vn/usshtotnghiep hoặc tại Phòng Công
tác sinh viên (Phòng B.002), cơ sở 10-12 Đinh Tiên Hoàng từ ngày 10/01 đến hết
ngày 14/01/2022;
- Đơn vị soạn và ban hành văn bản: Phòng Công tác sinh viên, Trường Đại học
KHXH&NV - ĐHQG-HCM;
- Thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện: 8 giờ 00 ngày 19/04/2022 tại Hội trường
Văn Khoa, Trường Đại học KHXH&NV- ĐHQG-HCM (số 10-12 đường Đinh
Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM).
Địa hình: sông suối, ao hồ, núi, cầu, kênh,… + N riêng
- Riêng 1: Có 1 âm  Địa hình + Riêng
- Riêng 2: Có hơn 1  địa hình + Riêng

Nhà tôi ở đường số 4, xã An Phú,…


Đường số 4
ĐƯỜNG SỐ 4

- Chính tả
- Viết hoa: CƠ QUAN, ĐỊA DANH, NGƯỜI, 10 TH ĐẶC BIỆT
- Nghĩa của từ: cô ấy kén ăn….
- Câu:

Kẻ tống tiền kề dao vào cổ bé Torahiko lúc này đang khóc và đòi 3000 USD cùng một ôtô có tài xế.
Sai lỗi gì?
10 lỗi: thiếu tp nòng cốt, sai vị trí thành phần, sai logic, sai qh ngữ nghĩa, câu sai mơ hồ, sai quy chiếu,
sai phong cách, câu thiếu thông tin, sai dấu câu, sai hiện thực khách quan.
CÂU 1: SỬA LỖI VIẾT HOA (3 điểm – 2 điểm)
CÂU 2: SỬA LỖI CÂU (3 điểm)
- Lỗi:

- Sửa:

CÂU 3: Viết VBHC (4 điểm – 5 điểm) 3,5 – 4,0


- Đủ bố cục, thể thức

- Nội dung phù hợp, mạch lạc

- Không sai chính tả, ngữ pháp,…


CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

6. Kỹ thuật trình bày VBHC


6.1. Viết đơn từ
Đơn từ là loại VBHC yêu cầu việc riêng, được viết ra giấy (theo
mẫu hoặc không theo mẫu) để trình bày chính thức với tổ chức hoặc
người có thẩm quyền giải quyết yêu cầu, nguyện vọng đó.
CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

6. Kỹ thuật trình bày VBHC


6.1. Viết đơn từ
 Các mục của một lá đơn:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ;

- Địa điểm, ngày tháng năm viết đơn;

- Tên đơn (đơn + trích yếu nội dung đơn): Đơn xin…

- Địa chỉ gửi đơn (cá nhân, cơ quan) cần ghi rõ ràng, cụ thể, đầy đủ: Kính gửi…

- Họ, tên, địa chỉ của người viết đơn;

- Trình bày sự việc, lí do, nguyện vọng (đề nghị);

- Cam đoan và cảm ơn;

- Tên và chữ kí người viết đơn.


CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

6. Kỹ thuật trình bày VBHC


6.2. Viết báo cáo
Báo cáo thường là bản tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc,
hoạt động và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể.
VD: Báo cáo sơ kết học kì I, Báo cáo tổng kết công tác Đoàn hội năm học
2015 – 2016…
Bản báo cáo cần được trình bày trang trọng, rõ ràng theo một số
mục quy định sẵn. Các vấn đề như báo cáo của ai, báo cáo với ai, báo
cáo về việc gì, kết quả như thế nào là những nội dung quan trọng, không
thể thiếu trong một báo cáo.
CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

6. Kỹ thuật trình bày VBHC


6.2. Viết báo cáo
 Các mục của một báo cáo:
- Địa điểm, ngày, tháng, năm viết báo cáo;

- Tên văn bản: Báo cáo về…

- Nơi nhận báo cáo: Kính gửi…

- Người (tổ chức) báo cáo;

- Nêu lí do báo cáo;

- Trình bày sự việc, hoạt động và kết quả đã làm được;

- Chữ kí, họ và tên người báo cáo.


CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

6. Kỹ thuật trình bày VBHC


6.3. Viết bản đề nghị
Bản đề nghị (bản kiến nghị) có mục đích đề đạt nhu cầu, nguyện
vọng của cá nhân hay tập thể gửi đến cá nhân hoặc tổ chức có thẩm
quyền giải quyết đề nghị.
CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

6. Kỹ thuật trình bày VBHC


6.3. Viết bản đề nghị
 Một bản đề nghị cần có những mục sau:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ;

- Địa điểm, ngày, tháng, năm viết bản đề nghị;

- Tên văn bản: Bản (Đơn/ Giấy) đề nghị/ kiến nghị về việc…

- Nơi nhận đề nghị: Kính gửi…

- Người (tổ chức đề nghị, ghi rõ họ và tên, chức danh, địa chỉ): Tôi (chúng tôi)
là…
- Nêu sự việc, lí do và ý kiến đề nghị với nơi nhận (thẩm quyền giải quyết);

- Chữ kí, họ và tên người đề nghị.


CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

6. Kỹ thuật trình bày VBHC


6.4. Lập chương trình, kế hoạch hoạt động
Chương trình hoạt động là loại văn bản lập kế hoạch cho một hoạt
động cụ thể.
CHƯƠNG 6. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY
MỘT SỐ VBHC THÔNG DỤNG

6. Kỹ thuật trình bày VBHC


6.4. Lập chương trình, kế hoạch hoạt động
Ngoài các mục có tính thể thức, một bản chương trình hoạt động cần
có các mục chính như sau:
- Tên chương trình hoạt động (Chương trình hoạt động + trích yếu nội dung
hoạt động). Vd: Chương trình hoạt động tổ chức tuần hành tuyên truyền
về an toàn giao thông.
- Mục đích hoạt động. Vd: Tuyên truyền vận động mọi người chấp hành trật
tự, an toàn giao thông…
- Phân công chuẩn bị: người thực hiện, nội dung công việc…

- Chương trình cụ thể: thời gian, địa điểm, nội dung hoạt động.

You might also like