You are on page 1of 3

II- Cấu trúc bài tập (03 bài tập)

Vấn đề 1: Thực hiện công việc không có ủy quyền

Nghiên cứu: 
 Khoản 3 Điều 275, Điều 574 đến Điều 578 BLDS 2015 (khoản 3 Điều 281,
Điều 594 đến 598 BLDS 2005) và các quy định liên quan (nếu có);
 Tình huống: Chủ đầu tư A lập Ban quản lý dự án B để tiến hành xây dựng một
công trình công cộng. Khi triển khai, B đã ký hợp đồng với nhà thầu C mà
không nêu rõ trong hợp đồng B đại diện A và cũng không có ủy quyền của A
trong khi đó, theo quy định, B không được tự ký hợp đồng với C vì đây là công
việc của chủ đầu tư A (thực tế Ban quản lý dự án B không có nhiều tài sản để
thanh toán cho C).

Đọc: 
 Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 1;
 Lê Minh Hùng, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 1;
 Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia TP. HCM 2007, tr. 278 và 279; tr. 511 và 512;
 Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng
Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2020 (xuất bản lần thứ tư), Bản án số 9-11;
 Và các tài liệu liên quan khác (nếu có). 

Xem: https://www.youtube.com/watch?
v=4YepPrCIlvU&list=PLy3fk_j5LJA4xqs1oy1oSSJiE5fPovU9g

Và cho biết:
 Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền? ( ĐẠI HẢI)
 Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ? (
DUNG)
 Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định “thực hiện
công việc không có ủy quyền". ( DƯƠNG)
 Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền"
theo BLDS 2015? Phân tích từng điều kiện. ( CHƯƠNG)
 Trong tình huống trên, sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu C có thể
yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế
định “thực hiện công việc không có ủy quyền” trong BLDS 2015 không? Vì
sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.( MAI ANH)

Vấn đề 2: Thực hiện nghĩa vụ (thanh toán một khoản tiền)


Nghiên cứu: 
 Điều 280 BLDS 2015 (Điều 290 BLDS 2005); Thông tư 01/TTLT ngày
19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư
pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản và các quy
định liên quan khác (nếu có);
 Tình huống: Ngày 15/11/1973, ông Quới cho bà Cô thuê nhà và nhận tiền thế
chân của bà Cô 50.000đ. Nay, ông Quới yêu cầu bà Cô trả nhà. Bà Cô đồng ý
trả nhà và yêu cầu ông Quới hoàn trả tiền thế chân (Lưu ý: giá gạo trung bình
vào năm 1973 là 137đ/kg và giá gạo trung bình hiện nay theo Sở tài chính Tp.
HCM là 15.000đ/kg). 
 Quyết định số 15/2018/DS-GĐT ngày 15/3/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao
tại Hà Nội.
Đọc: 
 Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng
Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2020 (xuất bản lần thứ tư), Bản án số 67-70;
 Và các tài liệu liên quan khác (nếu có). 

Và cho biết:
 Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như thế nào?
Qua trung gian là tài sản gì? ( DUNG)
 Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản tiền
cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời. (MAI ANH)

 Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển
nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT không? Vì
sao? (ĐỨC)
 Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị nhà đất
được xác định là 1.697.760.000đ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì, theo Tòa
án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hường phải thanh toán cho cụ
Bảng cụ thể là bao nhiêu? Vì sao? ( HẢI)
 Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ chưa? Nêu
một tiền lệ (nếu có)? ( CHƯƠNG)

Vấn đề 3: Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận

Nghiên cứu: 
 Điều 370 và Điều 371 BLDS 2015 (Điều 315, 316, 317 BLDS 2005) và các
quy định liên quan (nếu có);
 Bản án số 148/2007/DSST ngày 26/9/2007 của Tòa án nhân dân thị xã Châu
Đốc, tỉnh An Giang.
Đọc: 
 Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 1;
 Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng
Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2020 (xuất bản lần thứ tư), Bản án số 61-64;
 Và các tài liệu liên quan khác (nếu có). 

Xem: https://www.youtube.com/watch?
v=4YepPrCIlvU&list=PLy3fk_j5LJA4xqs1oy1oSSJiE5fPovU9g

Và cho biết:
 Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển
giao nghĩa vụ theo thỏa thuận? (HẢI)
 Thông tin nào của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà
Tú?( ĐỨC)
 Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được chuyển
sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh?( MAI ANH)
 Suy nghĩ của anh/chị về đánh giá trên của Tòa án?( MAI ANH)

 Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách nhiệm đối với
người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được
chuyển giao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.( DƯƠNG)
 Nhìn từ góc độ quan điểm các tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách
nhiệm đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện
nghĩa vụ được chuyển giao? Nêu rõ quan điểm của các tác giả mà anh/chị biết.
(DƯƠNG)
 Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án theo hướng người có nghĩa vụ ban đầu
không còn trách nhiệm đối với người có quyền? (ĐỨC)
 Kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài đối với quan hệ giữa người có nghĩa vụ
ban đầu và người có quyền.( DUNG)
 Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án. (DUNG)

 Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo lãnh
của người thứ ba thì, khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh có
chấm dứt không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời. (CHƯƠNG)

You might also like