You are on page 1of 5

Hình thức của di chúc

Bài tập 1 :

Câu 9 : Các điều kiện nào nêu trên đã không được đáp ứng đối với di chúc của ông
Hựu?

Những điều kiện đã đáp ứng đối với di chúc của Ông Hựu là đã được lập thành văn bản và có
người chứng nhưng xét thấy :

Các điều kiện nào nêu trên đã không được đáp ứng đối với di chúc của Ông Hựu là “ Đối với
di chúc để ngày 25/11/1998 của cụ Hựu đọc cho ông Vũ, bà Ngâm, bà Đỗ Thị Lựu và ông Vũ
khai di chúc do cụ Hựu đọc cho ông Vũ viết, cụ Hựu điểm chủ, ông Vũ và cụ Đỗ Thị Quý
( mẹ của ông Vũ ) ký tên làm chứng, sau đó ngày 04/01/1999 bà Lự mang di chúc đến cho
ông Hoàng Văn Thưởng ( là trưởng thôn) và Ủy Ban nhân dân xã Mai Lâm xác nhận. Ông
Quang xác định cụ Hữu là người không biết chữ. Căn cứ theo điều 652 bộ luật dân sự thì : “
Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm
chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực”. Trong trường hợp này di chúc
của cụ Hựu có hai người làm chứng là ông Vũ và ông Quý, có xác nhận của ông Thường ( là
trưởng thôn) và xác nhận của Ủy ban nhân dân xã Mai Lâm. Tuy nhiên ông Thưởng không
chứng kiến cụ Hựu lập di chúc, việc Ủy ban nhân dân xã Mai Lâm xác nhận là do bà Lựu
mang di chúc đến xác nhận ( sau khi cụ Hựu lập di chúc hơn một tháng) và Ủy ban nhân dân
xã Mai Lâm chỉ xác nhận chữ ký của ông Thưởng chứ không xác nhận nội dung di chúc. Mặt
khác qua giám định dấu vân tay của cụ Hựu tại bản di chúc thì Viện khoa học hình sự Tổng
cục cảnh sát kết luận : dấu vân tay mờ không thể hiện rõ những đặc điểm riêng nên không đủ
yếu tố giám định. Do đó chưa đủ căn cứ xác định di chúc nêu trên thể hiện ý chí của cụ Hựu.”

Di chúc của ông Hựu chưa được Ủy ban nhân dân xã Mai Lâm xác nhận kỹ càng về mặt
nội dung và hình thức trong quá trình công chứng, chứng thực di chúc .Việc bà Lựu mang di
chúc đến xác nhận ( sau khi cụ Hựu lập di chúc hơn một tháng) mà căn cứ theo khoản 3 Điều
652 BLDS 2005( Điều 655 BLDS 1995) thì “ Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc
của người không biết chữ phải được làm chứng lập thành văn bản và có công chứng và chứng
thực ” nhưng theo quy định tại Điều 658 BLDS 2005 “Người lập di chúc tuyên bố nội dung
của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân
dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi
chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào
bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí
của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn ký vào bản di chúc” mà ở đây ông Vũ khai là cụ Hựu đọc cho ông Vũ viết,
cụ Hựu điểm chỉ, ông Vũ và cụ Đỗ Thị Quý ( mẹ ông Vũ, vợ cụ Hựu) kí tên làm chứng là
chưa đúng với quá trình do pháp luật quy định. Thứ ba, qua quá trình giám định dấu vân tay
của cụ Hựu tại bản di chúc thì Viện khoa học hình sự Tổng cục cảnh sát kết luận : giấu vân
tay mờ không thể hiện rõ những đặc điểm riêng nên không đủ yếu tố để giám định nên còn
chưa đủ căn cứ xác định di chúc trên thể hiện ý chí của cụ Hựu

Câu 10 : Theo anh/ chị, di chúc nêu trên có thoả mãn điều kiện về hình thức hay
không ? Vì sao ?

Xét thấy :

Theo nhóm em, di chúc trên không thỏa mãn điều kiện về hình thức dù căn cứ đã có người
làm chứng, có người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên và điểm chỉ đã được thực hiện hợp
lý nhưng về mặt công chứng,theo quy định tại Điều 658 BLDS 2005 “Người lập di chúc
tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực
của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng
thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc
điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể
hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ
ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc”; Nhưng ở đây cụ Hựu chỉ đọc cho ông
Vũ viết và bà Lựu , cụ Hựu điểm chỉ, ông Vũ và cụ Đỗ Thị Quý ( mẹ ông Vũ, vợ cụ Hựu) kí
tên làm chứng rồi mang di chúc đến cho ông Hoàng Văn Thưởng (là Trưởng thôn) và Ủy ban
nhân dân xã Mai Lâm xác nhận.là chưa đúng với quá trình do pháp luật quy định vì còn phải
ra tuyên bố nội dung công chứng trước công chứng viên hay người có thẩm quyền chứng
thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ghi chép lại nội dung của người lập di chúc đã
tuyên bố . Ở đây ta cần phân biệt Quyết định thì cụ Hựu không rơi vào Khoản 2 Điều 658
BLDS 2005. Vì theo quy định này có những đặc điểm nổi bật như sau “ là không đọc được,
không nghe được, không ký hoặc không điểm chỉ được” , cần phân biệt trường hợp di chúc
viết hộ với di chúc được lập bởi người không thể tự lập di chúc do khiếm khuyết hoặc mù
chữ. “Trường hợp này cần đặc biệt lưu ý, vì sẽ có người nhầm tưởng quy định này cũng áp
dụng đối với mọi cá nhân không thể tự mình viết di chúc
Khi người để lại di sản không thể tự mình viết di chúc (do bị khiếm khuyết thể chất
hoặc người mù chữ) thì pháp luật quy định người này phải lập di chúc bằng văn bản theo thủ
tục công chứng, chứng thực, đồng thời việc lập, công chứng, chứng thực di chúc phải có
người làm chứng thì di chúc mới có hiệu lực”

 Câu 11 : Suy nghĩ của anh/ chị về các quy định của BLDS liên quan đến hình thức di
chúc của người không biết chữ
Có những quy định liên quan đến hình thức di chúc của người không biết chữ như :

 Khoản 3 Điều 652 BLDS 2005 ( Hiện là khoản 3 Điều 630 BLDS 2015) : “Di chúc
của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm
chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực”
 Điều 658 BLDS 2005 ( Hiện là Điều 636 BLDS 2015) “Thủ tục lập di chúc tại cơ
quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.Việc lập di chúc tại cơ
quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải tuân theo thủ tục
sau đây:
1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có
thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc
người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã
tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di
chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc
người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di
chúc
2. Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc,
không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký
xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban
nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di
chúc và người làm chứng.
 Những quy định nghiêm ngặt về hình thức như trên đã đảm bảo quyền , bảo vệ tối đa
ý chí của người để lại di sản và qua đó đề phòng, hạn chế việc lợi dụng, trục lợi những
khiếm khuyết của người để lại di sản để giả mạo, lừa dối, trục lợi, đe dọa và cưỡng ép.
Nhưng qua đó còn gây nhầm lẫn trong khoản 2 Điều 658 BLDS 2005 về quy định cho “
người không đọc được”, phân biệt giữa viết hộ di chúc và người không thể viết di chúc
do khiếm khuyết, mù chữ vì thế cần có sự quy định cụ thể hơn để tránh gây nhầm lẫn và
áp dụng đúng điều luật được quy định.

Bài tập 2 :

* Tóm tắt quyết định số 359/2013/DS-GĐT ngày 18/08/2013 của Tòa dân sự Toà Án
nhân dân tối cao

- Nguyên đơn : Cụ Lê Thanh Quý ( vợ cụ Nguyễn Văn Hương)

- Bị đơn : Ông Nguyễn Hữu Dũng & Ông Nguyễn Hữu Lộc

- Vấn đề pháp lý : Tranh chấp thừa kế

- Nội dung :

Ngày 16/01/2009 cụ Nguyễn Văn Hương chết, để lại di chúc có nội dung chia toàn bộ căn
nhà và đất số 302 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, quận Phú Nhuận cho 5 người con là :
Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Ngọc Hiếu, Quảng Thị Kiều ( Vợ Nguyễn
Hữu Trí). Di chúc đã được công chứng ở Phòng Công chứng số 4,TPHCM. Tại thời điểm lập
di chúc, cụ Hương có giấy chứng nhận sức khoẻ của Bệnh viện Phú Nhuận xác định cụ
Hương hoàn toàn minh mẫn. Do đó căn cứ theo khoản 1 điều 625 BLDS 2005 thì di chúc là
hợp pháp. Tuy nhiên nó chỉ có hiệu lực một phần, vì đây là tài sản chung của vợ chồng mà
việc ông Hương để lại toàn bộ nhà đất cho 5 người con mà không có sự đồng ý của cụ Quý là
không đúng. Vì thế cụ Quý ( vợ cụ Hương ) đã khởi kiện yêu cầu tài sản chung của vợ chồng
mà cụ thể là 1/2 căn nhà từ bên phải từ ngoài nhìn vào, 2/3 suất thừa kế theo pháp luật đối với
tài sản của ông Hương là phần diện tích nhà đất nối tiếp phần diện tích được hưởng của bà.
Vì thế toà án cấp sơ thẩm xét di chúc của cụ Hương có hiệu lực một phần đối với tài sản của
cụ Hương cho 5 người con là có căn cứ (sau khi đã chia 2/3 theo suất thừa kế pháp luật và 1/2
nhà đất)

Tuy nhiên trong thời điểm xét xử, ông Nguyễn Hữu Lộc là người đang quản lý, sử dụng phần
đất chia của cụ Quý nhưng toà Sơ thẩm không buộc ông trả nhà đất cho gia đình cụ nên vụ án
vẫn chưa được giải quyết triệt để. Qua đó còn có căn cứ rằng ông Lộc đã ở đây từ nhỏ nên từ
đó phải xét thêm nhiều điều kiện, công sức gìn giữ cho ông Lộc mới hợp tình, hợp lý.

Câu 1 : Cụ Hương đã định đoạt tài sản nào ? Đoạn nào của quyết định số 359 cho câu
trả lời.

Cụ Hương đã định đoạt toàn bộ nhà đất tại địa chỉ 25D/19 Nguyễn Văn Đậu (nay là 302
Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, Phú Nhuận) cho các con là Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn
Hữu Nghĩa, Nguyễn Ngọc Hiếu, Nguyễn Hữu Dũng, Quảng Thị Kiều (Vợ ông Nguyễn Hữu
Trí)

Căn cứ :

“Theo các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thể hiện nguồn gốc nhà đất tại địa chỉ
25D/19 Nguyễn Văn Đậu ( nay là 302 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, Quận Phú Nhuận )
được Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận cấp giấy chứng nhận cho cụ Nguyễn Văn Hương vào
năm 1994. Ngày 16/01/2009, cụ Hương di chúc toàn bộ nhà đất cho các con là Nguyễn Ngọc
Đức, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Ngọc Hiếu, Quảng Thị Kiều ( Vợ Nguyễn Hữu Trí). Di
chúc đã được công chứng ở Phòng Công chứng số 4,TPHCM. Tại thời điểm lập di chúc, cụ
Hương có giấy chứng nhận sức khoẻ của Bệnh viện Phú Nhuận xác định cụ Hương hoàn toàn
minh mẫn. Do đó căn cứ theo khoản 1 điều 652 BLDS 2005 “ 1. Di chúc hợp pháp phải có đủ
các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ,
cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình
thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn
bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người
làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực...... ( còn tiếp ) ” thì di chúc
là hợp pháp..”

You might also like