You are on page 1of 3

TỔNG HỢP BÀI TẬP CHƯƠNG 6

TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG


I - Lãi suất tương đương:
1. Hãy tính lãi thực 1 năm biết lãi suất phát biểu là 5%/ năm, ghép lãi 6 tháng 1 lần.
5,0625%/năm.
2. Tính lãi thực 1 năm biết lãi suất 1 tháng là 0,7% ghép lãi hàng quý.
8,67%/năm
3. Tính lãi thực 1 năm biết lãi suất 1 tháng là 0,7% ghép lãi hàng tháng.
4. Tính lãi thực 1 năm biết lãi suất phát biểu là 9%/năm ghép lãi hàng tháng.
5. Tính lãi thực 1 năm biết lãi suất phát biểu là 0,1%/tháng ghép lãi 4 tháng 1 lần.

II - Lãi đơn và lãi kép:


1. Một người vay 100 triệu, lãi suất 10%/năm, thời gian vay là 5 năm. Hỏi sau 5 năm phải trả bao
nhiêu tiền lãi nếu tính theo phương pháp lãi đơn.
Tiền lãi = 50 triệu
2. Một người vay 100 triệu lãi suất 12%/năm, ghép lãi 4 tháng 1 lần. Hỏi tổng số tiền người này
phải trả sau 5 năm?
F = 180,094 triệu
3. Một người vay một khoản là 200 triệu đồng, trả lãi một nghìn đồng/1 triệu/ 1 ngày, ghép lãi
ngày, hỏi sau 1 năm người này phải trả nợ bao nhiêu tiền? Lãi suất thực theo năm của khoản vay
này là bao nhiêu?
4. Một người vay 100 triệu, lãi suất 12%/năm, thời gian vay là 2 năm, 3 tháng ghép lãi một lần.
Hỏi sau 2 năm phải trả bao nhiêu tiền lãi?
5. Một người vay 100 triệu, lãi suất 12%/năm, thời gian vay là 10 năm. Hai năm ghép lãi một
lần. Hỏi sau 10 năm phải trả bao nhiêu tiền lãi?
6. Nếu phải trả lãi 3000đ/1 triệu/1 ngày thì lãi suất năm bằng bao nhiêu nếu tính theo phương
pháp lãi đơn? Lãi suất năm bằng bao nhiêu nếu ghép lãi theo ngày?

III - Giá trị hiện tại và giá trị tương lai của khoản tiền và chuỗi tiền
Bài 1. Một người gửi vào ngân hàng số tiền là 200 triệu đồng với lãi suất 10%/năm ghép lãi 6
tháng một lần. Tính tổng số tiền mà ông này nhận được sau 5 năm (ĐVT: triệu đồng).
325,779 triệu đồng

Bài 2. Ông A 8 năm nữa mới nghỉ hưu và khi đó ông muốn có số dư tài khoản ngân hàng là 1 tỷ
đồng. Hỏi ông A cần phải tiết kiệm từ bây giờ bao nhiêu tiền biết lãi suất là 10%/năm.
466.507.380 đồng

Bài 3. Ông B 10 năm nữa mới nghỉ hưu và khi đó ông muốn có số dư tài khoản ngân hàng là 500
triệu đồng. Hỏi ông B cần phải tiết kiệm từ bây giờ bao nhiêu tiền biết lãi suất là 10%/năm ghép
lãi tháng.
184.703.486 đồng
Bài 4. Bà C cần mất bao nhiêu năm để có thể trả hết khoản vay ngân hàng 1 tỷ đồng với lãi suất
vay là 12%/năm biết bà cần phải trả tổng cả gốc và lãi cho ngân hàng là 2,5 tỷ đồng.
n = 8,085 năm
Bài 5. Để nhận được 200 triệu sau 6 năm nữa, tính số tiền phải gửi vào ngân hàng ngay từ bây
giờ biết rằng ngân hàng áp dụng lãi suất là 12%/năm, ghép lãi hàng năm. (ĐVT: triệu đồng).

Bài 6. Cuối tháng 1 bạn gửi vào tài khoản ngân hàng một số tiền là 20 triệu đồng, cuối tháng 3
bạn gửi vào tài khoản ngân hàng 10 triệu đồng, cuối tháng 6 bạn gửi tiếp số tiền là 80 triệu đồng.
Hỏi cuối tháng 12 trong tài khoản của bạn có tổng cộng bao nhiêu tiền biết lãi suất là 8%/năm.
193,573 triệu đồng

IV - Dòng tiền đều (Chuỗi niên kim)


Bài 1. Một người đàn ông muốn sau khi nghỉ hưu 8 năm nữa kể từ bây giờ có một khoản tiền tiết
kiệm là 1 tỷ đồng. Ông này dự định định kỳ vào đầu mỗi năm kể từ bây giờ sẽ gửi vào ngân hàng
một số tiền bằng nhau, loại tiền gửi kì hạn 1 năm, biết lãi suất ngân hàng là 8%/1 năm. Hỏi mỗi
năm ông này cần gửi vào ngân hàng bao nhiêu tiền để đạt được mục đích.

Bài 2. Doanh nghiệp X vay của một tổ chức tín dụng một khoản vốn 50 tỷ đồng, thời hạn vay là
12 năm, Lãi vay là 10%/ năm. Thời điểm trả là cuối các năm. Số tiền trả hàng năm là bằng
nhau .Tính số tiền trả nợ hàng năm? Từng năm trả bao nhiêu là tiền gốc? Bao nhiêu là tiền lãi?

Bài 3. Một công ty vay ngân hàng 200 triệu đồng với lãi suất 8%/năm và vay trong 4 năm. Biết
rằng số tiền trả đều vào cuối các năm. Tính số tiền trả hàng năm (ĐVT: đồng). Hàng năm trả bao
nhiêu tiền gốc? Bao nhiêu tiền lãi?

Bài 4. Doanh nghiệp X vay của một tổ chức tín dụng một khoản vốn 50 tỷ đồng, Lãi vay là 10%/
năm. Thời điểm trả là cuối các năm. Số tiền doanh nghiệp có thể trả hàng năm là bằng nhau và
bằng 10 tỷ. Hãy tư vấn cho doanh nghiệp thời hạn vay phù hợp.
n = 7,27 năm

Bài 5. Cuối mỗi năm bà M gửi vào tài khoản ngân hàng số tiền 70 triệu đồng, liên tục trong 10
năm. Biết rằng sau 10 năm trong tài khoản có tổng cộng 1125 triệu đồng. Lãi suất tiền gửi ngân
hàng là 7,5%/năm. Hỏi ở thời điểm hiện tại tài khoản của bà đã có sẵn bao nhiêu tiền? (Làm tròn
đến đơn vị đồng)
Bài 6. Bà A vừa trúng xổ số Vietlott trị giá 1 tỷ đồng. Công ty sổ xố đề nghị trả tiền thưởng cho
bà theo 2 cách
Cách 1: Trả ngay 1 tỷ
Cách 2: Trả đều trong 5 năm, đầu mỗi năm trả 220 triệu.
Bạn hãy tư vấn cho bà A phương án có lợi nhất biết rằng lãi suất tiền gửi ngân hàng kì hạn 1 năm
là 7%/năm (lãi suất phi rủi ro)

Cách 1: PV = 1 tỉ
Cách 2:
n 5
(1+r ) −1 (1+7 % ) −1
PVdk= A n (1+r) = 220 x (1+7%) = 965,187 triệu đồng
r (1+r ) 7 %(1+ 7 %)5
Cách 2 < Cách 1
 Tư vấn chọn cách 1
Bài 7. Đầu mỗi năm bà A gửi vào ngân hàng số tiền là 100 triệu đồng. Tính số tiền bà A nhận
được vào cuối năm thứ 5 biết lãi suất tiền gửi là 10%/năm (ĐVT: triệu đồng).
n 5
(1+r ) −1 (1+10 %) −1
FVdk = A (1+r) = 100 (1+10%) = 671,561 triệu đồng
r 10 %

Bài 8: Công ty B vay 100 triệu đồng với lãi suất là 8%/năm, mỗi năm công ty trả cố định số tiền
là 12 triệu vào cuối các năm. Hỏi sau bao nhiêu năm công ty B trả hết nợ.

Bài 9: Một chiếc xe ô tô có giá trị 800 triệu đồng, nhà sản xuất sẵn sàng cho vay đến 80% giá trị
của chiếc xe. Tính số tiền khách hàng phải thanh toán cho công ty hàng năm biết rằng thời hạn
trả là 5 năm, lãi suất là 10%/năm, trả đều vào cuối mỗi năm.

Bài 10: Một người có dự kiến 12 năm nữa sẽ về nghỉ hưu và khi đó muốn có một món tiền tiết
kiệm trị giá 500 triệu đồng.
a) Hỏi hàng năm kể từ nay đến khi nghỉ hưu, mỗi năm ông ta cần tiết kiệm bao nhiêu? Biết rằng,
số tiền tiết kiệm hàng năm bằng nhau và được gửi vào ngân hàng từ cuối các năm với loại tiết
kiệm kỳ hạn 6 tháng, lãi suất mỗi tháng là 0,6%/1 tháng.

A = 27,413 triệu đồng

b) Nếu chỉ gửi tiết kiệm trong 8 năm kể từ bây giờ với điều kiện như trên thì mỗi năm phải tiết
kiệm bao nhiêu để khi về hưu cũng có 500 triệu đồng.

A = 48,16 triệu

You might also like