You are on page 1of 16

2.1.1.

Chuỗi thời gian

Bước đầu tiên của việc phân tích giá trị thời gian của tiền là
việc thiết lập chuỗi thời gian. Có thể hình dung chuỗi thời gian qua
hình 2.1 sau.

Hình 2.1: Chuỗi thời gian


Tài chính doanh nghiệp
Như vậy, chuỗi thời gian bao gồm các thời điểm có khoảng cách
đều nhau (tháng, quý, năm). Thời điểm 0 được quy ước là thời điểm
hiện tại. Các thời điểm 1, 2 ... n - 1, n là các thời điểm tương lai, mỗi
thời điểm là kết thúc của một kì và đồng thời cũng là bắt đầu của kì
tiếp theo.

2.1.2. Chuỗi tiền tệ

Ở mỗi thời điểm của chuỗi thời gian phát sinh các khoản tiền
nhất định tạo thành chuỗi tiền tệ. Tuỳ từng trường hợp có thể tạo ra
các chuỗi tiền tệ khác nhau:
- Chuỗi tiền tệ đều: Là chuỗi tiền tệ mà ở tất cả các thời điểm
đều phát sinh một khoản tiền bằng nhau
- Chuỗi tiền tệ không đều (biến thiên): Là chuỗi tiền tệ mà ở
các thời điểm phát sinh các khoản tiền không bằng nhau
- Chuỗi tiền tệ phát sinh ở cuối mỗi thời kì gọi là chuỗi tiền tệ
cuối kì, bao gồm: chuỗi tiền tệ đều cuối kì và chuỗi tiền tệ không
đều cuối kì.

Hình 2.2.1: Chuỗi tiền tệ đều cuối kì

Hình 2.2.2: Chuỗi tiền tệ không đều cuối kì


Chương 2 Giá trị thời gian của tiền

- Chuỗi tiền tệ phát sinh ở đầu mỗi thời kì gọi là chuỗi tiền tệ
đầu kì, bao gồm: chuỗi tiền tệ đều đầu kì và chuỗi tiền tệ không đều
đầu kì.

Hình 2.3.1: Chuỗi tiền tệ đều đầu kì

Hình 2.3.2: Chuỗi tiền tệ không đều đầu kì

2.2. Lãi đơn, lãi kép và giá trị tương lai

2.2.1. Lãi đơn và lãi kép

• Lãi đơn: Số tiền lãi được tính trên số vốn gốc (số vốn ban
đầu) theo một lãi suất nhất định. Cách tính lãi như vậy được gọi là
phương pháp tính lãi đơn.
• Lãi kép: Số tiền lãi của kì này được tính dựa trên cơ sở số tiền
lãi của các thời kì trước đó gộp cùng số vốn gốc và một lãi suất nhất
định. Cách tính lãi như vậy được gọi là phương pháp tính lãi kép.

2.2.2. Giá trị tương lai

Giá trị tương lai là giá trị được xác định ở một thời điểm trong
tương lai của một lượng tiền đơn, hoặc một chuỗi tiền tệ nhất định.

23
Tài chính doanh nghiệp

• Giá trị tương lai của một lượng tiền đơn: Là toàn bộ giá trị
có thể nhận được ở một thời điểm trong tương lai, bao gồm số vốn
gốc và toàn bộ tiền lãi có thể nhận được tới thời điểm đó.
Như vậy, giá trị tương lai của một khoản tiền gồm 2
phần: - Vốn gốc (số vốn ban đầu): luôn cố định
- Lãi: Thay đổi tuỳ thuộc vào phương pháp tính lãi
⇒ Phương pháp tính lãi có ảnh hưởng tới giá trị tương lai của

tiền. Cách xác định giá trị tương lai của lượng tiền đơn:
- Theo phương pháp tính lãi đơn:
FVn = V0 × (1 + r × n) (2.1)
Trong đó:
FVn : Giá trị tương lai (giá trị đơn) tại thời điểm n
V0 : Số vốn gốc ban đầu
r : Lãi suất (tính theo năm, nửa năm, quý, tháng
…) n : Số kì tính lãi
- Theo phương pháp tính lãi kép:
FV = V × (1 + r)n (2.2)
n 0

Trong đó:
FVn : Giá trị tương lai (giá trị kép) tại thời điểm n
(1 + r)n: Thừa số lãi suất tương lai của lượng tiền đơn
⇒ Kí hiệu: FVF (r,n) ⇒ Bảng tài chính (bảng 1)
FVn = V0 × FVF (r,n) (2.3)

24
Chương 2 Giá trị thời gian của tiền

Ví dụ 1: Một người gửi 100 triệu đồng vào ngân hàng, lãi suất
8%/năm. Hãy xác định số tiền mà người đó nhận được sau 5 năm:
1. Theo phương pháp tính lãi đơn?

2. Theo phương pháp tính lãi

kép? Giải:

Xác định số tiền mà người đó nhận được sau 5 năm:

1. Theo phương pháp tính lãi đơn:

F5 = 100 × (1 + 5 × 8%) = 140 triệu

2. Theo phương pháp tính lãi kép:

F5 = 100 × (1 + 8%)5 = 146,93 triệu

Như vậy, việc xác định giá trị tương lai phải tuỳ thuộc vào mỗi
phương pháp tính lãi. Tuy nhiên, trên giác độ quản trị tài chính thì
đồng vốn phải luôn vận động và sinh lời, bởi vậy tính theo phương
pháp lãi kép mới giúp các nhà quản trị nhìn nhận và đánh giá chính
xác hơn khi đưa ra các quyết định đầu tư. Chính vì vậy, toàn bộ nội
dung của cuốn sách bắt đầu từ thời điểm này về sau khi tính giá trị
thời gian của tiền đều được xác định theo phương pháp tính lãi kép.
• Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ:

- Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ đều

+ Đối với chuỗi tiền tệ cuối kì:

25
Tài chính doanh nghiệp

Hình 2.4: Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ đều cuối kì
Công thức xác định:
FVAn = CF × (1 + r)n-1 + CF × (1 + r)n-2 +…+ CF × (1 + r) + CF
n

= ∑CF × (1 + r)n −t
t −1

= CF ×
(1
+ r) n
−1 r
Trong đó:
FVAn : Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ đều cuối kì
CF : Giá trị khoản tiền đồng nhất ở cuối mỗi thời kì
r : Lãi suất một
kì n : Số thời kì.
(1 + r) n −1
: Thừa số lãi suất tương lai của chuỗi tiền tệ đều cuối kỳ r
⇒ Kí hiệu là FVFA (r,n) ⇒ Bảng tài chính (bảng 3)

FV An = CF × FVFA (r,n) (2.5)

26
Chương 2 Giá trị thời gian của tiền

Ví dụ 2: Một người có một khoản thu nhập cố định vào cuối


mỗi năm là 1.000$ trong khoảng thời gian 3 năm. Số tiền này được
chuyển vào tài khoản tiết kiệm mở tại ngân hàng với mức lãi suất là
8%/năm (theo phương pháp lãi kép). Người ấy sẽ nhận được bao
nhiêu tiền sau 3 năm?
Giải:
FVAn = CF × FVFA (r,n)
FVA3 = 1.000 × FVFA (8%,3)
Sử dụng bảng FVFA (bảng 3).
Ta có:
FVA3 = 1.000 × 3,2464 = $3.246,4
+ Đối với chuỗi tiền tệ đầu kì: So với chuỗi tiền tệ cuối kì thì
chuỗi tiền tệ đầu kì phát sinh sớm hơn đúng 1 kì.

Hình 2.5: Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ đều đầu kì
⇒ Chúng ta chỉ cần tính giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ đều
cuối kì rồi tăng lên một kỳ nữa bằng cách nhân với (1 + r)
Ta có:
FVAĐn = CF × FVFA (r, n) × (1 + r) (2.6)

27
Tài chính doanh nghiệp

Ví dụ 3: Liên tục trong 3 năm, nếu đầu mỗi năm bạn gửi
1.000$ vào ngân hàng với mức lãi suất là 8% / năm theo phương
pháp tính lãi kép. Bạn sẽ nhận được bao nhiêu tiền sau 3 năm?
Giải:
FVAĐn = CF × FVFA (r, n) × (1 + r)
FVAĐ3 = 1.000 × FVFA (8%, 3) × (1 + 8%)
Sử dụng bảng FVFA (bảng 3).
Ta có:
FVAĐ3 = 1.000 × 3,2464 × 1,08 = $3.506,112
- Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ không đều (biến thiên):
Để xác định giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ biến thiên chúng
ta buộc phải quy đổi từng khoản tiền về thời điểm xác định trong
tương lai, sau đó tổng hợp lại:

(2.7)
Trong đó:
FVn : Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ
CFt : Giá trị của khoản tiền ở thời điểm t
r% : Tỷ lệ chiết khấu
n : Số kì hạn

2.3. Giá trị hiện tại của tiền


Trong thực tế, có nhiều trường hợp người ta phải quy đổi các
khoản tiền khác nhau trong tương lai về thời điểm hiện tại. Đặc biệt

28
Chương 2 Giá trị thời gian của tiền

khi so sánh các khoản tiền phát sinh ở các thời điểm khác nhau,
người ta phải quy đổi chúng về cùng một thời điểm để so sánh và
thời điểm thường được lựa chọn là thời điểm hiện tại.
Việc quy đổi một, hoặc một số khoản tiền trong tương lai về
thời điểm hiện tại theo một tỷ lệ chiết khấu nhất định chính là việc
xác định giá trị hiện tại của tiền.

2.3.1. Giá trị hiện tại của một lượng tiền đơn

Từ công thức tính giá trị tương lai của lượng tiền đơn, có thể
suy ra cách xác định giá trị hiện tại của một khoản tiền trong tương
lai như sau:

(2.8)
Trong đó:
PV : Giá trị hiện tại

FVn : Giá trị của khoản tiền tại thời điểm n


r : Tỷ lệ chiết khấu (tỷ lệ hiện tại hoá)
1
: Hệ số chiết khấu (hệ số hiện tại hóa)
(1 + r)n
⇒ Ký hiệu: PVF (r,n) ⇒ Thừa số lãi suất hiện tại ⇒ bảng tài
chính (bảng 2)

2.3.2. Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ

• Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ đều:


+ Đối với chuỗi tiền tệ cuối kì:

29
Tài chính doanh nghiệp

(2.9)
Trong đó:
PVA : Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ đều cuối kì
1 − (1 + r)−n
: Thừa số lãi suất hiện tại của chuỗi tiền tệ đều cuối kỳ r
CF : giá trị khoản tiền đồng nhất ở cuối mỗi thời kì
⇒ Ký hiệu: FVFA (r, n) => bảng tài chính (bảng 4). Ta có:
PVA = CF × PVFA (r, n) (2.10)
Ví dụ 1: Nếu bạn vay $100.000 để mua nhà với mức lãi suất
cố định 10%/năm, trả góp trong 30 năm. Vậy cuối mỗi năm bạn sẽ
phải trả một khoản tiền (cả vốn và lãi) bằng nhau là bao nhiêu?
Giải:

Ta có:

PVAn = CF × PVFA (r,n)

⇒ 100.000 = CF × PVFA (10%,30)

⇒ 100.000 = CF × 9,4269

⇒CF = 100.000 = $10.607,9


9, 4269
+ Đối với chuỗi tiền tệ đầu kì:
Tương tự như cách xác định giá trị tương lai. Để tính giá trị hiện
tại của chuỗi tiền tệ đầu kì, chúng ta cũng chỉ cần xác định cho chuỗi
tiền tệ cuối kì rồi tăng thêm một kì nữa bằng cách nhân với (1 + r)

30
Chương 2 Giá trị thời gian của tiền

Ta có:
PVAĐn = PVA × (1 + r)
PVAĐn = CF × PVFA (r, n) × (1 + r) (2.11)
+ Đối với chuỗi tiền tệ vô hạn:
Đây là chuỗi tiền tệ đều mà thời hạn của nó kéo dài vô hạn.
Giả sử người sở hữu cổ phiếu ưu đãi sẽ được nhận cổ tức cố định
hàng năm, với thời hạn không xác định. Giá trị hiện tại của chuỗi
tiền tệ đều vô hạn được xác định như sau:
Theo công thức (2.9) ta có:
1 − (1 + r)−n
PVA = CF × Khi ⇒ (1 + r) − n → 0
n→∞r
Do đó:
1
PVA = CF × r (2.12)
• Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ biến thiên
Đối với chuỗi tiền tệ này chúng ta phải xác định giá trị hiện tại
của từng khoản tiền ở mỗi thời điểm, rồi sau đó tổng hợp lại.

(2.13)
Trong đó:
PV : Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ

CFt : Giá trị của khoản tiền ở thời điểm t


r : Tỷ lệ chiết
khấu n : số kì hạn
31
Tài chính doanh nghiệp

2.4. Một số ứng dụng giá trị thời gian của tiền

2.4.1. Cách xác định lãi suất năm


• Tìm lãi suất của khoản tiền có kì hạn 1 năm
Từ công thức xác định giá trị tương lai của lượng tiền đơn:
FVn = PV × (1 + r)n

Khi n = 1 ⇒ FV = PV × (1 + r)
FV
⇒r= −1 (2.14)
PV
• Tìm lãi suất thực của khoản tiền có kì hạn trên 1 năm
Từ công thức:
FVn = PV × (1 + r)n

Ta có:
FV FV
(1 + r ) n = PV ⇒ r = n PV −1 (2.15)
• Tìm lãi suất thực của khoản tiền có kì hạn nhập lãi dưới
1 năm:
Trường hợp kì tính lãi dưới 1 năm, tức là 1 năm nhập lãi nhiều
lần. Lãi suất thực năm được xác định như sau:
m
r
re = 1 + −1 (2.16)
m
Trong đó:
m : Số lần nhập lãi trong năm
r : Lãi suất năm danh nghĩa
: là lãi suất của 1 kì hạn (6 tháng, quý, tháng ...)
m
Thật vậy ta có: FV = PV ×1+ r
1

m
32
Chương 2 Giá trị thời gian của tiền

m
r
PV× 1 + −1 m
FV −PV m r
⇒r= 1
= = 1 + −1
e

PV PV m
• Tìm lãi suất trả góp:
Trong thực tế các doanh nghiệp thường phát sinh các trường
hợp vay trả góp, hoặc thuê mua trả góp, mà các khoản tiền vay phải
trả được quy định vào cuối mỗi thời kì với số tiền bằng nhau. Như
vậy cần phải xác định lãi suất của các hợp đồng tài trợ này để làm
căn cứ cho việc ra quyết định tài trợ.
Giả sử một doanh nghiệp vay trả góp một khoản tiền là 100 tỷ
đồng. Theo hợp đồng, doanh nghiệp sẽ phải thanh toán một khoản
tiền là 32 tỷ đồng vào cuối mỗi năm trong thời gian 5 năm. Vậy lãi
suất của khoản vay là bao nhiêu?
Theo công thức (2.10) ta có:
PVA = CF × PVFA( r , n)
100
⇒ 100 = 32× PVFA( r ,5) ⇒ PVFA( r , n) = 32 = 3,125
Tra bảng 4 dòng 5 ta có:
PVFA(18%, 5) = 3,1272
PVFA(19%, 5) = 3, 0576
Áp dụng công thức tính nội suy, ta có:
3,1272 − 3,125
r = 18% + × (19% − 18%) = 18,
0316% 3,1272 − 3, 0576
2.4.2. Lập kế hoạch trả tiền:

Vận dụng cách tính giá trị thời gian để lập kế hoạch trả tiền trong
các trường hợp vay dài hạn, thuê mua trả góp, nhằm giúp doanh

33
Tài chính doanh nghiệp

nghiệp theo dõi và chủ động trong việc thanh toán các khoản công
nợ, cũng như các khoản nợ gốc và lãi trong từng thời kì.
●● Lập kế hoạch trả tiền vào cuối mỗi kì thanh toán, với số
tiền bằng nhau

Hình 2.6: Kế hoạch trả tiền cuối mỗi kỳ bằng nhau


Trong đó:
PV : Số tiền tài trợ ban đầu
n : Số kỳ thanh toán

r : Lãi suất tài trợ

CF : Số tiền thanh toán cuối mỗi kỳ


Ta có:
1 − (1 + r)−n
PV = CF × = CF × PVFA( r , n)
r
PV (2.17)
⇒CF = PVFA( r , n)
Ví dụ 1: Một DN thuê mua một máy dập của một công ty cho
thuê với giá trị 100 trđ, lãi suất tài trợ 6% năm, trả dần trong thời
gian 4 năm vào cuối mỗi năm.
Lập KH trả tiền cho hợp đồng tài trợ trên?
Theo (2.17) ta có: 100 = CF × PVFA(6%, 4) = CF× 3, 4651
100.000.000
CF = = 28.859.149
đồng 3, 4651

34
Chương 2 Giá trị thời gian của tiền

Đơn vị tính: đồng


Số tiền tài Tiền t. toán Trả lãi (3) = Trả nợ gốc Số tiền CK

trợ ĐK (1) trong kỳ (2) (l)xr (4)=(2)-(3) (5)=(l)-(4)
1 100.000.000 28.859.195 6.000.000 22.859.195 77.140.805
2 77.140.805 28.859.195 4.628.448,3 24.230.746,7 52.910.058,3
3 52.910.058,3 28.859.195 3.174.603,5 25.684.591,5 27.225.466,8
4 27.225.466,8 28.859.195 1.633.728,2 27.225.466,8 0
Cộng 115.436.780 15.436.780 100.000.000
Bảng 2.1: KH trả tiền vào cuối mỗi kì thanh toán, với số tiền bằng
nhau
• Lập kế hoạch thanh toán ngay khi hợp đồng có hiệu lực
với số tiền bằng nhau

Hình 2.7: Kế hoạch trả tiền ngay khi hợp đồng có hiệu lực
Ta có: PV = CF + CF × PVFA( r , n ) = CF × [ (1 + PVFA( r , n))]

⇒CF = PV (2.18)
1 + PVFA( r , n)
Ví dụ 2: Sử dụng số liệu ví dụ 1. Lập KH trả tiền ngay sau khi
hợp đồng có hiệu lực, với số tiền bằng nhau.
Giải:
Từ công thức (2.18) ta có:
PV
CF = 1 + PVFA( r , n)
100.000.000
= = 22.395.914 đồng
1 + 3, 4651

35
Tài chính doanh nghiệp
Đơn vị tính: đồng

Số tiền tài Tiền t. toán Trả lãi Trả nợ gốc Số tiền CK



trợ ĐK (1) trong kỳ (2) (3) = (l)×r (4)=(2)-(3) (5)=(l)-(4)
0 100.000.000 22.395.914 0 22.395.914 77.604.086
1 77.604. 086 22.395.914 4.656.245,1 17.739.668,9 59.864.417,1
2 59.864.417,1 22.395.914 3.591.865,0 18.804.049 41.060.368,1
3 41.060.368,1 22.395.914 2.463.622,0 19.932.292 21.128.076,1
4 21.128.076,1 22.395.914 1.267.837,9 21.128.076,1
Bảng 2.2: KH trả tiền ngay khi hợp đồng có hiệu lực với
số tiền bằng nhau

You might also like