You are on page 1of 17

NỘI DUNG 1:

THEO DÕI VÀ ÁNH GIÁ CÁC KHOẢN VAY NỢ, KHOẢN PHẢI TRẢ ĐỐI
VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Mục đích
Trong nội dung yêu cầu này sinh viên vận dụng kiến thức đã học thực hiện thành thạo
kỹ năng:
- Xác định tiền lãi doanh nghiệp đang vay nợ, các khoản công nợ phải trả
- Tính giá trị tương lai, giá trị hiện tại của khoản tiền, dòng tiền
1.2. Yêu cầu
Sinh viên thực hiện các yêu cầu sau trong đề bài:
1. Tính tiền lãi, lập bảng theo dõi tình hình thanh toán lãi vay nợ của doanh
nghiệp
2. Tính giá trị hiện tại các dòng tiền của các dự án trong doanh nghiệp
3. Lập dự toán giá trị tương lai của dòng tiền doanh nghiệp phải chi trả trong
tương lai
1.3. Hướng dẫn thực hiện
1.3.1. Các phương pháp tính tiền lãi
Tiền lãi là số tiền mà người đi vay phải trả thêm vào vốn gốc đã vay sau một khoảng
thời gian.
I= P x i x t

Trong đó: i: Lãi suất


I: Tiền lãi
P: Giá trị tiền gửi ban đầu
t: Thời gian
Theo công thức trên, tiền lãi phụ thuộc vào ba yếu tố là vốn gốc P0, lãi suất i và
thời kỳ cho vay t. Tiền lãi chính là số tiền thu được (đối với người cho vay) hoặc chi ra
(đối với người đi vay) do việc sử dụng vốn vay.
Có thể thấy rằng với sự xuất hiện của lãi suất, khả năng sinh lợi theo thời gian
trở thành giá trị tự thân của nó.

Lãi đơn Pn = Po [ 1 + (i) x (n) ]
Trong đó:
Pn : Tiền tích luỹ của một khoản tiền cho vay tại thời điểm vào cuối thời kỳ n.
Po: Khoản tiền gửi ban đầu
i: Lãi suất
n: Số thời kỳ.
Từ cách tính trên, có thể thấy rằng đã có sự phân biệt giữa tiền gốc và tiền lãi
sinh ra từ vốn gốc. Vốn gốc thì có khả năng sinh lãi, trong khi tiền lãi sinh ra từ vốn gốc
lại không có khả năng này. Chính vì thế, phương pháp lãi đơn thường chỉ được áp dụng
trong thời gian ngắn, còn hầu hết các tình huống trong tài chính liên quan đến giá trị
thời gian của tiền tệ không hề dựa trên phương pháp tính này. Trong hầu hết trường
hợp, người ta sử dụng lãi kép để đo lường giá trị thời gian của tiền tệ, bởi vì thực tế,
mọi đồng tiền luôn luôn có khả năng sinh lãi.
 Lãi kép
Pn = Po (1 + i)n
Trong đó:
Pn: Tiền tích luỹ của một khoản tiền cho vay tại thời điểm vào cuối thời kỳ n.
Po: Khoản tiền gửi ban đầu
i: Lãi suất
n: Số thời kỳ
Trong khi tính lãi đơn, người ta không hề quan tâm đến khả năng sản sinh tiền lãi
của các khoản tiền lãi sinh ra trong các thời kỳ trước. Phương pháp tính lãi kép chính là
cách để khắc phục thiếu sót này nhằm đáp ứng với thực tiễn của các giao dịch vay nợ
trong thời kỳ dài.
 Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa
 m
r  (1 i 
 )  1
 m

Trong đó: i: là lãi suất danh nghĩa
r: là lãi suất thực
m: là số lần ghép lãi
1.3.2. Giá trị tương lai của tiền tệ
a. Giá trị tương lai của một khoản tiền
Giá trị tương lai của một khoản tiền hiện tại là giá trị của số tiền này ở thời điểm
hiện tại cộng với số tiền lãi mà nó có thể sinh ra trong khoảng thời gian từ thời điểm
hiện tại đến một thời điểm trong tương lai.
Vận dụng khái niệm lãi kép, chúng ta có công thức tìm giá trị tương lai của một
khoản tiền gởi vào cuối năm thứ n:

FVn = PV (1 + i )n

Giá trị tương lai (FV) : là giá trị của khoản tiền ở hiện tại (PV) được quy
đổi về tương lai trong khoảng thời gian n với chi phí sử dụng vốn i.
Trong đó : P: Giá trị của một khoản tiền ở thời điểm hiện tại
i: Lãi suất
n: Số thời kỳ
b. Giá trị tương lai của dòng tiền
Giá trị tương lai của dòng tiền được xácc định bằng cách gộp lãi từng khoản tiền
về thời điểm cuối cùng của dòng tiền và sau đó, cộng tất cả các giá trị tương lai này lại.
Công thức chung để tìm giá trị tương lai của một dòng tiền là :
 Giá trị tương lai của dòng tiền bất kỳ
Khi dòng tiền phát sinh cuối mỗi thời kỳ là : A 1, A2 , ..., An . Giá trị tương lai cuối
thời hạn FVn sẽ được xác định như sau:
n
nt
FV   At (1 
t 1
i)
 Giá trị tương lai của dòng tiền đều cuối kỳ
Chúng ta giả thiết có một dòng các khoản tiền đều nhau PMT phát sinh vào cuối
mỗi năm trong n năm với phí tổn i, chúng ta có bao nhiêu tiền trong tài khoản vào cuối
năm thứ n? Lãi suất 8%/năm
Tổng quát: FVAn là giá trị tương lai của một dòng tiền đều, A là khoản tiền
nhận (trả) mỗi năm, n là độ dài của dòng tiền thì công thức tính FVAn là:

FVAn = A (1 + i)n-1 + A (1 + i)n-2 + ... + A (1 + i)1 + A (1 + i)0


 (1  i)n  1 
Hay FVAn  A   
 n 
 Giá trị tương lai của dòng tiền đều đầu kỳ
Ngược lại với dòng tiền đều thông thường, các khoản tiền nhận (trả) xảy ra vào
cuối mỗi thời kỳ, dòng tiền đều đầu kỳ là một chuỗi các khoản tiền đều nhau xảy ra vào
đầu mỗi thời kỳ.

 (1  i)n 1 
FVADn  A     (1  i)
 i 

1.3.3. Giá trị hiện tại của tiền tệ


a. Giá trị hiện tại của một khoản tiền
Quá trình tìm giá trị hiện tại là quá trình ngược của quá trình ghép lãi. Vì thế,
công thức tính giá trị hiện tại được suy ra từ công thức tính giá trị tương lai của một
khoản tiền như sau:
FVn
PV =
(1 + i)n
b. Giá trị hiện tại của một dòng tiền
Giá trị hiện tại của một dòng tiền là tổng giá trị hiện tại của các khoản tiền phát
sinh ở thời điểm tương lai. Công thức chung cụ thể như sau:
 Giá trị hiện tại của một dòng tiền đều cuối kỳ
Trở lại ví dụ về giá trị tương lai của dòng tiền đều cuối kỳ. Bây giờ, chúng ta xác
định xem phải gửi bao nhiêu tiền ở thời điểm hiện tại để có thể rút cuối mỗi năm 10
triệu đồng trong 3 năm, lãi suất 8%/năm. Ta có thể sử dụng công thức sau để tìm giá trị
hiện tại của dòng tiền đều n năm.
 1 
1 
PVA  A   
(1  i)n
 i 
 
 
 Giá trị hiện tại của một dòng tiền đều đầu kỳ
 1 
1 
PVA  (1  i)n   (1  i)

 A 
n
 i 
 
 
 Giá trị hiện tại của một dòng tiền đều vĩnh cửu
Đôi khi, chúng ta gặp dòng tiền đều kéo dài không xác định. Một số loại trái
phiếu có hình thức của một dòng tiền vĩnh cữu vì các chứng khoán này sẽ không bao
giờ ngừng, nghĩa là không bắt buộc người phát hành phải mua lại trái phiếu theo giá trị
ghi trên mặt phiếu vào một thời điểm trong tương lai. Dòng tiền đều có tính chất như
vậy là dòng tiền đều vĩnh cửu. Việc xác định giá trị hiện tại của dòng tiền đều đặc biệt
này cần thiết cho việc đánh giá trái phiếu vĩnh cửu và cổ phiếu ưu đãi. Cách xác định
hiện giá của dòng tiền đều vĩnh cửu dựa vào cách xác định hiện giá dòng tiền đều thông
thường
FV
PVA 

i
1.4. Kết quả đạt được
1.4.1. Bảng tổng hợp tình hình thanh toán lãi vay nợ của doanh nghiệp
Sinh viên tính toán và trình bày kết quả trong bảng sau

Dư nợ đầu Trả nợ trong kỳ Dư nợ cuối


Kỳ hạn
kỳ Tổng Nợ gốc Lãi kỳ

1 A X
2 B X
3 X
4 X
… ….
Bảng 1.1. Bảng tổng hợp tình hình thanh toán lãi vay nợ của doanh nghiêp
1.4.2. Bảng tổng hợp công nợ phải trả
Sinh viên tính toán và trình bày kết quả trong bảng sau

Phải trả Phải trả Phải trả Phải trả


STT Nội dung
đầu kỳ tăng giảm cuối kỳ
Chi phí trả trước
1
dài hạn
2 Chi phí phải trả
3 Phải trả khác
……

Bảng 1.2. Bảng tổng hợp công nợ phải trả


1.4.3. Bảng tổng hợp theo dõi lãi vay tiền trả góp
Sinh viên tính toán và trình bày kết quả trong bảng sau

Dòng tiền đều A


Lãi suất/năm i%

Thời hạn trả n

Bảng 1.3. Bảng chi tiết dòng tiền đều hàng kỳ

Năm
Dòng tiền đều
Giá trị hiện tại của mỗi
dòng tiền đều
Giá trị hiện tại
Giá trị tương lai của mỗi
dòng tiền đều
Giá trị tương lai
Bảng 1.4. Bảng dòng tiền đều hàng kỳ doanh nghiệp chi trả
NỘI DUNG 2
PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP
THƯƠNG MẠI

2.1. Mục đích


Trong nội dung yêu cầu này sinh viên vận dụng kiến thức rèn luyện thành thạo các kỹ
năng:
- Phân tích báo cáo tài chính theo chiều ngang
- Lập bảng tính các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý khả năng thanh toán, khả
năng luân chuyển vốn và các thông số nợ trong doanh nghiệp.
2.2. Yêu cầu
Sinh viên thực hiện các yêu cầu sau trong đề bài
4. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
5. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
6. Phân tích khả năng luân chuyển vốn của doanh nghiệp.
7. Phân tích các thông số nợ trong doanh nghiệp
2.3. Hướng dẫn thực hiện
2.3.1. Phân tích báo cáo tài chính theo chiều ngang
Khi phân tích theo chiều ngang là sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối
và số tương đối, cụ thể như sau:
-
Số tuyệt đối: Y = Y1- Y0
-
Trong đó:
Y1: trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích
Y0: trị số của chỉ tiêu kỳ gốc
-
Tỷ lệ tăng:
(Y1- Y0 ) x 100
Tỷ lệ tăng =
Y0

 Phân tích biến động tài sản


Từ số liệu trên bảng cân đối kế toán, chỉ sử dụng các chỉ tiêu tài sản trên bảng
cân đối kế toán để lập bảng so sánh nhằm phân tích sự biến động tài sản.
Việc phân tích biến động tài sản mục đích kiểm tra tính trung thực, chính xác,
đầy đủ và hợp lý của các mục tài sản.
So sánh theo chiều ngang tìm hiểu mức tăng giảm từng mục tài sản và tính hợp
lý của sự tăng giảm giá trị từng mục tài sản (phù hợp với nhu cầu tài sản cho sản xuất
kinh doanh, khả năng luân chuyển vốn, tính linh hoạt).
 Phân tích biến động nguồn vốn
Từ số liệu trên bảng cân đối kế toán, chỉ sử dụng các chỉ tiêu nguồn vốn trên
bảng cân đối kế toán để lập bảng so sánh nhằm phân tích sự biến động tài sản.
Việc phân tích biến động nguồn vốn giúp doanh nghiệp kiểm tra tính trung thực,
chính xác, đầy đủ và hợp pháp của các khoản mục của nguồn
So sánh theo chiều ngang tìm hiểu mức tăng giảm và tính hợp lý của sự tăng
giảm giá trị từng mục nguồn vốn (phù hợp với nhu cầu nguồn vốn cho sản xuất kinh
doanh, khả năng tự chủ tài chính, khả năng đảm bảo tiêu chuẩn pháp định về vốn).
 Phân tích biến động thu nhập, chi phí, lợi nhuận
Từ số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh, chỉ sử dụng các chỉ tiêu thu nhập,
chi phí, lợi nhuận để lập bảng so sánh nhằm phân tích sự biến động thu nhập, chi phí và
lợi nhuận.
Việc phân tích biến động thu nhập, chi phí, lợi nhuận giúp doanh nghiệp kiểm
tra tính trung thực, chính xác, đầy đủ và hợp lý của từng loại thu nhập, chi phí, lợi
nhuận.
So sánh theo chiều ngang tìm hiểu mức tăng giảm từng loại thu nhập, chi phí,
lợi nhuận và tính hợp lý của sự tăng giảm giá trị từng loại thu nhập, chi phí, lợi nhuận
(phù hợp với phương hướng sản xuất kinh doanh, phù hợp với đặc điểm thu nhập, chi
phí, lợi nhuận, tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tiết kiệm chi phí, khả năng luân
chuyển vốn).
 Phân tích lưu chuyển tiền tệ
Từ số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, chỉ sử dụng các chỉ tiêu trên báo cáo
để lập bảng so sánh nhằm phân tích sự biến động của các dòng tiền.
Việc phân tích biến động báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp doanh nghiệp kiểm tra
tính chính xác đầy đủ các dòng tiền.
So sánh theo chiều ngang tìm hiểu mức tăng giảm từng dòng tiền và tính hợp lý
của sự tăng giảm từng dòng tiền (phù hợp với đặc điểm, tình hình sản xuất kinh doanh,
khả năng tạo ra tiền và tài trợ cho nhu cầu hoạt động)
2.3.2. Phân tích tình hình quản lý khả năng thanh toán
 Khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (H1) phản ánh khả năng quan hệ giữa tài
sản mà doanh nghiệp hiện đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả. Nó cho biết cứ
trong một đồng nợ phải trả có bao nhiêu đồng tài sản đảm bảo.
Tổng tài sản
Khả năng thanh toán tổng quát (H1) =
Tổng nợ phải trả
-
Nếu H1>1: Chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt
-
Nếu H1<1 quá nhiều thì chưa tốt vì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp chưa tận dụng
được cơ hội chiếm dụng vốn.
-
Nếu H1<1 và tiến đến 0 báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp giảm và mất dần, tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp không đủ trả nợ
mà doanh nghiệp phải thanh toán.
 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán ngắn hạn (H2) là thông số chỉ rõ khả năng của doanh
nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn trong vòng 12 tháng. Chỉ tiêu này
phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền để trang trải các khoản nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán nợ ngắn Tổng tài sản ngắn hạn
= Tổng nợ ngắn hạn
hạn (H2)

- Nếu H2 = 1 là hợp lý nhất, vì như thế doanh nghiệp sẽ duy trì được khả năng
thanh toán ngắn hạn đồng thời duy trì được khả năng kinh doanh.
- Nếu H2 > 1 thể hiện khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp dư thừa.
Khi H2 >1 quá nhiều chứng tỏ vốn lưu động của doanh nghiệp bị ứ đọng, trong khi đó
hiệu quả kinh doanh chưa tốt.
- Nếu H2 < 1 cho thấy khả năng thanh toán hiện hành chưa cao. Khi H2 < 1 quá
nhiều thì doanh nghiệp không thể thanh toán được hết các khoản nợ ngắn hạn đến hạn
trả, đồng thời uy tín đối với các chủ nợ giảm, tài sản để dự trữ kinh doanh không đủ.
 Khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh (H3) dùng để đo khả năng huy động tài sản
lưu động của doanh nghiệp để thanh toan ngay khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Thông số này chủ yếu tập trung vào các tài sản có tính chuyển hóa thành tiền cao hơn
như tiền mặt, chứng khoản khả nhượng và khoản phải thu.

Khả năng thanh toán Tổng tài sản ngắn hạn – Hàng tồn
kho
nhanh (H3) = Tổng nợ ngắn hạn

- Nếu H3 >1 chứng tỏ rằng khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn
cao, doanh nghiệp vừa duy trì được khả năng thanh toán nhanh vừa không bị mất cơ hội
do khả năng thanh toán nợ mang lại.
- Nếu H3 < 1 cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ.
- Nếu H3 = 1 cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng
tiền và các khoản tương đương tiền.
 Khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số này đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả
lãi vay cho chủ nợ.
Khả năng thanh Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
= Lãi vay phải trả
toán lãi vay

- Nếu hệ số < 2 doanh nghiệp có khả năng bị lỗ


- Nếu hệ số> 2 chứng tỏ lợi nhuận trước khi trả lãi vay đảm bảo khả năng trả lãi
hàng năm cao.
Tỷ lệ đảm bảo lãi vay rất hữu ích khi đánh giá khả năng đáp ứng chi phí lãi
nhưng thông số này có hai thiếu sót:
+ Lãi vay không phải là khoản chi phí tài chính cố định duy nhất – các công ty
còn phải giảm nợ gốc theo kế hoạch và nhiều công ty thuê tài sản và vì thế phải thanh
toán các khoản tiền thuê đó. Nếu công ty không có khả năng đáp ứng các khoản chi trả
này, họ có thể bị phá sản.
+ EBIT không biểu diễn toàn bộ ngân quỹ có thể sử dụng để trả nợ, đặc biệt là
nếu một công ty có chi phí khấu hao lớn.
Để tính đến các điểm yếu này, các ngân hàng và các tổ chức khác đã xây dựng
công thức trang trải EBITDA như sau:
* Khả năng trả nợ: Tỷ lệ trang trải của lợi nhuận hoạt động trước khấu hao
(EBITDA)
EBITDA + Trả tiền thuê tài sản
Tỷ lệ trang trải EBITDA = Vốn gốc
Lãi + + Tiền thuê tài sản
1-t
Lưu ý rằng vì nguồn ngân quỹ dùng để trang trải các khoản phải trả là nguồn
ngân quỹ trước thuế, trong khi đó, vốn gốc phải trả lại là khoản nợ sau thuế, vì thế, phải
đưa vốn gốc về trước thuế.
2.3.3. Phân tích khả năng luân chuyển vốn
 Vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong
kỳ.
Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân
Thông thường, vòng quay tồn kho càng cao, hoạt động quản trị tồn kho của công
ty càng hiệu quả và tồn kho càng mới và càng khả nhượng. Tuy nhiên, cũng sẽ có một
số rủi ro xảy ra là doanh nghiệp không đủ nguồn hàng cung cấp cho thị trường nếu nhu
cầu của sản phẩm đó đột nhiên tăng mạnh. Khi đó đối thủ cạnh tranh trực tiếp với doanh
nghiệp sẽ nhân cơ hội để thu hút một lượng khách hàng lớn của doanh nghiệp. Ngược
lại, hệ số này thấp cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho chậm, thấp, tồn
kho lớn.
Số vòng quay hàng tồn kho hợp lý dựa vào rất nhiều yếu tố như chủng loại hàng
hóa, dòng tiền hay thị trường…vì vậy tùy từng doanh nghiệp mà vòng quay hàng tồn
kho hợp lý khác nhau.
Ngoài ra, còn có một công cụ khác tương tự như vòng quay tồn kho nhưng biểu
diễn theo ngày đó là chu kỳ chuyển hóa tồn kho hay còn gọi là kỳ dự trữ bình quân, xác
định số ngày dự trữ trong kho.

Số ngày trong năm


Kỳ luân chuyển hàng tồn kho =
Vòng quay hàng tồn kho
Hoặc
Tồn kho bình quân
Chu kì chuyển hóa tồn kho =
Giá vốn hàng bán bình quân mỗi ngày
Thông số này cho biết trung bình phải mất bao nhiêu ngày để tồn kho được
chuyển thành khoản phải thu và tiền mặt.
 Vòng quay các khoản phải thu
Thông số này cho chúng ta biết số lần khoản phải thu được chuyển hóa thành
tiền trong năm. Số vòng quay càng lớn thì thời gian chuyển hóa từ doanh số thành tiền
mặt càng ngắn. Tỷ lệ này được xác định bằng cách chia doanh thu tín dụng hàng năm
cho khoản phải thu bình quân.
Doanh thu thuần
Vòng quay khoản phải thu =
Phải thu bình quân
Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp
dụng đối với các bạn hàng.
Ngoài ra, để quản lý hiệu quả các khoản phải thu, nhà quản trị có thể sử dụng chỉ
tiêu kỳ thu tiền bình quân. Chỉ tiêu này cho biết kể từ lúc xuất giao hàng đến khi thu
được tiền bán hàng thì mất bao lâu?
Số ngày trong kỳ
Kỳ thu tiền bình quân =
Vòng quay khoản phải thu
(Qui ước: 1 năm 360 ngày, 1 quý 90 ngày)
 Vòng quay khoản phải trả
Doanh thu thuần
Vòng quay khoản phải trả =
Phải trả bình quân
Số ngày trong năm
Kỳ trả tiền bình quân =
Vòng quay khoản phải trả
Chỉ số này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tín dụng của nhà cung
cấp như thế nào. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không
tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.
2.3.4. Phân tích các thông số nợ
 Hệ số nợ
- Hệ số nợ cho biết trong một đổng vốn kinh doanh có mấy đồng hình thành từ
vay nợ bên ngoài.
Nợ phải trả
Hệ số nợ = =1 - Hệ số nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
- Hệ số nguồn vốn chủ sở hữu (hệ số tài trợ) đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu
trong tổng nguồn vốn hiện nay của doanh nghiệp. Tỷ suất tự tài trợ càng lớn, chứng tỏ
doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, có tính độc lập cao với các chủ nợ, do đó không bị
ràng buộc vào sức ép của các khoản nợ vay.
Nguồn vốn chủ sở hữu
Hệ số nguồn vốn chủ sở hữu = =1 – Hệ số nợ
Tổng nguồn vốn
 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu đo lường quy mô tài chính của một doanh nghiệp,
cho biết trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thì nợ chiếm bao nhiêu
phần trăm.
Tổng nợ
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Tổng nợ của doanh nghiệp bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp gồm các khoản nợ của doanh nghiệp và vốn
chủ sở hữu - vốn cổ phần của cổ đông (gồm cổ phần thông thường, cổ phần ưu đãi, các
khoản lãi phải trả và nợ ròng).
Nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ
yếu bởi các khoản nợ (doanh nghiệp gặp khó khăn trong tài chính), còn ngược lại thì tài
sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu.
 Hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu so sánh tương quan giữa nợ dài hạn và vốn
chủ sở hữu.
Tổng nợ dài hạn
Hệ số nợ dài hạn =
Vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu cũng tương tự như tỷ lệ tổng nợ trên vốn
chủ sở hữu, tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến nợ dài hạn, là những khoản nợ
chưa phải trả trong năm tới.
2.4. Kết quả đạt được
Sinh viên tính toán và trình bày kết quả trong các bảng sau
2.4.1. Bảng phân tích các báo cáo tài chính theo chiều ngang
Năm N Năm N+1 Chênh lệch giá trị
Chỉ tiêu Số tuyệt Tỷ lệ
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
đối tăng
1 2 3 4 5 6 7
A. TÀI SẢN
I. TÀI SẢN NGẮN HẠN
1. Tiền và các khoản tương
đưong tiền
3. Các khoản phải thu ngắn
hạn
3. Hàng tồn kho
4. Tài sản ngắn hạn khác
II. TÀI SẢN DÀI HẠN
1. Các khoản phải thu dài hạn
2. Tài sản cổ định
3. Tài sản dở dang dàỉ hạn
4. Đầu tư tài chính dài hạn
TỔNG TÀI SẢN
Bảng 2.1.Bảng phân tích biến động tài sản
Năm N Năm N+1 Chênh lệch giá trị
Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Số tuyệt Tỷ lệ
đối tăng
1 2 3 4 5 6 7
B. NGUỒN VỐN
I. NỢ PHẢI TRẢ
1. Nợ ngắn hạn
2. Nợ dài hạn
II. VỐN CHỦ SỞ HỮU
1. Vốn chủ sở hữu
TỔNG NGUỒN VỐN
Bảng 2.2. Bảng phân tích biến động nguồn vốn
Chênh lệch giá trị
Năm Năm
Chỉ tiêu Số tuyệt Tỷ lệ
N N+1
đối tăng
1 2 3 4 5
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp


dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
Trong đó: lãi vay
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
14. Tổng lợi nhuận trước thuế
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp

Bảng 2.3. Bảng phân tích biến động báo cáo kết quả kinh doanh
Chênh lệch giá trị
Năm Năm
Chỉ tiêu Số tuyệt Tỷ lệ
N N+1
đối tăng
1 2 3 4 5
I. Lợi nhuận trước thuế
II. Điều chỉnh cho các khoản
III. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
IV. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
V. Lưu chuyển tiền thuần trong năm
VI. Tiền và tương đương tiền đầu năm
VII. Tiền và tương đương tiền cuối năm

Bảng 2.4. Bảng phân tích biến động báo cáo lưu chuyển tiền tệ
2.4.2. Bảng tổng hợp tình hình quản lý khả năng thanh toán
Các chỉ tiêu Cách tính Năm N-1 Năm N
1. Tài sản ngắn hạn
- Hàng tồn kho
2. Tài sản dài hạn
3. Tổng Tài sản
4. Nợ phải trả ngắn hạn
5. Nợ phải trả dài hạn
6. Tổng nợ phải trả
7. LN trước thuế và lãi vay
8. Khả năng thanh toán tổng quát (H1)
9. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (H2)
10. Khả năng thanh toán nhanh (H3)
11. Khả năng thanh toán lãi vay
Bảng 2.5. Bảng tổng hợp tình hình quản lý khả năng thanh toán của doanh nghiệp
2.4.3. Bảng tổng hợp khả năng luân chuyển vốn
Các chỉ tiêu Cách tính Năm N-1 Năm N
1. Giá vốn hàng bán
2. Hàng tồn kho đầu kỳ
3. Hàng tồn kho cuối kỳ
4. Hàng tồn kho bình quân
5. Doanh thu thuần
6. Phải thu đầu kỳ
7. Phải thu cuối kỳ
8. Phải thu bình quân
9. Phải trả đầu kỳ
10. Phải trả cuối kỳ
11. Phải trả bình quân
12. Vòng quay hàng tồn kho
13. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho
14. Vòng quay khoản phải thu
15. Kỳ thu tiền bình quân khoản phải thu
16. Vòng quay khoản phải trả
17. Kỳ thu tiền bình quân khoản phải trả
Bảng 2 6. Bảng tổng hợp khả năng luân chuyển vốn của doanh nghiệp
2.4.4. Bảng tổng hợp các thông số nợ
Các chỉ tiêu Cách tính Năm N-1 Năm N
1. Nợ ngắn hạn
2. Nợ dài hạn
3. Tổng Nợ
4. Vốn chủ sở hữu
5. Hệ số nợ
6. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
7. Hệ số nợ dàu hạn trên vốn chủ sở hữu
Bảng 2.7. Bảng tổng hợp các thông số nợ của doanh nghiệp

You might also like