You are on page 1of 4

(Dấu tròn * là các lưu ý)

Chương II: Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia
thị trường
I. Một số kiến thức cơ bản:
- Sản xuất, lao động là cơ sở cho sự tồn tại của con người, cơ sở cho sự
phát triển của xã hội loài người
- Nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên (Đối tượng lao động) qua quá
trình sản xuất (được con người tác động vào)
- Sức lao động
- công cụ lao động (máy móc) (bộ phận quan trọng nhất), hệ thống vật
chất (nơi chứa các máy móc) -> tư liệu lao động
 3 yếu tố hình thành Sản phẩm
 Tư liệu sản xuất bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động
- Lực lượng sản xuất: sự tác động của con người với tự nhiên, và với
các yếu tố còn lại.
- Quan hệ sản xuất
 Phương thức sản xuất
 Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất quan trọng nhất trong quan hệ sản
xuất, trong đó còn có quan hệ về tổ chức, quản lý sản xuất và quan hệ
trong việc phân phối sản phẩm lao động xã hội. (định nghĩa của quan
hệ sản xuất)
 Lực lượng sản xuất dễ thay đổi hơn, thường xuyên liên tục phát triển,
đạt đến 1 mức độ nhất định tác động đến quan hệ sản xuất, làm thay
đổi quan hệ sản xuất (thuộc sở hữu nhà nước và xã hội)
I. Sản xuất hàng hóa
1. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa
- Sản xuất hàng hóa là hình thức sản xuất mà sản phẩm sản xuất ra là
để bán để trao đổi trên thị trường.
- Sản xuất tự cung tự cấp là hình thức sản xuất mà sản phẩm sản xuất
ra để thỏa mản nhu cầu của chính bản thân người sản xuất hay nội
bộ cộng đồng nhỏ hẹp của người đỏ.
- Sản xuất hàng hóa ra đời với điều kiện:
+ Phân công lao động xã hội: là sự phân chia lao động vào các ngành
nghề khác nhau. (biểu hiện sự phát triển: chuyên môn hóa, đa dạng
ngành nghề)
/ Phân công lao động xã hội dẫn đến Mâu Thuẫn: chủng loại sản
phẩm mỗi người sản xuất ra ít nhưng nhu cầu tiêu dùng yêu cầu
nhiều loại sản phẩm -> phát sinh nhu cầu trao đổi sản phẩm giữa
người sản xuất với nhau.
/ Công xã Ấn Độ cổ đại có sự trao đổi sản phẩm nhưng chưa có sản
xuất hàng hóa (trao đổi sản phẩm không mang tính chất trao đổi
hàng hóa), ở đây chỉ trao đổi sản phẩm mang tính cộng đồng, sản
phẩm chung. (không có sự mua bán)
 Chế độ sở hữu tư nhân là chủ yếu gọi là Tư Hữu.
 Vn đang ở thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (yếu tố xã hội cũ
chưa mất hẳn, yếu tố xã hội mới đã xuất hiện nhưng chưa lấn áp
hẳn). Đặc trưng thời kì quá độ: nền kinh tế nhiều thành phần
 Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa ở mức độ cao (yêu cầu đầu vào
thông qua thị trường)
 Vn đã thừa nhận sở hữu tư nhân, tách quyền sử dụng ra khỏi quyền
sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước. (Khi đổi sang nền kinh tế
thị trường năm 1986) (truoc 1986, mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập
trung)
+ Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất
/ Sự tách biệt này làm cho những người sản xuất có quyền độc lập, tự
chủ trong sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm do mình làm
ra.
 Vi thế, việc trao đổi sản phẩm sẽ được thực hiện dưới hình thức trao
đổi mua bán hàng hóa. Vì thế sẽ làm xuất hiện sản xuất hàng hóa
/ Sự tách biệt này là do sự xuất hiện của chế độ tư hữu tư liệu sản
xuất.
/ Sự tách biệt này là do sự tách biệt giữa quyền sử dụng và quyền sở
hữu trong sở hữu nhà nước, và thực hiện đa dạng hóa các hình thức
sở hữu, thừa nhận sở hữu tư nhân.
2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa (tự học)
- Khai thác hiệu quả lợi thế về tự nhiên, xã hội của con người, từng vùng,
từng địa phương.
- Người sản xuất hàng hóa cải tiến kĩ thuật, chiến lược dài hạn, đổi mới quản
lý sản xuất (tính cạnh tranh)
- Kích thích Nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất (các
hãng điện thoại)
- Mở cửa kinh tế, giao lưu kinh tế, văn hóa. (tận dụng nguồn lực trong nước
còn yếu)

II. Hàng hóa


 Tư bản (tiền đẻ ra tiền-giá trị thặng dư)
1. Khái niệm và hai thuộc tính của hàng hóa
- Khái niệm: Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu
nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
- Hai thuộc tính của hàng hóa
+ GTSD: do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quy định
. KHKT càng phát triển con người càng khám phá thêm được giá trị sử dụng của
vật chất.
+ GT của hàng hóa: là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh
trong hàng hóa. (hao phí lao động xã hội để sản xuất hàng hóa đó)
o Giá trị trao đổi (là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị) là tỉ lệ về
lượng mà 1 giá trị sử dụng này trao đổi với 1 giá trị sử dụng khác
o Khi so sánh 2 thứ với nhau phải có điểm chung.
o Hao phí lao động: (quyết định giá trị)
/ Hao phí lao động sống của người lao động trực tiếp sản xuất ra sản phấm.
/ Hao phí lao động trong quá khứ để sản xuất ra tư liệu sản xuất tham gia
vào quá trình sản xuất hiện tại.
o Lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa: hao phí lao động ở mức trung bình
của xã hội
o MQH giữa giá trị và giá trị trao đổi: hàng hóa nào càng hao phí nhiều lao
động xã hội càng có giá trị cao, giá trị trao đổi là hình thức thể hiện của giá
trị.
o Khoa học kỹ thuật phát triển làm cho giá hàng hóa giảm.
 Hai thuộc tính trên vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau
2. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa (tự học)
- Lao động cụ thể
- Lao động trừu tượng
3. Lượng giá trị hàng hóa
a. Cơ sở xác định lượng giá trị hàng hóa
- Lượng hao phí lao động xã hội để sản xuất ra hàng hóa
- Cơ sở xác định: căn cứ hao phí thời gian
- Phản ánh hao phí lao động xã hội (không do hao phí lao động cá biệt quyết
định)
 Thời gian lao động xã hội cần thiết: là thời gian cần thiết để sản xuất
ra 1 đơn vị sản phẩm trong điều kiện sản xuất trung bình của xã hội
(trình độ lao động ở mức trung bình, trình độ thiết bị sản xuất ở mức
trung bình, cường độ lao động ở mức trung bình)

 Lượng giá trị hàng hóa bị chi phối bởi hao phí lao động cá biệt của
nhóm cung cấp nhiều sản lượng nhất. (Quyền lực thị trường)
 Lượng giá trị hàng hóa bị chi phối bởi hao phí lao động cá biệt của
nhóm có điều kiện sản xuất trung bình trong xã hội.
b. Các nhân tố ảnh hưởng lượng giá trị hàng hóa
- Năng suất lao động (Mức lợi nhuận bn để đầu tư, các biện pháp tăng năng
suất lao động)
- Tính chất phức tạp của lao động

You might also like