You are on page 1of 3

HỌ VÀ TÊN : PHAN THỊ TUYẾT NGÂN BUỔI 1 (04/01/2024)

MSSV : 31231023643
MÔN : KTCT S5B2-207 24D1POL51002457

TÌNH HUỐNG 1: Sự xuất hiện của sản xuất hàng hóa trong lịch sử xã hội loài người.

1. Nội dung:
Lịch sử xã hội loài người trải qua 5 phương thức sản xuất: Cộng sản nguyên thủy, Chiếm
hữu nô lệ, Phong kiến, Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hội. Trong tiến trình đó sản xuất
hàng hóa ra đời vào phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ, phát triển đến đỉnh cao trong Chủ
nghĩa tư bản và có sự cải biến trong Chủ nghĩa xã hội.

2. Giải đáp:
(a) Vì sao sản xuất hàng hóa không ra đời vào phương thức sản xuất Cộng sản nguyên
thủy mà xuất hiện trong phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ?
Theo như lý luận của C.Mác về sản xuất hàng hóa thì sản xuất hàng hóa ra đời khi có đủ hai
điều kiện:
- Điều kiện 1: Phân công lao động xã hội.
“Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành những ngành,
nghề khác nhau” do đó sẽ dẫn tới chuyên môn hóa sản xuất vì mỗi người chỉ sản xuất một
hoặc một số sản phẩm nhất định. Và để thỏa mãn nhu cầu của mỗi người, những người sản
xuất phải trao đổi sản phẩm với nhau.
Nhưng trong phương thức sản xuất Cộng sản nguyên thủy, lực lượng sản xuất còn ở trình
độ thấp kém, chủ yếu là các công cụ lao động thô sơ, lạc hậu, chủ yếu dựa vào sức người, và
chưa có sự phân công lao động phức tạp. Sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp, sản phẩm
được sản xuất ra chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của chính người sản xuất. . Do đó, nhu cầu mua
bán, trao đổi hàng hóa chưa xuất hiện.
Ngược lại, trong phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ, lực lượng sản xuất đã có bước
phát triển đáng kể, đặc biệt là sự ra đời của công cụ sắt và sự xuất hiện của nô lệ. Sản xuất đã
có sự phân công lao động, hình thành các ngành nghề sản xuất khác nhau. Do đó, nhiều loại
sản phẩm xuất hiện và đã tăng lên, có thể đáp ứng nhu cầu của mỗi người.
- Điều kiện 2: Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất.
Đây là sự khác biệt về chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất hoặc những hình thức sở hữu tư
liệu sản xuất. Do đó, nếu muốn sử dụng một hàng hóa khác phải thông qua trao đổi, mua bán.
Tuy nhiên, trong phương thức sản xuất Cộng sản nguyên thủy, không có sự phân chia giai
cấp, mọi người trong cộng đồng đều bình đẳng, cùng sở hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm
lao động. Do đó, không có nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa giữa mọi người với nhau.
Bên cạnh đó, trong phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ, đã xuất hiện sự phân chia giai
cấp giữa chủ nô và nô lệ. Chủ nô sở hữu tư liệu sản xuất và nô lệ là lực lượng lao động chính.
Do đó, xuất hiện nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các chủ nô với nhau và giữa chủ
nô với nô lệ.
Tóm lại, sản xuất hàng hóa không ra đời vào phương thức sản xuất Cộng sản nguyên thủy
mà xuất hiện trong phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ là do không thỏa hai điều kiện ra
đời của sản xuất hàng hóa.

(b) Bạn có cho rằng nền sản xuất hàng hóa hiện nay khác với thời kỳ mới ra đời? Nếu
có, thì đâu là điểm khác biệt, tại sao?
Em cho rằng nền sản xuất hàng hóa hiện nay khác với thời kỳ mới ra đời.
- Sản xuất hàng hóa hiện nay mang tính chất xã hội hóa cao hơn, sản phẩm được sản xuất ra
không chỉ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của một cá nhân, một nhóm người mà còn để đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội.
- Sản xuất hàng hóa hiện nay mang tính chất toàn cầu hóa, các sản phẩm được sản xuất ra
không chỉ phục vụ nhu cầu của trong nước mà còn phục vụ nhu cầu của thị trường quốc tế.
- Sản xuất hàng hóa hiện nay mang tính chất khoa học hóa, hiện đại hóa, sử dụng nhiều
máy móc, thiết bị hiện đại để sản xuất ra sản phẩm.
Những điểm khác biệt này là do sự phát triển của các điều kiện như sự phân công lao động xã hội: lực
lượng sản xuất và sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất: sự phát triển
của khoa học công nghệ, sự phát triển của thị trường và sự hội nhập kinh tế quốc tế.

(c) Trong giai đoạn phát triển cao của hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa, sản
xuất hàng hóa có tồn tại hay không?
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong giai đoạn phát triển cao của hình thái kinh
tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa, sản xuất hàng hóa sẽ được thay thế bằng sản xuất trực tiếp
cho tiêu dùng. Tuy nhiên, trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, sản xuất hàng hóa vẫn
tồn tại.
Sản xuất hàng hóa tồn tại trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội vì một số lý do sau:
- Lực lượng sản xuất chưa phát triển cao, chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
toàn xã hội.
- Thị trường còn chưa phát triển hoàn thiện, chưa đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua bán sản
phẩm.
- Xã hội còn chưa xóa bỏ được hoàn toàn sự phân chia giai cấp, tầng lớp.

TÌNH HUỐNG 3: Bộ lư đồng của ông Năm.

1. Nội dung:
Ông Năm là một thợ thủ công có tiếng, ông đã phải mất 3 tháng lao động miệt mài để
chế tạo nên bộ lư đồng. Để làm được bộ lư đồng ông Năm phải trải qua các khâu tạo mẫu,
làm khuôn, đúc, mài và đánh bóng rất tỉ mỉ. Bộ lư đồng dùng để chưng trên bàn thờ tổ tiên
của đại đa số người Việt Nam và nó được ông Năm bán cho người mua với giá 3 triệu
đồng/bộ.
2. Giải đáp:
(a) Trong đoạn văn trên cụm từ nào thể hiện các khái niệm: lao động trừu tượng, lao
động cụ thể, giá trị sử dụng của hàng hóa, giá trị của hàng hóa?

- Các cụm từ thể hiện các khái niệm lao động trừu tượng: phải mất 3 tháng lao động miệt mài
để chế tạo nên bộ lư đồng.

- Các cụm từ thể hiện các khái niệm lao động cụ thể: trải qua các khâu tạo mẫu, làm khuôn,
đúc, mài và đánh bóng rất tỉ mỉ.

- Các cụm từ thể hiện các khái niệm giá trị sử dụng của hàng hóa: chưng trên bàn thờ tổ tiên
của đại đa số người Việt Nam

- Các cụm từ thể hiện các khái niệm giá trị của hàng hóa: mất 3 tháng lao động, giá 3 triệu
đồng/bộ.

(b) Bạn hãy đặt tình huống khi nào Ông Năm không bán được lư đồng nữa? Đưa ra
hướng giải quyết trong các trường hợp ông Năm không bán được bộ lư đồng.

Ông Năm có thể không bán được lư đồng trong các trường hợp sau:

- Bộ lư đồng của ông Năm không được đảm bảo chất lượng do sử dụng nguyên liệu kém
chất lượng, do thiếu máy móc, thiết bị hiện đại.

- Nhu cầu sử dụng bộ lư đồng của con người ít đi.

- Nhiều bộ lư đồng có mẫu mã đẹp hơn, chất lượng hơn và giá cả rẻ hơn xuất hiện và cạnh
tranh.

Để giải quyết các trường hợp ông Năm không bán được bộ lư đồng, ông có thể thực hiện các
biện pháp sau:

- Nâng cao chất lượng sản phẩm. Ông Năm cần sử dụng nguyên liệu chất lượng cao, có
nguồn gốc rõ ràng. Ông cũng cần trau dồi tay nghề, học hỏi thêm các kỹ thuật mới để sản
xuất ra những sản phẩm tinh xảo, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Tìm hiểu thị trường, nắm bắt nhu cầu của khách hàng. Cũng như nghiên cứu để tạo ra
những mẫu mã mới, độc đáo, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Giảm giá thành sản phẩm.

- Xây dựng uy tín, thương hiệu.

You might also like