You are on page 1of 2

Phân biệt hiện tượng đa nghĩa và đồng âm

+ Đồng âm:
 Các ý nghĩa của từ hoàn toàn khác nhau , không có mối liên hệ nào
 Các ý nghĩa không có nét chung
+ Đa nghĩa
 Các ý nghĩa của từ có sự liên hệ, ý nghĩa này phát sinh từ ý nghĩa kia
 Giữa các nghĩa của từ đa nghĩa thường có một nghĩa tố chung, kết hợp lại với nhau
thành một kết cấu
 Một vỏ ngữ âm của từ nhưng biểu thị nhiều sự vật, hiện tượng

Trường nghĩa
- Khái niệm trường nghĩa
+ Trường nghĩa là tập hợp các từ ngữ có sự đồng nhất với nhau, xét ở bình diện ngữ nghĩa
+ Trong quá trình giao tiếp, người tham gia giao tiếp phải huy động vốn từ ngữ liên quan đến
hiện thực được nói tới để tạo lập diễn ngôn
+ Quá trình này là quá trình xác lập trường nghĩa
- Các loại trường nghĩa
+ Trường nghĩa biểu vật:
 Tập hợp các từ đồng nhất với nhau về phạm vi biểu vật (hoa đào, huệ, lan, cúc, … ->
trường biểu vật về hoa; mưa phùn, mưa rào, tí tách, rào rào -> trường nghĩa biểu vật
chỉ mưa
 Các trường biểu vật không đồng đều về số lượng -> Điều này đúng trong một ngôn
ngữ và khi so sánh các trường thuộc các ngôn ngữ khác nhau
 Một từ có thể thuộc nhiều trường khác nhau -> Các trường biểu vật có thể thẩm thấu,
giao thoa với nhau
 Quan hệ của các từ ngữ trong một trường biểu vật cũng không giống nhau -> Có
những từ gắn rất chặt với trường nhưng cũng có những từ gắn bó lỏng lẻo hơn
+ Cách xác lập trường nghĩa biểu vật
 Chọn một danh từ làm gốc. (Danh từ này có tính khái quát cao, gần như tên gọi các
phạm trù biểu vật, cũng là tên gọi nét nghĩa hạn chế biểu vật) “người, động vật, thực
vật, tính chất, hoạt động…
 Đưa một từ vào trường khi nét nghĩa biểu vật của nó trùng với tên gọi của danh từ trên
 VD: Xác lập trường nghĩa với danh từ “mắt”
Danh từ gốc “mắt” -> Bộ phận của mắt: lòng đen, lòng trắng, mí mắt, lông mi, lông
mày… -> Đặc điểm: to, nhỏ, ti hí, mắt lươn, mắt một mí, mắt phượng,… -> Cảm giác
của mắt: chói, quáng, hoa, cộm… -> Bệnh của mắt: cận thị, viễn thị, quáng gà,…
+ Trường nghĩa biểu niệm:
 Tập hợp các từ ngữ có chung một cấu trúc nghĩa biểu niệm (Hoạt động bằng miệng
phát ra âm thanh: hát, sủa, hí, hót…
 Các từ cùng một trường nghĩa biểu niệm có thể khác nhau về trường nghĩa biểu vật
(hát ->người; sủa-> chó; hí-> ngựa; hót-> chim
+ Xác lập trường nghĩa biểu niệm
 Chọn một cấu trúc biểu niệm làm gốc (A tác động đến B; Hoạt động phát ra âm thanh
 Thu thập các từ ngữ có chung cấu trúc từ ngữ có chung cấu trúc biểu niệm đó (Đánh,
tát, ném, hát, nói, gào…)
 VD: Cấu trúc biểu niệm: (Hoạt động) (A tác động tới X), (làm X dời chỗ)
lại gần A (rút, hút, kéo, co, giật,…) -> (Hoạt động); (A tác động tới X); (làm X dời
chỗ)
ra xa A (ẩy, đẩy, đùn, đủn, xô, huých, quăng, lia, ném, phóng, vứt… -> X theo A (bế,
bồng ẵm, bưng, bê, cõng, địu, vác, mang, đội,…)
+ Trường nghĩa liên tưởng:
 Tập hợp các từ biểu thị các sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất,… có quan hệ liên
tưởng với nhau
 Khó xác lập các trường nghĩa liên tưởng
 Có tính chủ quan cao, phụ thuộc vào điều kiện, môi trường sống, kinh nghiệm… của
mỗi cá nhân
 VD: Xác lập trường nghĩa liên tưởng
Bữa sáng -> Cơm nguội, cơm rang,…; cơm, súp miso, trứng…; xôi, phở, bún, bánh
mỳ,…; bánh mì, sữa, khoai tây… (tuỳ vào hoàn cảnh, dân tộc,..)

Phương thức chuyển nghĩa


- Ẩn dụ:
+ Là phương thức chuyển nghĩa của từ trong đó người ta lấy tên gọi sự vật A để gọi sự vật B
+ Dựa trên sự quan hệ giống nhau giữa A và B
- Hoán dụ:
+ Là phương thức chuyển nghĩa của từ trong đó người ta lấy tên gọi sự vật A để gọi sự vật B
+ Dựa trên sự quan hệ tương cận giữa A và B ( quan hệ gần gũi, hay đi đôi với nhau trong
thực tế).
- Các loại ẩn dụ
 Ẩn dụ hình thức (cánh chim- cánh máy bay)
 Ẩn dụ vị trí (đầu người - đầu làng)
 Ẩn dụ chức năng (cửa nhà - cửa rừng)
 Ẩn dụ màu sắc (da trời – màu xanh da trời)
 Ẩn dụ cách thức (cắt giấy - cắt viện trợ)
 Ẩn dụ nhân hoá (Thời gian đi, biển giận dữ)
 Ẩn dụ kết quả (chanh chua- giọng nói chua)
- Các loại hoán dụ
 Dựa trên quan hệ bộ phận – toàn thể
 Dựa trên quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng (phòng A301 điểm danh)
 Dựa trên quan hệ giữa sự vật hiện tượng, hoạt động với đặc điểm của nó
 Dựa trên quan hệ giữa trang phục và con người (Áo xanh ơi tớ nhờ chút – khi không
biết tên người đó thì áo xanh để chỉ người)
 Dựa trên quan hệ giữa bộ phận cơ thể với bộ phận quần áo ( cổ áo, tay áo)
 Dựa trên quan hệ giữa nơi sản xuất và sản phẩm ( 2 sài gòn( hà nội) -> ý chỉ loại bia)

You might also like