You are on page 1of 3

Câu 2: Lượng giá trị hàng hóa.

Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa?

 Lượng giá trị hàng hóa:


 Theo quan niệm của C.Mác, giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất đã
hao phí để sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa ấy.
 Để đo lường lượng giá trị của một hàng hóa nhất định, phải sử dụng đơn vị thời gian hao
phí lao động để sản xuất ra hàng hóa đó. Tuy nhiên, không phải là đơn vị thời gian lao động
bất kỳ mà là thời gian lao động xã hội cần thiết.
 Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào
đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với một trình độ kỹ thuật trung bình, một
trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình.
 Vậy, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa là lượng thời gian hao phí lao động xã hội cần
thiết để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó.
 Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản xuất ra bao hàm: hao
phí lao động quá khứ (chứa trong các yếu tố vật tư, nguyên nhiên liệu đã tiêu dùng để sản
xuất ra hàng hóa đó)+ hao phí lao động mới kết tinh thêm
 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
 Năng suất lao động.
+ Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng
sản phẩm sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian hao phí để sản
xuất ra một đơn vị sản phẩm.
+ Khi tăng năng suất lao động  làm giảm lượng thời gian hao phí lao động cần thiết
trong một đơn vị hàng hóa lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá giảm.
+ Đại lượng giá trị của một hàng hoá thay đổi theo tỷ lệ thuận với lượng lao động thể hiện
trong hàng hoá, tỷ lệ nghịch với sức xản xuất của lao động
 Năng suất lao động là tiềm lực vô hạn (vì máy móc cũng có tiềm lực vô hạn)
+ Theo C.Mác, các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động gồm những yếu tố chủ yếu
như:
trình độ khéo léo trung bình của người lao động
sự phát triển của khoa học kĩ thuật
trình độ tổ chức,quản lý;
quy mô và hiệu suất sử dụng tư liệu sản xuất
các điều kiện tự nhiên
+ Khi xem xét về mối quan hệ giữa tăng năng suất với lượng giá trị của một đơn vị hàng
hóa, C.Mác còn chú ý thêm về mối quan hệ giữa tăng cường độ lao động với lượng giá
trị của một đơn vị hàng hóa.
- Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực, nặng nhọc của lao động trong sản
xuất.
+ việc tăng cường độ lao động  làm cho tổng số sản phẩm tăng lên  Tổng lượng giá trị
của tất cả các hàng hóa gộp lại tăng lên  lượng thời gian hao phí để sản xuất một đơn
vị hàng hóa không thay đổi (lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa không thay đổi)
+ tăng cường độ lao động: có ý nghĩa rất quang trọng trong việc tạo ra số lượng sản phẩm
nhiều hơn  đáo ứng tốt hơn nhu cầu hàng hoá của xã hội
 cường độ lao động là yếu tố có hạn ( phụ thuộc con người mà con người sức lao
động có hạn)
 Tính chất phức tạp của lao động.
+ Lao động giản đơn: không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ thống, chuyên sâu
về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.
+ Lao động phức tạp: những hoạt động lao động đòi hỏi phải trải qua một quá trình đào
tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
+ Trong cùng một đơn vị thời gian như nhau, lao động phức tạp sẽ tạo ra được nhiều
lượng giá trị hơn so với lao động giản đơn. C.Mác gọi lao động phức tạp là lao động giản
đơn được nhân bội lên.
 cơ sở lý luận quan trọng để xác định mức thù lao cho phù hợp với tính chất của hoạt
động lao động

Câu 8: Khái niệm độc quyền? 5 đặc điểm của đặc quyền. Phân tích đặc điểm xuất khẩu tư
bản trở thành phổ biến
1. Độc quyền là gì?
- Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh: Mã và Ph.Angghen đã dự báo rằng:
tự do cạnh tranh sẽ dẫn đến tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ và tập trung sản
xuất phát triển đến mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền.
- Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm việc sản
xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền nhằm
thu lợi nhuận độc quyền cao
2. 5 đặc điểm của độc quyền
- Các tổ chức độc quyền có quy mô tích tụ và tập trung tư bản
- Sức mạnh của các tổ chức độc quyền do tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi
phối
- Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến
- Cạnh tranh để phân chia thị trường thế giới là tất yếu giữa các tập đoàn độc quyền
- Lôi kéo, thúc đẩy các chính phủ vào việc phân định khu vực lãnh thổ ảnh hưởng là
cách thức để bảo vệ lợi ích độc quyền
3. Phân tích đặc điểm xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến
- Nếu như trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, đặc điểm nổi bật là xuất
khẩu hàng hóa nhằm thực hiện giá trị và giá trị thặng dư thì xuất khẩu tư bản là đặc
điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền
- Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài)
nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác từ các nước
nhập khẩu tư bản.
- Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, xuất khẩu tư bản trở nên phổ biến vì:
 Trong quá trình tích luỹ tư bản và trở nên tư bản thừa tương đối. điều này đã
dẫn đến khả năng xuất khẩu tư bản nảy sinh đến các nước thiếu tư bản, các
nước nhỏ, lạc hậu. ở các nước này, giá đất tương đối thấp, giá lao động thấp,
nguyên liệu rẻ
 chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì mâu thuẫn kinh tế – xã hội càng gay gắt.
Xuất khẩu tư bản trở thành biện pháp làm giảm mức gay gắt đó.
- Hình thức xuất khẩu tư bản

 Đầu tư trực tiếp (FDI): hình thức xuất khẩu tư bản xây dựng xí nghiệp mới mua lại
những xí nghiệp mới, mua lại những xí nghiệp đang họt động ở các nước nhận đầu tư
để trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận biến nó thành một nhánh công ti mẹ. Các xí
nghiệp mới hình thành tồn tại dạng hỗn hợp song phương, đa phương hoặc toàn bộ
vốn nước ngoài
 Đầu tư gián tiếp(ODA): hình thức đầu tư thông qua cho vay để lấy lãi hoặc viện trợ,
cho vay để thu lợi tức, đầu tư chúng khoáng,.. và thông qua các định chế tài chính
trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lí hoạt động đầu tư.
- Chủ thể xuất khẩu:
 Xuất khẩu tư bản tư nhân: nghành chu chuyển vốn nhanh và lợi nhuận độc quyền
 Xuất khẩu tư bản nhà nước:
+ Về kinh tế: hướng vào các nghành thuộc kết cấu hạ tầng  tạo điều kiện cho tư bản
tư nhân
+ Về chính trị: duy trì và bảo vệ chế độ chính trị thân cận
+ Về quân sự: đặt căn cứ quân sự bên lãnh thổ
- Những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản
 thứ nhất, gần đây đại bộ phận dòng chảy đầu tư tập trung giữa các nước tư bản với
nhau. Tập trung vào các nước tư bản lớn có hàm lượng khoa học kĩ thuật cao, vốn lớn
 thu lợi nhuận cao
 Thứ hai, chủ thể xuất khẩu tư bản hiện nay thường là các công ty xuyên quốc gia. Bên
cạnh đó xuất hiện nhiều chủ thể xuất khẩu tư bản từ các nước đang phát triển
 Thứ ba, hình thức xuất khẩu tư bản rất đa dạng gồm: xuất khẩu tư bản, hàng hoá,…
xây dựng, kinh doanh chuyển giao xuất khẩu hợp đồng, dịch vụ, chất xám
 Thứ tư, sự áp đặt mang tính chất thực dân trong xuất khẩu tư bản đã được gỡ bỏ dần
và nguyên tắc cùng có lợi trong đầu tư được đề cao.

You might also like