You are on page 1of 4

Thông qua việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hàng

hóa, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cần làm gì để giành ưu thế
trong cạnh tranh và phát triển?
Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hàng hóa
I. Năng suất lao động : năng suất lao động là năng lực sx của người
lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một
đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một
đơn vị sản phẩm.
Các nhân tố ảnh hưởng
1. Trình độ khéo léo trung bình của người lao động
2. Mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học
vào quy trình công nghệ.
3. Sự kết hợp xh của quá trình sản xuất
4. Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất
5. Các điều kiện tự nhiên

lượng lđ NSLĐ
tăng giá trị hàng hóa giảm
năng kết tinh vs giá
trong tỷ lệ nghịch cả hàng
suất hàng hóa hóa
lao
động giảm
lượng lđ
kết tinh giá trị hàng hóa tăng
trong
hàng hóa
tăng

Ví dụ: đầu những năm 2000 giá thành của một chiếc xe máy có thể lên đến 40 triệu
đồng một chiếc. Bây giờ nhờ vào sự phát triển của khcn, trình độ tăng, quy mô mở
rộng, với tầm khoảng 20-30 triệu thì ta đã có thể mua được một chiếc xe máy
tương tự thậm chí có phần hiện đại hơn (như kim xăng điện tử, khóa chống
trộm…)
như vậy, để giành ưu thế trong cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay cần nâng cao năng suất lao động, thông qua việc:
 Ứng dụng khoa học – công nghệ vào quá trình sản xuất: lựa chọn
công nghệ thích hợp, sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường trên cơ sở tiết kiệm chi
phí; đầu tư đổi mới đồng bộ dứt điểm từng dây chuyền công nghệ những sản
phẩm quan trọng, tránh đầu tư lan man, hạ giá thành sản phẩm; tiếp thu công
nghệ mới và đồng bộ. ví dụ Quần áo là một mặt hàng phổ biến ở Việt Nam, tuy
nhiên vì năng suất lao động chưa cao dẫn đến giá cả, mẫu mã phải chịu cạnh
tranh lớn từ hàng nước ngoài như Trung, Thái. Do đó ứng dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất là một điều vô cùng cần thiết. Hàng loạt kĩ thuật công nghệ
cao như Wash, Lean hay Rfid được sử dụng.
 Tiến hành tổ chức lại quản lý; có nhiều mô hình tổ chức quản lý sản
xuất quần áo khác nhau nhưng một trong những mô hình được các doanh nghiệp
lựa chọn nhiều nhất là mô hình Lean với mục tiêu ít nhân công hơn, ít máy móc
hơn, ít vật liệu và chi phí hơn. (công ty Việt Tiến chuyên sx áo sơ mi, quần jean,
quần kaki cũng như quần áo jean đã áp dụng Lean từ năm 2007, kể từ khi áp
dụng mô hình này, năng suất lao động công ty tăng hơn 30% so với trước.)
 Đào tạo công nhân để có khả năng vận hành, sử dụng công nghệ hiệu
quả nhất. trong thực tế ở mặt hàng quần áo, đa số người lao động đều là nữ, tuổi
đời còn trẻ, dễ học hỏi, tiếp thu nâng cao trình độ tay nghề. Bên cạnh đó ta cần
ưu tiên phương pháp đào tạo tay nghề tại nơi làm việc, kết hợp với các phương
pháp hỗ trợ để đào tạo trong thời gian nghỉ và rảnh rỗi.
 Các Mác khẳng định: “NSLĐ gắn liền với những điều kiện tự nhiên”.
Tận dụng các yếu tố về tư liệu sản xuất và các điều kiện tự nhiên sẵn có, giá rẻ ở
trong nước để đưa vào chế biến, đặt nhà máy ở nơi có vị trí địa lí thuận lợi (như
gần nguồn nguyên liệu để giảm chi phí vận chuyển, gần các trục giao thông quan
trọng, gần nơi tiêu thụ như các chợ, trung tâm thương mại…) về tư liệu sản xuất,
các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, cập nhật những máy móc hiện đại,
vật liệu đang thịnh hành cũng như giữ cho môi trường nhà xưởng luôn trong lành.
Hơn thế, cần quan tâm đến yếu tố người lao động: đảm bảo tiền lương, xây dựng
chế độ phúc lợi, chế độ bảo hiểm y tế phù hợp…

I. Tính phức tạp của lao động


Căn cứ vào mức độ phức tạp của lao động ta chia thành:
1. Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo
một cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ
cũng có thể thao tác được.
2. Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải
qua một quá trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của
những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
Ví dụ: trong một giờ lao động, người thợ sửa đồng hồ tạo ra nhiều giá
trị hơn người rửa bát. Bởi lao động của người rửa bát là lao động giản đơn, còn
lao động của thợ sửa đồng hồ là lao động phức tạp.
Lao động phức tạp = n lao động giản đơn

lượng lđ kết tinh giá trị


tăng
trong hàng hóa hàng hóa
mức mức
tăng tăng tỷ lệ
độ độ
thuận
giảm phức
phức lượng lđ kết tinh
tạp
tạp trong hàng hóa giảm giá trị
của lđ
hàng
LĐ vs giá
hóa
cả
giảm
hàng
hóa

Trong một giá trị như nhau, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao
động giản đơn. Vì thế các nhà làm kinh tế cần phải chú trọng đầu tư vào
những ngành lao động phức tạp đòi hỏi nhiều chất xám, và để làm được điều
này thì cần:
 Nâng cao chất lượng nguồn lao động : mở các trường dạy nghề, tập huấn kĩ
thuật, cho người lao động tiếp cận với những tiến bộ của khoa học công
nghệ… bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kĩ năng, tay nghề
 Nâng cao trình độ tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất khoa học cho người lao
động
 Thông qua các chương trình đào tạo cụ thể để phù hợp với từng đối tượng,
từng ngành nghề
 Phổ biến cho công nhân các kiến thức liên quan đến chất lượng sản phẩm,
giá cả thị trường và kiến thức về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
 Một số giải pháp khác: mở rộng quảng bá, tiếp thị hàng việt để đông đảo
người dân tiếp cận với hàng trong nước, loại bỏ tâm lí “sính ngoại” của
nhiều người. Mở những gian hàng giới thiệu hàng việt nam chất lượng cao,
đưa hàng việt về nông thôn, tổ chức các tuần lễ khuyến mãi với các sản
phẩm của doanh nghiệp trong nước. Và đặc biệt phải xây dựng thương hiệu
cho hàng việt để có vị thế trên thị trường.
 Như vậy, cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp trên, tuy nhiên vẫn phải
ưu tiên hàng đầu cho các giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động và
tăng mức độ phức tạp của lao động.

You might also like