You are on page 1of 8

Transfer Pricing ( Chuyển giá )

Chuyển giá được hiểu là việc áp dụng các biện pháp chính sách giá đối với hàng hóa,

nhằm mục đích thay đổi giá trị vốn có của hàng hóa hay dich vụ và tài sản được

chuyển dịch giữa các thành viên trong một tập đoàn hay một nhóm liên kết không

tuân theo mức giá đã quy định trên thị trường với mục đích cuối cùng là giảm thiếu số

tiền vốn phải nộp cho nhà nước.

Cơ chế định giá chuyển nhượng là một cách mà các công ty có thể chuyển các

khoản nợ thuế sang các khu vực pháp lí có mức thuế thấp.

Ví dụ: Công ty Cocacola đã áp dụng biện pháp chuyển giá này để trốn thuế như thế

nào

Ơ VN. Doanh nghiệp kinh doanh sẽ phải đóng thuế (Thuế suất), ở mức 20%. Chỉ

thu thuế nếu doanh nghiệp có lãi.

Muốn đóng ít thuế hoặc không đóng thuế chỉ có lãi ít hoặc không có lãi.

CCCL mà một tập đoàn đa quốc gia có nhiều công ty nhỏ bên trong, vì công ty

ĐQG nên có rất nhiều công ty con ở nhiều nước các nhau, đặc biệt là mỗi nước sẽ

đánh thuế khác nhau, có nước không đánh thuế để thu hút đầu tư nước ngoài để

đem đến công ăn việc làm cho nước của họ. Tuy không thu thuế họ vẫn có những

lợi ích đã tính toán


Do mức thuế khác nhau như vậy nên CCCL đã lách luật bằng cách mang lợi nhuận

từ đất nước có thuế cao đến nước có lợi nhuận thuế bằng không như vậy tổng tiền

trong tập đoàn này không đổi, lãi ở đất nước nào cũng là lãi của tập đoàn. Cũng là

số tiền đó mà báo lãi ở nước miễn thuế thì họ sẽ không mất thuế.

CCCL đã áp dụng những biện pháp sau

1. Tạo giá ảo giữa các công ty trong cùng tập đoàn

Công ty Coca VN mua nguyên liệu hết 30 tỷ, sản xuất coca bán và thu về 100 tỷ ,

chi phí khác là 20 tỷ, lãi 50 tỷ. Nhưng công ty Coca VN đã thông nhất công ty

cung cấp nguyên liệu kia, (cũng à công ty con thuộc Coca Cola), điều chỉnh giá

nguyên liệu lên 110 tỷ + chi phí 20 tỷ mà bán ra 100 tỷ thì Coca VN lỗ 30 tỷ suy ra

không phải đóng thuế.

Công ty A cung cấp nguyên liệu kia, chỗ nguyên liệu có 30 tỷ nhưng trong hợp

đồng ghi 110 tỷ lãi 80 tỷ. đáng nói ở đây là nước đó không thu thuế nên 80 tỷ nầy

không mất đồng thuế nào mà tổng số tiền là của tập đoàn Coca Cola

2. Tăng giá mua bản quyền bằng sáng chế

3. Chi phí phân bổ như marketting và quảng cáo


Fee and Royalties ( Phí và bản quyền )

Nhượng quyền và phí nhượng quyền

Nhượng quyền thương hiệu chính là một thuật ngữ để nói về một hình thức kinh

doanh của những cá nhân hay những tổ chức nào đó mà được phép dùng thương

hiệu của một sản phẩm hay dịch vụ của bên nhượng quyền nhằm để kinh doanh

trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên với điều kiện là bên được nhượng

phải đồng ý các thỏa thuận của bên nhượng lại thương hiệu.

Mô hình nhượng quyền thương hiệu tương đối là phổ biến trong thời gian gần đây,

nhượng quyền thương hiệu đã phát triển lên thành hoạt động tích hợp các công

việc từ marketing, cho đến hoạt động kinh doanh và hoạt động phân phối.

Chi phí nhượng quyền thương hiệu:

Những phí nhượng quyền ban đầu chỉ bao gồm có quyền sử dụng tên và sử dụng

hệ thống sản xuất, điều hành và đôi khi bao gồm có cả việc đào tạo theo chế độ,

đào tạo theo những thủ tục, tài liệu hướng dẫn, và theo một số chi tiết phụ trợ khác.

Phí này không bao gồm những thứ như sau: những tài sản cố định, bàn ghế, bất

động sản…

Ngoài các phí nhượng quyền, bên mua còn phải có nghĩa vụ trả một loại phí khác

đó là Phí thành viên (tên tiếng anh là royalty fees) hay các khoản thanh toán khác
theo đúng thỏa thuận để tiếp tục kinh doanh. Phần chi phí này sẽ thường được trích

ra từ tổng doanh thu bán hàng, nhưng nó cũng có thể là một khoản xác định. Tất cả

các điều khoản này sẽ phải được quy định rõ ràng trong hợp đồng nhượng quyền.

Phí này được sử dụng nhằm mục đích duy trì những loại dịch vụ tư vấn và dịch vụ

hỗ trợ mà bên bán sẽ phải cung cấp cho bên mua. Bên bán họ cũng có thể cung cấp

nguyên vật liệu trực tiếp cho bên mua.

Getting the base case right ( thực hiền quyền trụ sở chính )

Ví dụ Hãng xe FORD trong những năm 70 chỉ tập trung vào những dự
án xe nhỏ mặc dù đang có nhiều sự cạnh tranh với FORD ở Nhật Bản
vào thời điểm đó ,bởi vì FORD cho rằng dòng xe nhỏ này đang mang ít
lợi nhuận về cho công ty. Kết quả là TOYOTA hay NISSAN , và các
nhà sản xuất oto khác đã mở rộng thêm khâu sản xuát và đang đe dọa
đến hoạt động kinh doanh của trụ sở chính . Từ đây ta có thể hiểu được
bởi vì FORD chỉ tập trung đến dự án của xe nhỏ đem lại ít lợi nhuận mà
quên đi rằng thế mạnh của họ những dự án khácđang mang lợi nhuận lên
mà không tập trung phát triển thế mạnh đó .
Accounting for Intangble Benefits ( tính toán cho lợi ích vô hình )
Lập ngân sách vốn là một quá trình được sử dụng để ước tính tính khả thi về tài
chính của đầu tư vốn trong suốt thời gian đầu tư. Lập ngân sách vốn còn được gọi
là đánh giá đầu tư và thường giải quyết các dự án quy mô lớn. Trái ngược với trọng
tâm của một số loại phân tích đầu tư khác, trọng tâm của việc lập ngân sách vốn là
dòng tiền hơn là lợi nhuận. Khi lập kế hoạch vốn, các dòng tiền vào và ra của một
dự án phải được tính đến. Lợi ích vô hình có thể giúp xác định liệu một dự án hoặc
nỗ lực có đáng để đầu tư thời gian và tiền bạc hay không. Do đó, trong khi chuẩn
bị ngân sách, có thể nên bao gồm một mục hàng để ước tính giá trị của các lợi ích
vô hình.
Lợi ích vô hình, đôi khi còn được gọi là “lợi ích mềm”, là lợi nhuận có thể quy cho
dự án cải tiến mà không thể báo cáo cho các mục đích kế toán chính thức.

Những lợi ích này không được đưa vào tính toán tài chính vì chúng không phải là
tiền tệ hoặc khó định lượng và tính toán.

CÁC LOẠI LỢI ÍCH VÔ HÌNH

- Hỗ trợ chiến lược tổ chức

Trong số những lợi ích vô hình, chúng tôi nhận thấy vị thế thị trường gia tăng
và/hoặc nhận thức của khách hàng rằng tổ chức là công ty dẫn đầu ngành.

- Trải nghiệm người dùng nâng cao

Một số dự án có thể tạo ra một sản phẩm dễ sử dụng hơn cho khách hàng cuối cùng
hoặc cung cấp các tính năng sáng tạo. Điều này dẫn đến trải nghiệm người dùng tốt
hơn, một lợi ích vô hình cho tất cả người dùng thực tế.

- Tăng sự hài lòng của khách hàng

Các dự án nói chung nhằm mục đích mang lại sự hài lòng cho khách hàng cuối
cùng , cho dù đây là khách hàng bên ngoài hay bên trong tổ chức. Mặt khác, nếu
khách hàng không hài lòng với kết quả, dự án không thể được coi là thành công.
Tuy nhiên, sự hài lòng của khách hàng tăng lên là một lợi ích vô hình vì không thể
đo lường nó một cách khách quan.

- Tuân thủ tốt hơn

Một số dự án có ý định làm lại các hệ thống hoặc quy trình sẽ trải qua quá trình
kiểm toán. Nếu một tổ chức vi phạm quy định hoặc chính sách tuân thủ, tổ chức đó
có thể phải đối mặt với những khoản tiền phạt rất lớn. Đôi khi, lợi ích của dự án
chỉ là: làm điều gì đó để mang lại sự an toàn hơn cho tổ chức.
- tài sản thương hiệu

Tài sản thương hiệu là một trong những mục tiêu chính của hầu hết các tổ chức.
Một số dự án tìm cách cải thiện tài sản thương hiệu bằng cách cung cấp các dịch
vụ tốt hơn và giữ các tiêu chuẩn. Đây là một ví dụ khác về lợi ích vô hình.

Đôi khi, những lợi ích hữu hình được coi là quan trọng hơn những lợi ích vô hình.
Điều này bởi vì chúng có thể định lượng và nhận ra ngay lập tức.

Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng những lợi ích vô hình cũng xứng đáng được xem xét
như vậy, vì chúng cấu thành một phần quan trọng trong giá trị của một tổ chức.

Theo các nhà kinh tế, hơn 25% giá trị của các công ty hiện nay dựa trên các tài sản
vô hình, chẳng hạn như hình ảnh thương hiệu và thị phần.

Đây là cách nó trở nên cần thiết, trong quá trình phân tích dự án, để xem xét các lợi
ích hữu hình cũng như vô hình và coi chúng có tầm quan trọng như nhau.

7. Tác động của hiện tượng chuyển giá tiền đến nền kinh tế
Khi xảy ra hành vi chuyển giá mà không có quy định pháp luật để xử lý hoặc không được
xử lý theo quy định của pháp luật thì sẽ có hai tác động cơ bản sau:
Tác động chính của chuyển giá lên nền kinh tế
Thứ nhất, hoạt động chuyển giá tiền làm thất thu ngân sách nhà nước. Với doanh nghiệp,
việc thu lợi được từ thuế sẽ tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, tuy nhiên sẽ khiến các giá
trị về thuế của Nhà nước thiếu hụt và dẫn đến thất thu.
Thứ hai, tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể kinh tế. Mặc
nhiên, khi một doanh nghiệp được hưởng lợi về nghĩa vụ thuế thông qua hành vi chuyển
giá, doanh nghiệp này sẽ thu lợi cao hơn những doanh nghiệp khác có cùng điều kiện
nhưng không thực hiện hành vi chuyển giá.
Một môi trường cạnh tranh lành mạnh phải tạo ra khả năng hưởng lợi chính đáng từ hoạt
động kinh doanh chính đáng. Ngoài ra, với việc được lợi nhờ chuyển giá, các doanh
nghiệp này có thể mua nguyên liệu đầu vào với giá cao làm cho các doanh nghiệp khác
không thể mua được nguyên liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh, đẩy các doanh nghiệp
khác vào tình trạng phá sản.
Thuế
Khi đầu tư hoặc sản xất kinh doanh tại một đất nước. khi doanh nghiệp hoạt động trên
lãnh thổ đất nước, sẽ được sử dụng đường xá, cầu cồng, bến cảng, sân bay, hay là y tế, và
được bảo hộ khi có biến động,… Thuế là khoản phải nộp để Nhà nước duy trì và phát
triển đất nước. Khi đất nước cho doanh nghiệp sản xuất đầu tư, thì nghĩa vụ đầu tiên của
doanh nghiệp đó là sản sinh ra lợi nhuận và đóng góp một phần lời nhuận đó về cho Nhà
nước. Do đó trách nhiệm thuế là một phần thiết yếu và là phải đóng của doanh nghiệp.
Bởi vì đã kinh doanh thì phải có lãi, mà phải có lãi. Tuy nhiên, một số nước pháp luật còn
chưa chặt chẽ, lỏng lẽo, tạo nhiều khẽ hỡ để một số doanh nghiệp tìm cách trốn thuế,
giảm thuế nhằm tối đa hóa lợi nhuận, tuy nhiên điều này diễn ra một cách tràn làn và dẫn
đến thất thoát những số tiền khổng lồ cho nhà nước.
Lá chắn thuế
Một khái niệm mới có mục địch giống như chuyển giá. Lá chắn thuế cũng được sử dụng
để làm giảm khoản thuế phải nộp.
Lá chắn thuế là khoản khấu trừ từ thu nhập chịu thuế của một người hoặc doanh nghiệp
bằng cách yêu cầu khấu trừ hợp lệ cụ thể như lãi thế chấp (hay còn được hiểu là tiền vay
mua), chi phí y tế, các khoản đóng góp từ thiện và khấu hao.
- Thuật ngữ "lá chắn thuế" đề cập đến khả năng khấu trừ thuế nhằm che chắn cho các
phần thu nhập của người nộp thuế khỏi sự tác động của thuế.
- Lá chắn thuế khác nhau giữa các quốc gia và lợi ích của chúng phụ thuộc vào thuế suất
chung và dòng tiền của người nộp thuế trong năm tính thuế cụ thể.
Ví dụ: Vì các khoản thanh toán lãi cho một số khoản nợ nhất định được chấp nhận là các
khoản chi phí được khấu trừ thuế, nên việc vay nợ đóng vai trò tạo ra lá chắn thuế. Chiến
lược đầu tư hiệu quả về thuế là nền tảng của đầu tư cho các cá nhân và tổ chức có hóa
đơn thuế hàng năm cao.
- Việc tính toán lá chắn thuế có thể được đơn giản hóa bằng cách sử dụng công thức sau:
Lá chắn thuế = Giá trị được khấu trừ thuế (chi phí) x Thuế suất
Ví dụ một doanh nghiệp có chi phí lãi vay trong năm tính thuế là 1.000 và thuế suất thuế
thu nhập doanh nghiệp là 24%, lá chắn thuế của doanh nghiệp sẽ được tính như sau:
1.000 x 24% = 240 (đô la)
Liên hệ thực tiễn
- Lá chắn thuế góp phần giải thích vì sao trên thực tế các doanh nghiệp thường sử dụng
kết hợp nợ vay và vốn chủ sở hữu để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Lá chắn
thuế tạo ra một khoản tiết kiệm thuế cho doanh nghiệp.
- Lá chắn thuế giảm lượng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước bằng
cách giảm thu nhập chịu thuế. Nói cách khác, trước khi có lá chắn thuế, tiền thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp nhiều hơn so với khi doanh nghiệp sử dụng lá chắn thuế. Lá
chắn thuế làm giảm khoản chi trả thuế cho nhà nước và làm gia tăng giá trị cho các cổ
đông.

You might also like