You are on page 1of 2

Động cơ thuế

Liệu động cơ thuế có phải là yếu tố quyết định quan trọng của M&A hay không cũng là
một chủ đề gây tranh cãi nhiều trong lĩnh vực tài chính. Một số nghiên cứu đã kết luận
rằng việc mua lại có thể là một phương tiện hiệu quả để đảm bảo các lợi ích về thuế.
Gilson, Scholes và Wolfson đã đặt ra khung lý thuyết thể hiện mối quan hệ giữa những
lợi ích đó và M&A. Họ khẳng định rằng đối với một phần nhỏ nhất định của các vụ sáp
nhập, động cơ thuế có thể đóng một vai trò quan trọng.
Tuy nhiên, Hayn đã phân tích thực nghiệm mối quan hệ này và đã phát hiện ra rằng “các
lợi ích về thuế tiềm năng bắt nguồn từ việc chuyển lỗ ròng từ hoạt động kinh doanh”. Có
nghĩa rằng để nhận được lợi thế của các khoản lỗ tiềm năng thì công ty đi sáp nhập phải
thực hiện sáp nhập với công ty mục tiêu có khoản lỗ trong hoạt động (các khoản lỗ này
được xem là khoản lỗ hoạt động ròng – Net operating losses). Từ đó, công ty đi thâu tóm
có thể tận dụng được khoản lỗ ròng bù trừ vào lợi nhuận của mình để đạt được một khoản
tiết kiệm thuế.
Ngoài ra, trong năm 2014, một số thương vụ đã thu hút sự chú ý vì tác động của động cơ
thuế đối với quyết định sáp nhập. Chúng được gọi là những thương vụ redoMicile. Các
thương vụ này bị thúc đẩy bởi các mức thuế khác nhau ở các quốc gia liên quan. Ví dụ:
AbbVie đã mua lại Shite PLC và bằng cách đó, họ đã thành lập trụ sở mới tại Vương
quốc Anh. Các báo cáo đã chỉ ra rằng động thái này sẽ làm giảm thuế suất của công ty,
vốn là 22% vào năm 2013, xuống còn 13% vào năm 2016. Hoa Kỳ có một trong những
mức thuế doanh nghiệp cao nhất trong tất cả các nước lớn, và Quốc hội Hoa Kỳ không có
đủ ý chí chính trị để thay đổi các mức thuế suất sao cho phù hợp hơn với các quốc gia
hiện đại khác. Điều này đã khiến nhiều công ty phải duy trì số dư tiền mặt lớn bên ngoài
Hoa Kỳ và miễn cưỡng chuyển các khoản tiền này về nước.

KẾT LUẬN
M&A, viết tắt của "Mergers and Acquisitions" (sáp nhập và mua bán công ty), là một
trong những quy trình quan trọng nhất trong vòng đời của một doanh nghiệp, mang lại
nhiều lợi ích lớn. Đây là quá trình mà hai hoặc nhiều công ty kết hợp với nhau để tạo ra
một công ty mới hoặc mở rộng quy mô kinh doanh. Các thương vụ sáp nhập và mua bán
(M&A) đều được thúc đẩy bởi một hoặc nhiều động cơ mà mang lại lợi ích to lớn cho tất
cả các bên tham gia.
Đối với các doanh nghiệp, M&A góp phần cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Sau M&A, doanh nghiệp sẽ được tăng thêm nguồn vốn sử dụng và khả năng tiếp cận
nguồn vốn, chia sẻ rủi ro, tăng cường tính minh bạch về tài chính. Đồng thời, M&A còn
giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh dựa vào quy mô khi doanh nghiệp có
thể thâm nhập được vào thị trường mới, có thêm một dây chuyền sản phẩm mới hay mở
rộng phạm vi phân phối, mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch, các dự án… Hơn nữa, quy
mô lớn cũng giúp giảm thiểu chi phí trong kinh doanh như giảm thiểu sự trùng lặp trong
mạng lưới phân phối, tiết kiệm chi phí hoạt động và chi phí quản lý... Sau khi thực hiện
M&A, hai bên có thể khai thác được những lợi thế lẫn nhau, tăng thị phần, tận dụng quan
hệ khách hàng, khả năng bán chéo sản phẩm, dịch vụ, từ đó góp phần nâng cao năng lực
cạnh tranh và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới. Đối với các doanh nghiệp đang làm ăn
thua lỗ, bị suy thoái hoặc lợi thế cạnh tranh bị giảm sút, thiếu sự thích nghi đối với môi
trường kinh doanh mới... thì M&A là một phương pháp hữu hiệu để công ty tránh khỏi
việc bị phá sản. Đối với các công ty mới tạo, M&A là cách để các doanh nghiệp bổ sung
khiếm khuyết và cộng hưởng sức mạnh với nhau, tạo thành sức mạnh gấp nhiều lần.
Doanh nghiệp có thể giảm chi phí bằng cách cắt bớt nhân viên thừa, yếu kém, nâng cao
năng suất lao động. Hoặc thông qua việc chuyển giao và bổ sung công nghệ cho nhau,
năng suất lao động của doanh nghiệp sẽ được tăng lên. Với quy mô lớn, doanh nghiệp
mới cũng sẽ có một vị thế thuận lợi khi đàm phán với đối tác, mở rộng các kênh
marketing, hệ thống phân phối cũng như tăng vị thế trong mắt cộng đồng. [2]

Mặc dù M&A mang lại cơ hội lớn, không phải lúc nào cũng thành công. Có nhiều yếu tố
tác động đến kết quả của thương vụ M&A, bao gồm tính hợp nhất của chiến lược phát
triển giữa các doanh nghiệp, sự khác biệt văn hóa và khả năng quản lý của lãnh đạo
doanh nghiệp. Mặc dù rủi ro lớn, các doanh nghiệp quyết định thực hiện M&A bởi lợi ích
mà nó mang lại không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho toàn bộ nền kinh tế đất nước.

[2] https://sanmuabandoanhnghiep.vn/article/vai-tro-cua-m_a-doi-voi-doanh-nghiep-
473.html

You might also like