You are on page 1of 1

Điều kiện M&A tại Việt Nam

Theo Điều 153 Luật Doanh nghiệp: “Một hoặc một số công ty cùng loại có thể sáp
nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích
hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp
nhập”.
Như vậy, sáp nhập là hoạt động xảy ra khi các doanh nghiệp, thường là các doanh
nghiệp trong cùng một ngành, đồng ý hợp lại thành một doanh nghiệp mới có quy mô lớn
hơn và có sức cạnh tranh cao hơn. Kết quả của việc sáp nhập là cho ra đời một công ty
mới, khác biệt với công ty trước khi hợp nhất. Công ty mới này có thể sử dụng một tên
hoàn toàn khác so với các công ty sáp nhập hoặc tên của công ty mới là sự kết hợp tên
của các công ty sáp nhập. Cho dù có thay đổi hoặc không thay đổi tên doanh nghiệp sau
khi sáp nhập, nhưng thương hiệu của doanh nghiệp cũ vẫn được duy trì và phát triển về
sau.
Vai trò của M&A
Đối với doanh nghiệp:
- Góp phần cải thiện tài chính của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh dựa vào quy mô
- Hai bên hợp tác có thể khai thác được những lợi thế của nhau
- Là lời giải giúp các doanh nghiệp tránh bị thua lỗ triền miên
Đối với các công ty mới sáng tạo:
- Cách giúp các doanh nghiệp bổ sung khiếm khuyết và cộng hưởng sức mạnh với
nhau, tạ thành sức mạnh gấp nhiều lần.
- Doanh nghiệp có thể giảm chi phí bằng cách cắt bớt nhiên viên thừa, yếu kém,
nâng cao năng suất lao động.
- Thông qua việc chuyển giao và bổ sung công nghệ cho nhau, năng suất lao động
của doanh nghiệp sẽ được tăng lên.
Đối với nhà đầu tư:
- M&A là một cách thức hiệu quả để họ bước vào thị trường một cách nhanh chóng
mà không cần mất thời gian để tìm kiếm một dự án hay làm các thủ tục hành
chính.
- Bên cạnh đó M&A cũng giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí “bôi trơn” khi
thành lập một doanh nghiệp mới, tạo ra một thị trường mới và các chi phí phát
sinh khác.
-

You might also like