You are on page 1of 4

Vấn đề 1: Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp (“TNDN”)

1) Nội dung sách:

“một phần thuế thu nhập doanh nghiệp được chuyển cho người tiêu dùng dưới dạng
giá sản phẩm cao hơn, giống như thuế tiêu thụ đặc biệt (rõ ràng).”

Theo quan điểm của Tác giả, thuế TNDN có thể tác động làm tăng giá bán của sản
phẩm giống như thuế tiêu thụ đặc biệt, nói cách khác thuế TNDN được cộng vào giá
thành sản phẩm của hàng hóa, dịch vụ. Như vậy, dưới góc nhìn của Tác giả thuế
TNDN mang đặc trưng của thuế gián thu – thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ.
2) Pháp luật Việt Nam
Thuế TNDN đánh vào thu nhập của tổ chức kinh tế, thuộc nhóm thuế trực thu nên
ĐTNT cũng là người chịu thuế. Do đó, thuế TNDN không được chuyển cho người
tiêu dùng thông qua việc tính giá thành sản phẩm của hàng hóa, dịch vụ. Việc xác
định giá thành của hàng hóa, dịch vụ phụ thuộc hoàn toàn vào chi phí sản xuất và sản
lượng sản xuất của mỗi doanh nghiệp.

Vấn đề 2: Thu nhập từ thanh lý tài sản của doanh nghiệp có bị tính thuế TNDN
1) Nội dung sách:

Nếu một công ty đã đánh giá cao tài sản thanh lý, do đó chuyển nhượng tài sản cho
các cổ đông, và sau đó họ bán chúng, thì việc mua bán nên được coi là bán bởi
công ty nên theo đó phải trả thuế thu nhập hay là bán bởi các cổ đông nên không
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp? Cách thứ hai là cách tiếp cận của Bộ luật Doanh
thu Nội bộ - và bị phản đối trên cơ sở kinh tế vì tạo ra chi phí giao dịch không cần
thiết (chi phí thanh lý do mong muốn tránh thuế thu nhập doanh nghiệp)

2) Pháp luật Việt Nam


2.1. Quy trình thanh lý tài sản doanh nghiệp:
- Sau khi công ty hoàn tất chuyển nhượng hoặc thanh lý (tức bán lại) tài sản không
phải bất động sản thuộc sở hữu của mình cho thành viên góp vốn hoặc cổ đông
(việc đăng ký quyền sở hữu tài sản phát sinh tùy thuộc loại tài sản), thì tài sản đó
thuộc quyền sở hữu của bên nhận chuyển nhượng hoặc nhận thanh lý. Với tư
cách bên chuyển nhượng, công ty sẽ phát sinh thu nhập từ chuyển nhượng tài
sản.
- Trường hợp thành viên góp vốn hoặc cổ đông là doanh nghiệp, giao dịch bán lại
giữa chủ sở hữu mới với bên thứ ba sẽ làm phát sinh thu nhập từ chuyển nhượng
tài sản cho thành viên góp vốn hoặc cổ đông là doanh nghiệp.
2.2. Thu nhập khác trong tính thuế TNDN
- Xét căn cứ tính thu nhập chịu thuế TNDN được quy định tại khoản 2 Điều 4
Thông tư 78/2014/TT-BTC bên dưới, có thể thấy Thu nhập khác được liệt kê
khi xác định Thu nhập chịu thuế TNDN:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

2.3. Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản của doanh nghiệp phải chịu thuế
TNDN
- Tiền thu được từ chuyển nhượng hay thanh lý tài sản không phải bất động sản
thuộc sở hữu của doanh nghiệp cho cá nhân. tổ chức (bất kể là thành viên/cổ
đông hay không), không phân biệt đã thu được tiền về hay chưa thuộc nhóm
Thu nhập khác tại khoản 6 Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sđbs Thông tư
96/2015/TT-BTC). Như vậy, thu nhập từ thanh lý tài sản của công ty vẫn phải
chịu thuế TNDN.
- Các doanh nghiệp Việt Nam không thể lấy hoạt động chuyển nhượng hay thanh
lý tài sản thuộc sở hữu của công ty để tránh thuế TNDN theo quy định của pháp
luật về thuế.

Vấn đề 3: Thu nhập từ tiền bảo hiểm tài sản của doanh nghiệp chịu thuế TNDN
1) Nội dung sách:

Trong một số trường hợp có thể có kết quả phân bổ sai thậm chí còn nghiêm trọng
hơn. Giả sử một công ty có một nhà máy được bảo hiểm đầy đủ và nhà máy bị cháy.
Số tiền thu được từ bảo hiểm trừ đi chi phí ban đầu đã khấu hao của nhà máy sẽ
được coi là khoản lãi chịu thuế đối với công ty ngay cả khi công ty quyết định thanh

2) Pháp luật Việt Nam
- Căn cứ:
+ Công văn số 2058/TCT-CS ngày 14/06/2010 về chính sách thuế: “Trường
hợp doanh nghiệp có nhận tiền bồi thường bảo hiểm sau khi trừ Khoản
tiền tổn thất liên quan đến Khoản tiền bồi thường bảo hiểm nhận được thì
Khoản thu nhập này được hạch toán vào thu nhập khác để xác định thu
nhập chịu thuế TNDN”.
+ Tinh thần của đoạn 1 khoản 13 Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC:
“Trường hợp doanh nghiệp có khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường do
bên đối tác vi phạm hợp đồng hoặc các khoản thưởng do thực hiện tốt cam
kết theo hợp đồng phát sinh cao hơn khoản chi tiền phạt, tiền bồi thường
do vi phạm hợp đồng (các khoản phạt này không thuộc các khoản tiền phạt
về vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính), sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác.”
tiền bồi thường thuộc nhóm Thu nhập khác nên vẫn phải chịu thuế TNDN.
Vấn đề 4: Lợi thế thương mại

Đây là một vấn đề khác. Một doanh nghiệp được bán với giá 1 triệu đô la;
người mua có được phép coi toàn bộ giá mua là chi phí có thể khấu hao hay các tài
sản gồm cả doanh nghiệp đó phải được định giá riêng cho mục đích xác định chi phí?
Vế sau là cách tiếp cận được sử dụng; và nếu tài sản được định giá thấp hơn giá mua
doanh nghiệp, phần chênh lệch được gán cho một tài sản vô hình gọi là lợi thế
thương mại hoặc giá trị hoạt động và không thể khấu hao cho mục đích thuế . Điều
này liệu có ý nghĩa kinh tế? 4

Nếu tài sản vật chất của công ty được định giá bằng cách vốn hóa thu nhập mà
công ty dự kiến sẽ tạo ra với chúng, thì vì giá mua sẽ tương tự như giá trị vốn hóa của
thu nhập dự kiến, nên sẽ không bao giờ có thặng dư. Nhưng nếu các tài sản vật chất
được định giá dựa trên chi phí thay thế chúng, thì rất có thể sẽ có một khoản thặng
dư.

Trong số những lý do có thể dẫn đến sự khác biệt, có hai lý do dường như đặc
biệt quan trọng. Đầu tiên, có thể có tài sản phi vật chất, đặc biệt là vốn nhân lực dưới
nhiều hình thức khác nhau. Thứ hai, công ty có thể có quyền lực độc quyền nào đó, do
đó giá sản phẩm đầu ra của công ty không thấp hơn chi phí cận biên. Trong trường
hợp thứ hai, về nguyên tắc, việc khấu trừ thuế có được phép hay không phụ thuộc vào
nguồn độc quyền quyền lực — nhưng đó khó có thể là một cuộc điều tra khả thi để Sở
Thuế vụ thực hiện trong mỗi lần bán doanh nghiệp. Trong trường hợp đầu tiên, về
nguyên tắc, vấn đề là đánh giá thời gian sử dụng của một loại tài sản không quen
thuộc.

(gửi cơ quan thuế) loại tài sản để xác định thời gian khấu hao tối ưu. Tuy nhiên, theo
luật hiện hành, các công ty được phép khấu hao tài sản vật chất vì mục đích thuế
nhanh hơn nhiều so với thực tế dự kiến sẽ hao mòn của tài sản thực, nên sẽ tùy tiện lo
lắng về việc khấu hao tài sản phi vật chất với tốc độ nhanh hơn tốc độ hao mòn của
chúng. Khi tất cả những điều này cộng thêm khó khăn và chi phí định giá tài sản bằng
các phương pháp phi thị trường, có thể đưa ra lập luận mạnh mẽ rằng người mua nên
được phép khấu hao toàn bộ chi phí mua lại hoạt động kinh doanh của người bán.

Lợi thế thương mại – Chuẩn mực số 11. Hợp nhất kinh doanh

điểm 2 tiểu mục A Mục I Thông tư 21/2006/TT-BTC


Khoản chênh lệch giữa giá phí hợp nhất kinh doanh lớn hơn phần sở hữu của bên mua
trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản nợ
tiềm tàng đã ghi nhận được gọi là lợi thế thương mại. Khoản lợi thế thương mại này
được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mua (Công ty
A) trong thời gian tối đa không quá 10 năm.

Chuẩn mực kế toán số 11 – Hợp nhất kinh doanh


Lợi thế thương mại: Là những lợi ích kinh tế trong tương lai phát sinh từ các tài sản
không xác định được và không ghi nhận được một cách riêng biệt.

Đoạn 4 và 5 Điểm 2.16 khoản 2 Điều 6 TT78 (sđbs TT96)


Trường hợp doanh nghiệp có chi các khoản chi phí để có các tài sản không thuộc tài
sản cố định: chi về mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép
chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh, quyền sử dụng
thương hiệu... thì các khoản chi này được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng
tối đa không quá 03 năm.
Trường hợp doanh nghiệp có góp vốn bằng giá trị lợi thế kinh doanh, giá trị quyền sử
dụng thương hiệu thì giá trị lợi thế kinh doanh, giá trị quyền sử dụng thương hiệu góp
vốn không tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

You might also like