You are on page 1of 35

Chương 5

NGHIÊN CỨU THUẾ

LÊ QUANG CƯỜNG
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Hiểu và áp dụng sáu bước của quy trình
nghiên cứu thuế.
2. Xác định các thẩm quyền sơ cấp của
luật thuế.
3. Sử dụng thẩm quyền thứ cấp của luật
thuế để xác định các thẩm quyền sơ cấp.
NGHIÊN CỨU THUẾ
(TAX RESEARCH)
Nghiên cứu thuế là quy trình xác định thuế có
khả năng xảy ra nhất của một quá trình hành
động của một cá nhân hoặc một tổ chức thực
hiện.
NGHIÊN CỨU
ĐỊNH LƯỢNG
x
NGHIÊN CỨU
THUẾ
NGHIÊN CỨU
ĐỊNH TÍNH
NGHIÊN CỨU THUẾ
(TAX RESEARCH)
Một khách hàng sẽ thuê người tư vấn thuế để
nghiên cứu một giao dịch (hoặc các chuỗi giao
dịch) đã xảy ra.
Các sự kiện xoay quanh giao dịch sẽ theo như
sổ sách kế toán và không còn là đối tượng
trong tầm kiểm soát của khách hàng.
Thuế của một giao dịch đóng (closed-fact
transaction) này không thể thay đổi được dù
chúng không làm cho các khách hàng hài lòng.
Do vậy, người tư vấn sẽ bị hạn chế vì họ chỉ
cung cấp một dịch vụ tuân thủ thuế cho
khách hàng.
NGHIÊN CỨU THUẾ
(TAX RESEARCH)
Ví dụ 1: tháng 05/2017 công ty CP Á Châu ký hợp
đồng thuê công ty TNHH tư vấn thuế K&T tiến
hành kiểm tra và điều chỉnh những sai sót của
các hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
năm 2015, 2016 và 2017 của công ty Á Châu.
Do các hồ sơ quyết toán thuế của năm 2015, 2016
và 2017 công ty Á Châu đã hoàn tất và nộp cho
cơ quan thuế. Các sự kiện và giao dịch đã diễn ra
trong quá khứ và thể hiện trên sổ sách, báo cáo tài
chính, hóa đơn, chứng từ khác. Vì vậy, đây là một
giao dịch đóng. Dịch vụ do công ty K&T cung cấp
chỉ là một dịch vụ tuân thủ thuế.
NGHIÊN CỨU THUẾ
(TAX RESEARCH)
Như một sự lựa chọn có thể thay thế khác thì một
khách hàng sẽ thuê một người tư vấn thuế để
nghiên cứu một giao dịch mà người khách hàng
dự định sẽ đảm trách vào một thời điểm trong
tương lai.
Trong các giao dịch mở (open-fact transaction)
này, người tư vấn có thể giúp khách hàng tạo ra
các sự kiện sẽ ảnh hưởng đến thuế.
Dịch vụ hoạch định thuế có giá trị đáng kể đối
với những khách hàng muốn tối đa giá trị sau
thuế của các giao dịch.
NGHIÊN CỨU THUẾ
(TAX RESEARCH)
Ví dụ 2: công ty CP Thiên Thanh trước khi tuyển
dụng nhân viên đã yêu cầu CFO cho ý kiến để bộ
phận nhân sự xây dựng chính sách tiền lương
cho nhân viên của công ty. Các vấn đề như: tiền
lương, phụ cấp, tiền bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm
hưu trí tự nguyện, tiền thuê nhà, tiền thưởng
nhằm mục tiêu đem lại lợi ích thuế cho hai bên
(công ty và nhân viên).
Đây là một chính sách xây dựng cho tương lai
và là một giao dịch mở. CFO đang cung cấp dịch
vụ hoạch định thuế cho công ty Thiên Thanh.
PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NĂNG
NGHIÊN CỨU THUẾ
Nghiên cứu thuế là một kỹ năng trí tuệ được
phát triển thông qua cả giáo dục lẫn kinh
nghiệm.
Những người tham gia vào nghề nghiệp thuế đã
hoàn tất nhiều giờ nghiên cứu chính quy là
một phần của giáo dục bậc đại học.
Các chuyên gia thuế cũng học theo cách đó.
Cũng như bất cứ kỹ năng nào, việc thành thạo
sẽ đến thông qua thực tiễn và các chuyên gia
thuế sẽ trở nên thành thạo hơn qua từng dự án
nghiên cứu mà họ đã đảm nhận.
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU THUẾ
(TAX RESEARCH PROCESS)
Quy trình nghiên cứu thuế có thể được chia nhỏ
thành 6 bước.
Đối với những sinh viên chỉ nên tập trung vào việc
hoàn chỉnh từng bước nghiên cứu riêng biệt
theo trình tự.
Sinh viên sẽ thiết lập các thói quen nghiên cứu
tốt.
Khi thành thạo hơn nữa, sinh viên sẽ hòa nhập
dần dần các bước nghiên cứu vào trong một quy
trình nghiên cứu liền lạc.
Khi các sinh viên trở thành những nhà nghiên cứu
hoàn hảo thì họ sẽ tự động thực hiện sáu bước
cho mỗi dự án nghiên cứu mà họ đảm trách.
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU THUẾ

1. Hiểu về giao dịch của khách hàng và thu thập


các sự kiện.
2. Nhận định các vấn đề, các vướng mắc hoặc
các cơ hội được gợi ý bởi các sự kiện và trình bày
rõ ràng các câu hỏi nghiên cứu cụ thể.
3. Xác định thẩm quyền luật thuế liên quan.
4. Phân tích các thẩm quyền liên quan và trả lời
các câu hỏi nghiên cứu.
5. Lập lại từ bước 1 đến hết bước 4 càng nhiều
lần càng cần thiết.
6. Dẫn chứng tài liệu về việc nghiên cứu của bạn
và truyền đạt các kết luận của bạn.
BƯỚC 1: THU THẬP CÁC SỰ KIỆN
(GET THE FACTS)
Trước khi nhà nghiên cứu có thể phân tích
thuế của một giao dịch thì họ phải hiểu triệt để về
chính bản thân của giao dịch. Nhà nghiên cứu
nên thảo luận giao dịch một cách chi tiết với
khách hàng của họ để xác định động cơ của
khách hàng.
Mục tiêu kinh tế của khách hàng là gì trong giao
dịch đảm trách?
Khách hàng đã biết trước những gì về kết quả
mong muốn?
Khách hàng đã nhận biết được những rủi ro gì?.
BƯỚC 1: THU THẬP CÁC SỰ KIỆN
(GET THE FACTS)
Quay trở lại ví dụ 2, nhà hoạch định cần hiểu
rõ mục tiêu kinh tế mà công ty CP Thiên Thanh
mong muốn là “lợi ích thuế cho hai bên (công ty
và nhân viên)”. Đây sẽ là một đàm phán song
phương và phải đảm bảo lợi ích cho cả công ty và
nhân viên.
Công ty Thiên Thanh để đạt được mục tiêu này sẽ
tiến hành xây dựng “chính sách tiền lương”. Nhà
hoạch định cần thu thập các sự kiện liên quan
đến chính sách tiền lương của công ty. Họ cần
phải thu thập đầy đủ và toàn diện tất cả các sự
kiện gây ảnh hưởng đến lợi ích của công ty và
nhân viên.
BƯỚC 1: THU THẬP CÁC SỰ KIỆN
(GET THE FACTS)
 Ví dụ 3: một nhân viên kinh doanh thay vì ký hợp đồng lao
động với mức lương 10 triệu đồng/tháng thì phải nộp thuế
trên thu nhập trên 10 triệu đồng và chi tiền ăn và tiền tiếp
khách của bản thân cá nhân này bằng thu nhập sau
thuế. Cá nhân này có thể đề nghị ký hợp đồng lao động 8
triệu đồng/tháng và công ty sẽ chi khoản tiền tiếp khách 2
triệu đồng/tháng. Khi đó, công ty vẫn được giảm trừ chi phí
10 triệu đồng còn cá nhân chỉ nộp thuế trên 8 triệu đồng. 2
triệu đồng tiếp khách khó phân biệt được giữa khách của
công ty hay khách của bản thân cá nhân hoặc tiền ăn với
khách hàng công ty hay tiền ăn của cá nhân. Quan trọng là
cá nhân chi bằng 2 triệu đồng tiền trước thuế chứ không
phải sau thuế.
BƯỚC 1: THU THẬP CÁC SỰ KIỆN

Nhà nghiên cứu phải phát hiện tất cả


các sự kiện liên quan đến giao dịch
của khách hàng.
Nhà nghiên cứu nên đặt câu hỏi với
khách hàng về tính rõ ràng của giao
dịch “ai, khi nào, ở đâu, tại sao và
như thế nào”.
BƯỚC 1: THU THẬP CÁC SỰ KIỆN
VẤN ĐỀ CẦN THẢO LUẬN
ĐỂ THU THẬP CÁC SỰ KIỆN LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH
SÁCH TIỀN LƯƠNG. CÁC NHÓM THẢO LUẬN ĐỂ ĐƯA
RA CÁC CÂU HỎI CẦN THIẾT:

CÂU HỎI 1:

CÂU HỎI 2:

CÂU HỎI N:
BƯỚC 1: THU THẬP CÁC SỰ KIỆN

Nhà nghiên cứu không nên giả định rằng


tóm tắt ban đầu về giao dịch của khách
hàng là thật sự chính xác và hoàn chỉnh.
Có thể khách hàng đã không xác định
tất cả các sự kiện mà nhà nghiên cứu
cần.
Hoặc khách hàng đã không chú ý đến ý
nghĩa của các sự kiện đáng tin cậy và đã
bỏ qua chúng khỏi tóm tắt ban đầu.
BƯỚC 1: THU THẬP CÁC SỰ KIỆN

Nhà nghiên cứu phải đưa vào bảng miêu tả


trình độ về kiến thức thuế của khách hàng.
Nếu khách hàng có một số kiến thức về luật
thuế thì người nộp thuế có thể đặt các câu
hỏi và án chừng những kiến thức như vậy.
Nếu khách hàng là người không có kinh
nghiệm trong các vấn đề về thuế thì nhà
nghiên cứu chỉ nên hỏi những câu hỏi mà
khách hàng có thể trả lời và không liên quan
đến luật thuế.
BƯỚC 1: THU THẬP CÁC SỰ KIỆN

Quay lại ví dụ 2, nhà nghiên cứu cần xác định đối


tượng mình đang đặt câu hỏi là Tổng Giám đốc hay
Giám đốc Nhân sự.
Nếu là Tổng Giám đốc thì cần xác nhận rằng người
được hỏi thường không có kiến thức về thuế. Vì vậy,
ta chỉ nên hỏi các câu hỏi về chính sách, mục tiêu
chính của công ty.
Nếu là Giám đốc Nhân sự thì cần xác nhận rằng
người được hỏi rất thông thạo về vấn đề lao động và
am hiểu về tiền lương, phụ cấp hay tiền thưởng, bảo
hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp ... Để khai thác ra các
câu hỏi chi tiết và tương thích với người được hỏi.
BƯỚC 2: NHẬN ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ
(IDENTIFY THE ISSUES)

Nhà nghiên cứu nhận định vấn đề tổng quan hoặc các
vấn đề thuế về giao dịch được gợi ý. Khả năng xác nhận
các vấn đề là sản phẩm của giáo dục chuyên môn và
kinh nghiệm nghề nghiệp. Do đó, bước này luôn là
thử thách lớn nhất dành cho các sinh viên trong một
lớp học nhập môn về thuế.
Định nghĩa của các vấn đề sẽ đưa đến việc trình bày có
hệ thống các câu hỏi nghiên cứu thuế. Nhà nghiên cứu
thuế nên trình bày có hệ thống các câu hỏi càng rõ ràng
càng tốt. Một câu hỏi rõ ràng được tuyên bố tỉ mĩ và
cung cấp các hệ số rõ ràng để duy trì các bước trong
quy trình nghiên cứu. Một câu hỏi không rõ ràng là mơ
hồ hoặc vượt quá phạm vi sẽ cung cấp các hệ số không
đầy đủ và mang lại việc lãng phí thời gian và nổ lực.
BƯỚC 2: NHẬN ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ

 Nếu các vấn đề về thuế đã được gợi ý bởi một


giao dịch đưa đến các câu hỏi nghiên cứu phức
tạp thì nhà nghiên cứu phải xác định trình tự mà
theo đó các câu hỏi sẽ được trả lời. Trong hệ
thống thuế phức tạp của chúng ta, việc trả lời một
câu hỏi thường lệ thuộc vào việc trả lời cho một
hoặc nhiều hơn các câu hỏi nhập môn. Những
nhà nghiên cứu thuế hiểu về thứ bậc của câu hỏi
nghiên cứu, họ có thể gửi đi từng câu hỏi theo một
trình tự đúng đắn và quản lý việc nghiên cứu của
họ với hiệu quả tối đa.
BƯỚC 2: NHẬN ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ

 Quay trở lại ví dụ 2, nhà hoạch định cần nhận định vấn
đề liên quan trong việc xây dựng chính sách tiền lương
của công ty Thiên Thanh là các khoản tiền lương, phụ
cấp, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hưu trí tự nguyện,
tiền thuê nhà , tiền thưởng cho nhân viên chuẩn bị thực
hiện phải đảm bảo rằng các khoản chi này của công ty
Thiên Thanh sẽ được trừ khi tính thuế thu nhập
doanh nghiệp và các khoản chi này phải nộp mức
thấp nhất các khoản bảo hiểm xã hội, y tế, thất
nghiệp bắt buộc và đây là lợi ích của công ty Thiên
Thanh mong muốn.
BƯỚC 2: NHẬN ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ

 Tuy nhiên, đây là vấn đề đàm phán song phương


nên ngoài lợi ích của công ty Thiên Thanh cần phải
đảm bảo lợi ích tương ứng của nhân viên công ty.
Vấn đề liên quan trong việc xây dựng chính sách
tiền lương của nhân viên công ty Thiên Thanh là
nhân viên công ty phải nhận đủ số thu nhập thỏa
thuận trong hợp đồng và khoản thu nhập này sẽ
nộp bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp bắt buộc
và thuế thu nhập cá nhân thấp nhất.
BƯỚC 3: XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN LIÊN QUAN
(LOCATE AUTHORITY)

Ở bước 3 trong quy trình kiểm tra thuế thì nhà


nghiên cứu hướng đến một thư viện thuế. Nhiệm
vụ của họ là xác định thẩm quyền cung cấp các
câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu.
Các thư viện truyền thống chứa nhiều kệ sách
với đầy ắp các quyển sách đóng bìa hoặc được
tháo rời ra từng tờ, các tạp chí và các giáo trình
đã phát hành khác chứa tất cả những chi tiết nhỏ
về chuyên môn của luật thuế.
Ngày nay, các thư viện truyền thống đang biến
mất khi những nhà tư vấn thuế chuyên nghiệp có
được đường dẫn vào các thư viện điện tử sẵn có
trên CD-ROM hoặc Internet.
THẨM QUYỀN SƠ CẤP
(PRIMARY AUTHORITY)

VẤN ĐỀ CẦN THẢO LUẬN


NHÓM TẬP TRUNG THẢO
LUẬN ĐỂ ĐIỀN VÀO CÁC TỪ
PHÙ HỢP THỂ HIỆN HỆ
THỐNG VĂN BẢN PHÁP QUY
CỦA VIỆT NAM.
THẨM QUYỀN THỨ CẤP
(SECONDARY AUTHORITY)

Thẩm quyền sơ cấp là các giáo trình, các hiệp


ước, các tập san chuyên nghiệp và các dịch vụ
thuế thương mại, chúng nổ lực để giải thích và
làm sáng tỏ luật thuế. Các dịch vụ thuế thương
mại cũng thiết lập các thông tin về thẩm quyền sơ
cấp dưới hình thức giúp cho việc nghiên cứu thuế
trở nên thuận lợi hơn. Khi các thẩm quyền này là
một xuất phát điểm tốt trong quy trình nghiên cứu
thuế thì nhà nghiên cứu sẽ luôn luôn đảm bảo rằng
bất cứ kết luận nào được rút ra từ thẩm quyền
thứ cấp được hỗ trợ đầy đủ bởi thẩm quyền sơ
cấp cơ bản.
XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN LIÊN QUAN

Các tài liệu được sử dụng cho việc nghiên cứu sẽ lệ


thuộc vào cả đặc điểm của câu hỏi nghiên cứu lẫn mức
độ kinh nghiệm của nhà nghiên cứu. Nhà nghiên cứu có
kỹ năng sẽ có xu hướng tin cậy vào các tài liệu này họ có
thể sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất để tìm ra câu
trả lời cho câu hỏi của họ trong thời gian ngắn nhất. Họ
sẽ vượt qua nhiều bước được gợi ý dưới đây khi họ tìm
kiếm một phương pháp nghiên cứu tốt nhất cho công
việc. Nhà nghiên cứu mới vào nghề sẽ có xu hướng kiểm
tra nhiều tài liệu hơn, họ làm theo phương pháp này để
tối đa các cơ hội nhằm tìm kiếm tất cả các thông tin liên
quan. Tuy nhiên, các chiến lược được gợi ý dưới đây chỉ
là các gợi ý!
XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN LIÊN QUAN

Quay trở lại ví dụ 2, chúng ta có thể


tìm kiếm thẩm quyền sơ cấp liên
quan đến: bảo hiểm xã hội, y tế, thất
nghiệp bắt buộc và thuế thu nhập cá
nhân.
VẤN ĐỀ CẦN THẢO LUẬN
NHÓM THẢO LUẬN VÀ ĐI ĐẾN XÁC
ĐỊNH CÁC THẨM QUYỀN SƠ CẤP
SẼ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC VẤN ĐỀ
NÓI TRÊN.
BƯỚC 4: PHÂN TÍCH THẨM QUYỀN
(ANALYZE AUTHORITY)
Bất chấp liệu một nhà nghiên cứu đang đọc một trang
được in trên giấy hay trên màn hình máy vi tính thì họ phải
có kỹ năng làm sáng tỏ và đánh giá thẩm quyền đang hiện
có.
Trong một số các vụ kiện, cơ quan thẩm quyền sẽ cung
cấp câu trả lời mập mờ đối với các câu hỏi của nhà nghiên
cứu.
Trong một số vụ kiện khác, câu trả lời sẽ mang tính nước
đôi do thẩm quyền không thuyết phục được hoặc tùy thuộc
vào việc làm sáng tỏ nó. Hoặc có lẽ các nguồn khác nhau
của các thẩm quyền cung cấp các câu trả lời mâu thuẫn
lẫn nhau. Trong các vụ kiện này, nhà nghiên cứu phải đưa
phán quyết của họ để hướng đến việc phân tích thẩm
quyền và trả lời câu hỏi.
BƯỚC 4: PHÂN TÍCH THẨM QUYỀN

Như một phần của quy trình phân tích, nhà


nghiên cứu nên quyết định nếu thẩm quyền đòi
hỏi họ thực hiện một phán quyết căn cứ theo sự
thật hoặc một phán quyết suy luận. Trong việc
thực hiện một phán quyết căn cứ theo sự thật,
nhà nghiên cứu sẽ so sánh thẩm quyền với một
bộ các sự kiện. Giả định rằng các sự kiện là hoàn
chỉnh và chính xác, nhà nghiên cứu có thể cung
cấp câu trả lời cuối cùng cho câu trả lời nghiên
cứu.
BƯỚC 4: PHÂN TÍCH THẨM QUYỀN

Quay trở lại ví dụ 2, nhà hoạch định cần phân tích


thẩm quyền chi phối đến tiền lương, phụ cấp, bảo
hiểm sức khỏe, bảo hiểm hưu trí tự nguyện, tiền
thuê nhà, tiền thưởng của nhân viên. Cần khai
thác và giải quyết các mâu thuẫn đối kháng giữa
lợi ích của nhân viên và lợi ích của công ty Thiên
Thanh. Chẵng hạn, nhân viên muốn nhận 10 triệu
tiền lương hàng tháng nhưng công ty Thiên Thanh
và nhân viên này sẽ phải nộp thêm khoản bảo
hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp và thuế thu nhập cá
nhân.
BƯỚC 4: PHÂN TÍCH THẨM QUYỀN

Để giải quyết mâu thuẫn này cần phải đảm bảo thu nhập
của nhân viên vẫn là 10 triệu đồng hàng tháng bằng
cách giảm lương xuống còn 7 triệu đồng và công ty chi
tiền thuê nhà cho nhân viên 3 triệu đồng hàng tháng. Khi
đó, nhân viên vẫn nhận thu nhập là 10 triệu đồng hàng
tháng và công ty chỉ nộp bảo hiểm xã hội, y tế, thất
nghiệp trên 7 triệu đồng hàng tháng nhưng vẫn được
tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh
nghiệp là 10 triệu đồng. Về phí nhân viên, vẫn nhận đủ
thu nhập 10 triệu đồng và chỉ nộp bảo hiểm xã hội, y tế,
thất nghiệp trên 7 triệu đồng hàng tháng và nộp thuế thu
nhập cá nhân trên 9,1 triệu đồng hàng tháng.
BƯỚC 5: LẶP LẠI TỪ BƯỚC 1 ĐẾN HẾT BƯỚC 4
(REPEAT STEPS 1 THROUGH 4)

Tại một số điểm trong quy trình nghiên cứu, ngay


cả một chuyên gia có thể phát hiện rằng họ không
biết chắc chắn về tất cả các sự kiện cần thiết để
hoàn tất việc phân tích giao dịch của khách hàng.
Trong trường hợp như vậy, nhà nghiên cứu phải
lặp lại bước 1 bằng cách thu thập thêm các thông
tin và các câu hỏi nghiên cứu mà nhà nghiên cứu
phải dùng. Một nhà nghiên cứu sẽ phải lặp lại từ
bước 1 đến bước 4 nhiều lần trước khi cô ta hài
lòng với việc phân tích.
BƯỚC 5: LẶP LẠI TỪ BƯỚC 1 ĐẾN HẾT BƯỚC 4
(REPEAT STEPS 1 THROUGH 4)

Quay trở lại ví dụ 2, nhà hoạch định cần đặt


thêm các câu hỏi khác. Chẵng hạn, “công ty
Thiên Thanh có thành lập Công Đoàn hay
không?”
VẤN ĐỀ CẦN THẢO LUẬN
THẢO LUẬN NHÓM ĐỂ ĐƯA RA THÊM
CÁC CÂU HỎI CẦN ĐẶT RA VỚI KHÁCH
HÀNG.
BƯỚC 6: TRUYỀN ĐẠT CÁC KẾT LUẬN
(COMMUNICATE YOUR CONCLUSION)

Nhiệm vụ của nhà nghiên cứu thuế là tìm


câu trả lời chính xác, hữu ích và hoàn
chỉnh cho (các) câu hỏi nghiên cứu liên
quan đến tình huống của khách hàng.
Nhiệm vụ này không được kết thúc cho đến
khi họ đưa ra được các tài liệu để chứng
minh cho công việc của họ bằng cách
chuẩn bị một văn bản tổng kết của quy
trình nghiên cứu.
BƯỚC 6: TRUYỀN ĐẠT CÁC KẾT LUẬN

Nhà nghiên cứu cũng phải truyền đạt các kết luận của họ
đến khách hàng. Điển hình là nhà nghiên cứu viết một bức
thư chứa các thông tin tương tự cho khách hàng đó trong
bảng ghi nhớ nghiên cứu. Trong bức thư bằng văn bản,
nhà nghiên cứu nên thực hiện cả về nội dung lẫn kiểu viết
để cung cấp cho khách hàng. Ví dụ, một bức thư cho
khách hàng là một người đã mở rộng kiến thức về thuế sẽ
chứa các tài liệu tham khảo chuyên môn, nhưng làm như
vậy nó sẽ không thích hợp với bức thư gửi cho một khách
hàng với kiến thức về thuế tối thiểu. Tương tự, bức thư gửi
cho một cá nhân là khách hàng thân thiết qua nhiều năm,
nó sẽ được viết theo kiểu thân mật và sự thân mật này sẽ
không thích hợp đối với bức thư gửi cho một giám đốc tài
chính của một khách hàng mới của công ty.

You might also like