You are on page 1of 4

1.

Khái niệm
- Chính sách tài khóa (Fiscal Policy) là các biện pháp can thiệp của
Chính phủ vào quy mô hoạt động của nền kinh tế thông qua các biện
pháp thay đổi chi tiêu và/hoặc thuế, thông qua đó nhằm thúc đầy tăng
trường kinh tế, tạo công an việc làm hoặc bình ổn giá và hạn chế lạm
phát.

2. Mục tiêu
- Đưa nền kinh tế đến trạng thái toàn dụng lao động, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
- Giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng sản lượng thực.
- Ổn định lạm phát ở mức hợp lý.

3. Công cụ
- Thuế: là khoản thu của Nhà nước bắt buộc đối với cá nhân, tổ
chức vào ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì
lợi ích chung.
+ Thuế trực thu (direct taxes): thuế đánh trực tiếp lên tài sản
hoặc thu nhập của người dân
+ Thuế gián thu (indirect taxes): Thuế đánh lên giá trị của
hàng hoá, dịch vụ trong lưu thông thông qua các hành vi sản xuất và
tiêu dùng của nền kinh tế.
- Chi tiêu của chính phủ: Chi tiêu của chính phủ là khoản tài sản
được chính phủ đưa ra dùng vào mục đích chi mua hàng hoá và dịch
vụ nhằm sử dụng cho lợi ích công cộng và điều tiết nền kinh tế vĩ mô.
+ Chi mua hàng hóa dịch vụ: Chính phủ dùng ngân sách để
đầu tư cho quốc phòng, xây dựng cơ sở hạ tầng, trả lương cho cán
bộ…
+ Chi chuyển nhượng: Chính phủ chi ngân sách cho các khoản
trợ cấp nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội như người khuyết
tật, người nghèo, bệnh binh, thương binh, …

4. Cơ chế tác động của chính sách tài khoá


- Đối với nền kinh tế suy thoái: biểu hiện tình trạng sản lượng quốc
gia thấp hơn sản lượng tiềm năng, 1.000.000.000 lệ thất nghiệp cao.
Chính phủ nên áp dụng chính sách tài khóa mở rộng bằng cách tăng
chi tiêu và giảm thuế hoặc vừa tăng chi tiêu vừa giảm thuế. Kết quả là
làm tổng cầu tăng, sản lượng tăng, tạo thêm được việc làm cho nền
kinh tế và giảm thất nghiệp.
- Đối với nền kinh tế có lạm phát cao, sản lượng quốc gia vượt quá
mức sản lượng tiềm năng ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế thì chính phủ
cần áp dụng chính sách tài khóa thắt chặt bằng cách giảm chi tiêu hoặc
tăng thuế hoặc cả hai. Khi đó tổng cầu sẽ giảm làm sản lượng giảm,
lạm phát giảm nhưng có thể làm thất nghiệp gia tăng.

5. Định lượng cho chính sách tài khoá


- Sản lượng thực tế (Y) lớn hay thấp hơn sản lượng tiềm năng ( Y p ¿ thì
các nhà hoạch định sẽ phải tính toán việc tăng giảm thuế hay chi tiêu
để đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng ổn định.
- Để sản lượng thực tế Y bằng sản lượng tiềm năng Yp thì sản lượng
cần điều chỉnh một lượng ∆ Y =Y p−Y
6. Hạn chế
- Có độ trễ khá lớn về mặt thời gian:
+ Độ trễ bên trong: thời gian thu thập, xử lý thông tin và ra quyết
định.
+ Đội trễ bên ngoài: bao gồm quá trình phổ biến, thực hiện và
phát huy tác dụng của chính sách.
=> Cả hai độ trễ trên khá dài phụ thuộc vào các yếu tố chính trị,
thể chế, cơ cấu tổ chức bộ máy. Các chính sách đưa ra không đúng lúc
sẽ làm rối loạn thêm nền kinh tế thay vì ổn định nó.
- Rất khó để Chính phủ nắm bắt được mức độ tác động của chính sách
lên quy mô thực tế => gặp khó khăn trong việc đưa ra các điều chỉnh.
- Nếu nền kinh tế đang rơi vào trạng thái suy thoái mà tăng thêm chi
tiêu chính phủ thì rất có thể đất nước sẽ rơi vào tình trạng thâm hụt
ngân sách => vừa gia tăng tình trạng lạm phát vừa làm tăng thêm nợ
chính phủ.
- Việc tăng hay giảm chi tiêu ngân sách sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới
các tầng lớp dân cư.

You might also like