You are on page 1of 3

HỆ THỐNG THUẾ VIỆT NAM

BÀI LMS LẦN 1


Thành viên nhóm 6:
1. Chu Thị Thúy Huyền - 31221027130
2. Lê Thị Huyền Diệu - 31221021388
3. Phan Ngọc Quỳnh Như - 31221020893
4. Bùi Phương Hậu - 31221023983
5. Huỳnh Ngọc Mỹ - 31221021416
6. Nguyễn Thị Phượng - 31221022487

Câu 1: Chính phủ lấy ý kiến về việc tăng thuế Giá trị gia tăng để bù đắp thâm hụt
ngân sách, có ý kiến cho rằng Chính phủ nên cân nhắc tăng thuế Thu nhập hơn là
tăng thuế GTGT vì: «khi tăng thuế GTGT đối với một số sản phẩm thiết yếu (khó
có thể thay thế bằng sản phẩm khác) trong cuộc sống hàng ngày thì người gánh
chịu thuế nặng nhất là người có thu nhập thấp»
Với kiến thức thuế đã học, anh/chị nhận định phát biểu "khi tăng thuế GTGT ....
người có thu nhập thấp" trên là phù hợp hay không? giải thích?
Trả lời:
Phát biểu “khi tăng thuế GTGT .... người có thu nhập thấp” là phù hợp. Vì những
lý do sau:
 Thuế GTGT là loại thuế gián thu có khuynh hướng lũy thoái và mang ý nghĩa
công bằng theo chiều ngang. Mức thuế suất của thuế GTGT là giống nhau cho
cùng một loại hàng hóa, dịch vụ mà không căn cứ vào thu nhập của từng người
mua. Do đó, người có thu nhập thấp sẽ thường phải trả tỷ lệ thuế GTGT tính
trên thu nhập của họ cao hơn người có thu nhập cao.
 Thực trạng xã hội thì dân số có thu nhập thấp chiếm đa số hơn dân số có thu
nhập cao, người có thu nhập thấp có tỷ lệ thu nhập dành cho tiêu dùng cao hơn
người thu nhập cao, đặc biệt đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu vì tính cần
thiết, bắt buộc của nó để đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho cuộc sống của con
người.
 Thuế GTGT có phạm vi đánh thuế rất rộng và áp dụng lên rất nhiều hàng hóa,
dịch vụ thiết yếu khó có sản phẩm thay thế từ ăn uống, học hành, chữa bệnh, đi
lại,...
Chính vì vậy, việc tăng thuế GTGT đối với một số sản phẩm thiết yếu, khó có thể
thay thế bằng sản phẩm khác sẽ khiến người có thu nhập thấp chịu áp lực tài chính
lớn hơn người có thu nhập cao do tăng chi phí tiêu dùng so với thu nhập, hay nói
cách khác người gánh chịu thuế nặng nhất là người có thu nhập thấp.

Câu 2: Công ty cổ phần Như Khuê chuyên sản xuất sản phẩm tiêu dùng, trong năm
2022 công ty Như Khuê ký được hợp đồng gia công với doanh nghiệp ở Trung
Quốc, hợp đồng có thời gian thực hiện 01 năm. Để thực hiện hợp đồng gia công
này, phía Trung Quốc cấp sẽ cung cấp nguyên vật chính, ngoài ra phía Trung Quốc
còn cho mượn 01 tài sản cố định để thực hiện hợp đồng gia công. Đúng thời hạn.
công ty Như Khuê hoàn thành hợp đồng gia công, đã xuất trả toàn bộ thành phẩm
cho doanh nghiệp Trung Quốc. Riêng đối với tài sản cố định được phía bạn tặng
(không thu tiền).
Yêu cầu: Hãy nêu hướng xử lý thuế nhập khẩu, cách tính thuế (nếu có) đối với Tài
sản cố định? Biết Tài sản cố định khi nhập khẩu về Việt Nam mới 100%, tài sản
này có thời gian sử dụng 5 năm.
Trả lời:
* Hướng xử lý thuế nhập khẩu đối với Tài sản cố định:
Trước đây, theo hợp đồng gia công đã ký kết thì Tài sản cố định nhập về theo
hướng tạm nhập - tái xuất để phục vụ gia công sản phẩm -> thuộc trường hợp miễn
thuế nhập khẩu (1 năm)

Sau khi xuất trả sản phẩm đúng theo hợp đồng thì bên doanh nghiệp Trung Quốc
tặng lại Tài sản cố định cho công ty Như Khê. Trong trường hợp miễn thuế đối với
hàng hóa nhập khẩu để gia công xuất khẩu theo hợp đồng có nêu: " Máy móc, thiết
bị nhập khẩu để trực tiếp phục vụ gia công được thỏa thuận trong hợp đồng gia
công. Hết thời hạn thực hiện hợp đồng gia công phải tái xuất. Nếu không tái xuất
phải kê khai nộp thuế theo quy định". Do vậy, công ty Như Khê phải kê khai
nộp thuế Tài sản cố định theo giá trị sử dụng còn lại là 4 năm (do khi nhập khẩu về
Việt Nam mới 100%, tài sản này có thời gian sử dụng 5 năm và đã sử dụng qua 1
năm)

* Cách tính thuế nhập khẩu Tài sản cố định:

Tài sản cố định ban đầu là mượn để gia công và về sau được tặng lại và không thu
tiền -> giá tính thuế nhập khẩu không tính theo phương pháp trị giá giao dịch hàng
hóa nhập khẩu

Vì vậy, giá tính thuế nhập khẩu sẽ được áp dụng tuần tự theo 5 phương pháp còn
lại bao gồm: phương pháp trị giá giao dịch hàng hóa nhập khẩu giống hệt, phương
pháp trị giá giao dịch hàng hóa nhập khẩu tương tự, phương pháp trị giá khấu trừ,
phương pháp trị giá tính toán, phương pháp suy luận

Công thức tính thuế nhập khẩu cho 1 Tài sản cố định:

Thuế nhập Đơn giá Thuế suất


= khẩu phải = tính thuế x thuế nhập
nộp khẩu

Trong đó : Đơn giá đã trừ khấu hao 1 năm đã sử dụng

You might also like