You are on page 1of 2

2. Vai trò nhà nước trong bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích.

2.1. Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi
ích của các chủ thể kinh tế.
Các hoạt động kinh tế bao giờ cũng diễn ra trong một môi trường nhất định.Môi
trường càng thuận lợi, các hoạt động kinh tế càng hiệu quả và không ngừngmở
rộng. Trong nền kinh tế thị trường, môi trường vĩ mô thuận lợi không tự hìnhthành,
mà phải được nhà nước tạo lập.Tạo lập môi trường thuận lợi là: giữ vững ổn định
chính trị; xây dựng được môitrường pháp luật thông thoáng bảo vệ được lợi ích
chính đáng của các chủ thể kinhtế và của đất nước, đồng thời phù hợp với pháp
luật và thông lệ quốc tế; xây dựngkết cấu hạ tầng của nền kinh tế; có các chính
sách phù hợp với nhu cầu của nềnkinh tế trong từng giai đoạn; tạo lập môi trường
văn hóa phù hợp với yêu cầu pháttriển của kinh tế thị trường (năng động, sáng tạo,
kỷ cương, giữ chữ tín…)
2.2. Điều hòa lợi ích giữa cá nhân – doanh nghiệp – xã hội
Do mâu thuẫn về lợi ích kinh tế và tác động của các quy luật thị trường, sự
phânhóa về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư làm cho lợi ích kinh tế của một bộ
phậndân cư thực hiện khó khăn, hạn chế. Vì vậy, nhà nước cần có các chính sách,
trướchết là chính sách phân phối thu nhập nhắm đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh
tế. Tuy nhiên, phân phối không chỉ phụ thuộc vào quan hệ sở hữu, mà còn
phụthuộc vào sản xuất (số lượng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ). Do đó, vấn đề
sâuxa để điều hòa lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế là phát triển mạnh mẽ
lựclượng sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ
2.3. Kiểm soát, ngăn chặn các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêucực đối với sự phát
triển xã hội
Lợi ích kinh tế được thực hiện qua kết quả phân phối, biểu hiện dưới hình thứcthu
nhập của các chủ thể kinh tế. Phân phối công bằng hợp lý góp phần quan trọngđảm
bảo hài hòa các lợi ích kinh tế, qua đó tạo động lực thúc đẩy kinh tế, thúc đẩyxã
hội phát triển. Do đó, nhà nước phải tích cực, chủ động thực hiện công bằngtrong
phân phối thu nhập.Trong kinh tế thị trường không tránh khỏi có những thu nhập
từ những hoạtđộng bất hợp pháp, làm tổn hại đến lợi ích của các chủ thể làm ăn
chân chính. Đểchống các hình thức thu nhập bất hợp pháp, bảo đảm hài hòa các lợi
ích, đòi hỏiphải có bộ máy nhà nước liêm chính, có hiệu lực
2.4. Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế
Mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế là khách quan, nếu không được giải quyết sẽảnh
hưởng trực tiếp đến động lực cúa các hoạt động kinh tế. Do đó, khi mâu thuẫnphát
sinh cần được giải quyết kịp thời. Muốn vậy, các cơ quan chức năng của nhànước
cần phải thường xuyên quan tâm phát hiện mâu thuẫn và chuẩn bị chu đáocác giải
pháp giải quyết mâu thuẫn. Nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn giữa các lợiích kinh
tế là phải có sự tham gia của các bên liên quan, có nhân nhượng và quantrọng nhất
là đặt lợi ích đất nước lên trên hết.

You might also like