You are on page 1of 14

LỜI MỞ ĐẦU ...........................................................................................................

1
Chương 1: Cơ sở lý thuyết ..................................................................................3
I.Khái niệm thu hút FDI ......................................................................................3
II.Các lý thuyết các nhân tố tác động đến thu hút FDI ....................................3
Chương 2: Xây dựng mô hình ................................................................................4
1.Mô tả số liệu :.....................................................................................................4
2.Phân tích kết quả hồi quy: ...............................................................................8
3.Khoảng tin cậy của các hệ số hồi quy..............................................................8
4. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ...............................................................9
III.Kiểm định một số khuyết tật của mô hình và đề xuất khắc phục .................9
1.Dạng hàm sai .................................................. Error! Bookmark not defined.
2. Phương sai sai số thay đổi ...............................................................................9
3.Kiểm định hiện tượng tự tương quan ...........................................................10
4.Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ........... Error! Bookmark not defined.
Chương 3: Đưa ra kết luận, kiến nghị giải pháp cho việc thu hút FDI ............13
I.Kết luận: ...........................................................................................................13
II.Kiến nghị một số giải pháp: ..........................................................................13

1
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình “Đổi mới” của nền kinh tế Việt Nam được bắt đầu từ 1986 với những
cải cách quan trọng, mạnh mẽ và được thực hiện liên tục, bền bỉ trên lộ trình hòa
nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.Trở thành một trong những nền kinh tế có
tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới trong nhiều năm trở lại đây là một trong
những kết quả tích cực mà quá trình này mang lại. Cùng với đó, những thành tựu
về cải thiện mức sống của nhân dân cũng đã được ghi nhận. Việt Nam chính thức
trở thành nước có thu nhập trung bình kể từ 2010.
Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô như ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội là điều
kiện hết sức quan trọng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước
ngoài sẽ rất hạn chế khi tham gia đầu tư vào những nước có môi trường kinh tế vĩ
mô kém ổn định vì khi đầu tư vào những nơi này sẽ tạo ra những rủi ro kinh doanh
mà các nhà đầu tư không thể lường trước được.
Khi có sự bất ổn về môi trường kinh tế vĩ mô, rủi ro tăng cao thì các dòng vốn FDI
trên thế giới sẽ chững lại và vốn đầu tư sẽ di chuyển đến những nơi an toàn và có
mức sinh lời cao hơn, ngay cả khi đã đầu tư rồi mà có sự bất ổn nhất là bất ổn về
chính trị thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tìm mọi cách để rút lui vốn.
Vì vậy, môi trường kinh tế vĩ mô có tác động trực tiếp tạo điều kiện hoặc cản trở
việc thu hút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài và muốn thu hút được vốn từ các
nhà đầu tư nước ngoài thì các nước phải ổn định được môi trường kinh tế vĩ mô
trước. Chính sự cấp thiết của việc nghiên cứu tác động của môi trường vĩ mô đến
việc thu hút FDI, tôi chọn đề tài : “ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tác động đến việc
thu hút FDI tại Việt Nam giai đoạn 2010-2015”
Đề tài gồm có 3 phần:
Phần 1: Cơ sở lý thuyết về sản xuất và phân phối thu nhập
Phần 2: Xây dựng mô hình
Phần 3: Đưa ra kết luận, kiến nghị, giải pháp cho việc thu hút FDI tại Việt
Nam
Đề tài còn nhiều thiếu sót tôi mong được sự góp ý của thầy giáo để có thể rút kinh
nghiệm và phát triển đề tài hoàn thiện hơn nữa .

2
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
I.Khái niệm về FDI:
- FDI là gì?

FDI – Foreign Direct Investment là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài dài hạn
của các nhân hay đơn vị nước này vào một nước khác bằng việc xây dựng các sở
kinh doanh, sản xuất. Chủ đầu tư là người nắm quyền quản lý, điều hành mô hình
kinh doanh, sản xuất đó để thu lợi nhuận.

- Vốn FDI là gì?

Vốn FDI chính là nguồn tiền được sử dụng để đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nguồn
vốn FDI có thể được phân theo tính chất dòng vốn (vốn chứng khoán, vốn tái đầu
tư, vốn vay nội bộ) hoặc theo mục đích của nhà đầu tư (vốn tìm kiếm tài nguyên,
vốn tìm kiếm hiệu quả, vốn tìm kiếm thị trường)

II.Các lý thuyết về tác động của môi trường vĩ mô lên thu hút FDI

Vai trò của khu vực FDI với nền kinh tế Việt Nam Khu vực kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Trước hết, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng đầu tư xã hội và góp phần
cải thiện cán cân thanh toán trong giai đoạn vừa qua. Bên cạnh đó, FDI có vai trò
trong chuyển giao công nghệ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo sức
ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả
sản xuất. Các dự án FDI cũng có tác động tích cực tới việc nâng cao năng lực quản
lý và trình độ của người lao động làm việc trong các dự án FDI

Như vậy, chỉ khai thác thế mạnh, mà không tạo được sự phát triển lan tỏa ra các
ngành, làm mất cân đối trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu vùng kinh tế
của Việt Nam.
3
Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vẫn là những mặt hàng truyền thống: Dệt
may, giày dép, túi xách, lâm khoáng sản, kể cả điện thoại, máy tính cũng là những
ngành sử dụng nhiều lao động.

- Chuyển giao công nghệ chưa như kỳ vọng: Hầu hết các nhà đầu tư FDI vào Việt
Nam là từ các nước châu Á, có công nghệ và kỹ thuật lạc hậu, các nước Hoa Kỳ,
Tây Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc có công nghệ tiên tiến, hiện đại lại chiếm tỷ trọng nhỏ.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, 80% DN FDI có công nghệ trung bình, 14%
công nghệ thấp và lạc hậu, 6% là công nghệ cao. Bên cạnh đó, các DN FDI đầu tư
công nghệ thấp, sai địa điểm, sai mục đích, công suất sử dụng thấp so với mức tối
đa cho phép, trình độ người lao động thấp, không có khả năng tiếp thu và vận hành
công nghệ hiện đại.

Chương 2: Xây dựng mô hình


Mô tả số liệu :
Bảng số liệu biểu diễn FDI và các nhân tố Kinh tế Vĩ mô của Việt Nam 24 quý
giai đoạn 2010-2015

Quý/năm FDI X1 X2 X3
Quý 1/2010 2.5 1.802381023 0 0
Quý 2/2010 2.9 1.640404249 0 0
Quý 3/2010 2.8 1.278495734 0 0
Quý 4/2010 3 1.459926 0 0
Quý 1/2011 2.54 2.101255405 0 0
Quý 2/2011 2.76 1.368614944 0 0
Quý 3/2011 2.9 1.339425014 4.166666 0
667
Quý 4/2011 2.8 1.189089363 5 0
Quý 1/2012 2.52 4.977010132 2.433333 0
333
Quý 2/2012 2.88 1.246612356 2.633333 0
333

4
Quý 3/2012 2.7 1.317175767 3.966666 0
667
Quý 4/2012 2.36 1.273327543 5.2 0
Quý 1/2013 2.7 1.422959486 - 0
7.633333
333
Quý 2/2013 3 1.350516017 4.1 0
Quý 3/2013 2.93 1.408913286 2 0
Quý 4/2013 2.88 1.445912809 5.356666 0
667
Quý 1/2014 2.84 1.502067769 0.133333 0
333
Quý 2/2014 2.35 1.405908253 1.233333 0
333
Quý 3/2014 3.1 1.4678482 0.566666 0
667
Quý 4/2014 3.45 1.472228818 4.833333 0
333
Quý 1/2015 3.05 1.513138524 1.266666 1
667
Quý 2/2015 3.25 1.405591731 1.066666 1
667
Quý 3/2015 3.45 1.469549426 0.533333 1
333
Quý 4/2015 4.85 1.455980498 2.8 1
Nguồn: https://finance.vietstock.vn

Trong đó:

- Biến phụ thuộc


+FDI :FDI giải ngân của Việt Nam theo từng quý giai đoạn 2010-2015.(triệu
USD)
Link truy cập: https://finance.vietstock.vn/du-lieu-vi-mo/55-56/dan-so-va- lao-
dong.htm
Ngày giờ truy cập: 7:19 AM 6/3/2019
- Biến độc lập:

5
+X1 : chỉ số điều chỉnh GDP theo từng quý giai đoạn 2010-2015.
Link truy cập: https://finance.vietstock.vn/du-lieu-vi-mo/55-56/dan-so-va-lao-
dong.htm
Ngày giờ truy cập: 7:25 AM 6/3/2019
+X2: Chỉ sô phát triển công nghiệp theo từng quý giai đoạn 2010-2015.(%)
Link truy cập: https://finance.vietstock.vn/du-lieu-vi-mo/46/san-xuat-cong-
nghiep.htm
Ngày giờ truy cập: 7:21 AM 6/3/2019
Biến giả D3: D3=0 giai đoạn trước 2015, mức độ Đô thị hóa chưa cao
D3=1 năm 2015 khi nước ta đẩy mạnh Đô thị hóa
Thống kê các tham số đặc trưng của biến

Từ bảng trên ta có thể biết được trung bình, trung vị, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ
nhất, hệ số nhọn, hệ số bất đối xứng của các biến FDI, X1,X2,D3

Xây dựng mô hình


G/s mô hình có dạng tuyến tính – tuyến tính:

FDI = β1+ β2.X1 + β3.X2+ β4.D3+ Ui


Kì vọng dấu của mô hình

6
β2 < 0 Vì khi chỉ số điều chỉnh GDP tăng dẫn đến sự tăng lên về giá cả và FDI giảm
vì đầu tư gặp khó khăn , không tối đa hóa doanh thu

β3 > 0 Vì khi tỷ lệ tăng trưởng Công nghiệp tăng thì càng thu hút được nhiều Fdi hơn

β4 > 0 Vì khi Đô thị hóa mạnh càng thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiwwps từ
nước ngoài hơn vào các thành phố lớn, KCN lớn
II. Ước lượng mô hình:
1. Hồi quy mô hình bằng phương pháp OLS
Bảng 1: Hồi quy mô hình

Eq1

Mô hình hồi quy mô tả mối quan hệ giữa biễn phụ thuộc của FDI vào các biến giải
thích X1, X2 , X3 có dạng (giả sử mô hình có dạng tuyến tính)
Hồi quy mô hình 1 bằng phần mềm Eviews 4 bằng phương pháp OLS ta thu được
kết quả như sau:

7
̂ = 2.897325 -0.088877.X1 + 0.024988.X2+ 0.847130.D3+ui
𝐹𝐷𝐼

2.Phân tích kết quả hồi quy:


Từ bảng số liệu trên thấy được
+) R2 = 0.462319
Có nghĩa là các biến độc lập trong mô hình giải thích được 46,2319 % sự thay đổi
trong giá trị các biến phụ thuộc, còn lại là của các yếu tố khác.

Hệ số hồi
quy ước Giá trị Ý nghĩa
lượng
̂
𝛽1 2.897325 > 0 Khi DGDP bình quân và tỷ lệ phát triển sản
xuất công nghiệp bằng 0 , không có sự khác
biệt giữa các năm thì FDI là 2.897325
̂
𝛽2 -0.088877<0 Khi DGDP tăng 1 đơn vị, các yếu tố khác
không đổi thì FDI giảm 0.088877 đơn vị
̂
𝛽3 0.024988>0 Tỷ lệ phát triển sản xuất Công nghiệp tăng 1
đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không
đổi FDI tăng 0.024988 đơn vị
̂
𝛽4 0.847130>0 Khác biệt giữa các năm trước và sau tiến hành
Đô thị hóa khi các yếu tô khác như nhau là
0.847130 đơn vị

3.Khoảng tin cậy của các hệ số hồi quy


Với độ tin cậy 95% => mức ý nghĩa là 0,05
* Khoảng tin cậy đối xứng cho các hệ số hồi quy được cho bởi công thức sau:
̂ - se(𝛽𝑖
𝛽𝑖 ̂ ) tn-kα/2 < βi < 𝛽𝑖
̂ + se(𝛽̂ 𝑖) tn-kα/2
8
 Khoảng tin cậy cho hệ số hồi quy riêng 𝜷𝟑 được tính theo:
̂ - se(𝛽3
𝛽3 ̂ ) tn-kα/2 < β3 < 𝛽3
̂ + se(𝛽3
̂ ) tn-kα/2

=> 0.024988- 0.029594* t200.025< β3 < 0.024988+0.029594x* t200.025


=> -0.03674 < β3 < 0.08672
 Ý nghĩa: Khi tỷ lệ phát triển công nghiệp như nhau tăng 1 đơn vị thì FDI thay đổi
trong khoảng (-0.03674 ; 0.08672) đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không
đổi
4. Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Kiểm định cặp giả thiết :
Ho ∶ Mô hình không phù hợp
*{
𝐻1 ∶ Mô hình phù hợp
Có Fqs= 5,735357
Miền bác bó: W0.05 = { F | F > F (3,20) = 3.34 }
Suy ra Fqs ∈ Miền bác bỏ
Prob(F-statistic) = 0.005338< 0.05
Vậy với mức ý nghĩa 5% , đủ cơ sở bác bỏ H0, chấp nhận H1: mô hình hồi quy
phù hợp

III.Kiểm định một số khuyết tật của mô hình và đề xuất khắc phục
1. Phương sai sai số thay đổi

* Ta sử dụng kiểm định White, tiến hành hồi quy không có tích chéo
Hồi quy bằng Eview ta được bảng kết quả sau:

9
Eq2

Kiểm định cặp giả thuyết:


Ho: Mô hình không tồn tại PSSS thay đổi
{
𝐻1 ∶ Mô hình có tồn tại PSSS thay đổi
Theo bảng, ta có Prob = 0.104512>0.05
=> Chấp nhận H0
Vậy với mức ý nghĩa 5%, ta có thể kết luận
Mô hình không có PSSS thay đổi

2.Kiểm định hiện tượng tự tương quan

10
Kiểm định tự tương quan bậc 1 của mô hình 1 bằng kiểm định Breusch
Godfrey

Eq3

Xét cặp giả thiết


Ho ∶ Mô hình không có tự tương quan bậc 1
{
𝐻1: Mô hình có tự tương quan bậc 1
Nhận thấy Prob(F-statistic) = 0.594516> 𝛼 = 0.05
=> Chưa đủ cơ sở để bác bỏ H0
Vậy với mức ý nghĩa 5%, ta có thể kết luận
Mô hình không có hiện tượng tự tương quan bậc 1
3.Kiểm định đa cộng tuyến

Nghi ngờ mô hình 1 có hiện tượng đa cộng tuyến, ta hồi quy mô hình phụ:
X1 = a1+ a2.X2 + a3.X3 ei

11
Ed04

Nhìn vào kết quả hồi quy , ta thấy R2 =0.007683<<0.9 nên mô hình không có
hiện tượng đa cộng tuyến cao.

IV.Nhận xét:

Qua các kiểm định khuyết tật mô hình, ta nhận thấy mô hình hồi quy không có khuyết
tật thiếu biến quan trọng, phương sai sai số thay đổi, tự tương quan, đa cộng tuyến.
Như vậy các ước lượng của mô hình là hiệu quả, khồng chệch, các kết quả kiểm
định, ước lượng, dự báo là đáng tin cậy.

12
Chương 3: Đưa ra kết luận, kiến nghị giải pháp cho thu hút đầu tư
FDI
I.Kết luận:
Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng thực nghiệm quan trọng liên quan đến sự cần
thiết phải có sự phối hợp giữa các tỉnh thành nhằm thu hút FDI. Kết quả chung cho
thấy FDI đổ vào các địa phương gần nhau thì mang tính cạnh tranh. Nguồn vốn
FDI vào một địa phương cụ thể sẽ làm giảm FDI vào địa phương láng giềng. Đó là
tình trạng chung diễn ra sau khi khủng hoảng tài chính toàn cầu kết thúc. Tuy
nhiên, có bằng chứng cho thấy FDI không những phụ thuộc vào chính bản thân
mỗi địa phương mà còn phụ thuộc không nhỏ vào các địa phương khác
II.Kiến nghị một số giải pháp:
Các chính sách thu hút lao động có chất lượng và tay nghề, cung cấp chương trình
nâng cao kiến thức, chuyên môn của người lao động của một địa phương sẽ có tác
động lan tỏa đến nhiều địa phương trong vùng, làm gia tăng tính hấp dẫn của toàn
vùng. Bên cạnh đó, việc tạo một môi trường tốt cho doanh nghiệp FDI và doanh
nghiệp tư nhân tồn tại và phát triển cũng sẽ có tác động tích cực đến lượng đầu tư
nước ngoài. Và tác động này vượt ra khỏi ranh giới hành chính địa phương thông
thường. Rõ ràng, trong vấn đề cạnh tranh thu hút FDI, vừa tồn tại những yếu tố mang
tính cạnh tranh giữa các địa phương (hạ tầng), vừa tồn tại yếu tố mang tính hợp tác.
Mă ̣c dù dữ liệu giai đoạn 2011–2014 cho thấy yếu tố cạnh tranh là vượt trội, chính
quyền trung ương và địa phương có thể chuyển khuynh hướng cạnh tranh thành hợp
tác để cùng đẩy mạnh thu hút FDI. Điều này có thể đạt được thông qua việc chú
trọng phát triển quy mô thị trường, phát triển nguồn nhân lực, và tạo điều kiện cơ
chế cho doanh nghiệp tư nhân nói chung và doanh nghiệp nước ngoài nói riêng phát
triển. Đây là những vấn đề cần đă ̣t ra trong cơ chế hợp tác vùng giữa các địa phương
trong bối cảnh Việt Nam chưa có một chính quyền cấp vùng để thực hiện quy hoạch
và các chính sách phát triển kinh tế.

13
Tài liệu tham khảo:

- Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến FDI của các tỉnh thành Việt Nam bằng mô
hình kinh tế lượng không gian (LÊ VĂN THẮNG)
- Tổng cục thống kê https:// www.gso.gov.vn
- https://finance.vietstock.vn

14

You might also like