You are on page 1of 17

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM


VINAFOOD II...................................................................................................2
1.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp và lịch sử hình thành và quá
trình phát triển của doanh nghiệp................................................................2
1.1.1. Tổng quan về công ty......................................................................2
1.1.2. Hình thức kinh doanh:...................................................................3
Thu mua lúa gạo từ các vùng trồng rồi xay xát, chế biến..............................3
1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển...................................................3
1.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty...........................................................4
1.3. Sản phẩm chủ yếu.................................................................................5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐONG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG XUẤT/NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY
VINAFOOD 2....................................................................................................8
2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất/nhập khẩu hàng hóa tại
doanh nghiệp VINAFOOD 2.........................................................................8
2.2. Quy trình tổ chức thực hiện tổ chức hợp đồng xuất/nhập khẩu tại
doanh nghiệp VINAFOOD 2.........................................................................9
2.2.1. Quy trình xuất khẩu của VINAFOOD 2 theo điều kiện FOB:......9
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng
xuất/nhập khẩu hàng hóa của VINAFOOD 2............................................12

1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LƯƠNG
THỰC MIỀN NAM VINAFOOD II

1.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp và lịch sử hình thành và quá trình
phát triển của doanh nghiệp.

Hình 1: Logo công ty VINAFOOD II

( Nguồn: https://vinafood2.com.vn/ )

1.1.1. Tổng quan về công ty.


 Tên tiếng Việt: Tổng công ty Lương thực miền Nam – Công ty cổ
phần.
 Tên tiếng Anh: Vietnam Southern Food Corporation – Joint Stock
Company.
 Tên giao dịch: Tổng công ty Lương thực miền Nam.
 Tên viết tắt: VINAFOOD II.
 Địa chỉ trụ sở chính: Số 333 Trần Hưng Đạo, Phường Cầu Kho,
Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
 Điện thoại: (028) 38370025 – 38370026 – 38370027 – 38370028 –
38370029.

2
 Fax: (028) 38365898 – 38365899.
 Website: https://vinafood2.com.vn.
 Email: vanphong@vsfc.com.vn.
1.1.2. Hình thức kinh doanh:
Thu mua lúa gạo từ các vùng trồng rồi xay xát, chế biến.
1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển.

1976 Tổng công ty lúa gạo Miền Nam được thành lập.
1978 Tổng công ty lúa gạo Miền Nam được đổi tên thành Tổng công
ty Lương thực miền Nam.
1986 Tổng công ty được đổi tên thành Tổng công ty Lương thực khu
vực II.
1987 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quyết định thành lập
Tổng công ty Lương thực Trung ương (Vinafood) trực thuộc Bộ
Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm trên cở sở tổ chức lại
các Tổng công ty Lương thực khu vực I, II, Miền Trung, XNK
lương thực, Công ty Vật tư bao bì II và các xí nghiệp xay xát
gạo và bột mì.
1990 Thành lập lại Tổng công ty Lương thực Trung ương II
(VINAFOOD II) trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp
thực phẩm.
1995 Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Tổng công ty Lương
thực miền Nam trên cơ sở tổ chức lại Tổng công ty Lương thực
Trung ương II, Công ty Lương thực Trung ương III và các đơn
vị kinh doanh lương thực từ Quảng Nam- Đà Nẵng trở vào.
2003 Tổng công ty bắt đầu thực hiện công cuộc sắp xếp, chuyển đổi
DNNN và thí điểm tổ chức hoạt động theo mô hình công ty mẹ-
công ty con của Chính phủ.
2005 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 333/2005/QĐ-TTg ngày
14/12/2005 về việc thành lập Tổng công ty Lương thực miền
3
Nam tổ chức hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con.
2010 Tổng công ty Lương thực miền Nam thực hiện chuyển đổi hoạt
động theo mô hình công ty TNHH một thành viên do Nhà nước
làm chủ sở hữu.
2012 Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 1909/QĐ-TTg về việc
phê duyệt đề án tái cơ cấu Tổng công ty Lương thực miền Nam
giai đoạn 2012-2015 để tập trung vào ngành nghề kinh doanh
chính và ngành nghề phục vụ trực tiếp cho ngành nghề kinh
doanh chính.
2014 - Tổng công ty Lương thực miền Nam tổ chức và hoạt động theo
2018 Điều lệ do Chính phủ phê chuẩn.

1.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty.

Lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) bao
gồm chế biến, xuất khẩu và kinh doanh lương thực, đặc biệt là lúa gạo.

– Kinh doanh, bán lẻ, xuất nhập khẩu gạo, lúa mì, bột mì, các sản phẩm
chế biến từ gạo và sau gạo… như bún, mì, nui, phở, bánh tráng,…;
– Thu mua, bảo quản, chế biến, dự trữ lương thực, thực phẩm chế biến,
nông sản;
– Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản;
– Xay xát và sản xuất bột thô, các sản phẩm từ tinh bột;
– Sản xuất bao bì và các sản phẩm từ plastic;
– Khai thác dịch vụ cảng biển, bến – cảng nội thủy; Kinh doanh, cho thuê
kho bãi, lưu trữ hàng hóa, giao nhận, bốc xếp hàng hóa cảng sông, cảng
biển;
– Buôn bán, bảo dưỡng và sửa chữa mô tô, xe máy;

4
– Kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn, resort, nhà khách, du lịch,…;
– Bản lẻ xăng, dầu, mỡ bôi trơn, các phụ tùng động cơ ô tô, mô tô, xe
máy… trong các cửa hàng chuyên doanh.
1.3. Sản phẩm chủ yếu.

Sản phẩm chủ yếu của Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) là lúa
gạo. Công ty chuyên chế biến, xuất khẩu và kinh doanh lương thực, đặc biệt là
gạo. Với khả năng chế biến và xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 2,8 - 3,0 triệu
tấn gạo và kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 1 tỷ USD, Vinafood 2 là một
trong những doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo lớn trên thế giới.

Hình 2: Gạo ST25 của Vinafood 2

( Nguồn: https://vinafood2.com.vn/ )

5
Hình 3: Gạo Bông bưởi đỏ

( Nguồn: https://vinafood2.com.vn/ )

Hình 4: Gạo thơm Sếu Đỏ

( Nguồn:
https://vinafood2.com.vn/ )

6
Hình 5: Bột bánh mì Bình An Hình 6: Bột mì Cành Mai

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐONG TỔ CHỨC


THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT/NHẬP KHẨU HÀNG
HÓA TẠI CÔNG TY VINAFOOD 2.

2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất/nhập khẩu hàng hóa tại doanh
nghiệp VINAFOOD 2.
VINAFOOD 2 phải chịu sức ép cạnh tranh không chỉ từ các doanh nghiệp trong
nước mà còn bởi các đối thủ từ các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới
như Thái Lan, Ấn Độ, và một số nước mới gia nhập vào thị trường như
Campuchia, Mi-an-ma, Pakistan,…Ngoài ra, theo quy định mới tại Nghị định

7
107/2018/NĐ-CP, từ 01/10/2018, hàng loạt điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
sẽ thay đổi, mở ra cơ hội cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia thị
trường. Bức tranh xuất khẩu gạo Việt Nam báo hiệu nhiều sự cạnh tranh hơn.
Do đó, VINAFOOD II không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm nhằm đáp
ứng yêu cầu của khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh; tiến hành phân tích,
tìm kiếm thị trường tiềm năng để tăng nguồn khách hàng, hạn chế sự cạnh
tranh... Bên cạnh đó, VINAFOOD II là công ty xuất khẩu gạo lớn nhất Việt
Nam. Hơn 40 năm qua, Tổng công ty Lương thực miền Nam đã có những bước
phát triển vượt bậc về nhiều mặt, trở thành một trong những Doanh nghiệp kinh
doanh lúa gạo lớn trên thế giới với mức chế biến và xuất khẩu bình quân hàng
năm đạt khoảng 2,8 – 3,0 triệu tấn gạo, kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 1 tỷ
USD, doanh số trên 30.000 tỷ đồng đã góp phần quan trọng vào việc tiêu thụ
lương thực hàng hóa cho nông dân; đầu tư tăng năng lực sản xuất kinh doanh,
phát triển thị trường nội địa, bình ổn giá, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nên đã phần nào hạn
chế được rủi ro này.Từ năm 2013 đến năm 2021, Vinafood 2 liên tục chìm trong
thua lỗ, nhưng đã khởi sắc với khoản lãi hơn 88 tỷ đồng trong năm 2022. Theo
Vinafood 2, đây là kết quả của những giải pháp thích ứng với thị trường mới sau
đại dịch bằng những biện pháp linh hoạt trong sản xuất kinh doanh. Do đó,
thành quả này cần được nỗ lực phát huy trong năm 2023.

8
2.2. Quy trình tổ chức thực hiện tổ chức hợp đồng xuất/nhập khẩu tại
doanh nghiệp VINAFOOD 2.
2.2.1. Quy trình xuất khẩu của VINAFOOD 2 theo điều kiện FOB:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thủ tục cho bước đầu thanh toán:

- VINAFOOD 2 cần phải chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ liên quan để có thể xuất khẩu
gạo, hồ sơ bao gồm:

o Hợp đồng ngoại thương: hợp đồng mà vinafood 2 đã kí kết với quốc gia
khác

9
o Hóa đơn thương mại: kê khai những loại mặt hàng xuất khẩu, số lượng
hàng hóa, phẩm chất hàng hóa,...
o Thỏa thuận lưu khoang: gồm những thông tin tên tàu, số hiệu tàu, số
chuyến, cảng xuất, cảng bốc dỡ hàng hóa khi vận chuyển. Trường hợp lô
hàng được vận chuyển bằng nhiều container, đến cửa khẩu trong nhiều
ngày khác nhau VINAFOOD 2 cần khai rõ số hiệu container trên vận tải
đơn, cơ quan hải quan căn cứ bộ hồ sơ gốc nộp tại thời điểm đăng ký tờ
khai để kiểm tra, đối chiếu khi tiếp nhận container vào khu vực giám sát
hải quan để xuất khẩu và không yêu cầu nộp hồ sơ gốc cho từng
container.

Với mặt hàng lúa gạo, VINAFOOD 2 phải chuẩn bị thêm các hồ sơ khác như
chứng nhận xuất sứ, chứng thư kiểm dịch thực phẩm,…

Bước 2: Kiểm tra xác nhận thanh toán

Thanh toán bằng hình thức T/T (chuyển tiền bằng điện) trả trước: bên nhập
khẩu phải chuẩn bị tiền trước, khi nhận được thông báo chuyển tiền của bên đó
thì VINAFOOD 2 mới tiến hành giao hàng theo đúng hợp đồng.

Bước 3: Book cont từ hải quan:

Người phụ cách sẽ tuỳ vào điều kiện đơn hàng số lượng, trọng lượng mà lựa
chọn cont phù hợp cho quá trình vận chuyển.

Bước 4: Lấy lệnh kéo cont rỗng về kho đóng hàng:

Sau khi chọn được cont phù hợp thì người phụ trách sẽ thuê hoặc tự vận chuyển
con rỗng về kho của mình rồi đóng hàng hoá vào cont.

Bước 5: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu: Thường sẽ bao gồm:

- Giấy giới thiệu, đăng ký kinh doanh/chứng nhận mã số thuế của công ty
VINAFOOD 2 ( nếu là lần đầu xuất khẩu, các lần sau thì không cần) – Bản sao
của doanh nghiệp
10
- Tờ khai mặt hàng xuất khẩu

- Hợp đồng hoặc văn bản tương đương

- Các loại giấy phép xuất khẩu

- Bảng kê chi tiết

- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa của tổ chức giám định

- Với hàng nguyên cont, cần thêm: Biên bản bàn giao container – Bản chính

- Với một số chi cục: Thêm Chứng từ đầu vào với hàng hóa thương mại – Bản
sao của doanh nghiệp

- Với một số chi cục: thêm Bản Thỏa thuận Phát triển Quan hệ đối tác Hải quan
– Doanh nghiệp – Bản chính

Bước 6: Giao hàng cho Forwarder:

Sau khi các thủ tục đã được hải quan thông qua thì người phụ trách sẽ đợi đến
ngày vận chuyển để đưa hàng hoá nên tàu của người vận tải.

Bước 7: Tổng hợp các chứng từ giao cho bên NK

Sau khi giao hàng cho người vận chuyển vinafood 2 sẽ tông hợp các chứng từ
và chuyển giao lại cho bên mua.

Bước 8: Khiếu nại (nếu có)

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng
xuất/nhập khẩu hàng hóa của VINAFOOD 2.
 Chính sách và quy định: Chính sách và quy định về nhập khẩu và xuất
khẩu hàng hóa có thể ảnh hưởng đáng kể đến quy trình thực hiện hợp
đồng của Vinafood 2. Các quy định về thuế, giấy phép thông quan, kiểm

11
soát xuất nhập khẩu có thể tạo ra rào cản hoặc thay đổi quy trình vận
chuyển hàng hóa.
 Thị trường và biến động kinh tế: Tình hình thị trường và biến động kinh
tế của các quốc gia liên quan có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
và nhập khẩu của Vinafood 2. Sự biến đổi trong nhu cầu, giá cả, tỷ giá hối
đoái và các yếu tố kinh tế khác có thể tác động đến lợi nhuận và quy mô
thực hiện hợp đồng.
 Cạnh tranh và các yếu tố thị trường: Các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu hàng hóa có thể ảnh hưởng đến hoạt động của Vinafood
2. Điều này có thể đến từ cả các công ty cùng ngành trong nước lẫn quốc
tế. Các yếu tố như giá cả, chất lượng, thiếu hụt nguồn cung và các yếu tố
tương tự có thể tác động đến thành công của hợp đồng.
 Hạ tầng vận chuyển: Hạ tầng vận chuyển, bao gồm cả cảng biển, đường
bộ, đường sắt và các cơ sở hậu cần khác, đóng vai trò quan trọng trong
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Sự phát triển và hiệu quả của hạ tầng
này có thể ảnh hưởng đến khả năng và thời gian vận chuyển hàng hóa.
 Quản lý rủi ro: Quản lý rủi ro xuất nhập khẩu là một yếu tố quan trọng
trong hoạt động của Vinafood 2. Rủi ro như biến động giá cả, thay đổi
đơn vị tiền tệ, thất thoát hàng hóa hoặc rủi ro họp đồng có thể tác động
tiêu cực đến lợi nhuận và thực hiện hợp đồng.
 Nguồn hàng: Nếu nguồn hàng tốt thì sẽ đảm bảo được số lượng cũng như
chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng của hàng hoá, phù hợp với các điều khoản
hợp đồng. Nhưng nếu nguồn hàng có vấn đề thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến các mục tiêu tiếp theo và quy trình thực hiện hợp đồng. Đến ngày
giao hàng mà lượng hàng không đủ, hoặc đủ nhưng không đáp ứng được
các yêu cầu về chất lượng mẫu mã kiểu dáng, nhẹ thì phạt hợp đồng vì
chậm hàng, chất lượng không đồng đều, nặng thì huỷ hợp đồng và bồi
thường mọi thiệt hại do không thực hiện đúng các điều kiện trong hợp

12
đồng. Hơn thế nó còn làm giảm uy tín, vị thế của công ty trên thị trường
quốc tế.
 Nguồn tài chính: Tài chính hay vốn là nhân tố cực kỳ quan trọng và quyết
định đến sự tồn tại của doanh nghiệp cũng như hoạt động xuất khẩu. Có
nguồn tài chính đồi dào sẽ đảm bảo hoạt động xuất khẩu được thực hiện
và diễn ra liên tục.Với khả năng huy động vốn của doanh nghiệp tốt thì
có thể tăng khả năng cạnh tranh bằng các biện pháp như ứng trước tiền
hàng, cho phép thanh toán chậm, đưa ra các điều khoản thanh toán ưu đãi
và dễ dàng hơn trong việc đàm phán ký kết hợp đồng.
 Thời tiết: ảnh hưởng trực tiếp tới thực hiện hợp đồng, các bên trong hợp
đồng không thể tác động tới. Sự ảnh hưởng này tác động từ khâu sản xuất
đến giao hàng. Trong sản xuất nó tác động từ khâu nguyên liệu đến thời
gian hoàn thành sản phẩm , thời tiết thuận lợi sẽ xuôn sẻ nhưng thời tiết
xấu thì có thể ảnh hưởng tới chất lượng nguyên liệu, làm chậm tiến độ
sản xuất và kéo dài thời gian giao hàng. Và còn xấu hơn nữa thì có thể
phá huỷ hoàn toàn quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
 Nhà cung cấp: Việc lựa chọn một người cung cấp hàng tin cậy có đủ uy
tín, đủ năng lực sẽ quyết định đến hiệu quả của quá trình xuất khẩu. Về
cơ bản người cung cấp hàng không đáp ứng được yêu cầu của người mua
thì mọi mục tiêu khác cũng không thực hiện được, họ giao hàng không
đúng thời gian cam kết thì sẽ chậm chễ giao hàng và phải tốn thêm chi
phí lưu kho, phạt hợp đồng nên ảnh hưởng tới giá. Giao hàng không đủ
về phẩm chất, số lượng cũng sẽ xẩy ra những hậu quả tương tự.

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG


TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT/NHẬP
KHẨU TẠI DOANH NGHIỆP VINAFOOD 2.

13
3.1. Những ưu điểm trong hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng xuất/nhập
khẩu hàng hóa tại doanh nghiệp VINAFOOD 2.

 Đội ngũ chuyên gia: Có lẽ Vina Food 2 có đội ngũ chuyên gia giàu kinh
nghiệm trong lĩnh vực xuất/nhập khẩu. Điều này giúp đảm bảo rằng mọi
quy trình và giao dịch được thực hiện đúng cách và tuân thủ các quy định
pháp luật.
 Quan hệ với đối tác quốc tế: Việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với
đối tác quốc tế là quan trọng trong hoạt động xuất/nhập khẩu. Nếu Vina
Food 2 có những đối tác đáng tin cậy, họ có thể hưởng lợi từ việc này
thông qua sự đồng thuận, giảm rủi ro và cung cấp các cơ hội kinh doanh
mới.
 Quản lý rủi ro và tuân thủ pháp luật: Các doanh nghiệp hoạt động quốc tế
thường phải đối mặt với nhiều rủi ro và yêu cầu tuân thủ pháp luật. Nếu
Vina Food 2 có hệ thống quản lý rủi ro chặt chẽ và đảm bảo tuân thủ các
quy định, họ có thể giảm thiểu các vấn đề pháp lý và tăng cường uy tín
của mình trên thị trường quốc tế.
 Hiệu suất chi phí: Việc tổ chức hiệu quả quy trình xuất/nhập khẩu có thể
giúp giảm chi phí và tăng hiệu suất. Điều này bao gồm việc tối ưu hóa
các quy trình hải quan, vận chuyển và lưu kho để đảm bảo chi phí thấp
nhất mà không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.
 Sự linh hoạt trong quản lý chuỗi cung ứng: Vina Food 2 có thể hưởng lợi
từ sự linh hoạt trong quản lý chuỗi cung ứng. Điều này bao gồm khả năng
điều chỉnh nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu thị trường, giảm thời gian
chu kỳ và tối ưu hóa quy trình.
 Sản phẩm chất lượng và phù hợp với thị trường quốc tế: Đảm bảo rằng
sản phẩm của Vina Food 2 đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu
kỹ thuật của các thị trường quốc tế có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và mở
rộng khách hàng quốc tế.

14
3.2. Những hạn chế trong hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng xuất/nhập
khẩu hàng hóa tại doanh nghiệp VINAFOOD 2.

 Những hạn chế trong hoạt động tố chức thực hiện hợp đồng xuất/nhập
khẩu hàng hóa tại doanh nghiệp.
 Tổng công ty thiếu vốn lưu động nên hoạt động kinh doanh phụ thuộc
hoàn toàn vào vốn vay tín dụng, trong khi việc tiếp cận nguồn vốn tín
dụng từ các ngân hàng còn hạn chế. Bên cạnh đó, Vinafood 2 còn chịu
gánh nặng chi phí tài chính đối với phần vốn thiếu hụt không phục vụ
hoạt động do xử lý tài chính.
 Tác động của dịch bệnh như dịch bệnh covid-19 đã làm cho thị trường
năm 2021 trở diễn biến phức tạp, khó lường; hệ thống logistics toàn cầu
bị ảnh hưởng nặng nề, cước vận chuyển tăng đột biến; tình hình lưu thông
hàng hóa hạn chế ảnh hưởng đến công tác thu mua, sản xuất, chế biến và
hoạt động kinh doanh. Năng lực sản xuất, công nghệ chế biến lạc hậu…,
cộng với định phí lớn đã làm ảnh hưởng đến giá thành dẫn đến năng lực
cạnh tranh yếu.
 Nhân sự lãnh đạo cấp cao trong những năm gần đây thay đổi liên tục,
lãnh đạo các ban chuyên môn và các đơn vị phụ thuộc chưa được kiện
toàn. Và đặc biệt bộ máy quản lý trong toàn Tổng công ty cồng kềnh,
chồng chéo không hiệu quả; Đảng ủy, HĐQT, Ban điều hành Tổng công
ty chưa có sự gắn kết, đồng thuận trong định hướng hoạt động; việc phối
hợp xử lý công việc còn chậm
 Những quy định hạn chế quyền kinh doanh hợp pháp và gây cản trở cho
doanh nghiệp xuất khẩu gạo; những khó khăn về tìm kiếm giữ và giữ
vững thị trường xuất khẩu gạo đang gặp rất nhiều khó khăn, cạnh tranh
khốc liệt với nhiều nước xuất khẩu gạo trên thế giới.
 Do ảnh hưởng của dịch bệnh và những bất ổn về tình hình kinh tế-chính
trị thế giới, hoạt động kinh doanh lương thực luôn phải đối diện với

15
những biến động không lường như giá cả tăng giảm bất thường, tỷ giá hối
đoái có xu hướng giảm làm ảnh hưởng đến hiệu quả các lô hàng xuất
khẩu
 Hạn chế về nguồn nguyên liệu, các quy định về phòng cháy chữa cháy,
các thiết bị, thông tin thời tiết, xã hội, các loại bảo hiểm

3.3. Những rủi ro trong hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng xuất/nhập
khẩu hàng hóa của VINAFOOD 2.

3.3.1. Rủi ro về chính trị

Vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải liên quan đến chính trị như: khách hàng nhập
khẩu không trả được nợ nếu họ gặp khó khăn trong thời kì bất ổn của chính trị
hay thay đổi chính sách của chính phủ, gặp khó khăn khi chuyển tiền

3.3.2. Rủi ro pháp lý

Luật pháp và các quy định của mỗi quốc gia trên thế giới là khác nhau. Nên
VINAFOOD 2 phải đối mặt với các vấn đề pháp lí như: hải quan, hợp đồng,
tiền tệ....

3.3.3. Rủi ro tín dụng và tài chính

Có thể gặp những trường hợp như: khách hàng không thanh toán hoặc không trả
được nợ

3.3.4. Rủi ro về chất lượng

Trong quá trình vận chuyển có thể bị các yếu tố bên ngoài tác động tới sản
phẩm gạo như mưa, ẩm, va chạm làn cho sản phẩm bị biến đổi về chất lượng.

3.3.5. Rủi ro vận chuyển

Khi hàng hóa được xuất nhập khẩu cần được vận chuyển tới khách hàng thì có
thể gặp một số rủi ro như cướp biển, thời tiết, thảm họa tự nhiên,…
16
3.3.6. Rủi ro về ngôn ngữ và văn hóa

Sự khác biệt về văn hóa có thể gây hiểu lầm cho khách hàng, từ đó ảnh hưởng
đến việc mua bán, vận chuyển sản phầm.…

3.3.7. Rủi ro đến từ các đối thủ nước ngoài.

Các doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu gạo Việt Nam, sau đó đánh bóng và
đóng bao phân phối ra thị trường với thương hiệu của Trung Quốc. Điều này
ảnh hưởng đến thương hiệu và giá trị của các sản phẩm.

17

You might also like