You are on page 1of 3

I.

GIỚI THIỆU CHUNG:


Nông nghiệp luôn là bệ đỡ của nền kinh tế. Phát triển nông nghiệp là cốt lõi để đảm bảo an ninh
lương thực và an sinh xã hội. Trong những năm trở lại đây, sản xuất nông nghiệp đã đạt được kết
quả khả quan. Tuy nhiên, để phát triển nông nghiệp bền vững, gắn sản xuất với tiêu dùng thì
nông nghiệp vẫn còn gặp phải thách thức không nhỏ.
Ở thời điểm hiện tại nhu cầu sử dụng các sản phẩm nông nghiệp ngày được gia tăng do mật độ
dân sô ngày càng cao. Mặc dù nhu cầu sử dụng tăng cao nhưng kèm theo đó vẫn có những vấn
đề nan giải mà người tiêu dùng quan tâm. Điều người tiêu dùng quan tâm lớn nhất đó là về
nguồn gốc và an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện tại đã có luật, quy định và tiêu chuẩn ngành để
duy trì an toàn thực phẩm, nhưng các vấn đề về an toàn thực phẩm vẫn tiếp tục phát sinh, gây
nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng. Hiểu được sự mong cầu đó cùng cới sự giúp sức của
khoa học công nghệ được ứng dụng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp từ
nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi; kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, canh tác; thức ăn
chăn nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; kỹ thuật chế biến, bảo quản sau thu
hoạch… đã tạo ra giá trị mới cho nông sản, giúp sản phẩm tươi, an toàn, nâng cao năng suất,
đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.. việc truy xuất nguồn gốc này đóng vai trò quan trọng trong sự
sống còn của lương thực. Với sự cấp thiết đó người ta đã chọn giải pháp ứng dụng hệ thống truy
xuất nguồn gốc Internet of Things (IoT) truyền thống sử dụng tần số vô tuyến để giám sát và lưu
trữ thông tin cụ thể ở các giai đoạn sản xuất, chế biến, phân phối và tiêu dùng khác nhau, từ đó
cung cấp thông tin có giá trị cho việc kiểm tra và truy xuất nguồn gốc chất lượng thực phẩm
nông nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống này dựa trên mô hình máy khách máy chủ tập trung và các bên
liên quan cũng như người tiêu dùng phải dựa vào một điểm thông tin để lưu trữ, truyền tải và
chia sẻ thông tin truy xuất nguồn gốc. Thông tin sản phẩm có thể bị mất hoặc bị giả mạo khi có
vấn đề với điểm thông tin. Nên việc chọn công nghệ IoT đã được hạn chế
Hiểu được tình hình chung như vậy người ta còn chọn ứng dụng công nghệ Blockchain vào trong
nông nghiệp. Blockchain là công nghệ lưu trữ dữ liệu theo chuỗi. Mỗi khối dữ liệu được móc nối
với nhau thông qua các thuật toán phức tạp nhằm đảm bảo khi khối dữ liệu đã được thêm vào
chuỗi thì không thể sửa, xóa, thay đổi thứ tự với các công nghệ tính toán hiện nay trong khoảng
thời gian cho phép được. thông tin trên Blockchain là không thể thay đổi và bảo mật tuyệt đối
nhưng người sử dụng có thể xem và truy xuất mọi lúc, mọi nơi. Việc kết nối các doanh nghiệp
trong cùng lĩnh vực sẽ tạo nên cộng đồng trao đổi thông tin buôn bán các mặt hàng nông nghiệp
sạch, bài trừ những chủ thể gian lận. Có thể tạo được liên kết trực tiếp giữa người tiêu dùng và
nông trại
Blockchain về cơ bản sẽ góp phần thay đổi ngành nông nghiệp toàn cầu và cải thiện đáng kể
khả năng của các công ty và cá nhân trong việc theo dõi sản xuất và chế biến các sản phẩm
nông nghiệp. Hai gã khổng lồ thế giới về bán lẻ và công nghệ là IBM và Walmart đã hợp tác
với đại học Tsinghua ở Bắc Kinh để đưa thịt lợn Trung Quốc vào một blockchain để tăng
cường mức độ an toàn thực phẩm và khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Không chỉ ở thị trường Châu Âu, mà ở Châu Á, việc ứng dụng blockchain cũng đang được quan
tâm khá nhiều. Tại Hàn Quốc, dự án thử nghiệm truy xuất dữ liệu thịt bò trong chuỗi cung ứng
bằng công nghệ chuỗi khối được thực hiện với sự hợp tác của Bộ Khoa học và Công nghệ thông
tin và Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Phát triển nông thôn Hàn Quốc. Giải pháp mới từ công
nghệ Blockchain sẽ giải quyết các bài toàn về nạn giả mạo, tăng cường nền nông nghiệp nước
này thông qua khả năng mã hóa phức tạp, lưu trữ thông tin dựa trên cơ chế đồng thuận chống lại
việc thay đổi và làm giả dữ liệu. Nhật Bản, thử nghiệm minh họa đã được thực hiện bằng cách sử
dụng công nghệ blockchain để đảm bảo chất lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Dữ liệu được
ghi lại bao gồm người gieo trồng sản phẩm, tình trạng đất, tính chất của thuốc trừ sâu và môi
trường sản xuất. Công nghệ blockchain sẽ kiểm soát chất lượng của sản phẩm.
Vì là một công nghệ mới, nên việc ứng dụng blockchain vẫn còn những thách thức đáng kể.  một
trong những trở ngại của blockchain là tính phổ biến còn thấp. Việc ứng dụng công nghệ trong
sản xuất nông nghiệp cũng đòi hỏi rất nhiều yếu tố, trong đó người sử dụng phải có một hiểu biết
nhất định về công nghệ. Chính vì vậy, khó khăn lớn nhất của blockchain hiện tại là đơn giản hóa
để bất cứ ai cũng có thể sử dụng. Khó khăn lớn nhất của blockchain hiện tại là đơn giản hóa để
bất cứ ai cũng có thể sử dụng.

II. SƠ LƯỢC VỀ PHẦN LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU:


 Ý tưởng:
Giới thiệu vấn đề: Mô tả về tình trạng hiện tại của việc truy xuất nguồn gốc của nông sản và
những thách thức mà ngành nông nghiệp đang gặp phải.
Giới thiệu công nghệ blockchain: Trình bày khái niệm và nguyên tắc cơ bản của công nghệ
blockchain và lý do tại sao nó có tiềm năng để giải quyết vấn đề truy xuất nguồn gốc.
 Nội dung:
a. Ứng dụng công nghệ blockchain trong truy xuất nguồn gốc của nông sản:
Mô hình truy xuất nguồn gốc dựa trên blockchain: Trình bày một mô hình tổng quan về cách sử
dụng blockchain để xác định và ghi nhận thông tin về nguồn gốc của nông sản từ quá trình sản
xuất đến tiêu thụ.
An ninh và minh bạch: Nêu rõ lợi ích của việc sử dụng blockchain trong việc tăng cường an ninh
và minh bạch trong chuỗi cung ứng nông sản.
Giải quyết vấn đề gian lận và làm giả: Trình bày cách mà công nghệ blockchain có thể ngăn chặn
các hoạt động gian lận và làm giả thông tin về nguồn gốc của nông sản.
b. Các công nghệ liên quan:
Công nghệ IoT (Internet of Things): Mô tả cách mà công nghệ IoT có thể kết hợp với blockchain
để thu thập và truyền thông tin về nông sản từ các thiết bị cảm biến.
Trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning): Trình bày cách sử dụng AI và học máy để
phân tích dữ liệu từ blockchain và đưa ra thông tin hữu ích về nguồn gốc và chất lượng của nông
sản.
 Hình thức trình bày:
Giới thiệu: Trình bày vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và phạm vi của đề tài.
Lý thuyết cơ bản: Trình bày lý thuyết về blockchain, IoT, AI và machine learning liên quan đến
đề tài.
Phân tích và ứng dụng: Trình bày chi tiết về cách mà công nghệ blockchain có thể được áp dụng
để truy xuất nguồn gốc của nông sản.
Đánh giá và kết luận: Xem xét ưu điểm, hạn chế và tiềm năng của việc sử dụng công nghệ
blockchain trong truy xuất nguồn gốc của nông sản và đưa ra kết luận tổng quan.

You might also like