You are on page 1of 24

BỎ

(SỬA)

XEM LẠI – BỎ / CHƯA RÕ

TRÙNG

THÊM

1. Giới thiệu chung về VINATEA

Tổng công ty Chè Việt Nam - CTCP (Vinatea,jsc.) tiền thân là doanh
nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ NN & PTNT, được thành lập từ năm 1958. Vào
tháng 12 năm 2015, Tổng công ty Chè Việt Nam MTV chuyển đổi mô hình
doanh nghiệp sang công ty cổ phần, trở thành Tổng công ty Chè Việt Nam –
CTCP theo Quyết định 864 của Thủ Tướng Chính Phủ.

Vinatea sở hữu vùng nguyên liệu trồng chè và nhà máy sản xuất chè trải
dài khắp các tỉnh Miền Bắc Việt Nam như: Phú Thọ, Mộc Châu, Thái Nguyên,
Yên Bái, Nghĩa Lộ, Liên Sơn, Hà Tĩnh, Hà Nội… với tổng diện tích trồng chè
gần 4.700 ha với các vườn chè năng suất cao, chất lượng tốt. Vinatea đạt được
chứng chỉ quốc tế Rainforest Alliance về phát triển nông nghiệp bền vững cho
70% vùng trồng chè đen và 50% vùng trồng chè xanh; chứng nhận VIETGAP
cho 100% vùng trồng chè xanh, hoàn chỉnh và duy trì một chuỗi giá trị đầy đủ
từ vùng nguyên liệu tới nhà máy theo tiêu chuẩn mạng lưới nông nghiệp bền
vững SAN (Sustainable Agriculture Network), cùng đội ngũ cán bộ, công nhân
có trình độ chuyên môn và tay nghề cao.Sau hơn 50 năm hoạt động, ngày
nay Vinatea đang trên đà phát triển mạnh mẽ hướng tới một tập đoàn kinh tế đa
năng...

Vinatea nhiều năm liền vinh dự nhận được Huân chương lao động hạng 1,
2, 3 cùng bằng khen, cờ thi đua của Chính phủ, của Bộ NN & PTNT sau hơn
50 năm hoạt động.
Cho đến nay, Vinatea có quan hệ thương mại với hơn 120 công ty và tổ
chức thương mại tại 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, cơ cấu
xuất khẩu cũng chuyển dịch dần từ thị trường truyền thống nhưng có giá trị
thấp sang các thị trường giá trị cao như Đài Loan, EU, USA… Đơn cử như tại
thị trường Đài Loan, sản lượng xuất khẩu của Vinatea ghi nhận sự tăng trưởng
vượt bậc qua các năm. Nếu như năm 2017, xuất khẩu thị trường Đài Loan đạt
600 tấn, đến năm 2018 là 1.000 tấn thì dự kiến năm 2019 là 1.500 tấn. Năm
2018, tổng doanh thu của Vinatea đạt 390 tỷ đồng và được dự kiến sẽ tăng
trưởng mạnh trong những năm tới, khi doanh nghiệp đang đẩy mạnh hoạt động
chuyển dịch thị trường xuất khẩu, tập trung vào các thị trường khắt khe và có
giá trị cao như Đài Loan, Mỹ, Nga và Châu Âu. Ngoài ra, trong giai đoạn 2017
- 2018, Vinatea cũng đã mở rộng xuất khẩu đến các thị trường mới cao cấp như
Mỹ, Anh, Thụy Điển… Dự kiến sản lượng trong các năm tới sẽ tiếp tục tăng do
Vinatea mở rộng mảng chè thương mại và đẩy mạnh khai thác các vùng
nguyên liệu chè mới

Vinatea với hơn 50 năm kinh nghiệm cung cấp các sản phẩm trà sạch, đảm
bảo chất lượng, hình thức hiện đại, tiện dụng đáp ứng nhu cầu của cả người yêu
trà Việt và trên thế giới. Hiện Công ty có quan hệ thương mại với trên 120
công ty và tổ chức thương mại tại trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, với các
dòng sản phẩm chủ lực như: chè Oolong, chè đen theo công nghệ Orthordox,
chè xanh theo công nghệ Nhật Bản, các loại chè thảo dược…

2. Giới thiệu về sản phẩm dự kiến mở rộng/ thị trường thâm nhập, đặc
điểm sản phẩm

2.1 Thị trường thâm nhập (XEM LẠI)

Trong năm 2018, mảng Chè nguyên liệu vẫn đóng góp phần lớn doanh thu
cho Vinatea, tương đương 90% tổng doanh thu. Với ưu thế mạng lưới quan hệ
thương mại rộng khắp toàn cầu với trên 120 công ty, tổ chức thương mại tại
trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong năm 2018, Vinatea sẽ tiếp tục mở rộng
thị trường xuất khẩu, đồng thời tập trung chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu từ các
thị trường truyền thống như Trung Đông, Nam Á sang các thị trường cao cấp
như Đài Loan, Mỹ, Nga, Nhật Bản, châu Âu. Đặc biệt là thị trường Ma-rốc
(Kingdom of Ma-rốc) là đích đến tiếp theo cho mục tiêu xuất khẩu chè.

2.2 Sản phẩm dự kiến, đặc điểm của sản phẩm

Trà là sản phẩm hữu ích với sức khoẻ và phong phú về hình thức chế phẩm
đang khiến trà ngày càng được yêu chuộng. Tuy nhiên, như đa phần sản phẩm
ẩm thực khác, quan ngại lớn nhất của người tiêu dùng là chất lượng và tính an
toàn - vệ sinh của các loại trà đang hiện diện trong đời sống tiêu dùng.

Bạc hà từ lâu đã được biết đến như một loại thảo dược với nhiều công dụng
như giúp tăng cường hệ tiêu hóa, sát trùng, giảm bớt cholesterol và co thắt.
Những lá bạc hà kết hợp với trà xanh hảo hạng trong trà xanh túi lọc bạc hà là
món đồ uống thơm ngon và bổ dưỡng giúp cơ thể thoải mái sau mỗi bữa ăn.

Thêm vào đó, trà bạc hà chứa vitamin B, canxi và kali giúp tăng cường hệ
miễn dịch trong cơ thể. Đó cũng là một trong những lý do tại sao người ta dùng
trà bạc hà trong quá trình bị cảm lạnh và cảm cúm. Hương thơm của trà bạc hà
còn có khả năng đánh thức các giác quan, giúp cơ thể giảm căng thẳng 1 cách
tự nhiên. Thật tuyệt vời nếu bạn uống một tách trà xanh túi lọc bạc hà vào đêm
hôm trước khi có kì kiểm tra hay phỏng vấn quan trọng bởi chúng giúp xoa dịu
sự bồn chốn, lo lắng, giảm sự buồn nôn và giải tỏa áp lực.

Trà túi lọc bạc hà Vinatea được đóng gói trên dây chuyền sản xuất hiện đại
IMA của Italia với túi lọc kép, không dùng ghim kim loại, đạt chuẩn Châu Âu.
Vinatea đã tạo ra những gói trà thơm ngon, đậm đà hương vị Việt.

Sản phẩm được thiết kế dạng túi lọc tiện dụng, giúp bạn tiết kiệm tối đa
thời gian pha chế. Chỉ mất ít phút, là bạn đã có ngay tách trà thơm ngon và
thanh mát để thưởng thức. Sản phẩm có dạng hộp nhỏ gọn, đẹp mắt và tiện lợi
sử dụng trong gia đình hoặc làm quà biếu bạn bè, người thân.
Một điều đặc biệt ở trà xanh túi lọc bạc hà là quá trình ướp hương và lên
men làm nổi bật hương thơm bạc hà nhằm đặc tính ức chế cảm giác ngon
miệng, từ đó giúp bạn tránh ăn quá nhiều.

Khi kết hợp với trà xanh, trà bạc hà làm tăng tốc độ trao đổi chất, do đó
giúp bạn cắt giảm lượng mỡ dư thừa, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Chính vì vậy,
trà xanh túi lọc bạc hà là bạn đồng hành hữu hiệu cho những ai muốn lấy lại
vóc dáng.

3. Lí do chọn thị trường

3.1 Vị trí địa lý

Ma-rốc nằm ở khu vực Tây Bắc châu Phi, phía bắc là Địa Trung Hải, phía
đông giáp An-giê-ri, phía nam giáp Tây Sahara và phía tây là Đại Tây Dương.
Do nằm giáp eo biển Gibralta là điểm ngắn nhất ngăn cách châu Âu với châu
Phi nên Ma-rốc có một vị trí địa lý - chính trị quan trọng ở khu vực Bắc Phi.
Với diện tích 446.550 km2, Ma-rốc có dân số 32,3 triệu người, thủ đô là Rabat
nhưng trung tâm kinh tế lại là thành phố cảng Casasblanca. Với vị trí địa lý của
mình, Ma-rốc có thể là điểm trung chuyển để đưa hàng Việt Nam sang các
nước Tây Bắc Phi cũng như EU. Các cảng của Ma-rốc rất gần eo biển Gibraltar
luôn là điểm đến của các tàu buôn đưa sản phẩm này vào Ma-rốc. Tanger và
Mogador thuộc vùng Essaouira khi đó đã nhanh chóng trở thành những trung
tâm buôn bán chè. Đặc biêt là việc vận chuyển giao thương giữa Ma-rốc và
Việt Nam vô cùng thuận lợi với chi phí phù hợp. Cơ sở hạ tầng giao thông tại
Ma-rốc rất phát triển tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa.

3.2 Nhu cầu tiêu thụ chè

Mỗi năm, Ma-rốc nhập khẩu trung bình khoảng 55.000 đến 60.000 tấn chè
xanh và là một trong những nước nhập khẩu chè xanh số 1 thế giới. Mỗi người
dân Ma-rốc trung bình tiêu thụ 2 kg chè mỗi năm, một trong những tỷ lệ cao
nhất thế giới. Nếu xét theo quy mô dân số, thì 1 người Ma-rốc (trên tổng số dân
32 triệu người) tiêu thụ gấp bốn lần 1 người Nhật Bản (130 triệu dân) hay 1
người Nga (145,4 triệu dân).

Xu hướng tiêu thụ chè tại thị trường: Ngoài chè Chunmee ra, hai loại chè
khác là Gunpowder và Sowmee của Trung Quốc cũng được tiêu thụ rất nhiều
tại Ma-rốc. Theo một chuyên gia nhập khẩu chè Ma-rốc, giống chè Việt Nam
không khác với Trung Quốc. Trong số 20 quốc gia tiêu thụ nhiều trà nhất trên
thế giới thì một nửa là các quốc gia Ả-rập.

3.3 Quan hệ thương mại giữa Việt nam và Ma- rốc

Việt Nam và Ma-rốc lập quan hệ ngoại giao từ ngày 27/3/1961. Hai nước
đã có Đại sứ quán tại thủ đô của nhau. Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại
Ma-rốc đặt tại thành phố Casablanca, trung tâm kinh tế của nước này.

Hai nước đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao. Về phía Việt Nam có đoàn Chủ
tịch quốc hội Nguyễn Văn An thăm Ma-rốc (2005), Đoàn Thủ tướng Phan Văn
Khải (2004). Về phía Ma-rốc có đoàn của Chủ tịch Hạ viện (2003), Thủ tướng
Ma-rốc (11/2008).

Hai nước cũng đã thành lập Uỷ ban hỗn hợp liên chính phủ.

Việt Nam và Ma-rốc đã ký nhiều biên bản thoả thuận trong đó có Hiệp
định thương mại (2001), Hiệp định khung hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học và
kỹ thuật, Nghị định thư hợp tác giữa 2 Bộ Ngoại giao, Hiệp định về miễn thị
thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ và đặc biệt, Bản ghi nhớ về
hợp tác công nghiệp, Thỏa thuận hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI) với Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công
nghiệp Ma-rốc, và Thỏa thuận hợp tác giữa VCCI với Tổng Liên đoàn giới chủ
Ma-rốc (2004), Hiệp định hợp tác giữa Thông tấn xã Việt Nam và Hãng thông
tấn A-rập Maghreb (MAP) của Ma-rốc (2008), Hiệp định tránh đánh thuế hai
lần Việt Nam – Ma-rốc (2008). Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp
định hợp tác trong lĩnh vực du lịch (2012).
Trong lĩnh vực thương mại, thời gian qua, Bộ Công Thương đã quan tâm
đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Ma-rốc. Cùng với việc Đại sứ quán được thành
lập, Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc cũng chính thức đi vào hoạt động năm
2005.

Bộ Công Thương đã tổ chức doàn xúc tiến thương mại do Thứ trưởng Lê
Dương Quang dẫn đầu sang thăm và làm việc tại Ma-rốc vào tháng 6/2008.
Tháng 3/2012, Bộ Công Thương đã tổ chức đoàn tham dự Diễn đàn Kinh
doanh châu Á tại Ma-rốc. Cuối tháng 10/2013, Thứ trưởng Bộ Công thương
Trần Tuấn Anh đã có chuyến công tác tại Ma-rốc và làm việc với ông
Mohamed Abbou, Bộ trưởng ủy nhiệm bên cạnh Bộ trưởng Bộ Công thương,
Đầu tư và Kinh tế kỹ thuật số, đặc trách ngoại thương của Ma-rốc. Tháng
11/2013, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đã có buổi tiếp ông Mohamed Abbou,
Bộ trưởng đặc trách ngoại thương của Ma-rốc nhân dịp vào Việt Nam tham dự
Diễn đàn Hợp tác kinh tế Việt Nam-Trung Đông-Bắc Phi.

Ngoài ra, các chính sách ưu đãi của Chính phủ Ma-rốc cũng mở ra cơ hội
cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư liên doanh với các đối tác Ma-rốc, đặc biệt
tại các khu công nghiệp hay khu thương mại tự do, từ đó xuất hàng vào nội địa
và sang các nước lân cận.

4. Môi trường chính trị


4.1 Thể chế nhà nước
Thể chế - nhà nước - Theo thể chế quân chủ nhị nguyên, lưỡng viện (từ
năm 1972). Vua có thực quyền. Hiến pháp đầu tiên được ban hành ngày 10
tháng 3 năm 1972 xem xét lại năm 1992 và sửa đổi năm 1996.
Có 37 tỉnh và 3 đặc khu hành chính.
Ma-rốc theo chế độ quân chủ lập hiến. Vua là người có quyền lực cao nhất.
Theo Hiến pháp sửa đổi (tháng 7/2011), Vua là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ
trang, đứng đầu Hội đồng Tối cao về An ninh; có quyền bổ nhiệm Thủ tướng
(đại diện đảng giành nhiều ghế nhất trong cuộc bầu cử quốc hội); bổ nhiệm và
miễn nhiệm các Bộ trưởng, Thống đốc, Tỉnh tưởng theo đề nghị của Thủ
tướng; giải tán Quốc hội…
Quốc hội Ma-rốc gồm hai viện (Thượng viện và Hạ viện). Thượng
viện có 270 thành viên, được bầu trong số các thành viên Hội đồng vùng và xã
với nhiệm kỳ 9 năm, trong đó 1/3 được bầu lại sau 3 năm. Hạ viện có 395
thành viên, được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm.
Đảng phái - chính trị: Các chính đảng hiện nay chiếm đa số ghế trong quốc
hội là: Istiqhal (đảng độc lập - mô ̣t trong 2 đảng cầm quyền), Đảng Công lý và
Phát triển ( PJD), Phong trào Nhân dân (MP), Tập hợp Quốc gia của những
người Độc lập ( RNI), Liên minh XHCN các lực lượng bình dân (USFP - mô ̣t
trong hai đảng cầm quyền).

4.2 Ngoại giao của Ma-rốc


Ma-rốc theo đường lối đối ngoại trung lập, thời gian gần đây tăng cường
quan hệ với các nước lớn như Mỹ, Pháp, GCC… để tranh thủ các điều kiện
thuận lợi cho phát triển kinh tế và sự ủng hộ của các nước này đối với vấn đề
Tây Xa-ha-ra. Gần đây, Ma-rốc đầu tư nhiều tại châu Phi (80% đầu tư ra nước
ngoài của Ma-rốc là tại châu Phi, với số vốn đăng ký 8 tỷ USD trong các năm
2015 - 2016). Từ khi lên ngôi (1999), Vua Ma-rốc đã thực hiện hơn 40 chuyến
thăm cấp cao, ký 3200 thỏa thuận/hiệp định và tham gia 40 ủy ban hợp tác với
các nước châu Phi Nam Xa-ha-ra.
Ma-rốc là thành viên Liên hợp quốc, Phong trào KLK, Liên đoàn A-rập,
Liên minh Maghreb, WTO… Tháng 11/1984, Ma-rốc tuyên bố rút khỏi AOU
(tiền thân của Liên minh châu Phi) để phản đối OAU kết nạp Cộng hoà A-rập
Xa-ra-uy Dân chủ (RASD) làm thành viên. Tháng 1/2017, Ma-rốc chính thức
được AU tái kết nạp. Ma-rốc tích cực tham gia vào các hoạt động của tổ chức,
đặc biệt trong các vấn đề di cư, đảm bảo an ninh, hòa bình, tham gia Hiệp định
thành lập thương mại tự do châu Phi (AcFTA). Hiện Ma-rốc đã được chấp
thuận về nguyên tắc gia nhập Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi
(ECOWAS).
Ngày 24/7/2016, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 49 đã
tuyên bố kết nạp Ma-rốc làm thành viên Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở
Đông Nam Á (TAC). Tháng 9/2016, Ma-rốc đã nộp hồ sơ đề nghị trở thành
Đối tác Đối thoại theo lĩnh vực của ASEAN. Tuy nhiên tại phiên họp tháng
5/2018, SOM ASEAN đánh giá Ma-rốc chưa đủ điều kiện để trở thành SDP do
hợp tác còn khiêm tốn.

4.3 Mối quan hệ giữa Việt Nam và Ma-rốc


Trước đây, Ma-rốc có quan hệ với chính quyền Sài Gòn, không để ta đặt cơ
quan đại diện tại Ra-bát và từ chối Đại sứ ta sang trình thư uỷ nhiệm. Tháng
3/2006, hai nước đã cử Đại sứ thường trú tại thủ đô của nhau.
Quan hệ giữa hai nước đang phát triển tốt. Kỳ họp lần thứ 4 Ủy ban hỗn
hợp Việt Nam - Ma-rốc và Tham vấn chính trị lần thứ 5 giữa Bộ Ngoại giao hai
nước đã được tổ chức vào tháng 4/2018 tại Hà Nội.
Hai nước thường xuyên phối hợp lập trường và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn
đàn quốc tế: Ma-rốc ủng hộ Việt Nam làm Ủy viên không thường trực
HĐBA/LHQ khoá 2020-2021 (bằng văn bản), Hội đồng Nhân quyền, Hội đồng
Kinh tế Xã hội, Ban Chấp hành UNESCO, Hội đồng Ủy ban Luật pháp quốc tế,
Hội đồng Điều hành Liên minh Bưu chính thế giới. Ta (Việt Nam) ủng hộ Ma-
rốc vào Hội đồng Nhân quyền, Hội đồng Ủy ban Luật pháp quốc tế và Hội
đồng Điều hành Liên minh Bưu chính thế giới. Tháng 2/2014, Ma-rốc công
nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ.
Ngày 17/3/2017, Hội hữu nghị Ma-rốc – Việt Nam được thành lập do Cao
Ủy Ma-rốc về Cựu chiến binh El Ktiri làm Chủ tịch.
Tháng 3/2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký quyết định trao Huân chương
Hữu nghị cho cựu Đại sứ Ma-rốc tại Việt Nam Ông El Houcine Fardani.

5. Tình hình kinh tế


5.1 Địa lý tác động đến kinh tế
Ma-rốc nằm ở khu vực Tây Bắc châu Phi, phía bắc là Địa Trung Hải, phía
đông giáp An-giê-ri, phía nam giáp Tây Sahara và phía tây là Đại Tây Dương.
Do nằm giáp eo biển Gibralta là điểm ngắn nhất ngăn cách châu Âu với châu
Phi nên Ma-rốc có một vị trí địa lý - chính trị quan trọng ở khu vực Bắc Phi.
Thủ đô là Rabat nhưng trung tâm kinh tế lại là thành phố cảng Casasblanca.
Với vị trí địa lý của mình, Ma-rốc có thể là điểm trung chuyển để đưa hàng
Việt Nam sang các nước Tây Bắc Phi cũng như EU. Các cảng của Ma-rốc rất
gần eo biển Gibraltar luôn là điểm đến của các tàu buôn đưa sản phẩm này vào
Ma-rốc. Tanger và Mogador thuộc vùng Essaouira khi đó đã nhanh chóng trở
thành những trung tâm buôn bán chè. Đặc biêt là việc vận chuyển giao thương
giữa Ma-rốc và Việt Nam vô cùng thuận lợi với chi phí phù hợp. Cơ sở hạ tầng
giao thông tại Ma-rốc rất phát triển tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa.
Ma-rốc là luôn khô cằn, với (có) mùa mưa nhỏ trong những tháng giữa
tháng mười một và tháng ba. Vì sự đa dạng của Ma-rốc địa lý, nhiệt độ dao
động theo mùa vụ và địa phương. (CHƯA RÕ) Nhưng cũng vì thế mà gây khó
khăn cho việc trồng các loại nông sản phải phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu
từ các nước đang phát triển. Đặc biệt là chè một loại thức uống phổ biến ở Ma-
rốc.

5.2 Tình hình kinh tế hiện tại


Ma-rốc hiện là một trong năm nền kinh tế lớn nhất châu Phi.
40% dân số Ma-rốc làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Nông phẩm chính
có đại mạch, tiểu mạch, ngô, khoai tây, bông, chà là, cam, quýt, nho và một số
cây ăn quả khác. Tuy nhiên thời gian qua hạn hán gây ảnh hưởng nặng đến
nông nghiệp Ma-rốc.
Ma-rốc có thế mạnh về du lịch (trung bình đón 11 triệu khách du lịch một
năm). Hệ thống tài chính Ma-rốc tương đối phát triển. Casablanca là trung tâm
tài chính thứ 2 châu Phi, sau Johanesburg của Nam Phi. Ba ngân hàng lớn nhất
Ma-rốc có mặt tại 10 nước châu Âu và 22 nước châu Phi.
Ma-rốc có trữ lượng phốt phát (PO4) lớn nhất thế giới (khoảng 50 tỷ tấn,
chiếm hơn 3/4 trữ lượng thế giới), đứng đầu thế giới về xuất khẩu và thứ 3 về
sản xuất; các mặt hàng xuất khẩu chính: quần áo, hàng dệt may, thiết bị điện,
hóa chất, phốt phát, rau củ quả… Nhập khẩu: dầu thô, nguyên liệu dệt, thiết bị
điện, chất dẻo... Các bạn hàng chính: Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Ý, Ấn Độ, Mỹ,
Trung Quốc,…
Theo báo cáo của Doing Business năm 2017, Ma-rốc xếp hạng 68/190 nước
xếp hạng (tăng 60 bậc trong 8 năm), xếp hạng 1 ở Bắc Phi, thứ 3 ở châu Phi.
Ma-rốc đứng thứ 2 châu Phi về thu hút FDI (6,6 tỷ USD năm 2016), đồng thời
là nhà đầu tư lớn thứ 3 với 80 dự án tại châu Phi năm 2016 trị giá 5 tỷ USD.
Ma-rốc có nhu cầu phát triển năng lượng sạch, xây dựng nhà máy năng lượng
mặt trời lớn nhất thế giới, cung cấp điện cho 1 triệu gia đình, đặt mục tiêu sử
dụng 52% năng lượng sạch vào năm 2030.
Năm 1999, Ma-rốc thành lập khu tự do kinh tế Tanger Free Zone ở phía
Đông Bắc Ma-rốc nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư
thông qua việc ban hành:các ưu đãi về thuế ; sự hỗ trợ của Nhà nước Ma-rốc ;
đơn giản hóa các thủ tục hành chính . Cho đến nay, Tanger Free Zone khá
thành công trong việc thu hút các nhà đầu tư châu Âu, nhất là Pháp và Tây Ban
Nha.

6. Môi trường pháp lý


Kinh nghiệm từ các doanh nghiệp đã làm ăn tại Ma Rốc, (Để) kinh doanh
tại thị trường này, doanh nghiệp phải có văn phòng đại diện hoặc có đại lý, nhà
phân phối bản địa. Về đại lý, có 3 loại hình thông thường là đại lý thương mại,
người môi giới, người được ủy thác.
Văn phòng Quốc gia về Kiểm dịch Thực phẩm Ma-rốc đã công bố quy định
mới, thắt chặt hàm lượng tồn dư thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và một số
hóa chất khác đối với mặt hàng chè nhập khẩu.
Quy định trên (mới về hàm lượng hóa chất tồn dư) được đưa ra sau một thời
gian cơ quan trên tiến hành nghiên cứu, đánh giá mức độ an toàn của mặt hàng
chè nhập khẩu vào Ma-rốc trong giai đoạn 3 năm gần đây. Theo đại diện của
Văn phòng Quốc gia về Kiểm dịch Thực phẩm Ma-rốc, quy định này được đưa
ra chủ yếu nhằm vào các sản phẩm chè nhập khẩu từ Trung Quốc, là quốc gia
xuất khẩu chè lớn nhất vào Ma-rốc.
Căn cứ (vào) quy định này, tồn dư 11 loại hóa chất trong sản phẩm chè
nhập khẩu vào Ma-rốc chỉ được phép có hàm lượng (tồn dư) tối đa như sau:
Acétamipride(0,05mg/kg), Carbendazime (0,1mg/kg), Chlorfénapyr
(50mg/kg), Cypermethrine (15mg/kg), Difenoconazole (0,05mg/kg),
Diflubenzuron (0,1 mg/kg), Fenpropathrine (3 mg/kg), Lambda-cyhalothrine (1
mg/kg), Méthomyl (0,1 mg/kg), Pyridaben (0,05 mg/kg). Bên cạnh đó, hàm
lượng tồn dư tối đa thuốc bảo vệ thực vật được áp dụng là 0,01mg/kg.
Hơn nữa, các chất cấm sử dụng trong canh tác và chế biến chè xuất khẩu
sang Ma-rốc gồm có: Diafenthiuron, Imidaclothiz, Isazofos, Isocarbophos,
Phosfolan, Phosfolan Methyl và Terbufos.

7. Văn hóa - xã hội


Ma-rốc một quốc gia giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, tôn giáo, một đất
nước với những con người thân thiện và giàu lòng hiếu khách. Thiên nhiên
vùng sa mạc đã ảnh hướng rất lớn đến việc hình thành tính cách con người
vùng đất này.

7.1 Tình hình xã hội


Tiếng Pháp vẫn là ngôn ngữ chính thức trong các quan hệ công tác và giao
dịch kinh tế ở Ma Rốc. Vì thế, việc sử dụng thành tạo tiếng Pháp sẽ là thế
mạnh đối với nhà xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. Trong các quan hệ khiếu
kiện và tố tụng hiện nay, ngôn ngữ được sử dụng lại là tiếng ả Rập.
Trên các bao bì sản phẩm và nhãn hiệu hàng hóa phải sử dụng đồng thời cả
2 ngôn ngữ là tiếng Pháp và tiếng ả Rập.
Dân số: 34 triệu (2017); (99% là người A-rập Béc Be, 1% là dân tộc thiểu
số khác).
Chiếm hơn 90% dân số, Hồi Giáo là tôn giáo chính ở Ma-rốc. Không tôn
trọng đạo Hồi ở Ma-rốc được xem là trọng tội. Ma-rốc là một trong những
quốc gia đạo Hồi khá tự do so với nhiều nơi trên thế giới. Nhưng không vì lẽ
đó bạn có thể làm trật tự nơi đây. Không nên đi vào những nơi cấm người
ngoại đạo như nhà thờ Hồi giáo
Ma-rốc từ xưa vốn là một xã hội nam quyền, phần lớn người dân theo đạo
Hồi nên quyền lực của người nam trong xã hội càng được củng cố. Tuy nhiên
trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, chính phủ Ma-rốc đang nổ lực để cân
bằng lại sự bình đẳng giữa nam và nữ. Phụ nữ Ma-rốc đã có được thêm những
quyền lợi mới cởi mở hơn.

7.2 Văn hóa uống trà


Trà bạc hà chính là thức uống quốc hồn quốc túy của Ma-rốc. Là biểu
tượng trong các bệnh viện ở đất nước này. Thức uống này còn được gọi là atai,
có vai trò vô cùng quan trọng trong nền văn hóa Maghrebi (Bắc châu Phi).
Trong đó, Ma-rốc là nước tiêu thụ trà bạc hà nhiều nhất. Đầu tiên, nó (từng) là
đồ uống dành riêng cho tầng lớp quý tộc, hiện tại nó đã vô cùng phổ thông.
Trà bạc hà của người Ma-rốc bao gồm: nước trà từ một loại lá trà tên
“thuốc súng” (gunpowder), lá bạc hà tươi và đường. Người Ma-rốc có hai cách
thưởng thức trà bạc hà:
Làm sẵn: từ hãm trà, bỏ lá, bỏ đường rồi đổ vào một cái bình bạc cao.Lúc
thưởng thức,sẽ rót từ trên cao vào ly, tạo bọt cho trà.
Hãm trà riêng: bỏ sẵn lá bạc hà và đường sẵn trong ly, khi nào thưởng thức
sẽ rót nước trà vào. Trà bạc hà phải dùng nóng mới ngon. Để tỏ lòng quý mến
khách, người chủ gia đình thường mời bạn một ly trà bạc hà.
Truyền thống uống trà.
Người Ma-rốc uống trà bạc hà ở khắp mọi nơi và mọi dịp: khi ký kết hợp
đồng, lúc ăn xong, giải khát… Người Ma-rốc ưa chuộng món trà bạc hà, họ coi
trà bạc hà là đồ uống có tính nghi lễ thể hiện sự mến khách.
Ngoài việc giúp tiêu hoá các món ăn có nhiều chất béo và nhiều gia vị,
người ta còn gán cho trà bạc hà nhiều công dụng khác như làm giảm sự lo lắng,
chăm sóc giấc ngủ, kích thích các giác quan, làm dịu bớt những nỗi đau của
tuổi già… Trà được uống ở mọi nơi, mọi lúc và trong tất cả các tầng lớp xã hội.
Bởi thế, nếu bạn đến nhà hay cửa hàng nào ở Ma Rốc mà được mời trà bạc
hà thì bạn không được phép từ chối, vì như vậy chính là sự sỉ nhục hay lăng mạ
người đó.
7.3 Văn hóa trong kinh doanh
Khi mới làm quen lần đầu với các doanh nghiệp Ma Rốc, việc giao dịch
bằng e-mail thường ít hiệu quả, trong nhiều trường hợp nhận được e-mail họ
không trả lời, nên các doanh nghiệp cần phải gửi thông tin bằng fax, nếu gửi
thư bằng tiếng Pháp thì càng tốt. Việc tiếp xúc trực tiếp là một yếu tố quan
trọng.
Trên thực tế, khó có thể tiến hành giao dịch hay ký hợp đồng mà không có
trước các mối quan hệ thân thiết với phía đối tác. Ở thị trường Ma Rốc, quan hệ
trong công việc gần giống như quan hệ bạn bè, nên cũng cần có những buổi
tiếp xúc trực tiếp, thậm chí là gặp gỡ trong các bữa ăn.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần đi khảo sát thị trường, giới thiệu sản
phẩm, đàm phán về giá cả hàng hóa một cách cụ thể và trực tiếp. Người tiêu
dùng Ma Rốc thường rất quan tâm đến bao bì hàng hóa và những hình ảnh in
trên bao bì. Thông thường, hình ảnh in trên bao bì phải thể hiện được thực chất
của sản phẩm bên trong để giúp người tiêu dùng dễ lựa chọn khi mua hàng.

8. Môi trường cạnh tranh


8.1 Cạnh tranh tự do ở Ma-rốc
Tự do hoá từ năm 1993, thị trường chè Ma-rốc đã trở nên hết sức cạnh
tranh với việc xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ và sự đa dạng các nhãn mác.
Việc tự do hoá lĩnh vực chè xanh đã tạo ra các cuộc chiến tranh thương mại
cũng như những chiến dịch truyền thông xung quanh các nhãn hiệu như Sultan,
Mérana. Trên thị trường Ma-rốc có khoảng 50 doanh nghiệp của nhiều nước
đang cung cấp chè với khoảng 250 loại nhãn mác khác nhau.
Các nước khác đang xuất khẩu nhiều chè vào Ma-rốc như Ấn Độ, Xri
Lanca, Thổ Nhĩ Kỳ… nhưng chủ yếu là chè đen. Tuy nhiên, những nước này
cũng sản xuất chè xanh đặc biệt cho Ma-rốc. Việc mua bán này được thực hiện
thông qua đàm phán trực tiếp với các công ty của Nhà nước thuộc các quốc gia
nói trên, việc nhập khẩu thực hiện theo phương thức FOB (Free On Board).
Ma-rốc nhập khẩu đến 98% chè xanh từ Trung Quốc. Từ lâu, Trung Quốc
đã chiếm lĩnh thị trường màu mỡ này nên khó có thể đa dạng hoá nhà cung cấp,
với những lợi thế từ việc có nhiều đầu mối là Hoa Kiều sống tại Ma-rốc khiến
việc phân phối tiêu thụ trở nên dễ dàng cùng giá thành thấp chính là một trong
những trở ngại lớn đối với Việt Nam nếu muốn phát triển tại thị trường khắt
khe này. Loại chè Trung Quốc được ưa chuộng nhất là chè Chunmee ở Thượng
Hải do lá to có màu nâu, vị và hương đặc biệt. Chè này được bán tại Ma-rốc
với số hiệu 9371.
Hiện tại ở Ma-rốc có rất nhiều các công ty nhập khẩu và kinh doanh chè
lớn, trong đó, 2 công ty Somathes và Mido Food Company chi phối gần như
toàn bộ thị trường chè Ma-rốc. Công ty Chè và Đường Ma-rốc (SOMATHES)
trước đây là Cục Chè Đường quốc gia từng nắm giữ 95% thị phần chè giờ chỉ
còn chiếm 35%, giảm 60% sau khi nước này tiến hành tự do hoá ngành chè.
Việc qui định về thành lập công ty trong thời gian ngắn nhất của Châu Phi
tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài mở rộng chi nhánh ở
Ma-rốc, thêm vào đó là chất lượng cơ sở hạ tầng, giao thông, bến cảng, sân
bay, mạng lưới liên lạc và viễn thông rất ổn định. Ma-rốc cũng đã ký kết một
mạng lưới rộng lớn các Hiệp định thương mại tự do, cho phép nhà đầu tư tiếp
cận thị trường hơn một tỷ người tiêu dùng tiềm năng.

8.2 Sản phẩm chè của Việt Nam


Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chè của Việt Nam đã hết sức cố gắng thúc
đẩy công tác xúc tiến thương mại mặt hàng này; đã cử các đoàn sang nghiên
cứu thị trường, tham dự Hội chợ chuyên ngành tổ chức tại Ma-rốc để (nhằm)
tìm kiếm cơ hội thâm nhập thị trường này nhưng vẫn chưa mang lại kết quả
như mong muốn.
Trên thực tế, chè của Việt Nam được xuất khẩu vào Ma-rốc không khác
nhiều so với chè của Trung Quốc tuy nhiên số lượng vẫn rất ít vì giá thành
thường cao hơn mức giá mà Ma-rốc đang nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng
20%, đó là chưa kể đến những khó khăn về quãng đường vận tải từ Việt Nam
so với vận tải từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam còn rất
yếu trong phương pháp chế biến và sao tẩm cho phù hợp với thị hiếu của người
tiêu dùng tại Ma-rốc.
Cho đến nay, Ma-rốc với lượng tiêu thụ cao về mặt hàng chè vẫn còn là
một thị trường mới lạ đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam.

9. Thành phố Cassablanca (XEM LẠI – BỎ)


Casablanca là một thành phố ở miền tây Ma-rốc, nằm trên bờ Đại Tây
Dương. Casablanca là thành phố lớn nhất Ma-rốc; và cũng là hải cảng chính
của nước này và vì thế được coi là thủ đô kinh tế, mặc dù thủ đô chính thức của
Ma-rốc và nơi đặt chính phủ là Rabat. Casablanca nằm ở tọa độ 33°32 độ vĩ
bắc và 7°35′ độ kinh tây. Nằm trên bờ biển thoải dài hướng ra Atlantic,
Casablanca là thủ đô kinh tế, có hải cảng to rộng quan trọng bậc nhất vùng Bắc
Phi. Với dân số 4.3 triệu, Casablanca thu hút lượng khách đến vương quốc, đa
số là giới thương gia đầu tư, do tiềm năng kinh tế đa dạng và đà phát triển mau
chóng, thành quả đến 50% GDP /tổng sản phẩm nội địa, cho Casablanca thành
kiểu mẫu của nhiều nước bạn quanh vùng.
Hiện nay, thành phố này đang phát triển công nghiệp du lịch. Casablanca là
"thủ đô" kinh tế và kinh doanh của Ma-rốc, trong khi Rabat là thủ đô về mặt
chính trị. Nhiều công ty đa quốc gia có trụ sở tại đây. Thị trường chứng khoán
Casablanca được xem là lớn thứ 4 ở châu Phi sau Johannesburg (Nam Phi),
Cairo (Ai Cập) và Gaborone (Botswana).
Vùng Greater Casablanca được coi là đầu tàu của sự phát triển của nền
kinh tế Ma-rốc. Nó thu hút 32% đơn vị sản xuất của đất nước và 56% lao động
công nghiệp. Khu vực này sử dụng 30% sản lượng điện quốc gia. Với 93 tỷ
MAD, khu vực này đóng góp tới 44% sản lượng công nghiệp của vương quốc.
33% xuất khẩu công nghiệp quốc gia, 27 tỷ MAD, khoảng 3,6 tỷ USD, đến từ
Greater Casablanca. 30% mạng lưới ngân hàng Ma-rốc tập trung ở Casablanca.
Một trong những sản phẩm xuất khẩu quan trọng nhất của Casablanca là phốt
phát. Các ngành công nghiệp khác bao gồm đánh bắt cá, đóng hộp cá, cưa xẻ,
làm đồ nội thất, vật liệu xây dựng, thủy tinh, dệt may, điện tử, đồ da, thực
phẩm chế biến, bia, rượu mạnh, nước ngọt và thuốc lá.
Hoạt động cảng biển Casablanca và Mohammedia chiếm 50% dòng chảy
thương mại quốc tế của Ma-rốc.
Một văn phòng Hewlett Packard cho các quốc gia nói tiếng Pháp ở Châu
Phi nằm ở Casablanca.

10. Lợi thế của doanh nghiệp

VINATEA xác định rõ tầm nhìn chiến lược phát triển trong lĩnh vực thực
phẩm an toàn với nền tảng chuỗi giá trị khép kín và nông nghiệp bền vững,
hướng tới cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu với mong muốn
khẳng định đẳng cấp, chất lượng các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường
trong nước và quốc tế.

Các khâu kỹ thuật như sao, tẩm trà được trang bị thiết bị kiểm soát tự động
chuẩn hóa tạo ra chất lượng sản phẩm đồng đều.

VinaTea đã đạt được nhiều chứng chỉ quốc tế như chứng chỉ Rainforest
Alliance về phát triển nông nghiệp bền vững, trải qua các yêu cầu khắt khe
trong tất cả các khâu từ công tác nông nghiệp đến công nghiệp theo tiêu chuẩn
mạng lưới nông nghiệp bền vững SAN (Sustainable Agriculture Network).

Tổng thư ký Hiệp hội Chè Thế giới (ITC) đã đến thăm và làm việc để hỗ trợ
quảng bá các sản phẩm trà thương hiệu VinaTea ra thế giới.

Ông Lại Cao Lê - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinatea, cho biết, Vinatea đã
ký hợp đồng với ông Gangan Boriah, chuyên gia số 1 về trà đến từ Darjeeling
(Ấn Độ), người có 30 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này và hiện là
thành viên giám sát cấp cao của Hiệp hội Phát triển trà bền vững Ấn Độ, thành
viên Hội đồng Tư vấn và Các chương trình phát triển Trà bền vững Ấn Độ.
Ông Gangan Boriah sẽ tư vấn một số cải cách, nhằm đảm bảo cho Vinatea phát
triển bền vững, tối ưu hóa hiệu quả và nâng giá bán tương ứng với chất lượng
sản phẩm. Vấn đề thứ hai mà Vinatea đang đầu tư rất mạnh là xây dựng và phát
triển thương hiệu trà Việt ở cả trong nước và trên thế giới.
Về vấn đề phát triển thương hiệu, ông Lê cho biết, hiện tại, Vinatea đang
đẩy mạnh đội ngũ bán hàng và phát triển kênh phân phối trong và ngoài nước.

Với mục tiêu vì người tiêu dùng Vinatea đã thiết lập lại chuẩn mực cho trà, làm
trà sạch được Vinatea xác định là mục tiêu trọng tâm và ưu tiên, người tiêu
dùng rất cần những sản phẩm thực sự tích cực, lành mạnh cả về tính năng và
cảm xúc.Từ định hướng đó, thời gian qua, Vinatea đã đầu tư tổng lực về ngân
sách, đội ngũ, công sức và chuyên môn cho cuộc tái thiết tất cả vùng nguyên
liệu. Để có trà sạch thực sự, phải thay đổi từ cốt lõi là tư duy canh tác và phải
tiến hành những cuộc cải tổ cụ thể từ làm sạch đất, cải thiện giống trà, thiết lập
quy trình chuẩn mực về chăm sóc, thu hoạch trà, quy chuẩn về chế biến.

Qua đó, Vinatea thực hiện chính sách hỗ trợ người trồng chè đầu tư phân
bón, có cơ chế mua chè búp tươi từ đầu năm theo giá sàn và nâng giá tương
ứng với thị trường. Vì vậy, đã tạo sự yên tâm và khuyến khích người trồng chè
tập trung thâm canh chăm sóc đồi chè để nâng cao năng suất và chất lượng; thu
hút được nguồn nguyên liệu chè búp tươi về nhà máy chế biến, hạn chế thất
thoát.

11. Bất lợi của doanh nghiệp

Việc tiếp nhận, kế thừa tái cơ cấu và sắp xếp lại các nguồn nhân lực, cơ sở
vật chất, các quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp từ các doanh nghiệp tiền
thân Nhà nước và quá trình bàn giao cổ phần hóa kéo dài tại một số đơn vị
thành viên tạo áp lực không nhỏ lên bộ máy quản lý và vận hành.

Các đối thủ cạnh tranh đã có hoạt động giao thương ở thị trường này khá
lâu, tích lũy nhiều kinh nghiệm và gần như chiếm lĩnh thị trường nhờ nắm bắt
được thị hiếu, sở thích của khách hàng.

Mặc dù là nước xuất khẩu chè đứng thứ 5 trên thế giới, nhưng đa phần chè
Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường dễ tính, chưa có nhiều sản
phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường có yêu cầu chất lượng cao như
EU, Mỹ...
Khó khăn lớn nhất là chè Trung Quốc đã chiếm lĩnh từ lâu và người dân địa
phương đã quen với hình thức và gu của chè này, giá bán lại thấp hơn. Theo
một chuyên gia nhập khẩu chè Ma-rốc, giống chè Việt Nam không khác với
Trung Quốc nhưng cách thu hái, xao tẩm, chế biến chưa phù hợp với thị hiếu
người tiêu dùng Ma-rốc. Chè xanh của ta được đánh giá là được nước và được
hương nhưng ngoại hình chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó thương hiệu
Vinatea bước đầu sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận với số đông người dân
Ma-rốc

12. Cơ hội khi doanh nghiệp thâm nhập thị trường

Thị trường có lượng tiêu thụ chè mạnh và nhờ được tự do hóa từ 1993 nên
thị trường chè này phát triển đa dạng, mạnh mẽ.

Quan hệ ngoại giao giữa 2 nước ổn định và phát triển tốt không xảy ra tranh
chấp, bất ổn chính trị, đảm bảo cho các hoạt động giao thương diễn ra thuận
lợi.

Chính phủ Ma-rốc đang áp dụng nhiều chính sách theo hướng thúc đẩy
thương mại, mở cửa thị trường, tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế, theo
đó, Ma-rốc đã ký kết một mạng lưới rộng lớn các Hiệp định thương mại tự do.
Nhờ vậy, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận hơn với lượng khách
hàng tiềm năng của thị trường này.

Việc qui định về thành lập công ty trong thời gian ngắn nhất của Châu Phi
tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài mở rộng chi nhánh ở
Ma-rốc, thêm vào đó là chất lượng cơ sở hạ tầng, giao thông, bến cảng, sân
bay, mạng lưới liên lạc và viễn thông rất ổn định.

Tính từ đầu năm đến giữa tháng 2/2020, xuất khẩu chè của Việt Nam tăng
trưởng mạnh sang các thị trường Trung Đông và châu Phi. Đặc biệt, xuất khẩu
sang thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất tăng 1.088,5% về
lượng và tăng 767,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Theo số liệu từ ITC,
nhập khẩu chè của Ma-rốc đạt khoảng 220 nghìn tấn/năm và có xu hướng tăng
trong giai đoạn 2016 -2019. Trung Quốc cung cấp tới 99,1% lượng chè nhập
khẩu của Ma-rốc trong năm 2019. Việt Nam là thị trường cung cấp chè lớn thứ
tư cho Ma-rốc, nhưng tỷ trọng nhập khẩu chè từ Việt Nam chỉ chiếm 0,1% tổng
lượng chè nhập khẩu của Ma-rốc trong năm 2019.

13. Rủi ro khi thâm nhập thị trường

Cạnh tranh bất lợi khi Vinatea là doanh nghiệp đến sau, sẽ khó có thể “chen
chân” vào khi các đối thủ khác gần như đã chiếm lĩnh thị trường. Các sản phẩm
tương tự đến từ các đối thủ cạnh tranh là những thương hiệu có tên tuổi trong
nước lẫn nước ngoài sẽ khiến Vinatea gặp khó khăn trong việc tạo sự tin tưởng,
khiến người sử dụng “chấp nhận” đối với sản phẩm cũng như doanh nghiệp
hoàn toàn mới.

Ma-rốc sử dụng thuế quan là phương tiện chính để bảo vệ sản xuất trong nước,
vì vậy, việc bị áp một mức thuế khá cao lên sản phẩm cũng là một thách thức
lớn đối với doanh nghiệp.

Nhiều khách hàng ở châu Phi thường đề nghị thanh toán theo hình thức TT
hoă ̣c DP trả chậm, giao thành tại cảng đến và không mở L/C. Hầu hết các
doanh nghiệp Việt Nam thường ngại giao dịch với các đối tác này vì mức rủi ro
là khá lớn.

Tình trạng quan liêu nên tác phong làm việc ở những quốc gia này thường
chậm trễ, thủ tục hành chính rườm rà. Doanh nghiệp cần xác định tâm lý, để đi
đến ký kết một hợp đồng, cần mất khoảng thời gian từ vài tháng đến nửa năm,
thậm chí lâu hơn. Với các đối tác, cần gặp mặt trực tiếp, thiết lập quan hệ thân
thiết trước khi tiến hành kinh doanh.

14. Đặc điểm của trà xanh bạc hà túi lọc của Vinatea

(Mô tả chi tiết sản phẩm)

Trà túi lọc bạc hà Vinatea được đóng gói trên dây chuyền sản xuất hiện đại
IMA của Italia với túi lọc kép, không dùng ghim kim loại, đạt chuẩn Châu Âu.
Vinatea đã tạo ra những gói trà thơm ngon, đậm đà hương vị Việt.
Trà túi lọc bạc hà Vinatea là sản phẩm được làm từ trà xanh Thái Nguyên
hảo hạng ướp lá bạc hà tươi tự nhiên mang đến hương vị trà không chỉ đậm đà
mà còn cực kỳ độc đáo, mới lạ. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp cải thiện khả năng
tư duy và giảm thiểu tối đa căng thẳng, mệt mỏi, mang đến cho bạn một ngày
làm việc thật thoải mái và năng động.

Sản phẩm được thiết kế dạng túi lọc tiện dụng, giúp bạn tiết kiệm tối đa
thời gian pha chế. Chỉ mất ít phút, là bạn đã có ngay tách trà thơm ngon và
thanh mát để thưởng thức. Sản phẩm có dạng hộp nhỏ gọn, đẹp mắt và tiện lợi
sử dụng trong gia đình hoặc làm quà biếu bạn bè, người thân. Bao bì đóng gói
sản phẩm in bằng hai ngôn ngữ là tiếng Pháp và tiếng Ả Rập. Những sản phẩm
mang biểu tượng hoặc dấu hiệu giống biểu tượng của chính quyền hay tôn giáo
sẽ bị cấm nhập khẩu.

Hướng dẫn sử dụng:

Cho một túi lọc vào tách, đổ lượng nước sôi từ 150 - 250 ml.

Đợi 3-5 phút, nhúng túi trà vài lần trước khi sử dụng.

Một tách trà ngon sẵn sằng để bạn thưởng thức nóng hoặc lạnh, thêm
đường tùy sở thích.

15. Phân phối sản phẩm sang thị trường Ma-rốc

Vận chuyển hàng hóa sang Ma-rốc

Các hệ thống cảng biển ở Ma Rốc cũng không ngừng phát triển, bên cạnh đó hệ
thống sân bay và hệ thống đường bộ cũng được cải tiến hiện đại. Do đó doanh
nghiệp cần phải tính toán mức chi phi thấp nhất và hiệu quả khi vận chuyển sản
phẩm.Về ngoại giao giữa 2 nước khá tốt, thuế nhập khẩu chè xanh là 40% và
thuế giá trị gia tăng là 14%.

Các kênh phân phối

Các chuỗi cửa hàng bán lẻ, các chuỗi siêu thị lớn, nhỏ của Ma Rốc.
Tập đoàn Acima: Gồm có 21 siêu thị và là chi nhánh của Omnium Nord
Africain (ONA) và của Auchan (51% vốn của Ma-rốc và 49% của Pháp). Công
ty được thành lập vào đầu năm 2002.

Aswak Assalam (tập đoàn Chaabi): Gồm 3 đại siêu thị trong đó có một
siêu thị cực lớn. Thuộc tập đoàn Chaabi, 100% vốn Ma-rốc.

LabelVie (tập đoàn Hyper SA): Gồm 11 siêu thị LabelVie và 7 trung tâm
thương mại Là tập đoàn 100% vốn Ma-rốc, thành lập năm 1985

Metro (Metro Maroc): Là tập đoàn lớn thứ hai ở Ma-rốc, Makro có mặt từ
năm 1991 và đã được Metro mua lại năm 1997.

Ngoài ra có thể phân phối tại các cửa hàng lưu niệm nhằm giới thiệu cho
khách du lịch biết tới sản phẩm của Vinatea.

Phân phối trên các trang thương mại điện tử

Các trang thương mại điện tử lớn tại Ma-rốc: Avito.ma, Aliexpress.com,
Amazon.com, Ebay.com, ...

16. Xúc tiến thương mại

Về văn hóa: Nắm bắt được văn hóa là yếu tố quan trọng nhất để tiếp cận
vào thị trường của quốc gia đó. Tại Ma Rốc văn hóa về uống trà rất khác biệt
so với nước ta, vì vậy khi lập chiến lược xúc tiến phải chú ý kĩ về yếu tố này.

Về pháp lý: Ma Rốc là quốc gia có nhiều đảng phái chính trị và hệ thống
pháp luật chặt chẽ. Phải chấp hành đúng các quy định, thắt chặt hàm lượng tồn
dư thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và một số hóa chất khác đối với sản
phẩm trà nhập khẩu.

Về thông tin đại chúng: Là một trong những phương thức nhanh nhất để
thâm nhập thị trường hiện nay trong thời kì công nghệ 4.0. Khi tìm kiếm và
chọn lựa các kênh phân phối hay kênh truyền thông phải đảm bảo chắc chắn về
mặt chất lượng, hiệu quả và tối ưu về chi phí. Ngoài ra còn có thể thông qua
các kênh online để quảng bá sản phẩm.
Về văn hóa mua hàng: Người Ma Rốc thường được thu hút bởi bao bì của
sản phẩm và những hình ảnh mô tả sản phẩm được in trên bao bì. Hầu hết hình
ảnh in bên ngoài có thể giúp người tiêu dùng dễ hình dung về sản phẩm bên
trong. Do đó khâu thiết kế bao kì sản phẩm phải được chú trọng, kĩ lưỡng .

Về tôn giáo: Chiếm hơn 90% dân số, Hồi Giáo là tôn giáo chính ở Ma-rốc.
Vì vậy đặc biệt lưu ý khi quảng bá, giới thiệu về sản phẩm phải phù hợp với
các quy tắc của hồi giáo.

Quan hệ chính trị giữa hai nước đã và đang phát triển vượt bậc, tạo tiền đề
cho phát triển kinh tế thông qua nhiều thỏa thuận hợp tác, liên doanh trong lĩnh
vực nông nghiệp, du lịch, tài chính, năng lượng tái tạo, công nghiệp dược phẩm
và nuôi trồng thủy sản….

17. Chiến lược marketing

Quảng cáo theo truyền thống và trực tuyến

Đây là cách tiếp cận có hiệu quả đối với khách hàng tiềm năng, khách hàng
là các tổ chức và đặc biệt là khách nước ngoài. Với cách tiếp cận này tiếp xúc
đúng với khách hàng có nhu cầu và khối lượng mua lớn, hầu như những khách
hàng này cũng có lòng trung thành khá cao.

Tổ chức các sự kiện ra mắt sản phẩm mới với những hàng trưng bày đẹp
mắt, các tấm áp phích và tờ rơi với các thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm
trà bạc hà túi lọc mới, dùng thử cũng như được mua sản phẩm với mức giá cực
kỳ ưu đãi.

Những trang thương mại điện tử hàng đầu tại Ma-rốc

Báo cáo của cơ quan Quản lý Viễn thông quốc gia (ARNT) cho thấy
Whatsapp là mạng xã hội trực tuyến được sử dụng nhiều nhất ở Ma-rốc, được
96,5% số người được hỏi sử dụng. Whatsapp được theo sát bởi YouTube
(90,6%), sau đó là Facebook (88,4%) và Instagram (44,7%). Thuê chạy quảng
cáo trên mạng xã hội sẽ thu hút sự quan tâm của người dùng, mặt hàng của
Vinatea được nhiều người biết đến, từng bước xây dựng thương hiệu.

Đăng tải các thông tin của sản phẩm lên tất cả các trang mạng xã hội là một
cách hữu hiệu trong việc tiếp thị sản phẩm. Sử dụng phương pháp này rất dễ
tiếp cận được người tiêu dùng, đặc biệt làm giới trẻ vì nhu cầu sử dụng mạng
xã hội của họ rất cao. Đồng thời kết hợp tham gia tài trợ cho 1 số các chương
trình truyền hình làm như vậy công ty cũng có thể mang thương hiệu sản phẩm
của mình đến với người tiêu dùng.

Treo những quảng cáo ở trạm chờ các phương tiện giao thông công cộng là
cách đơn giản để người tiêu dùng nhận biết sản phẩm.

Quảng bá sản phẩm bằng cách cho sử dụng thử sản phẩm ở các khu trung
tâm thương mại là cách để khách hàng có thể trực tiếp cảm nhận được chất
lượng của sản phẩm.

Chương trình khuyến mãi

Khi sản phẩm thâm nhập vào thị trường Ma-rốc thì giá bán sẽ được giảm
10% giá niêm yết trong 1 tháng.

Phiếu tích điểm, 1 hộp 1 dấu tích đủ 5 dấu sẽ được tặng 10 gói đặc biệt mỗi
gói sẽ tăng 5% khối lượng tịnh.

Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Đây là cách tiếp cận có hiệu quả đối với khách hàng tiềm năng, khách hàng
là các tổ chức và đặc biệt là khách nước ngoài. Với cách tiếp cận này tiếp xúc
đúng với khách hàng có nhu cầu và khối lượng mua lớn, hầu như những khách
hàng này cũng có lòng trung thành khá cao.

Tổ chức các sự kiện ra mắt sản phẩm mới với những hàng trưng bày đẹp
mắt, các tấm áp phích và tờ rơi với các thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm
trà bạc hà túi lọc mới, dùng thử cũng như được mua sản phẩm với mức giá cực
kỳ ưu đãi.
Những trang thương mại điện tử hàng đầu tại Ma-rốc

Báo cáo của cơ quan Quản lý Viễn thông quốc gia (ARNT) cho thấy
Whatsapp là mạng xã hội trực tuyến được sử dụng nhiều nhất ở Ma-rốc, được
96,5% số người được hỏi sử dụng. Whatsapp được theo sát bởi YouTube
(90,6%), sau đó là Facebook (88,4%) và Instagram (44,7%). Thuê chạy quảng
cáo trên mạng xã hội sẽ thu hút sự quan tâm của người dùng, mặt hàng của
Vinatea được nhiều người biết đến, từng bước xây dựng thương hiệu.

Đăng tải các thông tin của sản phẩm lên tất cả các trang mạng xã hội là một
cách hữu hiệu trong việc tiếp thị sản phẩm. Sử dụng phương pháp này rất dễ
tiếp cận được người tiêu dùng, đặc biệt làm giới trẻ vì nhu cầu sử dụng mạng
xã hội của họ rất cao. Đồng thời kết hợp tham gia tài trợ cho 1 số các chương
trình truyền hình làm như vậy công ty cũng có thể mang thương hiệu sản phẩm
của mình đến với người tiêu dùng.

Treo những quảng cáo ở trạm chờ các phương tiện giao thông công cộng là
cách đơn giản để người tiêu dùng nhận biết sản phẩm.

Quảng bá sản phẩm bằng cách cho sử dụng thử sản phẩm ở các khu trung
tâm thương mại là cách để khách hàng có thể trực tiếp cảm nhận được chất
lượng của sản phẩm.

You might also like