You are on page 1of 4

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NƯỚC ÉP TRÁI CÂY

Theo Statistics.com lượng tiêu thụ thức uống giải khát ở Việt
Nam là “khổng lồ” so với các nước trong khu vực. Giai đoạn từ
năm 2015-2020, Việt Nam đứng đầu trong các nước Đông Nam
Á có nhu cầu về lượng tiêu thụ nước giải khát chiếm tới
72.39%, xếp thứ 2 là Malaysia 38.94%,…Trong sự tăng trưởng
của thị trường nước giải khát có sự đóng góp không ít của lĩnh
vực buôn bán nước ép trái cây. Nước ép trái cây là lựa chọn
hoàn hảo của người tiêu dùng cho thời tiết nóng bức. Buôn bán
nước ép trái cây là một lĩnh vực đầy tiềm năng trong tương lai.
Xuất phát từ thực trạng trên, nhóm chúng tôi đã chọn khảo sát
về thị trường buôn bán nước ép trái cây trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh để giúp chúng ta có cái nhìn phong phú và sâu sắc
hơn về lĩnh vực kinh doanh hứa hẹn sẽ có nhiều biến động tích
cực trong tương lai.
 Thời gian khảo sát:
 Độ tuổi:
 Khu vực khảo sát: TP. Hồ Chí Minh
 Mục tiêu nghiên cứu : Tìm hiểu thói quen và nhu cầu sử
dụng nước ép trái cây trước và sau dịch của khách hàng.
1.Tổng quan thị trường
Theo tin tức của Bộ Công Thương ( 2019 ), những nhà nghiên
cứu và phân tích công nghiệp toàn quốc tế ( CAGR ) dự báo thị
trường nước ép trái cây và rau quả sẽ đạt 186 tỷ USD tính đến
năm 2022 với mứa tăng trưởng trung bình 5-6 % / năm. Sự tăng
trưởng trong lĩnh vực này là do sự phát triển của xã hội, mức
sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến lối sống xanh, sống
khoẻ. Đặc biệt, là sự quan tâm đến các loại đồ uống có lợi cho
sức khoẻ như nước ép trái cây.
2.Tóm tắt kết quả khảo sát
- Nhu cầu của người dân về nước ép trái cây ngày càng tăng lên
đáng kể. Vì thế, ngày càng có nhiều cửa hàng, xe đẩy hàng rong
mọc lên và nhận được sự tin tưởng từ người tiêu dùng. Các cửa
hàng bán nước ép trái cây trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh:
- Theo khảo sát thể hiện rõ các loại được yêu thích nhất: Dưa
hấu (33.3%), Cam ( 20%), Táo (13.3%).
Người Việt Nam ngày càng nhận thức rõ hơn về những sản
phẩm sức khỏe thể chất sau khi ngày càng tăng đáng kể bệnh
tiểu đường, cao huyết áp và ung thư, nhiều người tiêu dùng lựa
chọn ăn uống tích cực để ngăn ngừa thực trạng sức khỏe thể
chất kém. Do đó, đã có sự chuyển hướng sang những thức uống
bổ dưỡng hơn, lành mạnh hơn với ít đường và chất kích thích
hơn…Cũng theo kết quả khảo sát cho thấy người tiêu dùng thấy
được lợi ích mà nước ép trái cây mang lại bổ sung vitamin, ít
phẩm màu và mang lại nhiều dưỡng chất thiết yếu, … Vì vậy,
người tiêu dùng hình thành thói quen uống nước ép trái cây
trong tuần : 2 lần/tuần 33.3%), 1 lần/tuần (33.33%), và vẫn có ý
định duy trì thói quen uống nước ép trái cây (93.3%)
Phần so sánh đánh giá và rút ra kết luận
Theo trang Thông tin điện tử Tổng cục Thống kê, thành phố Hồ
Chí Minh là nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid
19. Đại dịch đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế TP HCM nói
chung, hay thị trường buôn bán hàng hoá, dịch vụ nói riêng, cụ
thể là lĩnh vực buôn bán nước ép trái cây. Trước dịch, mạng lưới
các cửa hàng buôn bán nước ép trái cây phủ sóng khắp địa bàn
TPHCM, doanh số của các cửa hàng ở mức cao (
>1000ly/ngày), mang lại doanh thu ổn định cho người bán. Do
diễn biến phức tạp của dịch bệnh nên trong lúc diễn ra dịch bệnh
gần như toàn bộ các cửa hàng buôn bán nước ép đều ngừng hoạt
động. Sau dịch có nhiều biến động, doanh số cũng như của các
cửa hàng ở mức ổn định hoặc giảm, do đó nhiều cửa hàng đổi
phương thức, chiến lược kinh doanh cho phù hợp với tình hình
(giảm giá, khuyến mãi,…). Có những cửa hàng phải đóng cửa vì
không duy trì được nguồn vốn.
*Thuận lợi.
Người tiêu dùng Việt đã ý thức hơn về sức khoẻ thể chất, vệ
sinh, an toàn thực phẩm. Họ đã và đang quan tâm đến các loại
thức uống có lợi cho sức khoẻ thay vì chỉ sử dụng các loại nước
có gas, chất kích thích,… như trước đây. Bên cạnh đó, “Nông
sản sạch” đang được đầu tư và phát triển ở nhiều nơi, cung cấp
nguồn nguyên liệu chất lượng, dồi giàu cho người buôn bán
nước ép trái cây. Nguồn nông sản sạch mang lại uy tính cho
người bán và niềm tin cho người tiêu dùng.
*Khó khăn
Quy mô kinh doanh vẫn còn nhỏ lẻ, chưa có thương hiệu nhất
định trên thị trường, chưa có chiến lược kinh doanh, marketing
nổi bật như các lĩnh vực kinh doanh đồ uống khác. Nguồn khách
hàng còn thiếu sự đa đạng, tiếp cận nguồn khách hàng chủ yếu
là học sinh, sinh viên,…Vì là đồ uống xanh sạch, có nguồn
nguyên liệu chủ yếu là nông sản nên khâu bảo quản còn gặp
nhiều khó khăn.
*Kết luận
Nước ép trái cây là khuynh hướng mới và đang có những bước
nâng tầm tăng trưởng trong nhóm hàng Fast Moving
Consumer Goods (FMCG - ngành hàng tiêu dùng nhanh) ở thị
trường Việt Nam. Tuy còn gặp nhiều khó khăn lúc ban đầu,
nhưng đây là lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng và hứa hẹn sẽ
phát triển hơn nữa trên thị trường trong tương lai.

You might also like