You are on page 1of 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NƯỚC

GIẢI KHÁT TẠI VIỆT NAM VÀ CÔNG TY SUNTORY


PEPSICO VIỆT NAM

1.1. Tổng quan về thị trường nước giải khát tại Việt Nam

1.1.1. Đặc điểm ngành nước giải khát

Nước giải khát được cho là thức uống không thể thiếu trong xã hội hiện đại
ngày nay. Hiện Việt Nam có những chủng loại sản phẩm nước giải khát chính là:
Nước khoáng có ga và không ga, nước tinh khiết, nước ngọt, nước tăng lực, trà uống
liền và nước hoa quả các loại. Theo các Hiệp hội Rượu Bia và nước giải khát thì 85%
lượng sản xuất và tiêu thụ mỗi năm của thị trường nước giải khát Việt Nam là ở nước
ngọt, trà uống liền, nước ép hoa quả các loại, nước tăng lực… 15% còn lại là do nước
khoáng chiếm phần còn lại.

Năm 2020, Việt Nam xếp thứ 24 trên thế giới về lượng tiêu thụ loại nước giải
khát của Mỹ với doanh thu hơn năm tỷ USD, giảm 1,7% so với năm 2019. Ba quốc
gia đứng đầu trên bảng xếp hạng là Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc.

Hình 1. 1 Doanh thu của các hãng nước ngọt của Mỹ trên toàn thế giới

Nguồn: Statista

1
Thị trường nước giải khát của Việt Nam tăng bình quân 8,4% trong giai đoạn
2015-2019 với quy mô doanh thu năm 2019 đạt hơn 123.558 tỷ đồng (khoảng 5,3 tỷ
USD). Euromonitor dự báo, năm 2020 doanh thu ngành nước giải khát đạt tới 5,8 tỷ
USD và tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020-2023 là 6,3%.

1.1.2. Các yếu tố tác động đến ngành nước giải khát
1.1.2.1. Cạnh tranh nội bộ ngành

Tất cả các thương hiệu đang chuẩn bị để bước vào “Trận chiến” của năm 2021,
đây sẽ là thời điểm các chiến lược truyền thông được sẵn sàng nổ ra để thu hút khách
hàng sử dụng sản phẩm của mình. Một số những doanh nghiệp đứng đầu không thể
không nói đến về sự thành công của ngành nước giải khát là:

+ Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam

+ Tập đoàn Tân Hiệp Phát

+ Công ty TNHH Red Bull

+ Công ty TNHH Lavie

+ Công ty Vinamilk

+ Công ty cổ phần nước khoáng vĩnh hảo

+ Công ty Unilever

+ CocaCola Việt Nam

Có thể thấy số doanh nghiệp đang kinh doanh ngành nước giải khát là khá
nhiều nhưng các loại sản phẩm lại không có quá nhiều khác biệt. Việc này dẫn đến
mức độ cạnh tranh của ngành cao.

1.1.2.2. Mối đe dọa từ sản phẩm thay thế

Ngày nay, người dùng ngày càng chú trọng đến các sản phẩm có lợi cho sức
khỏe. Vì thế mà sẽ có những sản phẩm nước uống không chỉ mang lại lợi ích là giải
khát mà còn có các thành phần tốt cho sức khỏe được sản xuất và trở thành mối đe

2
dọa với các sản phẩm nước giải khát đang có mặt trên thị trường. Điển hình là người
tiêu dùng hiện này hướng đến các sản phẩm trà xanh, nước trái cây hoặc các loại nước
có ga không đường hơn là các loại nước có ga bình thường. Nếu như doanh nghiệp
không giải quyết được bài toán “sức khỏe” này thì sẽ dễ bị giảm doanh số bán hàng
tiềm năng do người tiêu dùng đã có sự lựa chọn khác tốt hơn.

1.1.2.3. Quyền lực nhà cung cấp

Chất lượng nước rất quan trọng cho sự thành công của một loại nước giải
khát. Điều này có nghĩa là, bên cạnh công nghệ sản xuất thì nguồn nguyên liệu đầu
vào cũng rất quan trọng đối với một sản phẩm nước giải khát. Nhà cung cấp cá nhân
hoặc tổ chức cung cấp các nguyên vật liệu… có thể tạo ra nguy cơ de dọa khi họ đòi
nâng giá bán, đòi thanh toán trước hoặc gây áp lực về chất lượng và không đầm báo
thời hạn cung ứng nghiệp tố đầu vào.

1.1.2.4. Quyền lực khách hàng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp các sản phẩm nước giải
khát, quyền lực của người tiêu dùng được tăng lên do họ có thể dễ dàng lựa chọn một
sản phẩm nước uống tương tự từ các nhà cung cấp khác. Họ sẽ là đối tượng tiếp theo
gây áp lực cho các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát phải giảm giá hoặc tăng chất
lượng sản phẩm để cải thiện lợi nhuận.

1.1.2.5. Đối thủ tiềm năng

Sức hút của thị trường nước giải khát là vô cùng nóng bỏng, lôi kéo nhiều đối
thủ tiềm năng gia nhập cuộc đua. Sự xuất hiện của các đối thủ mới này đe dọa đến thị
phần của các doanh nghiệp hiện tại trong ngành. Gần đây nhất là sự gia nhập của
Traphaco – thương hiệu hàng đầu trong ngành dược phẩm với sản phẩm trà thảo dược
hợp với xu thế lựa chọn sản phẩm tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng. Tiếp theo
đó, hai đại gia trong lĩnh vực hàng tiêu dùng là Kido và Vinamilk cũng đang ấp ủ tạo
ra một thương hiệu Việt hàng đầu trong lĩnh vực đồ uống với tên Vibev.

3
1.1.3. Thị phần ngành nước giải khát

Ba doanh nghiệp đứng đầu thị trường ngành nước giải khát hiện nay là Suntory
PepsiCo, Coca – cola và Tân Hiệp Phát. Năm 2019, liên doanh Suntory PepsiCo đạt
hơn 18.300 tỷ đồng, tăng hơn 14% so với năm 2018. Coca-Cola và Tân Hiệp Phát
đứng sau với tổng doanh thu đều hơn 9.000 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 10%.

PepsiCo vượt lên với quy mô hơn gấp đôi so với Coca-Cola và Tân Hiệp Phát.
Việc thành lập liên doanh giữa PepsiCo và Suntory vào tháng 4/2013 giúp ngành
hàng của công ty này vượt trội hơn hẳn.

Các công ty trong nước vẫn có thể tiếp tục tăng thị phần theo sản lượng và thu
hẹp khoảng cách với nhóm nước ngoài nhờ nắm bắt khẩu vị địa phương. Tuy nhiên,
các thương hiệu nước ngoài ngày càng đa dạng hóa sản phẩm theo hướng địa phương
hóa và trong tương lai gần, thị trường đồ uống khả năng sẽ còn phân hóa mạnh hơn.

1.1.4. Phân tích đặc điểm khách hàng

Việt Nam là quốc gia có cơ cấu dân số trẻ từ 15 – 40 tuổi, độ tuổi được
Euromonitor đánh giá là có nhu cầu lớn nhất về nước giải khát ở Việt Nam. Rõ ràng
là vậy, người trẻ thường có nhu cầu lớn hơn về nước giải khát do có thiết kế tiện lợi,
nhanh gọn trong khi những người lớn tuổi lại ưa chuộng sử dụng các sản phẩm trà và
cà phê tự pha. Hơn thế nữa, người trẻ thường có xu hướng sử dụng các dịch vụ ăn
uống ngoài cửa hàng, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí nơi mà các loại nước
giải khát được sử dụng nhiều.

Tuy nhiên, người tiêu dùng hiện nay đang ngày càng có nhận thức tốt hơn về
thực phẩm dinh dưỡng để chăm sóc sức khỏe. Họ hướng đến các sản phẩm trà xanh
và nước hoa quả bởi trong trà xanh và hoa quả có các chất lão hóa, tăng cường tim
mạch trong khi nước ngọt có ga gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.

You might also like