You are on page 1of 10

Phân tích cường độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh trà sữa có thể được thực

hiện dựa trên Mô hình Cạnh tranh của Michael Porter.


BÀI LÀM
Cường độ cạnh tranh của ngành kinh doanh trà sữa được thể hiện cụ thể thông
qua mô hình cạnh tranh của Michael Porter với các yếu tố sau đây:
1. Sự thay thế:
Trong ngành trà sữa, sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế có thể là các loại đồ uống
khác như cà phê, nước ép, nước đá, hoặc các sản phẩm đối thủ như nước trái cây. Mức
độ rủi ro từ các sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế phụ thuộc vào sự độc đáo và chất
lượng của trà sữa
Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm
Tuy nhiên, có một thực tế cho thấy, mặc dù có tỷ suất lợi nhuận cao (60%-
70%), nhưng trà sữa vẫn là một ngành hàng khó cạnh tranh do các sản phẩm dễ sao
chép và các vấn đề về chuỗi cung ứng. "Đây là một ngành công nghiệp mà 90% cửa
hàng thất thu", nghiên cứu chung của Momentum Works và Qlvb lưu ý. Vì vậy, ngành
trà sữa nếu không thay đổi theo kịp xu hướng và có những chiến lược marketing hợp
lý thì rất dễ bị thay thế bới những sản phẩm khác đang ngày càng chiếm được lòng
người tiêu dùng như nước ngọt, trà xanh, cà phê, nước ép hoa quả…
Hiện nay, các quán trà sữa đang dần thay đổi chiến lược kinh doanh. Họ
thường xuyên thay đổi thực đơn và giới thiệu những công thức, hương vị mới để đáp
ứng khẩu vị của nhiều người. Ngoài ra, các cửa hàng rất chú trọng đến không gian và
phong cách thiết kế. Ví dụ, ngày nay ngày càng nhiều cửa hàng có không gian yên
tĩnh, thoáng mát để mọi người có thể làm việc, học tập hay nghỉ ngơi ngay tại đó.
Điều này đang trở thành một xu hướng những ngày này.
Trà sữa là loại thức uống có công thức từ trà và sữa, cùng các thành phần
“topping” nên rất dễ để pha chế và mỗi tỷ lệ sẽ tạo ra một hương vị khác nhau, do vậy
trà sữa là ngành có chi phí chuyển đổi thấp. Bởi lẽ sản phẩm dược rất dễ mua, nên
người tiêu dùng không mất nhiều thời gian mới có thể mua được sản phẩm tương tự
cả về giá cả lẫn chất lượng.. Chính vì vậy việc chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm
dược không mấy làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng.
Xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng
Việc sử dụng các sản phẩm thay thế trong ngành trà sữa có thể phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như sự thay đổi trong sở thích của khách hàng, môi trường kinh doanh,
và xu hướng xã hội. Dưới đây là một số xu hướng có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng
các sản phẩm thay thế:
- Sức khỏe và dinh dưỡng: Lượng đường trong trà sữa càng cao sẽ càng ảnh hưởng
đến sức khỏe của người dùng. Đây là nguyên nhân dẫn đến thừa cân, tiểu đường hay
mỡ máu.... Bạn cùng sẽ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay bệnh về gan
hoặc là suy giảm nhận thức. Với trẻ nhỏ ngoài thừa cân béo phì còn tăng nguy cơ còi
xương, trẻ chậm phát triển ảnh hưởng thể chất và trí tuệ lâu dài.
Trà sữa trân châu được kết hợp nhiều thực phẩm như trân châu, trà, sữa, bánh
trứng.... nên nếu bạn bị dị ứng với một trong số đó thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Chưa kể
đến nếu nguồn gốc các nguyên liệu không có xuất xứ rõ ràng, bạn sẽ còn có nguy cơ
bị ngộ độc thực phẩm. Chính vì vậy, khách hàng ưa chuộng các sản phẩm có lợi cho
sức khỏe hơn như các loại trà, các sản phẩm hữu cơ, đồ uống tự nhiên,...
- Đánh giá về giá: Đầu tiên phải kể đến mức giá khá cao của trà sữa thường khiến
nhiều người bất ngờ. Theo tìm hiểu, mức giá trung bình phổ biến của một ly trà sữa từ
40.000 - 56.000 đồng ở nhiều hãng đồ uống bình thường; từ 55.000 - 80.000 đồng ở
các thương hiệu đắt hơn (tuỳ thuộc vào size và topping). Thực tế này gióng lên hồi
chuông cảnh báo về kế hoạch tài chính cá nhân, việc uống trà sữa thường xuyên sẽ
dẫn đến tình trạng thấu chi nguồn tài chính, làm mất cân đối giữa nhu cầu tiêu dùng và
kế hoạch tiết kiệm của mỗi người.
Tuy nhiên, những sản phẩm thay thế khác như trà, sữa, thức uống hoa quả,...
giá lại rẻ hơn rất nhiều lại tốt cho sức khỏe. Với xu hướng chọn đồ uống sạch, có lợi
cho sức khỏe mà lại rẻ của khách hàng như hiện nay thì tại sao lại chọn trà sữa? Đó
cũng là một vấn đề đáng lo ngại mà các nhà kinh doanh cần quan tâm và giải quyết
trong ngành trà sữa này.
- Đánh giá sản phẩm: Sự phát triển của các ứng dụng đánh giá sản phẩm có thể ảnh
hưởng đến quyết định của khách hàng khi chọn sản phẩm thay thế. Khi mua một sản
phẩm, thay vì chọn đồ uống ưa thích trước tiên thì khách hàng lại nhìn vào đánh giá,
mặc dù biết đó là đánh giá ảo trên các kênh social media. Bên cạnh đó, có những
khách hàng tin dùng những sản phẩm mà bản thân biết rõ, đã tìm hiểu kỹ hay đã từng
sử dụng để thay thế cho lựa chọn trà sữa.
- Giá trị thương hiệu: Xu hướng tập trung vào giá trị thương hiệu và trải nghiệm
khách hàng có thể thúc đẩy sự lựa chọn của họ cho các thương hiệu khác. Mặt khác,
sự bùng nổ của các thương hiệu trà sữa cũng đặt ra câu hỏi về tuổi thọ của nó trên thị
trường trước sự ra đi của một số chuỗi cà phê trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, thương hiệu của những sản phẩm thay thế đứng vững, phát triển lâu
dài trên thị trường là một trong những yếu tố gây trở ngại rất lớn. Người tiêu dùng có
xu hướng lựa chọn thương hiệu mà họ tin dùng thay vì những thương hiệu mới nổi,
không đáng tin. Vì vậy, một số thương hiệu trà sữa không thể tồn tại trong thị trường
bán lẻ Việt Nam không phải vì họ không đủ mạnh để mở rộng mà vì họ không phát
triển sản phẩm của mình phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng địa
phương
Tương quan giữa giá và chất lượng của các mặt hàng thay thế
Nền kinh tế thế giới năm 2023 bắt đầu rơi vào tình trạng suy thoái, hầu hết các
hộ gia đình đều cắt giảm chi tiêu trong bối cảnh lạm phát cao. Với Việt Nam, bức
tranh kinh tế quý 1/2023 cũng cho thấy nhiều điểm xám, lạm phát ở mức cao, thị
trường bất động sản và thị trường chứng khoán đang gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng
trực tiếp đến điều hành kinh tế vĩ mô và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Có thể thấy rõ tác động tiêu cực của nền kinh tế cũng đang ảnh hưởng rất lớn
tới ngành trà sữa. Nhưng bất chấp những khó khăn do kinh tế suy thoái, kết quả kinh
doanh quý 1/2023 của những doanh nghiệp đầu ngành này vẫn ghi nhận sự tăng
trưởng. Theo dự báo của các nhóm phân tích, mặc dù kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ
đối mặt với nhiều sức ép, tuy nhiên, doanh thu ngành trà sữa tại Việt Nam dự kiến
tăng trưởng 18%, đạt 720.300 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong ngành này, các loại đồ uống có thể thay thế cho nhau nên dẫn
đến cạnh tranh thị trường khi giá của sản phẩm chính tăng lên thì sẽ khuyến khích sử
dụng sản phẩm thay thế và ngược lại do mức gái cao nhất bị khống chế khi có sản
phẩm thay thế nên sẽ làm hạn chế lợi nhuận tiềm năng của ngành. Vì vậy, các doanh
nghiệp phải không ngừng nghiên cứu và kiểm tra các mặt hàng thay thế tiềm ẩn.
Thực tế cho thấy, phần lớn sản phẩm thay thế là kết quả của cuộc bùng nổ công
nghệ. Do vậy các doanh nghiệp cần quan tâm đến nguồn lực phát triển và vận dụng
công nghệ mới vào chiến lược của doanh nghiệp
2. Nguy cơ từ sự xuất hiện của đối thủ tiềm ẩn: Trong ngành trà sữa, sự xuất hiện
của các đối thủ tiềm ẩn có thể thay đổi đáng kể cường độ cạnh tranh. Các cửa hàng trà
sữa mới có thể đưa ra những phong cách, sản phẩm, hoặc mô hình kinh doanh mới.
- Đe dọa gia nhập mới:
Thị trường trà sữa đang trở nên nóng hơn bao giờ hết với sự vào cuộc của hàng
loạt các thương hiệu lớn nhỏ, từ trong nước đến các thương hiệu ngoại nhập. Các
thương hiệu như Dingtea, Koi, Royal Tea, Gong cha đang là những thương hiệu có
mức độ phủ sóng mạnh mẽ nhất tại thị trường Việt Nam. Chính vì nhìn thấy tiềm năng
từ “mỏ vàng” để kinh doanh, mà đối tượng tập trung chủ yếu vào giới trẻ thì một loạt
các thương hiệu Việt như: Chevi, Bobapop…cũng tham gia vào thị trường tiềm năng
này.
Mới đây, một nghiên cứu chung từ Momentum Works và qlub đã chỉ ra rằng quy
mô của thị trường trà sữa Việt Nam đạt mức 362 triệu USD trong năm 2021, chỉ đứng
sau hai thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á là Thái Lan (749 triệu USD) và
Indonesia (1,6 tỷ USD).

Quy mô thị trường trà sữa một số quốc gia Đông Nam Á trong năm 2021

- Tính kinh tế theo quy mô:


Thời gian qua, các chuỗi trà sữa tại Việt Nam liên tục tăng nhanh về số lượng
cửa hàng. Trên các tuyến phố, khách hàng có thể dễ dàng bắt gặp các cửa hàng trà sữa
của những tên tuổi như Koi Thé, Gong Cha, Tocotoco, Bobapop, The Alley, Phúc
Long, Ding Tea, The Coffee House,…
Thực tế, ngay cả những doanh nghiệp lớn tại Việt Nam cũng không bỏ qua cơ
hội để gia nhập thị trường đang ngày càng phát triển và có quy mô cả nghìn tỷ đồng
này.
Chẳng hạn, vào tháng 5/2021, Masan công bố thỏa thuận mua lại 20% cổ phần
CTCP Phúc Long Heritage với giá 15 triệu USD. Khi ấy, Phúc Long được định giá 75
triệu USD. 8 tháng sau, Masan chính thức thâu tóm Phúc Long khi nâng tỷ lệ sở hữu
lên 51% với 31% cổ phần mua thêm trị giá 110 triệu USD, tương đương mức định giá
355 triệu USD.
Mới nhất, Công ty TNHH The SHERPA, một công ty con sở hữu gián tiếp của
Masan đã mua hơn 10,8 triệu cổ phiếu phổ thông, tương đương 34% lợi ích vốn chủ
sở hữu của CTCP Phúc Long Heritage, đơn vị sở hữu chuỗi đồ uống Phúc Long, với
tổng số tiền thanh toán là hơn 3.600 tỷ đồng. Như vậy, nhờ kết quả của giao dịch này,
lợi ích vốn chủ sở hữu của Masan trong Phúc Long Heritage đã tăng từ 51% lên 85%.
Với những con số trên, mức định giá của chuỗi Phúc Long đã được nâng lên
khoảng 10.640 tỷ đồng (hơn 450 triệu USD). Như vậy, chỉ sau hơn một năm về tay
Masan, mức định giá của chuỗi đồ uống Phúc Long đã tăng gấp 6 lần.
Khoản đầu tư của Masan và Phúc Long bước đầu đã đạt được những kết quả.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh nửa đầu năm, Phúc Long Heritage đạt doanh thu 820
tỷ đồng, tăng 38,5% so với cùng kỳ năm trước.
Một đơn vị lớn khác là KIDO cũng ra mắt chuỗi Chuk Coffee & Tea. Trước
mắt mục tiêu của Chuk Tea & Coffee là củng cố, chinh phục thị trường Hà Nội. Tiếp
đó, sẽ mở rộng sang các tỉnh thành phía Bắc như: Hải Dương, Hải Phòng và Quảng
Ninh. Cho đến hết năm 2023, Chuk Tea & Coffee dự kiến sẽ có mặt tại tất cả các tỉnh
thành tại Việt Nam. KIDO dự kiến doanh thu toàn hệ thống từ nay đến cuối năm của
toàn chuỗi sẽ trên 500 tỷ đồng.
-->có thể nói đây là 1 rào cản lớn đối với các doanh nghiệp khác khi muốn ra nhập
vào ngành.
- Khác biệt hóa sản phẩm:
Đối với những tên tuổi nổi bật như Gong cha, Phúc Long, Ding Tea, Tocotoco…
những thương hiệu này đã rất quen thuộc với khách hàng và có một lượng khách hàng
trung thành lớn nhờ vào quá trình hoạt động quảng cáo, chăm sóc khách hàng,...Yếu
tố này bắt buộc các thương hiệu ra nhập phải đầu tư rất lớn để lôi kéo được lượng
khách hàng này.
Trà sữa Phúc Long: Phúc Long đã khác biệt hóa bằng cách tập trung vào trà đen,
trong khi nhiều đối thủ chủ yếu sử dụng trà oolong hoặc trà xanh. Điều này tạo nên
một loạt sản phẩm với hương vị trà đen đặc trưng.
Trà sữa Gong cha: Thương hiệu này cung cấp nhiều loại topping khác nhau, từ
bọt biển bạc hà cho đến trân châu ngọc trai và bông lan trà xanh. Sự đa dạng trong
topping cho phép khách hàng tùy chỉnh thức uống của họ.
Trà sữa Ding Tea: Ding Tea đã tạo ra những sản phẩm đặc biệt như trà sữa trà
đào và trà sữa mousse, tạo nên những trải nghiệm độc đáo cho khách hàng.
Trà sữa Tocotoco: Tocotoco nổi tiếng với việc sử dụng sữa nguyên chất và không
sử dụng sữa bột. Điều này tạo ra hương vị độc đáo và tươi mát cho sản phẩm của họ.
- Nhu cầu vốn đầu tư ban đầu: Như đã nói ở trên, để có thể lôi kéo được
lượng khách hàng trung thành của các thương hiệu nổi tiếng vốn có, các thương hiệu
mới ra nhập đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư lớn cho hoạt động quảng cáo, chăm sóc
khách hàng và khuyến mại.
- Chi phí chuyển đổi: Chi phí chuyển đổi khá cao do cần phải đầu tư nhiều
hơn vào quảng cáo, tiếp thị và dịch vụ khách hàng để tạo sự khác biệt và thu hút
khách hàng.
- Gia nhập vào các hệ thống phân phối: Với các tên tuổi lớn trong ngành như
Gong cha, Phúc Long, Ding Tea, Tocotoco…họ đã phát triển ứng dụng di động cho
đặt hàng trực tuyến và giao hàng tận nơi. Điều này giúp bạn tiếp cận khách hàng qua
thiết bị di động của họ và tạo sự thuận tiện cho việc đặt hàng và thanh toán. Hoặc
Dịch vụ Pick-Up: Cho phép khách hàng đặt hàng trực tuyến và đến cửa hàng của bạn
để lấy hàng mà họ đã đặt. Điều này phù hợp với những người muốn tiết kiệm thời gian
và không muốn chờ đợi lâu tại cửa hàng. Vì vậy, để gia nhập thì cần phải tạo ra các
kênh bán hàng trực tuyến để có thể tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn. Điều này
đòi hỏi nguồn lực về kinh tế cũng khá lớn.
- Chính sách của Chính phủ: Ngành kinh doanh trà sữa không chịu quá nhiều
giới hạn hay điều lệ của chính phủ, vì vậy đây là một ưu thế trong việc gia nhập ngành
cho các thương hiệu mới.
3. Khách hàng:
Sức mạnh của người mua phụ thuộc vào số lượng và quyết định của khách
hàng trong việc chọn lựa sản phẩm. Trong ngành trà sữa, khách hàng có sự lựa chọn
đa dạng, và họ có thể tác động đến giá cả, chất lượng, và dịch vụ của các cửa hàng trà
sữa.
Tuy thị trường ngày nay cạnh tranh rất khắc nghiệt nhưng để khách hàng quyết
định mua hàng của bạn nó sẽ có rất nhiều yếu tố. Đôi khi bạn cũng phải biết được
rằng câu hỏi mà khách hàng đang đặt ra để quyết định mua tại cửa hàng bạn là gì.
Khách hàng của bạn thường quan tâm đến những câu hỏi sau:
- Thức uống này có ngon không?
- Quán mới mở có chương trình khuyến mãi không?
- Tại sao phải dùng thức uống ở quán này?
- Nguyên liệu họ nhập từ đâu có tốt không?
Nhờ những việc đó bạn đã có thể xác định được khách hàng của mình rõ nét
hơn. Sự thành công của quán phụ thuộc vào việc xác định và đánh giá đối tượng
khách hàng như thế nào.
Một điều quan trọng không thể bỏ qua đó chính là sở thích và thói quen của
từng khách hàng. Điển hình đơn giản hơn đó chính là cách để khách còn trở lại quán
của bạn khi bạn hiểu được tâm lý và chăm sóc khách hàng tốt. Khách sẽ trở lại quán
khi có sự quen thuộc và thân quen hay thiện cảm của quán dành cho khách. Đơn giản
khi khách vào quán nhân viên của bạn chỉ cần hỏi thăm dạ hôm nay chị dùng món củ
hay món mới ạ. Khi đó tâm lý khách hàng sẽ trở nên thoải mái hơn như được ở nhà
với sự chăm sóc như vậy.
Theo các số liệu thống kê cho thấy hiện nay khách hàng chủ yếu:
Học sinh, sinh viên: Đây là nhóm đối tượng chiếm khoảng 70% thị trường
hiện nay. Tuy là kinh tế nhóm đối tượng này không nhiều nhưng lại là nhóm thường
dùng nhất. Đối tượng thuộc nhóm này thường đi thành từng nhóm nhỏ và uống với số
lượng nhiều.
Tuy nhiên ngày nay để chìu nhóm đối tượng này không hề dễ dàng khi khẩu vị của
các bạn mỗi người mỗi khác. Tiêu chuẩn của nhóm đối tượng này cũng ngày càng
khắt khe hơn trước. Nhóm này thường thấy ở đâu có quán là sẽ uống nếu ngon thì mới
quay trở lại điều này làm bạn phải có công thức riêng tạo hương vị.
Đối tượng văn phòng:Nhóm này chiếm khoản 15% thị trường hiện nay và chỉ
đặt vào các buổi đầu giờ chiều vì nhu cầu tiêu thụ cao.
Nhóm cặp đôi và hộ gia đình:Cho dù là lứa tuổi nào cũng vậy bạn cũng
không thể thoát được sự mê hoặc của trà sữa mang lại. Ngay cả nhóm đối tượng này
cũng không ngoại lệ. Thường các ngày lễ hay những ngày cuối tuần gia đình tụ tập lại
thường họ sẽ đặt đơn qua app cho con cháu hay thậm chí họ thưởng thức vì vậy bạn
hãy nắm bắt cơ hội. Tuy nhóm này chỉ chiếm 15% số lượng trên thị trường hiện nay.
Lấy ví dụ đơn giản qua quán trà sữa ToCoToCo 1 trong 2 tiêu chí chủ yếu của
ToCoToCo là Chú trọng trải nghiệm khách hàng - Hướng tới cộng đồng
ToCoToCo còn được biết đến là một doanh nghiệp luôn "chịu khó" chăm chút
trải nghiệm khách hàng. Dễ dàng nhận thấy khi bước chân vào một cửa hàng
ToCoToCo, khách hàng được trải nghiệm ngay những khung tranh về nguồn nông sản
Việt, cùng đó là hình ảnh những ly trà organic và trà sữa full topping... tạo không gian
liên tưởng trong mỗi ly trà sữa của ToCoToCo đậm vị thiên nhiên, tạo sự hứng khởi
cho ngày mới đầy năng lượng, tươi trẻ.
Một yếu tố khác góp phần đưa ToCoToCo đến gần hơn với khách hàng chính
là các hoạt động hướng đến cộng đồng. Không chỉ chăm lo phát triển sản phẩm và
tăng tính trải nghiệm cho khách hàng, ToCoToCo chủ trương đầu tư vào việc tái chế,
vận hành các hệ thống xanh, thân thiện với môi trường
4. Nhà cung ứng: Điều này liên quan đến sự tác động của nhà cung cấp trà sữa
và nguyên liệu liên quan đến chất lượng và giá cả sản phẩm. Trong ngành trà sữa, các
yếu tố này bao gồm nguồn cung cấp trà, sữa, đường, và các nguyên liệu khác. Sức
mạnh của các nhà cung cấp có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và chất lượng của trà sữa.
- Mức độ tập trung:
Hiện nay, ở Việt Nam, có khoảng 1500 quán trà sữa cùng khoảng 100 thương
hiệu đang phát triển, với hơn một nửa nằm ở Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến hết
tháng 4 năm 2022. Trong đó, Bobapop, một thương hiệu địa phương, dẫn đầu về địa
điểm với 89 cửa hàng. Tiếp theo là ba công ty nước ngoài là Tiger Sugar (48 cửa
hàng), The Alley (47) và Gong Cha (42).
Tại Việt Nam, những nghiên cứu thị trường trà sữa gần đây cho thấy, đồ uống
này ngày càng trở thành một cơn sốt và không có dấu hiệu hạ nhiệt khi số lượng các
cửa hàng mở bán trà sữa đang liên tục tăng nhanh. Càng ngày thị phần của trà sữa
ngày càng được mở rộng, hiện đã trở thành một mô hình kinh doanh mới tại Việt
Nam.
Tuy nhiên, có một thực tế cho thấy, mặc dù có tỷ suất lợi nhuận cao (60%-70%),
nhưng trà sữa vẫn là một ngành hàng khó cạnh tranh do các sản phẩm dễ sao chép và
các vấn đề về chuỗi cung ứng.
- Đặc điểm hàng hóa dịch vụ:
Ngành trà sữa cũng có những được điểm tương tự như những ngành F&B khác.
Các cửa hàng trà sữa thường yêu cầu nguyên liệu đặc biệt như trà, sữa, đường,
topping, và hương liệu cụ thể để tạo ra các món ăn uống độc đáo. Bên cạnh đó, những
chuỗi cửa hàng trà sữa thường cần sự ổn định trong việc cung ứng nguyên liệu để duy
trì chất lượng và thương hiệu. Hơn thế nữa, ngành trà sữa có xu hướng thay đổi nhanh
với các xu hướng mới về hương vị, chất lượng, và sức khỏe. Chính vì thế, nhà cung
ứng cần có khả năng thích nghi nhanh với các yêu cầu thay đổi của chuỗi cửa hàng trà
sữa.
- Cường độ cạnh tranh giữa các nhà cung cấp trà sữa là khá cao do sự phát triển
mạnh mẽ của ngành này và sự yêu thích của người tiêu dùng đối với sản phẩm trà sữa.
Các nhà cung cấp trà sữa cạnh tranh với nhau không chỉ trong việc tạo ra hương vị
độc đáo và chất lượng mà còn trong việc thiết kế cửa hàng, xây dựng thương hiệu và
quảng bá.
5. Sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại:
Đây là yếu tố quan trọng nhất trong ngành trà sữa. Các cửa hàng trà sữa cạnh
tranh với nhau trong việc thu hút và duy trì khách hàng. Yếu tố này bao gồm giá cả,
chất lượng sản phẩm, thương hiệu, và dịch vụ.
- Số lượng các công ty đối thủ cạnh tranh: Hiện nay, ở Việt Nam, có khoảng
1500 quán trà sữa cùng khoảng 100 thương hiệu đang phát triển, với hơn một nửa nằm
ở Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến hết tháng 4 năm 2022. Trong đó, Bobapop, một
thương hiệu địa phương, dẫn đầu về địa điểm với 89 cửa hàng. Tiếp theo là ba công ty
nước ngoài là Tiger Sugar (48 cửa hàng), The Alley (47) và Gong Cha (42).
- Tăng trưởng của ngành: Thị trường trà sữa Việt đã bước qua giai đoạn tăng
trưởng, và dần đi vào ổn định, trở về 2 năm trước, tăng trưởng "nóng" đến 200%. Thì
hiện nay, theo đánh giá của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, thị trường trà
sữa Việt Nam có tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20% và đã đạt quy mô gần 300
triệu USD từ 2 năm trước.
- Sự đa dạng của các đối thủ cạnh tranh:
+ TOCOTOCO: là một chuỗi chi nhánh trà sữa được thành lập vào năm 2013 bởi
công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Taco. Sức hút của Tocotoco nằm ở sự độc đáo
và đa dạng trong thực đơn. Menu của thương hiệu này bao gồm các loại trà sữa, trà
tươi, đồ ăn nhẹ với giá cả hợp lý.
+ Dingtea: Dingtea hiện là thương hiệu đồ uống lớn nhất tại Trung Quốc. Dingtea sở
hữu nguyên liệu chất lượng được nhập khẩu 100% từ Đài Loan. Menu đa dạng với
quy trình khép kín, từ nguồn cung ứng cho đến phân phối đều minh bạch, rõ ràng.
+ The Alley: là thương hiệu trà sữa nổi tiếng có xuất xứ từ Đài Loan. The Alley sở
hữu công thức chế biến trà sữa trân châu đường đen vô cùng độc đáo mới lạ. Thành
công đem đến hương vị trà sữa thơm ngon so với trà sữa truyền thống.
Từ những yếu tố trên, có thể thấy ngành kinh doanh trà sữa đang có sự cạnh
tranh khốc liệt từ những ông lớn vốn ở trong ngành và thậm chí là sự mọc lên như
nấm của các hãng trà sữa từ trong nước và ngoài nước.
6. Các bên liên quan:
Ngành trà sữa đã và đang là ngành kinh doanh có mức độ cạnh tranh tương đối
lớn. Ngoài các yếu tố về sự gia nhập tiềm năng, người mua, sự thay thế, nhà cung ứng,
quyền lực tương ứng của các bên liên quan khác như vai trò của Chính phủ, Bộ y tế -
Cục an toàn thực phẩm, giáo dục về dinh dưỡng... cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự
ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của ngành này.
Về tác động của Chính phủ, Chính phủ thiết lập các quy định và tiêu chuẩn
liên quan đến việc sản xuất, vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm và dịch
vụ trong ngành trà sữa. Việc áp dụng kiểm soát chặt chẽ có thể đảm bảo rằng các cửa
hàng trà sữa tuân thủ các quy định và cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Đồng thời, việc ra các quy định liên quan đến quảng cáo và quảng bá sản phẩm trà sữa
của Chính phủ cũng tạo ra sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành này. Việc
giám sát và kiểm soát quảng cáo có thể bảo vệ người tiêu dùng khỏi những thông tin
sai lệch hoặc đánh lừa và đồng thời tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng.
Ví dụ, ngay sau khi Chính phủ bổ sung Nghị định 115/2018/NĐ - CP có hiệu
lực từ ngày 20 tháng 10 năm 2018 Quy định xử phạt hành chính về an toàn thực
phẩm, các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành trà sữa đã có sự cạnh tranh mạnh mẽ
trong vấn đề đảm bảo vệ sinh, nâng cao hình ảnh và chất lượng sản phẩm doanh
nghiệp mình. Tiêu biểu như Dingtea đã đẩy mạnh cạnh tranh về an toàn thực phẩm
với các hãng khác trong ngành trà sữa thông qua việc áp dụng quy trình kiểm soát chất
lượng, đào tạo nhân viên, hợp tác với các nhà cung cấp, giám sát và kiểm tra chất
lượng, quảng cáo và công khai thông tin, và tuân thủ quy định pháp luật và tiêu chuẩn
an toàn thực phẩm. Chính điều này đã trực tiếp tạo cạnh tranh cho các hãng khác như
Tocotoco, Mixue, Đô đô,.. phải nâng cao chất lượng sản phẩm mình.
Cổ đông: Thị trường trà sữa Việt nam rất hấp dẫn và ngày càng thu hút các nhà
đầu tư lớn. Quy mô thị trường trà sữa Việt Nam hằng năm lên đến hơn 360 triệu USD,
tương đương khoảng 8.400 tỷ đồng → con số này chứng minh sức hút của thị trường
trà sữa tại VN. Đơn cử hồi giữa năm 2021, Tập đoàn Masan chi 15 triệu USD để nắm
20% cổ phần của thương hiệu Phúc Long. Đến tháng 2-2022, tập đoàn này tiếp tục chi
thêm 110 triệu USD để trở thành công ty mẹ của chuỗi trà sữa Phúc Long, từ đó nắm
quyền chi phối và hợp nhất kết quả kinh doanh của thương hiệu này.
Như vậy, khi nhận được sự đầu tư lớn từ các nhà đầu tư, thương hiệu trà sữa sẽ
có thêm nguồn lực về kinh tế cũng như thay đổi định hướng phát triển, làm tăng sức
cạnh tranh cho thương hiệu.
→ Nếu càng ngày càng có nhiều nhà đầu tư đầu tư vào ngành trà sữa thì sức cạnh
tranh sẽ ngày càng lớn hơn.

KẾT LUẬN:
Thị trường trà sữa tại Việt Nam hiện đang là một trong những thị trường vô
cùng triển vọng và có nhiều tiềm năng cho những ai muốn tiến vào ngành này. Tuy
nhiên, dựa vào những phân tích trên có thể thấy sự cạnh tranh trong ngành này là rất
cao và có phần khốc liệt. Các doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra
các chiến lược về mô hình kinh doanh trà sữa, xác định rõ các yếu tố tác động đến thị
trường của ngành này để đạt được lợi nhuận cao nhất.

You might also like