You are on page 1of 5

III.

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC


3.1. Phân tích cơ hội và thách thức của dự án Sanus Coffee
Sau khi tiến hành đọc và tham khảo từ dự án Sannus coffee, ta có thể xác định
được cơ hội và thách thức của dự án Sanus Coffee như sau:
3.1.1. Cơ hội
Thứ nhất, trong năm 2023, xu hướng sản phẩm tiêu dùng được dự báo sẽ ngày
càng tiện lợi hơn, chú trọng đến sức khoẻ của người tiêu dùng
Do đó, việc ghi rõ giá trị dinh dưỡng và thành phần của sản phẩm phục vụ cho
đối tượng khách hàng bị dị ứng và những đối tượng chỉ được tiêu thụ một lượng nhất
định chất dinh dưỡng trong ngày là một cơ hội cho định hướng kinh doanh của Sanus
Coffee.
Theo Vietnam Report, triển vọng của thị trường đồ uống hữu cơ tiềm năng ước
tính vượt trên 55 tỷ USD vào 2025 với mức tăng trưởng hàng năm lên đến 13,1%
Những mô hình kinh doanh khác của các đối thủ cạnh tranh như Cheese
Coffee, The Coffee House, Phúc Long, Katinat... chưa thể hiện được tiêu chí “lành
mạnh” và “có lợi cho sức khỏe” đối với các sản phẩm của mình. Đây là một cơ hội
rộng mở để Sanus Coffee triển khai việc kinh doanh các sản phẩm của mình.
Thứ hai, nhu cầu về các sản phẩm trà sữa, cà phê ở Việt Nam ngày càng nhiều
Dân số đông, dân số trẻ với văn hóa cà phê nở rộ là những yếu tố thúc đẩy thị
trường cà phê phát triển mạnh mẽ.
Thứ ba, chưa có nhiều mô hình kinh doanh trà sữa, cà phê thể hiện thành phần
và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm
Các phân tích về đối thủ cạnh tranh cho thấy hầu như chưa có thương hiệu đồ
uống nào kinh doanh theo mô hình gắn các giá trị dinh dưỡng và thành phần nguyên
liệu đầy đủ vào sản phẩm của mình. Đồng thời, các thương hiệu cũng chưa đưa ra tiêu
chí sức khỏe khách hàng lên hàng đầu mà thay vào đó là các sứ mệnh tạo nên sự khác
biệt, kết nối cộng đồng...
Thứ tư, người tiêu dùng ngày càng có ý thức trong việc bảo vệ môi trường
Sanus Coffee nói không với các vật liệu gây hại đến mối trường. Đồng thời,
việc sử dụng các nguyên liệu organic của Sanus Coffee góp phần giảm thiểu các tác
nhân gây hại đến môi trường như thuốc trừ sâu, phân bón hoá học. Dự án sử dụng ly,
nắp, ống hút và bao bì phân huỷ, thân thiện với môi trường. Điều này sẽ giúp Sanus
Coffee có được “chỗ đứng” nhất định trong lòng khách hàng.
3.1.2. Thách thức
Thứ nhất, ý tưởng kinh doanh trên chưa được triển khai rộng rãi do đó chưa có
đủ cơ sở thống kê để dự báo tỷ lệ thành công của dự án.
Thứ hai, dự án được triển khai dưới hình thức công ty TNHH hai thành viên trở
lên nên việc huy động vốn sẽ gặp không ít trở ngại so với hình thức công ty cổ phần.
Thứ ba, lợi nhuận từ việc kinh doanh các sản phẩm nói trên sẽ khó tăng cao vì
theo nhận định của phần lớn chuyên gia và doanh nghiệp trong ngành thực phẩm - đồ
uống, tuy Bộ Công Thương đã cho phép tăng giá bán các sản phẩm tiêu dùng nhanh,
trong đó có sản phẩm thực phẩm - đồ uống, nhưng mức tăng khiêm tốn dưới 10%
không thể bù đắp cho sự tăng mạnh của chi phí đầu vào.
Thứ tư, số lượng các doanh nghiệp gia nhập thị trường là rất nhiều. Cả nước có
khoảng 1.500 quán trà sữa với khoảng 100 thương hiệu đang cạnh tranh khốc liệt; con
số này có xu hướng tăng
nhanh do một loạt thương hiệu lớn vừa gia nhập thị trường.12
theo phân tích tại mục 2.2.1 của dự án, các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực kinh
tế lớn và quy mô kinh doanh rộng, do đó việc hình thành và phát triển mô hình kinh
doanh của Senus Coffee chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn.
Thứ năm, nguồn cung thực phẩm organic tuy không quá hiếm nhưng chưa đủ
nhiều và quy mô chưa đủ lớn để đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời giá cả các sản
phẩm organic cũng không rẻ. Do đó, việc lựa chọn nhà cung ứng nguyên vật liệu uy
tín, lâu dài, giá rẻ đặt ra một thách thức rất lớn cho dự án.
3.2. Phân tích cơ hội và thách thức của dự án Sunny Side Coffee
Dựa vào việc phân tích cơ hội và thách thức của dự án Sanus Coffee để liên hệ
và vận dụng vào phân tích cơ hội và thách thức của dự án Sunny Side Coffee của
nhóm như sau:
3.2.1. Cơ hội
Thứ nhất, xu hướng sản phẩm tiêu dùng được dự báo sẽ ngày càng tiện lợi
hơn, chú trọng đến sức khoẻ của người tiêu dùng
Có thể học hỏi việc đáp ứng nhu cầu về thành phần và giá trị dinh dưỡng của
khách hàng từ Sanus Coffee, Sunny Side Coffee cũng đưa ra giải pháp mới về đồ
uống dành cho các khách hàng ưa thích hương vị cà phê truyền thống của Việt Nam
nhưng dị ứng với các chế phẩm từ sữa hoặc có những nhu cầu đặc biệt như cà phê
deccaf hoặc tinh chỉnh độ đậm nhạt của cà phê, lượng đường có trong đồ uống. Ngoài
ra, Sunny Coffee còn công khai minh bạch giá trị dinh dưỡng, thành phần và nguồn
gốc nguyên vật liệu trên trang chủ mạng xã hội của hãng để khách hàng có thể dễ
dàng tham khảo khi cần.
Ngoài ra, việc kinh doanh theo mô hình take away và nhận đặt hàng, shipping
cũng giúp việc khách hàng dễ dàng tiếp cận sản phẩm và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng
của mình.
Thứ hai, nhu cầu về các sản phẩm trà sữa, cà phê ở Việt Nam ngày càng nhiều
Theo số liệu tham khảo được từ dự án của Sanus Coffee có thể thấy nhu cầu thị
trường trong ngành đồ uống như cà phê và trà sữa khá cao.
Theo Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO), tiêu thụ cà phê toàn cầu giai đoạn 2023-
2030, dự báo tăng từ 1%-2%/năm trong khi ngành cà phê Việt Nam được Công ty
Nghiên cứu thị trường Euromonitor nhận định sẽ tăng trưởng ở mức gần 8% cho giai
đoạn 2022-2027. Theo nghiên cứu này, ngành cà phê Việt Nam có quy mô 10.845 tỷ
đồng vào năm 2022 (khoảng 452 triệu USD) và sẽ tăng lên 15.837 tỷ đồng vào năm
2027.
Theo số liệu thống kê của Euromonitor, quy mô thị trường cà phê Việt Nam đạt
hơn 10.845 tỷ đồng vào năm 2022. Với tốc độ tăng trưởng là 7,9%, thị trường dự kiến
đạt 11.779 tỷ đồng vào năm nay và hướng tới 15.837 tỷ đồng vào năm 2027.
Theo thống kê Báo cáo thị trường F&B Việt Nam 2022 do iPOS công bố, chi
phí người Việt thường dành để đi cà phê từ 41.000 - 70.000 đồng. Cụ thể, 58% thực
khách sẵn sàng dành từ 40.000 đồng cho mỗi lần sử dụng đồ uống. Trong đó, 44% sẵn
sàng chi tiêu từ 41.000 - 70.000 đồng và 14% sẵn sàng chi tiêu từ 70.000 đồng trở lên
cho mỗi lần đi cà phê.
Theo số liệu của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa), năm 2022,
lượng cà phê nhân được sử dụng chế biến và tiêu thụ nội địa đạt khoảng 16% sản
lượng toàn ngành.
Những số liệu trên cho thấy, thị trường cà phê ở Việt Nam đang trong trạng
thái phát triển mạnh mẽ tạo cơ hội để Sunny Side Coffee xâm nhập thị trường.
Thứ ba, chưa có nhiều mô hình kinh doanh trà sữa, cà phê trứng hiện nay trên
địa bàn TP.HCM
Các phân tích về đối thủ cạnh tranh cho thấy hầu như chưa có thương hiệu đồ
uống nào kinh doanh sản phẩm cà phê trứng theo mô hình take away và nhận cung
cấp số lượng lớn cho các công ty, văn phòng với mức giá thân thiện, bình dân như
Sunny Side Coffee.
Sự xuất hiện của Sunny Side Coffee sẽ đem lại nhiều sự lựa chọn mới đáp ứng
thị hiếu tò mò và cung cấp một khẩu vị mới cho khách hàng khu vực miền Nam và du
khách nước ngoài, đồng thời, cũng đáp ứng nhu cầu có sẵn đối với những khách hàng
đã biết món cà phê trứng như là các khách hàng người Hà Nội di cư vào Nam.
Thứ tư, sự phát triển của mạng xã hội và sự nhạy trong việc tham gia vào trào
lưu mới của người tiêu dùng
Sự phát triển của mạng xã hội và các food-reviewer tạo cơ hội cho các sản
phẩm đồ ăn, thức uống mới dễ dàng bạo phát và tạo ra xu hướng tiêu dùng mới trong
cộng đồng khách hàng. Nếu vận dụng tốt các công cụ marketing – truyền thông, cũng
như biết cách tạo nên giá trị khác biệt trên thị trường thì Sunny Coffee hoàn toàn có
thể tìm được “vị trí đứng” nhất định trong lòng khách hàng, tạo tiền đề cho thói quen
tiêu dùng mới trên thị trường và duy trì được sự ổn định trong kinh doanh của hãng.
3.1.2. Thách thức
Cũng như Sanus Coffee, Sunny Side Coffee cũng gặp những thử thách tương
tự:
Thứ nhất, ý tưởng kinh doanh trên chưa được triển khai rộng rãi do đó chưa có
đủ cơ sở thống kê để dự báo tỷ lệ thành công của dự án.
Thứ hai, dự án được triển khai dưới hình thức công ty TNHH nên việc huy
động vốn sẽ gặp không ít trở ngại so với hình thức công ty cổ phần.
Thứ ba, lợi nhuận từ việc kinh doanh các sản phẩm nói trên sẽ khó tăng cao,
mức tăng khiêm tốn dưới 10% không thể bù đắp cho sự tăng mạnh của chi phí đầu
vào.
Thứ tư, số lượng các doanh nghiệp gia nhập thị trường là rất nhiều, các đối thủ
cạnh tranh có tiềm lực kinh tế lớn và quy mô kinh doanh rộng, do đó việc hình thành
và phát triển mô hình kinh doanh của Senus Coffee chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn.
Thứ năm, khả năng bị sao chép ý tưởng kinh doanh, bị thay thế hoặc thoái trào
trên thị trường. Với thành phần sản phẩm đơn giản và sự minh bạch về thành phần của
Sanus Coffee, việc các đối thủ kinh doanh sớm đưa ra các sản phẩm tương tự để cạnh
tranh khi sản phẩm cà phê trứng trở nên được ưa chuộng trong giới tiêu dùng là điều
không thể tránh khỏi. Việc phải luôn duy trì chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ
khách hàng và duy trì tính mới cho Sunny Side Coffee, nhưng vẫn duy trì mức giá cả
có tính cạnh tranh, sẽ đặt ra một bài toán khó về việc làm sao để cân đối thu chi và
kiểm soát được chi phí đầu thông việc tìm được nguồn cung cấp nguyên vật liệu phải
chăng nhưng đảm bảo và nguồn nhân lực kinh tế nhưng chuyên nghiệp.
Thứ sáu, vấn đề mặt bằng cũng là một khía cạnh đáng quan tâm vì hình thức xe
đẩy take away mang lại nhiều rủi ro khi phụ thuộc vào quy định về trật tự công cộng
của từng khu vực. Nếu kinh doanh theo hình thức thuê mặt bằng sẽ đẩy chi phí sản
phẩm lên cao dẫn đến trái với định hướng kinh doanh ban đầu của Sunny Side Coffee
là sản phẩm với mức giá ổn định, thân thiện, bình dân. Một vấn đề khác cần quan tâm
là giờ lưu thông “cao điểm” dẫn tới hiện tượng “kẹt xe” và gây ra vấn đề khó tiếp cận
quầy hàng của khách hàng vì Sunny Side Coffee đẩy mạnh kinh doanh trên các tuyến
đường chính và các khu vực gần công ty, trường học nên điều này không tránh khỏi,
mặc dù, lợi thế của các địa điểm này là dễ dàng tạo sự nhận biết về thương hiệu cho
khách hàng và phát huy mô hình kinh doanh take away.

You might also like