You are on page 1of 9

Tên thành viên MSSV

Huỳnh Ngọc Tâm 2021008541


Lê Thanh Thảo 2021008550
Lưu Gia Hân 2021008439

Ngành nước giải khát: Pepsi không calo của tập đoàn Pepsico

I.MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 


Môi trường kinh tế (Economic)
ADB nhận định nhu cầu trong nước mạnh hơn do mở cửa lại thị trường, biên giới và nhu
cầu bên ngoài giảm dao rủi ro toàn cầu tăng đang định hình tăng trưởng của khu vực Đông
Nam Á. ADB điều chỉnh tăng nhẹ dự báo tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á trong năm
2022 so với dự báo trong tháng 4/2022. Tuy nhiên, có những khó khăn nhất định đối với khu
vực này khi nguồn cung tiếp tục bị gián đoạn vì cuộc xung đột ở U-crai-na, giá hàng hóa và
thực phẩm tăng, lãi suất toàn cầu cao hơn sẽ đẩy nhanh lạm phát, thu hẹp thặng dư tài
khoản vãng lai trong thời gian tới.
Theo ADB, tăng trưởng năm 2022 khu vực Đông Nam Á được điều chỉnh tăng, lên 5,1% so
với dự báo 4,9% trong tháng 4/2022 do tăng trưởng mạnh tại In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma và
Phi-li-pin. Chi tiêu dùng ở các nền kinh tế trên đã tăng nhanh sau khi mở cửa lại biên giới.
WB nhận định tăng trưởng tại hầu hết các quốc gia đang phát triển khu vực Đông Á và Thái
Bình Dương đã phục hồi trong năm 2022 nhờ nhu cầu trong nước phục hồi, nới lỏng các
biện pháp hạn chế liên quan đến dịch Covid-19 và tăng trưởng xuất khẩu. Theo đó, WB
nâng dự báo tăng trưởng năm 2022 của ASEAN-5 (In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-li-pin, Ma-
lai-xi-a và Việt Nam) từ 4,9% (dự báo tháng 4/2022) lên 5,4%. 

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2022 ước tính tăng khá cao ở mức 13,67% so với
cùng kỳ năm trước. GDP 9 tháng năm 2022 tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước, là mức
tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011-2022, các hoạt động sản xuất kinh doanh
dần lấy lại đà tăng trưởng, chính sách phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ
đã phát huy hiệu quả. Hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi nhanh ở cả ba khu vực kinh
tế; Hoạt động thương mại, dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ (tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng vừa qua đạt 4.170,2 nghìn tỷ đồng, tăng 21% so với
cùng kỳ năm trước và là mức tăng cao so với cùng kỳ trong vòng nhiều năm trở lại đây).
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 558,52 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ
năm trước, ước tính xuất siêu 6,52 tỷ USD; Vốn FDI thực hiện đạt 15,43 tỷ USD, tăng
16,3%, mức cao nhất so với 9 tháng các năm từ 2018 đến nay.
Tốc độ tăng trưởng của kinh tế có sự thay đổi hằng năm dẫn đến việc chi tiêu của khách
hàng về vấn đề thiết yếu cũng thay đổi, việc kinh doanh của Pepsi ở thị trường Việt Nam
cũng gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn hiện tại. Ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến
nhu cầu của tiêu dùng sản phẩm: Nền kinh tế phát triển thì đời sống vật chất tăng cao, nhu
cầu tiêu dùng hàng hóa tăng cao sẽ là động lực lớn cho PepsiCo phát triển bởi vì các sản
phẩm của PepsiCo đã có thị phần lớn và chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Môi trường văn hóa xã hội (Social)


Việt Nam là một quốc gia có đến 54 dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa
đặc thù, có những sở thích và nhu cầu khác nhau. Hơn nữa mỗi vùng của đất nước cũng có
những sở thích khác nhau. Trong xã hội đều có sự phân chia giai cấp, sự giàu nghèo khá rõ
rệt, mỗi giai cấp có những nhu cầu ham muốn về những sản phẩm và dịch vụ sẽ khác nhau.
Vì thế ở PepsiCo Việt Nam luôn định hướng phát triển sản phẩm của mình vào khách hàng.
Pepsico thực hiện việc tài trợ cho các quỹ từ thiện để gây tiếng vang thay vì việc khuyến
mãi rầm rộ, thực hiện tài trợ cho đội bóng quốc gia. Ngoài ra thị trường nước giải khát thì
với nước ta sẽ không yêu cầu quá nhiều khi mà những văn hóa Việt Nam không kì thị với
dòng sản phẩm này, và với PepsiCo cũng thế. Với các sản phẩm PepsiCo thì hướng tới nhu
cầu trung bình của người tiêu dùng và nhu cầu sinh lý của con người nên ở đây vai trò và
địa vị xã hội sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến hành vi tiêu dùng của khách hàng. Khẩu vị
của người Việt Nam khác với người phương Tây. Người tiêu dùng Việt thích nước ngọt có
ga mang vị ngọt đậm đà, nồng độ ga mạnh tạo cảm giác sảng khoái, trong khi người
phương Tây ưa vị nhạt hơn. Pepsi đã đáp ứng được thói quen khẩu vị của người Việt.
Người tiêu dùng Việt Nam trẻ, khỏe và yêu thể thao, đặc biệt là yêu bóng đá và có tâm lí tự
hào dân tộc cao. Pepsi đã nắm bắt được nét văn hóa này và cho ra những show quảng cáo
phù hợp. Rõ nét nhất là khi tung khẩu hiệu “Uống Pepsi là ủng hộ đội tuyển quốc gia Việt
Nam vươn ra đấu trường quốc tế”, doanh số bán ra của Pepsi lập tức tăng vọt, cảm tình của
người Việt với Pepsi cũng được gia cố.
Môi trường khoa học - công nghệ (Technology)
Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng công nghệ, các công nghệ mới ra đời và
được tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ chính sự ra đời của các công nghệ mới này sẽ
tạo ra các cuộc cách mạng về sản phẩm, chuyển giao công nghệ…Chính vì thế công nghệ
ngày càng trở thành nhân tố then chốt quyết định sự thành bại của công ty. PepsiCo luôn
tìm kiếm những cách thức để cung cấp dịch vụ và thông tin với chất lượng và hiệu quả
cao, sự phát triển công nghệ toàn cầu đem lại những khả năng và giải pháp cho sự phát
triển của Pepsi, luôn luôn tìm kiếm bất cứ giải pháp nào mà có thể giảm bớt chi phí của
việc đưa những sản phẩm tới khách hàng và cải thiện dịch vụ cùng lúc là một trong
những mục tiêu hàng đầu của công ty Chính sách bản quyền ở Việt Nam cũng đang được
nâng cao dần. Những năm trước đây Việt Nam có tỉ lệ ăn cắp bản quyền cao thì nay tỉ lệ
này đã giảm dần. Người dân đã bắt đầu ý thức được lợi và hại của việc ăn cắp bản quyền.
Các doanh nghiệp cũng đã có những phương thức để bảo vệ bản quyền uy tín sản phẩm
của họ

II. MÔI TRƯỜNG VI MÔ PEPSICO 


Phân tích khách hàng 
*** Về nhu cầu
Ngành dịch vụ thức uống không cồn, đặc biệt là loại có ga đi kèm đá lạnh để uống trong thời
tiết nóng bức giúp thỏa mãn người sử dụng trong ngày hè oi bức. Việt Nam có dân số trẻ
nhiều, độ tuổi từ 15 đến 50 tuổi chiếm 63% nhu cầu về việc uống nước giải khát. Bên cạnh
đó, khí hậu ở Việt Nam nóng ẩm, nên nền kinh tế của thị trường nước giải khát tăng nhanh.
Văn hóa ăn uống rất đa dạng đã đẩy nhu cầu sản xuất nước giải khát tăng vọt.
Theo báo cáo của Worldpanel Division năm 2019, người tiêu dùng Việt có 7 nhu cầu chính
khi sử dụng các loại nước uống. Trong đó nhu cầu giải khát vẫn là cơ bản nhất và chiếm
đến 25% tổng số dịp uống. Bên cạnh đó họ còn uống vì những nhu cầu khác như:
Uống kèm bữa ăn (11%)
Bổ sung năng lượng (16%)
Khởi đầu ngày mới (15%)
Tăng cường sức khỏe (11%) 
Họp mặt gia đình (14%) 
Tán gẫu với bạn bè (8%)
*** Khách hàng của thương hiệu Pepsico 
Từ khi bắt đầu xâm nhập vào thị trường nước giải khát Việt Nam cho đến nay, PepsiCo đã
xác định rõ: khách hàng mục tiêu của sản phẩm nước giải khát Pepsi-Cola trong độ tuổi 13-
19 Lứa tuổi teen năng động, thích tham gia các hoạt động ngoài trời, thể thao nên PepsiCo
được coi là sản phẩm giúp hạ nhiệt cái nóng, “đập tan cơn khát” cũng như bù đắp lại lượng
nước đã tiêu hao. Bên cạnh đó, giới trẻ có sở thích vừa nhấm nháp thức ăn, vừa thưởng
thức đồ uống đây chính là điểm đặc trưng mà Pepsico tập trung khai thác. Ngoài ra, Việt
Nam có dân số trẻ nên lượng khách hàng ở nhóm tuổi này có số lượng lớn, đây là điều kiện
thuận lợi cho PepsiCo tiếp cận. Song song với đối tượng chính là lứa tuổi teen, sản phẩm
PepsiCo ngày càng mở rộng thị trường đến đối tượng khách hàng nhỏ tuổi (< 13 tuổi) và
nhóm khách hàng có tuổi lớn hơn 19. Lý giải cho việc lựa chọn đối tượng khách hàng mới
này là vì PepsiCo nắm được tâm lý thích uống nước có vị ngọt và cảm giác thích thú khi có
hơi ga lan tỏa, xộc lên mũi. Tuy nhiên hai đối tượng khách hàng này không mang lại giá trị
cao. Nguyên nhân của điều này xuất phát từ: việc sợ con em mình béo phì của cha mẹ
nhóm tuổi dưới 13 và sự sợ bệnh tiểu đường của khách hàng nhóm tuổi trên 20. Chính vì
vậy PepsiCo đã nghiên cứu và sản xuất ra sản phẩm Pepsi ít đường và Pepsi không đường
để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Những sức ép và yêu cầu đa dạng từ khách
hàng đòi hỏi PepsiCo phải nỗ lực không ngừng đổi mới, nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm để
đáp ứng nhu cầu của xã hội. 

*** Khách hàng trong cấp độ loại sản phẩm: Pepsi không calo 
Về khách hàng, hãng hướng tới một phân khúc khách hàng mới của ngành nước giải khát
nói chung khi loại bỏ định kiến nước ngọt không tốt cho sức khỏe, nhiều calo khi tung ra sản
phẩm Pepsi không calo. Pepsico đã thành công trong việc khác biệt hóa sản phẩm của
mình, cụ thể pepsi không calo đã đánh mạnh vào thị trường nước giải khát dành cho người
ăn kiêng khi calo không còn là một vấn đề nan giải để chọn đồ uống. Với việc giảm bớt
lượng đường đi, nước giải khát có gas vừa có thể giúp xua tan cơn khát mà lại vừa có thể
giúp tiêu hóa những thức ăn nhiều dầu mỡ một cách nhanh chóng, ngoài ra việc không
chứa quá nhiều chất đường hóa học cũng giúp các khách hàng có thể kiểm soát lượng calo
nạp vào cơ thể, không sợ béo phì. Ngoài ra, chất liệu của lon cũng là một điểm nổi bật, khác
với các sản phẩm trước đây, Pepsi không calo mới được khoác trên mình “lớp áo” được
làm từ chất liệu Matte.“Matte” đúng với tên gọi nghĩa là “mờ” thể hiện sự cổ điển, sang trọng
và không bóng loáng. Phong cách này rất phù hợp để thể hiện sự mờ ảo bí ẩn, có cái “chất”
riêng. Không thể phủ nhận được rằng một cách thiết kế đầy bí ẩn và cuốn hút như vậy sẽ
hấp dẫn được sự tò mò của người tiêu dùng Cuối cùng, tập trung vào đối tượng là giới trẻ,
thế hệ mới. Đại sứ thương hiệu của Pepsi không calo là Blackpink – nhóm nhạc thần tượng
thuộc hàng top của Châu Á sau khi trở thành đại sứ thương hiệu đã được xuất hiện trên bao
bì vỏ lon của Pepsi không calo. Từ đây, người hâm mộ của nhóm nhạc này đã tích cực “săn
lùng” sản phẩm ngay khi vừa ra mắt.
*** Các áp lực từ khách hàng 
Các kênh mua chính cho ngành nước giải khát của PepsiCo là các cửa hàng thực phẩm,
cửa hàng tiện lợi, chuỗi cửa hàng ăn nhanh, máy bán hàng tự động và những kênh khác.
Mỗi phân đoạn người mua này lại có quyền lực thương lượng khác nhau, và đem lại những
mức lợi nhuận khác nhau cho PepsiCo.
Phân đoạn cửa hàng thực phẩm: Các khách hàng trong phân đoạn này là các chuỗi cửa
hàng và siêu thị địa phương. Họ nhận bày bán sản phẩm của PepsiCo ở các vị trí tốt và yêu
cầu mức giá bán cho họ thấp hơn.
Phân đoạn các cửa hàng tiện lợi: Phân đoạn người mua này thì cực kỳ nhỏ lẻ, vì vậy, không
có quyền lực đàm phán, họ phải giá cao hơn, và mang lại mức lợi nhuận lớn hơn cho
PepsiCo.
Phân đoạn chuỗi cửa hàng ăn nhanh: Phân đoạn người mua này đem lại lợi nhuận nhỏ nhất
vì họ thường mua với số lượng lớn, nên có quyền lực thương lượng về giá. PepsiCo xem
phân đoạn này là để trưng bày sản phẩm (“paid sampling”) với một mức lợi nhuận thấp.
Máy bán hàng tự động: Các máy bán hàng tự động cung cấp sản phẩm trực tiếp cho khách
hàng, người mua không có quyền lực thương lượng. Kênh này đang mang lại lợi nhuận
ròng nhiều nhất cho chính hãng. 

III. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

-          Vị thế

-          Giá: pepsi ko calo – 10.600/320ml

-          Nhận biết thương hiệu

-          Hệ thống phân phối

-          Dịch vụ hậu mãi

-          Các chương trình khuyến mãi

-          Trình độ công nghệ

-          Đổi mới sản phẩm

-          Chiến lược

Quyền thương lượng của nhà cung cấp

Mỗi dòng thức uống đều sẽ có nhu cầu về nguyên liệu và nhà cung cấp hoàn toàn khác
nhau. Chi tiết hơn, nước giải khát cần các nguyên liệu chứa chất tạo vị ngọt. Mỗi ngành
riêng biệt cần những nguyên liệu làm nên sản phẩm đặc trưng riêng, cũng vì vậy thị trường
phụ thuộc vào các nhà cung ứng đặc trưng, doanh  nghiệp có thể lựa chọn hoặc thay thế
nhà cung cấp nếu cần thiết. Đặc biệt là một số doanh nghiệp lớn có thể tự xây dựng vùng
nguyên liệu phục vụ nhu cầu của riêng họ nhưng sẽ khiến gia tăng chi phí và có thể giảm lợi
nhuận

Các đối thủ tiềm năng

Nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường đang rất đa dạng, chính vì vậy cũng
xuất hiện rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ nhằm phục vụ những  nhu cầu của 1 nhóm nhỏ
người tiêu dùng như nhu cầu về các sản phẩm hữu cơ, bia không cồn, nước ép hoa quả.
Tuy nhiên ở mặt khác cũng có những bất lợi cho các công ty mới, những công ty mới bước
chân vào thị trường cần nguồn vốn rất lớn cùng với bề dày kinh nghiệm nhằm xây dựng và
vận hành chuỗi cung ứng hiệu quả, ngoài ra còn đầu tư vào việc quảng bá và xây dựng
thương hiệu để thu hút khách hàng và tái xác định lại thị phần trên thị trường .

Tính trung thành với sản phẩm và thương hiệu của khách hàng đòi hỏi công ty mới
gia nhập phải đầu tư một lượng vốn rất lớn để người dùng  sử dụng một thời gian đủ lâu để
họ tin dùng.
Nguy cơ của sản phẩm thay thế

Trên phương diện toàn ngành Đồ uống, không có sản phẩm thay  thế, tuy nhiên ở
các   tiểu ngành nhỏ có lượng lớn sản phẩm có thể thay thế ví dụ Trà, Cà phê, Nước
khoáng đóng chai có thể thay thế cho Bia và Rượu.

Chi phí chuyển đổi sản phẩm thấp, do vậy các nhà bán lẻ cũng như khách hàng có
thể chuyển đổi từ sản phẩm này sang sản phẩm khác một cách dễ dàng. Nhiều nhà sản
xuất đã đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình để giảm bớt mối đe dọa từ các sản
phẩm thay thế, tuy nhiên rất khó để xác định lợi ích của các sản phẩm này do doanh thu phụ
thuộc hoàn toàn vào sở thích của người tiêu dùng

Các đối thủ cạnh tranh trong ngành

1. COCA-COLA LIGHT & COCA-COLA ZERO SUGAR

Coca-Cola là công ty lớn đối đầu với Pepsi qua mọi thời đại, hầu như 2 sản phẩm đều có
tính tương đồng nhau từ hương vị, giá cả đến cả các kênh phân phối. Tuy nhiên, trong thị
trường nước giải khát Việt Nam, Coca-Cola có vị thế khá lớn, chiếm thị phần lớn nhất với
41,3%, là công ty nước giải khát dẫn đầu thị trường. Những năm trước đây, thị trường nước
giải khát khá trầm lắng, người dân thường ít nghĩ đến dùng nước có gas để giải khát vào
ngày thường mà chỉ tập trung tiêu thu vào những dịp: đãi khách, lễ Tết, biếu tặng…. Nhưng
trong những năm gần đây thị trường nước ngọt lại trở nên sôi nổi. Theo nghiên cứu, khối
lượng tiêu thụ của người Việt Nam là 4 - 4,2 lít/năm trong khi đó thì Coca Cola cung cấp
khoảng 300 triệu lít/năm.

Tương tự với Pepsi không calo, Coca-cola đã cho ra thị trường sản phẩm coca light và
Coca-Cola Zero Sugar, gần đây nhất là sản phẩm nước ngọt có gas chỉ chứa 1% nước ép
mang tên Coca-Cola Clear trên thị trường Nhật Bản. Cụ thể hơn, Coca-Cola Light là sản
phẩm đại diện cho sự cạnh tranh thương hiệu với Pepsi không calo, hai sản phẩm này đều
có mức giá tương đồng nhau (10.600đ/lon 320ml) và đều hướng đến khách hàng có nhu
cầu sử dụng nước ngọt có gas nhưng sợ tăng cân hoặc những khách hàng đang ăn kiêng
cần hạn chế lượng đường.

Coca-Cola Light được ra mắt lần đầu trước Pepsi vào năm 1982 tại Mỹ.  Nhãn hiệu ngay lập
tức thu hút sự chú ý và thử thách “Just for the taste of it” đã thu hút sự quan tâm của người
tiêu dùng, làm cho họ muốn thử sản phẩm mới này. Tính năng động của Coca-Cola Light
luôn gắn liền với nhiều thử nghiệm và công trình đổi mới nhằm nâng cao hình ảnh của nó.
Nhờ vào quá trình nghiên cứu khách hàng và sở thích mùi vị của người tiêu dùng mà Coca-
Cola đã xác định được khẩu vị của người tiêu dùng thông qua nghiên cứu thị trường, thức
uống này đã có nhiều cải tiến và bổ sung hương vị. Ngày này, tại Mĩ người tiêu dùng biết
đến 7 loại thức uống không đường này, bao gồm các hương vị chanh, anh đào hay vani.
Riêng Việt Nam thì chỉ mới ra mắt Coca-Cola Light và Zero Sugar

Người tiêu dùng Việt Nam thường có xu hướng mua nước ngọt có ga tại những đại lý bán
sỉ-lẻ, tiệm tạp hóa, siêu thị, quán nước lề đường,… Vì vậy, Coca-Cola đã mở rộng kênh
phân phối của mình thông qua những trung gian bán sỉ và bán lẻ. Cũng như các nhãn hàng
khác, với khách hàng có nhu cầu mua số lượng lớn, Coca-Cola không bỏ qua việc lấy lòng
khách hàng bằng cách áp dụng các chiến lược định giá chiết khấu nhằm mục đích khuyến
khích khách hàng thanh toán trước hay mua hàng khối lượng lớn.

Coca-Cola không ngừng đổi mới sản phẩm để phù hợp với khẩu vị nhiều khách hàng khó
tính, từ đó năm 2005 đã ra mắt Coca-Cola Zero Sugar được làm từ đường Sucralose thay
vì vị ngọt từ Aspartame có trong dòng Light. Coca-Cola Zero Sugar dành cho người không
thích vị lạt của Light nhưng thích vị đậm đà gần giống như bản nguyên gốc.

2. Nước soda không đường có gas Genki Forest

Người sáng lập Genki Forest là Tang Binsen, công ty có tên chính thức là Genki Forest
Food Technology Group, ban đầu được phát triển là một công ty công nghệ. Sau đó, lấn
sang ngành đồ uống đặt trụ sở tại Bắc Kinh, họ đã trải qua một sự gia tăng chóng mặt kể từ
khi bán đồ uống đầu tiên vào năm 2017, thu hút người tiêu dùng trẻ tuổi ở Trung Quốc với
loại nước giải khát có hương vị đào “không đường, không chứa carb và không có chất béo”
hàng đầu, nhờ vào việc sử dụng erythritol, một chất làm ngọt nhân tạo phổ biến bắt chước
tác dụng của đường trắng, ít gây hại cho sức khỏe hơn.  

Sản phẩm nước soda có gas không đường của Genki Forest có mặt trên thị trường Việt
Nam với giá 19.000đ/chai 480ml và 16.000đ/ lon 330ml với 8 vị trái cây mới lạ: đào, quýt,
cam, nho, vải,… So với Pepsi không calo thì đây là một đối thủ cạnh tranh gián tiếp có mức
giá rẻ hơn và sẽ là lựa chọn cho nhiều người ăn kiêng thích thay đổi khẩu vị với nhiều vị trái
cây.

Công ty này đã tận dụng lợi thế công nghệ của mình để tiếp cận khách hàng thông qua
truyền thông một cách dễ dàng đặc biệt là đối với giới trẻ, họ đã tiếp cận các thương hiệu
tiêu dùng theo cách phi truyền thống, dựa vào các kênh tiếp thị và bán hàng trực tuyến, so
với các chiến lược ngoại tuyến truyền thống. Tuy rằng Genki Forest đã tận dụng thành thạo
các kênh tiếp thị truyền thông xã hội kỹ thuật số sôi động của Trung Quốc để xây dựng cơ
sở khách hàng nhưng tại thị trường Việt Nam mức độ nhận biết thương hiệu của họ còn rất
kém.

Công ty cũng tận dụng một cách tiếp cận mới để sản xuất. Thuê một nhà máy rẻ hơn so với
việc xây dựng một nhà máy từ đầu và Genki Forest đã áp dụng mô hình sản xuất này theo
cách tương tự như các thương hiệu F&B khác như Three Squirrels và Baicao Wei.

Sản phẩm được bán chủ yếu tại Bách hóa xanh, Tiki, Lazada và hầu như không có mặt trên
các cửa hàng bán lẻ, tạp hóa.

3. Nước uống có gas sparkling không đường – No Brand

No Brand là nhãn hàng riêng được Emart tại Việt Nam nhập khẩu trực tiếp từ Emart Inc.
Hàn Quốc. Tận dụng lợi thế là nhãn hàng riêng của Emart giúp giá thành của các sản phẩm
No Brand giảm tối đa các chi phí và đến tay khách hàng với mức giá cạnh tranh nhất. No
Brand được khách hàng Emart yêu thích và lựa chọn từ khi ra mắt. Doanh thu tính đến
tháng 7/2022 của No Brand tăng trưởng 14% so với năm 2021. Lợi nhuận tăng trưởng
3,6%. Tuy nhiên, nhãn hàng này vẫn còn khá xa lạ với nhiều người tiêu dùng Việt Nam vì
chỉ tập trung vào phân phối trực tiếp tại cửa hàng ở Emart, Bách Hóa xanh và trên các trang
thương mại điện tử. No Brand chưa thật sự chú trọng trong việc truyền thông của mình tới
người tiêu dùng Việt.

Sản phẩm nước uống có ga không đường Sparkling cạnh tranh sản phẩm với Pepsi không
calo, nhìn chung cả hai đều mang lại cho người tiêu dùng là loại nước uống giải khát có gas
nhưng không chứa đường dùng cho người đang ăn kiêng hoặc lo sợ tăng cân. Mặt khác,
nước của No Brand là dòng nước khoáng có gas chứa nhiều khoáng chất tự nhiên như là
canxi, kali và magie khác với nước ngọt pepsi làm từ CO2, muối và chất rắn hòa tan được
xử lý nhân tạo. Sản phẩm này có giá thành rẻ hơn so với Pepsi không calo (20.000đ/chai
500ml) vì No Brand chú trọng vào chất lượng và bỏ qua việc thiết kế bao bì cầu kì giúp giảm
được chi phí đến tay người dùng. Nước chứa hương vị trái cây như táo, đào, mận, chanh,
xoài là điểm khác biệt với Pepsi không calo.

Nguồn tham khảo


https://aimacademy.vn/vi/blog/hanh-vi-tieu-dung-trong-thi-truong-nuoc-uong-viet-nam
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/09/tong-quan-du-bao-tinh-
hinh-kinh-te-the-gioi-quy-iii-va-ca-nam-2022/#_ftn10
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/09/thong-cao-bao-chi-tinh-
hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iii-va-9-thang-nam-2022/#_ftn2
https://www.noron.vn/post/danh-gia-moi-truong-kinh-doanh-cua-pepsico-viet-nam--
f28n6wrl7ra 
https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-kinh-te-quoc-dan/marketing-can-ban/hoat-
dong-marketing-cua-pepsi-vi-chanh-khong-calo/35488390
https://www.lantabrand.com/cat4news5122.html
https://thuonggiathitruong.vn/nuoc-giai-khat-ky-lan-genki-forest-muon-duoc-doi-xu-nhu-mot-
startup-cong-nghe/
https://www.thacogroup.vn/no-brand-nguoi-tieu-dung-quan-trong-hon-thuong-hieu

You might also like