You are on page 1of 25

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA MARKETING

----------

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN HỌC: QUẢN TRỊ MARKETING
Đề tài:
KẾ HOẠCH MARKETING VỀ SẢN PHẨM NƯỚC SẮN DÂY SỮA CHUA
TRÁI CÂY TƯƠI KUDZU YOGURT TRONG VÒNG 3 NĂM (2023 – 2025)

Giảng viên hướng dẫn : Đặng Huỳnh Phương


Sinh viên thực hiện : Quách Bảo Hoa – 2121010829
Diệp Ánh Tuyền – 2121001750
Lớp học phần : 2311101009901

TP.HCM, THÁNG 04 NĂM 2023


- Tên bài thi:
Kế hoạch Marketing về sản phẩm nước sắn dây sữa chua trái cây tươi Kudzu Yogurt
trong vòng 3 năm (2023 – 2025)

- Danh sách nhóm:


Họ và tên MSSV

Quách Bảo Hoa 2121010829

Diệp Ánh Tuyền 2121001750


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC


STT Họ và tên MSSV Mức độ hoàn thành
1 Quách Bảo Hoa 2121010829 100%

2 Diệp Ánh Tuyền 2121001750 100%


Mục lục
CHƯƠNG 1: TÓM TẮT DỰ ÁN
- Kudzu Yogurt là doanh nghiệp mới thành lập, sản phẩm ra mắt là nước sắn dây
sữa chua trái cây. Mặc dù trên thị trường đã có một số đối thủ cũng đã sản xuất
loại nước uống có kèm hương vị trái cây. Tuy nhiên sau khi đại dịch Covid-19
diễn ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người dân. Điều
này làm Kudzu Yogurt có cơ hội để đưa ra sản phẩm giúp cải thiện sức khỏe
của người tiêu dùng với nguyên liệu chính của sản phẩm là sắn dây, một loại củ
có chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như protein, chất xơ, vitamin,v.v
đồng thời mong muốn chung tay giúp đỡ những người nông dân trồng sắn dây
có thể buôn bán một cách thuận lợi hơn cải thiện cuộc sống. Và nguồn cung lớn
cùng với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng thì đây là một cơ hội
vô cùng tốt để Kudzu Yogurt có thể thâm nhập và phát triển thị trường.
- Kế hoạch ngắn hạn - Thị trường mục tiêu là các bạn trẻ thích khám phá và có
nhu cầu chăm sóc bồi dưỡng sức khỏe
- Kế hoạch dài hạn - Thị trường mục tiêu là hầu hết người tiêu dùng từ trẻ em cho
đến người lớn tuổi đều biết và sử dụng sản phẩm của Kudzu Yogurt.
- Ngày nay, công nghệ 4.0, các nền tảng mạng xã hội rất phát triển hầu như ai
cũng biết đến ít nhất một trang mạng xã hội. Đánh vào xu hướng đó, thời điểm
ban đầu Kudzu Yogurt lựa chọn phát triển cũng như bán sản phẩm thông qua
trang Website chính thức thuộc các nền tảng như: Instagram, Facebook,
Shopee, Tiktokshop,v.v Đồng thời sẽ liên kết với một số cửa hàng tiện lợi để
bày bán sản phẩm
- Khi số lượng sản phẩm bán ra cũng như doanh nghiệp hoàn toàn được ổn định
sẽ mở rộng sang các kênh bán hàng khác nhau tăng quy mô sản xuất kinh
doanh.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH


1. TÓM TẮT THỊ TRƯỜNG:

Thị trường nước giải khát ở Việt Nam đã phát triển trở lại từ sau dịch Covid-19.
Trong bảng dự báo thị trường đồ uống Việt Nam và thế giới được cập nhật vào tháng
3/2023, có thể thấy từ năm 2022, người tiêu dùng đã quay trở lại với các hoạt động du
lịch, nghỉ dưỡng, ăn uống tại các nhà hàng, quán ăn và vui chơi tại các địa điểm giải trí
hơn là ở nhà. Điều này thúc đẩy gia tăng tiêu thụ các loại đồ uống nói chung, đặc biệt
là các loại được dùng ngoài gia đình thông thường như nước giải khát, nước dùng
trong các hoạt động thể thao hay các hoạt động tụ tập,v.v

Báo cáo ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) khu vực châu Á của Kanter
Worldpanel công bố vào cuối năm 2022 cho thấy, ngành đồ uống tại Việt Nam có sự
phục hồi trong quý 3 năm 2022 với tốc độ tăng trưởng là 5,2%, chỉ chênh lệch với tốc
độ tăng trưởng trung bình toàn châu Á 0,4% là 5,6%. Trong đó tốc độ tăng trưởng của
Việt Nam trong ngành đồ uống cao hơn các nước trong cùng khu vực Đông Nam Á.
Hình 1: Bảng xếp hạng tăng trưởng FMCG Việt Nam so với các quốc gia châu Á

Nhóm chuyên gia của Kantar đã có nhận định rằng: "Lĩnh vực đồ uống sẽ phục hồi
trở lại sau thời gian phong tỏa ở Việt Nam và có vẻ sẽ phát triển mạnh trở lại sau hai
năm sụt giảm. Điều này được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng giá trị cao hơn so với
quý III/2019, trước khi COVID xảy ra". Những con số thống kê về mức độ tăng
trưởng của Việt Nam đã giúp các doanh nghiệp nhận thấy ngành đồ uống giải khát
đang và sẽ có dấu hiệu tích cực trong thời gian sắp tới.

1.1 Đối tượng mục tiêu:

1.1.1 Đặc điểm đối tượng:

- Giới trẻ có độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi.

- Học tập và làm việc tại các thành phố lớn (TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng).

- Thu nhập và chi tiêu từ trung bình đến cao, khoảng 5-15 triệu/tháng.

- Quan tâm đến sức khỏe và làm đẹp, yêu thích các sản phẩm hữu cơ và thích tìm kiếm
sản phẩm mới để trải nghiệm.

1.1.2 Hành vi mua hàng:

- Tìm kiếm sự đa dạng trong các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày.

- Lựa chọn sản phẩm dựa trên lợi ích mang lại: giải khát, bổ sung vitamin,...

- Giá cả phù hợp với khả năng chi tiêu của bản thân.

1.2 Nhu cầu thị trường:


Kể từ sau dịch Covid-19, người tiêu dùng Việt Nam cũng bị ảnh hưởng khá nhiều
trong thói quen và sinh hoạt, đặc biệt trong lĩnh vực đồ uống mặc dù đây là một lĩnh
vực rất năng động trong thị trường hàng tiêu dùng tại Việt Nam. Kantar Worldpanel đã
thực hiện một cuộc nghiên cứu về hành vi uống của người tiêu dùng sau đại dịch nhằm
hỗ trợ các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhóm khách hàng mục tiêu của họ. Nghiên cứu
“Drink Usage Study” theo dõi hành vi mua và tiêu thụ đồ uống của 3.500 người từ 4
đến 60 tuổi tại khu vực thành thị và nông thôn trong khoảng tháng 7-8/2022, khảo sát
ghi nhận đến hơn 70.000 dịp tiêu thụ các loại nước uống không cồn có thương hiệu và
không có thương hiệu, tiêu thụ ở nhà và bên ngoài nhà (trường học, nơi làm việc, hàng
quán,...) và không giới hạn kênh mua đồ uống.

1.3 Xu hướng thị trường:

Kể từ sau dịch Covid-19, người tiêu dùng Việt Nam cũng bị ảnh hưởng khá nhiều
trong thói quen và sinh hoạt, đặc biệt trong lĩnh vực đồ uống mặc dù đây là một lĩnh
vực rất năng động trong thị trường hàng tiêu dùng tại Việt Nam. Kantar Worldpanel đã
thực hiện một cuộc nghiên cứu về hành vi uống của người tiêu dùng sau đại dịch nhằm
hỗ trợ các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhóm khách hàng mục tiêu của họ. Nghiên cứu
“Drink Usage Study” theo dõi hành vi mua và tiêu thụ đồ uống của 3.500 người từ 4
đến 60 tuổi tại khu vực thành thị và nông thôn trong khoảng tháng 7-8/2022, khảo sát
ghi nhận đến hơn 70.000 dịp tiêu thụ các loại nước uống không cồn có thương hiệu và
không có thương hiệu, tiêu thụ ở nhà và bên ngoài nhà (trường học, nơi làm việc, hàng
quán,...) và không giới hạn kênh mua đồ uống. Kantar ghi  nhận được và chia sẻ 5 xu
hướng thú vị trong thói quen uống của người Việt Nam sau đại dịch, trong đó có một
điều đáng chú ý là sự bùng nổ về chủng loại và hương vị của đồ uống.

1.4 Tăng trưởng thị trường:

 Kể từ sau dịch bệnh, mặc dù kinh tế được dự báo sẽ có nhiều khó khăn nhưng
theo Euromonitor, giá trị thị trường ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) tại
Việt Nam vào năm 2023 dự kiến sẽ tăng trưởng 18% so với năm 2022.  Khảo
sát của VIETNAM Report về ngành F&B thực hiện vào tháng 8/2022 cho thấy,
có đến gần 90% số doanh nghiệp trong ngành đã đạt năng suất hoạt động trên
80% mức trước đại dịch Covid-19, trong đó có đến hơn 60% đã vượt mức từ
trước đại dịch.
 Trong khảo sát “Drink Usage Study” của Kantar thực hiện cũng đã phát hiện
được thêm 2 xu hướng thú vị khác của người tiêu dùng là sự tăng trưởng của
các kênh đặt hàng trực tuyến và xu hướng ăn uống lành mạnh và tốt cho sức
khỏe đang diễn ra mạnh mẽ. Giới trẻ, đặc biệt là gen Y và Z, có xu hướng dịch
chuyển từ mua hàng từ các kênh truyền thống sang hiện đại, phần lớn giới trẻ
tại thành thị mua sắm thực phẩm – đồ uống thông qua các kênh hiện đại: siêu
thị, đại siêu thị (98%), online (67%) và cửa hàng tiện lợi (41%).
 Dự báo tăng trưởng thị trường của Kudzu Yogurt:

2023 2024 2025 AAGR

Nướ 800.000.000 900.000.00 1.000.000.000 1.12%


c 0

2. PHÂN TÍCH SWOT:


2.1 Điểm mạnh:

 Là dòng nước giải khát tuy có chút quen thuộc nhưng vẫn còn mới lạ trên thị
trường.
 Có đặc tính tốt cho sức khỏe và có tác dụng tốt cho sắc đẹp.
 Nguyên liệu chế biến và cách chế biến đơn giản.

2.2 Điểm yếu:

 Chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu


 Nguyên liệu có trái trái cây tươi là trái cây theo mùa, có thể ảnh hưởng đến
hương vị của thành phẩm
2.3 Cơ hội:
 Ít đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
 Sau dịch bệnh, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm tự nhiên tốt cho sức khỏe,
cung cấp vitamin, chất dinh dưỡng ngày càng cao.
 Nguyên liệu được lấy từ các vườn trái cây tại Việt Nam nên không chịu nhiều
loại phí.
2.4 Thách thức:
 Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các nhãn hàng quen thuộc, ngại thử
những sản phẩm mới lạ.
 Nguồn nguyên liệu đầu vào vẫn chưa ổn định.
 Cạnh tranh với những ông lớn trong ngành nước giải khát.
 Giá thành của sản phẩm so với thị trường khá cao.
3. CẠNH TRANH (5 YẾU TỐ CẠNH TRANH)
3.1 Rủi ro từ các công ty mới tham gia:

Hiện nay, trên thị trường nước giải khát tại Việt Nam được đánh giá có sức tăng
trưởng mạnh mẽ trên toàn cầu, cùng với đó là sự canh tranh khốc liệt từ các đối thủ
cùng ngành, năm 2019 - 2020 ngành đồ uống Việt Nam tiếp tục phải đương đầu với
đại dịch Covid - 19 gây tổn thất không nhỏ đối với thị trường kinh tế nói chung và các
ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống nói riêng. Là một doanh nghiệp mới trong
ngành nước giải khát chế biến sắn kết hợp với sữa chua và trái cây tươi, qua tìm hiểu
và nghiên cứu tôi nhận thấy rằng trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại đồ uống
khác nhau nhưng thức uống từ nguyên liệu từ thiên nhiên vừa giải khát, vừa cải thiện
và nâng cao sức khỏe thì còn khá ít doanh nghiệp làm được điều này. Nên đây sẽ là
một thị tường tiềm năng và ít rủi ro đối với doanh nghiệp mới như Kudzu Yogurt.

3.2 Mức độ cạnh tranh trong ngành:

Sau khi đại dịch Covid - 19 qua đi, sức khỏe của con người bị ảnh hưởng một cách
nghiêm trọng, họ ngày càng chú tâm vào sức khỏe của bản thân do đó nhiều doanh
nghiệp đã có những cải tiến kịp thời để đưa ra thị trường những sản phẩm mới để tạo
điểm nhấn trong cạnh tranh với các nhà cung cấp khác. Hiện nay, trên thị trường có
nhiều doanh nghiệp như Coca - cola, Pepsi hay tập đoàn Tân Hiệp Phát, TH True Milk
là các công ty lớn về ngành nước khải khát tại Việt Nam. Các công ty này đều cải tiến
để có các sản phẩm nước giải khát tốt cho sức khỏe nhưng hàm lượng calo vẫn còn rất
cao trong sản phẩm, nếu dùng liên tục sẽ dẫn đến tình trạng béo phì cũng như các bệnh
về đường huyết,v.v Kudzu Yogurt dựa trên những khuyết điểm đó của đối thủ mà phát
triển các sản phẩm lấy nguyên liệu 100% từ thiên nhiên để bổ sung dinh dưỡng và
giúp cải thiện sức khỏe cho người tiêu dùng và chúng tôi tin có thể cạnh tranh được
với các công ty này.

3.3 Sự xuất hiện của hàng hóa mới:

3.4 Quyền lực của nhà cung cấp:

Nguyên liệu chính được sử dụng để sản xuất sản phẩm “Nước sắn sữa chua trái cây
tươi” cần 100% xuất xứ từ thiên nhiên, tuy nhiên có một số loại trái cây mang tính
mùa vụ phải có điều kiện thích hợp mới có thể sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời
cho ra những loại quả tươi và sạch. Dựa vào những hạn chế đó nhà cung cấp có thể lấy
lý do để tăng giá nhập nguyên liệu. Doanh nghiệp cần phải có những biện pháp quản
lý và tính toán chi phí chặt chẽ đối với vấn đề liên quan. 

Vì nguyên liệu chủ yếu là trái cây sạch nên vấn đề vận chuyển cũng như khâu bảo
quản rất quan trọng. Doanh nghiệp sẽ ưu tiên nhà cung cấp có nhà máy đóng trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên doanh nghiệp sẽ cố gắng liên lạc và tạo mối
quan hệ tốt với nhiều nhà cung cấp khác nhau để không xảy ra vấn đề phụ thuộc dẫn
đến bị động trong việc sản xuất chế biến sản phẩm.

3.5 Quyền lực của người mua:

Quyền lực của người mua hay còn được gọi là sức mạnh của người mua là một trong 5
yếu tố cạnh tranh của chiến lược Porter, nhận biết được sự quan trọng của chiến lược
này, Kudzu Yogurt luôn luôn chú trọng để phát triển thương hiệu của mình một cách
hoàn thiện. Vấn đề trong chiến lược này được chú ý nhất là sự khác biệt hóa sản phẩm,
điều này được thể hiện khá rõ trong chiến lược sản phẩm của Kudzu Yogurt. Điển hình
là hiện nay ngoài nhu cầu giải khát thông thường thì người tiêu dùng còn mong muốn
thức uống có thể cải thiện và nâng cao sức khỏe. Hiểu được điều đó Kudzu Yogurt đã
đưa vào những công nghệ nghiên cứu tiên tiến để phát triển chất lượng sản phẩm, đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, khắc phục những nhược điểm như thời gian
bảo quản, hương vị và màu sắc của sản phẩm,v.v

Là một thương hiệu mới, ngoài việc tập trung vào xây dựng chất lượng kudzu còn chú
trọng và mức độ nhận diện của thương hiệu thông qua các sản phẩm bao bì đóng chai
tỉ mỉ và tinh xảo làm tăng thêm giá trị của sản phẩm. Đồng thời, giúp người tiêu dùng
dễ dàng nhận diện mà ko bị nhầm lẫn với những thương hiệu khác.

Song, ngoài những yếu tố trên, với cam kết tất cả sản phẩm đều được thực hiện thông
qua bộ máy công nghệ tiên tiến và nguyên liệu đều xuất xứ từ thiên nhiên nến giá
thành sẽ có phần nhỉnh hơn so với các đối thủ trên thị trường. Đây là vấn đề mà doanh
nghiệp khá lo lắng trong việc chinh phục khách hàng mục tiêu. Nhưng Kudzu Yogurt
sẽ cố gắng để lan tỏa những giá trị tích cực mà doanh nghiệp mang lại trong từng sản
phẩm với mong muốn thu hút và có được niềm tin của người tiêu dùng. Để làm được
điều đó Kudzu Yogurt xây dựng đội ngũ làm việc theo tinh thần Together, We Win,
với mục đích xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên môn cao, hợp các, cống hiến và
hướng đến khách hàng,v.v

4. CUNG CẤP SẢN PHẨM:

Kudzu Yogurt lựa chọn nơi cung cấp sắn dây chủ yếu ở tỉnh Thái Bình, theo tìm hiểu
Thái Bình là vùng đất tươi tốt và rất thích hợp với sắn dây. Vì sắn là loại củ phát triển
theo mùa một năm chỉ thu hoạch được một lần nên doanh nghiệp không chọn cố định
một nhà cung cấp mà chọn thu mua của các hộ dân trồng được sắn tránh phụ thuộc vào
nhà cung cấp nào.

Đối với những loại trái cây tươi mang tính mùa vụ và khí hậu đặc thù doanh nghiệp sẽ
cố gắng tìm hiểu và kết nối khắp mọi nơi trên đất nước để có thể nhập được số lượng
trái cây tươi phục vụ cho sản xuất.

Một số nông trại uy tín được doanh nghiệp nhắm đến:

 Vườn HiFarm:  Phường 11, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.


 Vựa trái cây Cẩm Hoàng: Phường 10, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.
 Vườn dâu - Puppy farm: Cam Ly, Phường 7, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.

CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ


1. NHIỆM VỤ:

- Chiến lược tiếp thị giúp doanh nghiệp có bản đồ kế hoạch rõ ràng, hoạt động
dần đi đúng hướng.
- Giúp các hoạt động marketing hiệu quả và tiết kiệm được chi phí quảng cáo,
tạo sự liền mạch cũng như thống nhất chặt chẽ trong các kế hoạch
marketing.
- Giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được khách hàng mục tiêu.

2. MỤC TIÊU TIẾP THỊ:

- Đưa sản phẩm mới ra mắt người tiêu dùng.


- Xây dựng thương hiệu với mức nhận diện cao. 
- Thiết kế và triển khai hệ thống kênh phân phối quy mô rộng phủ ở các khu
thành thị.
- Tạo khách hàng tiềm năng, tăng 10-20% doanh số bán hàng trong tuần.
- Dần đưa doanh nghiệp trở thành 1 trong top các đối thủ có sức cạnh tranh
mạnh mẽ với Tân Hiệp Phát, Coca-cola, Pepsi, TH True Milk,v.v về doanh
thu.

3. MỤC TIÊU TÀI CHÍNH:


- Tăng tỷ suất lợi nhuận 3%/năm thông qua hiệu quả và lợi ích kinh tế theo
quy mô.
- Duy trì ngân sách hoạt động ở mức độ tăng trưởng cao.
- Đạt tốc độ tăng trưởng từ hai đến ba chữ số trong ba năm đầu tiên.

4. THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU:


4.1 Khách hàng mục tiêu:
- Kudzu Yogurt chia khách hàng mục tiêu thành hai nhóm:
 Nhóm khách hàng cá nhân: giới trẻ sinh sống tại khu vực thành thị, độ tuổi từ
18-35, thu nhập trung bình khá 5-15tr/tháng có nhu cầu mua và sẵn sàng chi trả
để mua sản phẩm của Kudzu Yogurt đặc biệt là nữ giới. Đây là nhóm khách
hàng có nhu cầu về sản phẩm dưỡng da cũng như bổ sung chất dinh dưỡng cho
cơ thể và chiếm tỷ trọng khá cao
 Nhóm khách hàng tổ chức: là những nhà phân phối, đại lý bán buôn, bán lẻ, cửa
hàng tiện lợi, siêu thị,v.v mong muốn và sẵn sàng phân phối các sản phẩm của
Kudzu Yogurt.

4.2 Phân khúc thị trường:

Các tiêu thức được lựa chọn:

 Tiêu thức địa lý:

Với tỷ lệ dân số ở Việt Nam như hiện nay (xấp xỉ 100tr dân), tuy nhiên dân số tập
trung đông đúc ở các thành phố lớn trực thuộc Trung Ương, đặc biệt là Thành phố Hồ
Chí Minh. Đó cũng là nơi Kudzu Yogurt tập trung vào phân phối sản phẩm, dự kiến
khả năng tiêu thụ sản phẩm rất cao.  

 Tiêu thức nhân khẩu học

Kudzu Yogurt chủ yếu tập trung và nhóm đối tượng là giới trẻ có độ tuổi từ 15-35 tuổi,
đang sinh sống học tập và làm việc tại các thành phố lớn, có mức thu nhập và chi tiêu
trung bình từ 5-15 triệu/ tháng. Đây là nhóm đối tượng đủ hiểu biết và quan tâm chú
trọng đến sức khỏe. Biết đến mạng xã hội, cập nhật xu hướng nhanh chóng nên các
chương trình quảng cáo của doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng tiếp cận đến khách hàng
mục tiêu và tăng tỉ lệ chuyển đổi sản phẩm ở khách hàng.

 Tiêu thức tâm lý học

Sau khi đại dịch Covid - 19 xảy ra, Kudzu Yogurt nắm được tâm lý chú trọng sức khỏe
của người tiêu dùng, mong muốn cải thiện, nâng cao sức khỏe của người tiêu dùng
hiện nay.

4.3 Xác định khách hàng mục tiêu:

4.4 Chiến lược thị trường mục tiêu:

- Tập trung tiếp thị vào một sản phẩm duy nhất - Kudzu Yogurt nước sắn dây sữa
chua trái cây.
- Tập trung vào giới trẻ sinh sống, học tập và làm việc tại các thành phố lớn.
- Tập trung vào nhóm khách hàng có nhu cầu tiêu thụ nước giải khát nhưng quan
tâm đến sức khỏe và sắc đẹp.
- Tập trung vào nhóm giới trẻ có sở thích, tò mò với những loại nước giải khát
mới lạ trên thị trường.

CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX(4P)


1. PRODUCT – SẢN PHẨM

Mẫu mã + Hình thức:

Vì sản phẩm đồ uống mới trên thị trường nên chúng tôi chú trọng vào dạng chai là
chính. Tuy nhiên sẽ được chia thành loại 3 dung tích khác nhau để phục vụ nhu cầu
của khách hàng.

Loại Số lượng/thể tích Nguồn gốc

Lỏng 350ml/chai Nguyên liệu chính: củ sắn tươi


Topping: vải, đào, dâu,...
550ml/chai

1.1 Chức năng + Chất lượng:

- Trong thành phần của củ sắn dây có nhiều loại vitamin, chất xơ, canxi,v.v giúp
cải thiện sức khỏe và rất tốt để giải nhiệt cơ thể vào mùa hè, trong sắn dây có
lượng lớn chất xơ giúp no lâu hơn. Từ đó kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào
cơ thể và có thể giảm cân hiệu quả cho phái đẹp.
- Chất lượng sản phẩm về mặt dinh dưỡng cũng như hình thức mẫu mã bên ngoài
chất lượng hơn so với các sản phẩm nước giải khát ngoài thị trường hiện nay,
họ chỉ sử dụng hương trái cây hoặc sirup để tại ra hương vị thay vì trái cây
tươi,v.v Tuy nhiên sẽ gây một số trở ngại về thời quan bảo quản và hạn sử dụng
của sản phẩm.

1.2 Nhãn hiệu: Slogan: “Hương vị chuẩn Việt”

- Kudzu Yogurt cam kết tất cả sản phẩm doanh nghiệp sản xuất hoàn toàn tự
nhiên từ loại nước đến trái cây đều là loại trái cây tươi xanh & sạch được
nhập từ nông trại uy tín.
- Doanh nghiệp đã đăng ký bản quyền thương hiệu để được bảo vệ trước pháp
luật.

1.3 Hỗ trợ và tư vấn sản phẩm:

- Chúng tôi sẽ giành hẳn bộ phận để tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ khách hàng. Từ
khi khách hàng đặt chân vào cửa hàng đến khi khách hàng sử dụng sản
phẩm và hài lòng.
- Luôn đón nhận phản hồi cũng như những khiếu nại của khách hàng qua
email, hotline,v.v Tìm hiểu, xác định nguyên nhân cụ thể, từ đó đưa ra
hướng giải quyết thỏa đáng nhất cho đôi bên.
- Hỗ trợ đổi trả và thu hồi sản phẩm nếu có vấn đề sai sót xuất hiện.

2. PRICE – CHÍNH SÁCH GIÁ:

2.1 Mục tiêu và phương thức đặt giá:

Là dòng sản phẩm mới, với mức độ nhạy cảm về giá trên thị trường hiện nay để có thể
tồn tại và cạnh tranh được với các đối thủ, doanh nghiệp cần đưa ra chiến lược giá hợp
lý không quá chênh so với đối thủ đồng thời đảm bảo được sự phát triển cũng như phù
hợp với các mục tiêu:

- Thâm nhập thị trường, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng.
- Chiếm được lòng tin và sự hài lòng của khách hàng.
- Thu lại lợi nhuận cao.

2.2 Chi phí:

ST Các yếu tố Số Đơn giá Chi phí


T lượng (đồng/tháng) (đồng/tháng)

1 Mặt bằng
 Xưởng sản xuất 1 50.000.000 50.000.000

 Văn phòng 1 15.000.000 15.000.000


2 Trang thiết bị

 Dây chuyền sản 1 200.000.000 200.000.000


xuất

 Nội thất văn 1 70.000.000 70.000.000


phòng

3 Phương tiện vận tải


 Ô tô tải (thuê) 1 4.000.000 4.000.000

 Xe đẩy hàng 2 1.000.000 2.000.000


4 Điện, nước, rác 1 15.000.000 15.000.000

Tổng chi: 365.000.000 VND


STT Các yếu tố Số Đơn giá (đồng/tháng) Chi phí (đồng/tháng)
lượng
1 Nhân viên 8 600.000.000 48.000.000

2 Nguyên - vật liệu 300 kg 25.000 7.500.000


Tổng chi: 55.500.000 VND

2.3 Xác định giá sản phẩm:

Doanh nghiệp đã khảo sát giá của các đối thủ cạnh tranh và xem xét chi phí, đồng thời
doanh nghiệp cũng dựa trên thẩm định giá của nhà thẩm định sản phẩm để đưa ra mức
giá phù hợp như sau:

Loại Số lượng/thể tích Giá bán buôn Giá bán lẻ

Lỏng 330ml/chai 18.000-19.000 19.500 - 21.500


550ml/chai 23.000 - 24.500 25.000 - 27.000

2.4 Chiến lược giá:

3. PROMOTION – QUẢNG CÁO:

3.1 Đối tượng và mục tiêu khuyến mãi:

- Đối tượng: Sản phẩm hướng đến nhóm mục tiêu là giới trẻ đang sinh sống tại các
thành phố lớn, có sở thích sử dụng các loại nước giải khát nhưng vẫn hay chú ý đến
sức khỏe và sắc đẹp. Đại đa số khách hàng trong nhóm mục tiêu này chưa từng thử
qua sản phẩm nước giải khát từ củ sắn dây và sản phẩm của Kudzu Yogurt. Họ có nhu
cầu tiêu thụ sản phẩm nhưng vẫn còn cân nhắc về giá thành, hương vị của nước sắn
dây sữa chua và cả độ tin cậy của thương hiệu. Khoảng chi tiêu mà nhóm khách hàng
sẵn sàng chi cho sản phẩm của Kudzu Yogurt là khoảng 30.000-50.000đ/ lượt mua
hàng.

- Mục tiêu khuyến mãi: giới thiệu sản phẩm đến khách hàng, thu hút khách hàng dùng
thử sản phẩm, tăng độ nhận diện và tin cậy của thương hiệu.

3.2 Hình thức khuyến mãi:

- Tặng kèm sản phẩm vào lần mua đầu tiên: để kích thích khách hàng mua để trải
nghiệm thử sản phẩm, công ty tạo ra chương trình khi khách hàng mua 2 sản phẩm sẽ
được tặng thêm 1 sản phẩm vị tùy chọn, có cùng hoặc giá trị thấp hơn sản phẩm có giá
trị thấp nhất trong giỏ hàng và tặng được tối đa 4 sản phẩm.
- Khuyến mãi càng nhiều khi mua nhiều: để kích cầu mua của khách hàng và tạo cơ
hội để khách hàng mua nhiều hơn, vào những đôi trong tháng (như 4/4, 5/5), công ty
kết hợp với những trang thương mại điện tử để tạo ra những voucher giảm từ 10% cho
đơn hàng từ 100.000 đồng, 20% cho đơn hàng từ 200.000 đồng và giảm 30% cho đơn
hàng từ 300.000 đồng trở lên (giảm tối đa 100.000 đồng). Có tổng cộng 30 voucher
giảm 30%, 50 voucher giảm 20% và 120 voucher giảm 10%.

- Tri ân khách hàng: nhằm tạo mối quan hệ khăng khít giữa khách hàng và thương
hiệu, giữ chân khách hàng và tăng chí số trung thành của khách hàng với sản phẩm,
công ty tạo ra chương trình tri ân khách hàng. Đối với khách hàng mua trên website
của Kudzu Yogurt, hệ thống sẽ tự động lưu lại thông tin khách hàng cho lần sau mua
hàng và giảm phí vận chuyển kèm với tặng sản phẩm sampling cho khách hàng khi
mua từ lần thứ 2 trở đi. Sản phẩm sampling sẽ là sản phẩm bột sắn dây có hương kèm
với gói topping (hạt, trái cây sấy khô) để khách hàng có thể tự pha ở nhà.

-  Sản phẩm dùng thử: tổ chức quầy sampling trong siêu thị, chợ và tham gia các hội
chợ triển lãm về thức ăn và đồ uống

3.3 Ngân sách khuyến mãi:

- Doanh thu dự kiến: 500 triệu

- Ngân sách dành cho chương trình promotion là 186 triệu, trong đó quý đầu tiên
sẽ được chi 35% ngân sách là 65 triệu để quảng bá ra mắt sản phẩm, quý tiếp
theo nhằm duy trì sự hiện diện của sản phẩm trên thị trường và giúp cho khách
hàng cảm thấy quen thuộc với sản phẩm nên quý 2 sẽ chi 6,5% ngân sách là 12
triệu. Vào quý 3 sẽ bắt đầu có những hội chợ được tổ chức nhằm quảng bá sản
phẩm đến rộng rãi công chúng nên công ty sẽ chi 29,5% ngân sách là 55 triệu để
tham gia những hoạt động này. Quý cuối cùng sẽ bắt đầu mùa lễ hội trong năm
và người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn, lợi dụng tâm lý này của khách
hàng nên công ty sẽ chi tiêu nhiều hơn để tăng độ nhận diện của sản phẩm, chi
tiêu quý này sẽ chi 29% ngân sách là 54 triệu.
Thời Facebook/ Instagram
Báo chí KOLs/ KOCs Hội chợ Sampling
gian ads

Ngân sách: 15 triệu Ngân sách: 5 triệu Ngân sách: 15 triệu Ngân sách: 30 triệu

- Brandsvietnam.com: Chi phí: 700 - 1.000đ / + Mời KOC có sức ảnh + Địa điểm: chợ, siêu thị,
+ Chuyên mục: lượt tương tác hưởng trải nghiệm dùng cửa hàng tạp hóa. Chi phí
cộng đồng, tên box: Hình thức quảng bá: thử và review sản phẩm, thuê địa điểm: thương
phát triển sản phẩm, hình ảnh mức giá thỏa thuận. lượng
bài nổi bật, 1 bài Số lượt tương tác dự
trong 1 tháng. kiến: 10.000 người + PG/ PB: 25.000 –
Quý 1 + Chi phí: 5 triệu 35.000đ/ giờ, 8h/ ngày.
- Vnexpress:
+ Chi phí: 20 triệu
+ Chuyên mục: cộng
đồng, tên box: đời
sống/ sức khỏe, bài
nổi bật, 1 bài, thời
gian 1 tháng.
+ Chi phí: 10 triệu

Quý 2 Ngân sách: 5 triệu Ngân sách: 7 triệu

Chi phí: 700 - 1.000đ / + Địa điểm: chợ, siêu thị,


lượt tương tác cửa hàng tạp hóa. Chi phí
Hình thức quảng bá: thuê địa điểm: thương
hình ảnh, video lượng
Số lượt tương tác dự
kiến: 8.000 người + PG/ PB: 25.000 –
35.000đ/ giờ, 8h/ ngày.
(triển khai vào thứ 7 và
chủ nhật hàng tuần)

Ngân sách: 5 triệu Ngân sách: 35 triệu Ngân sách: 15 triệu

Chi phí: 700 - 1.000đ / - Địa điểm: Triển lãm + Địa điểm: chợ, siêu thị,
lượt tương tác trưng bày và giới thiệu cửa hàng tạp hóa. Chi phí
Hình thức quảng bá: sản phẩm, hội chợ thực thuê địa điểm: thương
hình ảnh, video phẩm và đồ uống lượng
Quý 3 Số lượt tương tác dự
kiến: 8.000 người +Giá thuê và trưng bày + PG/ PB: 25.000 –
kiot: 15triệu/tuần 35.000đ/ giờ, 8h/ ngày.
(triển khai vào thứ 7 và
- PG/ PB: 25.000 – chủ nhật hàng tuần)
35.000đ/ giờ, 8h/ ngày.

+ Chi phí: 20 triệu

Quý 4 Ngân sách: 6 triệu Ngân sách: 15 triệu Ngân sách: 33 triệu

Chi phí: 700 - 1.000đ / Tiktoker review có trên + Địa điểm: chợ, siêu thị,
lượt tương tác 500K follower, chi phí: cửa hàng tạp hóa. Chi phí
Hình thức quảng bá: trên 3 triệu thuê địa điểm: thương
hình ảnh, video
Số lượt tương tác dự lượng
kiến: 10.000 người
+ PG/ PB: 25.000 –
35.000đ/ giờ, 8h/ ngày.
Chi phí: 20 triệu

Thời Báo chí Facebook/ KOLs/KOCs Hội chợ Sampling


gian Instagram ads

Quý 1 15 triệu 5 triệu 15 triệu - 30 triệu

Quý 2 - 5 triệu - - 7 triệu

Quý 3 - 5 triệu - 35 triệu 15 triệu

Quý 4 - 6 triệu 15 triệu - 33 triệu


3.4 Thông điệp khuyến mãi:

KUDZU YOGURT THƠM NGON MUÔN VÀN QUÀ TẶNG

3.5 Quảng cáo cho chương trình khuyến mãi:

- Mạng xã hội (Facebook, Instagram, Tiktok): Đăng video, hình ảnh và chạy
quảng cáo để quảng bá cho chương trình khuyến mãi, đồng thời giúp khách
khách hàng biết đến fanpage chính của công ty để theo dõi mỗi khi có sự kiện
khác.
- KOL/KOC: lựa chọn những kol có định hướng content về nấu ăn như sáng tạo
đồ uống tại nhà và review những sản phẩm fmcg đồ ăn và đồ uống để họ giới
thiệu và triển khai chương trình khuyến mãi.

3.6 Tổng hợp và đánh giá kết quả chương trình khuyến mãi:

- Lập bảng báo cáo tổng hợp về dữ liệu khách hàng truy cập, góp ý và
feedback của khách hàng, sự thay đổi về doanh thu, doanh số để đánh giá
kết quả chương trình khuyến mãi.

4. PLACE – KÊNH PHÂN PHỐI:

Kudzu Yogurt lựa chọn áp dụng chiến lược sử dụng kênh phân phối song song trên thị
trường, bao gồm kênh trực tiếp và kênh gián tiếp.

- Kênh gián tiếp: Kudzu Yogurt phân phối sản phẩm thông qua kênh trực tiếp
đến các điểm tiêu thụ lớn, gồm các hệ thống siêu thị lớn như: Co.op Mart,
Big C, Aeon Mall, Lotte Mart, Mega Market,v.v hệ thống chuỗi cửa hàng
tiện lợi trong thành phố: Family Mart, Circle K, 7-ELEVEN, Winmart,v.v
và các nhà bán buôn, nhà bán lẻ khác như tiệm tạp hóa gia đình, căn tin tại
trường học, bệnh viện, công ty,v.v 
- Kênh trực tiếp: sản phẩm của Kudzu Yogurt sẽ được đưa đến tận tay người
tiêu dùng khi mua từ trang chính hãng trên các sàn thương mại điện tử như
Lazada, Shopee, Tiktokshop và từ website chính của công ty.

CHƯƠNG 5: NGÂN SÁCH MARKETING


Doanh thu vào cuối năm 2023 sẽ đạt 800 triệu đồng.

Đối với ngân sách hoạt động cho đến cuối năm 2023, Kudzu Yogurt phân bổ 20%
doanh thu cho ngân sách Marketing, tương đương với 160 triệu.

Các hoạt động bao gồm: Social Media, Digital Marketing, Influencer Marketing,
Product Sampling, Marketing Research, Gift with Purchase Promotion.

Ngân sách Marketing được phân bổ cho các tháng trong năm như sau:
Tháng Hoạt động chính Ngân sách Ghi chú
Các hoạt động Social Media: đẩy 10.000.000 Nhân viên lên ý
diễn ra trong năm Post liên tục trên các tưởng, viết bài,
trang mạng xã hội. Tư quản lý và phát
vấn, hỗ trợ khách triển nội dung,
hàng kịp thời. quảng cáo sản phẩm
trên trang fanpage.
Thuê người viết
Content triển vọng.
Digital Marketing: 17.000.000 Facebook/Instagram
Phát triển nội dung Ads.
Website,
Facebook/Instagram
Ads
Tháng 1 + 2 + 3 Phát triển toàn diện 10.000.000 Thiết kế chai, nhãn
sản phẩm hiệu, bao bì
Tổ chức sự kiện ra 200 mẫu 30ml dung
mắt sản phẩm thử tại các hội chợ
và siêu thị.
7.500.000VND:
sample.
3.000.000VND:
mặt bằng.
1.000.000VND:
design booth

Influencer Marketing 10.000.000 3 – 5 influencers


(KOCs, KOLs)
Tháng 4 + 5 Tiếp thị, trưng bày sản 10.000.000 Ở siêu thị, cửa hàng
phẩm tiện lợi, trung tâm
thương mại,v.v
Tháng 6 Digital Marketing: 13.000.000
Phát triển nội dung
Website,
Facebook/Instagram
Ads
Tháng 7 Phát hành TVC quảng 20.000.000
cáo trên tivi,
Youtube,v.v
Sampling 5.000.000 200 sample 30ml
Tháng 8 + 9 Khuyến mãi + 20.000.000 100 lồng đèn giấy
Voucher + sản phẩm Mua 6 chai tặng 1
trung thu nhằm thu hút khách
hàng mục tiêu
Influencer Marketing 10.000.000 3 – 5 Influencers
Tháng 10 + 11 Tổ chức sự kiện ở các 10.000.000
trường học giới thiệu
sản phẩm
Tháng 12 + Khuyến mãi + 20.000.000 Mua 1 tặng 1 (sản
01/2024 Voucher + quà tết phẩm tặng kèm)
Tham gia hội chợ 5.000.000
xuân trưng bày sản
phẩm

CHƯƠNG 6: TÀI CHÍNH


1. PHÂN TÍCH HÒA VỐN:

Phân tích hòa vốn

Đơn vị hàng tháng hòa vốn 2.470 (sp 550ml)


Doanh thu hòa vốn hàng tháng 67.000.000 VND

Giả định
Doanh thu trung bình trên mỗi đơn vị 18.000 VND

Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị & Chi 5.000.000 VND
phí cố định hàng tháng ước tính

2. DỰ BÁO DOANH SỐ BÁN HÀNG:

DỰ BÁO DOANH SỐ BÁN HÀNG

Bán hàng 2023 2024 2025

Doanh thu 800.000.000 900.000.000 1.000.000.000

Doanh số bán hàng 32.000 sp 36.000 sp 40.000 sp


Chi phí 450.000.000 455.378.000 464.296.000

Lợi nhuận ròng 323.000.000 417.622.000 508.704.000

CHƯƠNG 7: KIỂM SOÁT


1. THỰC HIỆN:

 Mục đích của kế hoạch tiếp thị giúp doanh nghiệp giám sát mọi hoạt động
nhằm đánh giá và kiểm soát nâng cao hiệu quả kinh doanh.
 Doanh thu: hàng tháng và hàng năm.
 Chi phí: hàng tháng và hàng năm.
 Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.
 Sự hài lòng của khách hàng.
 Hoàn thành chương trình tiếp thị đúng thời hạn, duy trì ngân sách ở mức an
toàn.

2. TỔ CHỨC TIẾP THỊ:

Bộ phận kinh doanh và bộ phận Marketing sẽ chịu trách nhiệm về các hoạt động tiếp
thị.

3. LẬP KẾ HOẠCH MARKETING DỰ PHÒNG

-  Khó khăn và rủi ro

 Doanh nghiệp mới gia nhập thị trường khi đã có sẵn các đối thủ cạnh tranh
 Khó khăn về thiên nhiên khi sản phẩm sắn chỉ thu hoạch 1 lần trong năm nên
trong tương lai doanh nghiệp cần nghiên cứu công nghệ trong vấn đề nông sản.
 Trong trường hợp xấu nhất, doanh nghiệp không thể trụ nổi ngân sách, cần thay
đổi chiến lược tiếp thị phù hợp với xu thế thị trường, tăng cường trau dồi bộ
phận Marketing để đạt được hiệu quả.

NGUỒN THAM KHẢO

You might also like