You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH



HỌC PHẦN: CĂN BẢN KINH TẾ VI MÔ

Đề tài:

CẦU SẢN PHẨM THỊ TRƯỜNG SỮA VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Tuyên Ngôn

Nhóm: 12

Lớp học phần: ECO 151

Sinh viên thực hiện: Trần Bảo Hiếu

Phạm Tuấn Minh

Lê Thị Xuân Phương

Vũ Lê Quỳnh Nhi

Nguyễn Võ Nguyên Thảo


I. Cầu về sữa tại thị trường Việt Nam gần đây:
- Kì vọng:

Bình quân mỗi năm Việt Nam có 1 triệu trẻ em được sinh ra và cũng là đối tượng
sử dụng sản phẩm từ sữa nhiều nhất trong những năm đầu đời. Dân số Việt Nam cũng
có xu hướng phát triển, từ đó gia tăng tệp khách hàng tiềm năng cho thị trường sữa
Việt Nam. Theo VIRAC, quy mô thị trường sữa dự kiến sẽ tăng trưởng từ 613,96 tỷ
USD ở năm 2023 lên 840 tỷ USD vào năm 2028, với CAGR là 6.47% trong giai đoạn
dự báo (2023-2028).

Theo đó, sản lượng mặt hàng sữa tươi của Việt Nam đạt 1,2 tỷ lít vào năm 2021 và
sẽ tăng lên 2 tỷ lít vào năm 2030. Mặc dù tăng nhưng sản lượng sữa tươi trong nước
chỉ đáp ứng được 40-50% nhu cầu, còn lại chủ yếu dựa vào nhập khẩu. Mức tiêu thụ
sữa bình quân đầu người ở Việt Nam chỉ đạt 28 lít năm 2021, thấp hơn Thái Lan (35
lít) và Singapore (45 lít), chính vì vậy, tiềm năng tăng trưởng của thị trường sữa tại
Việt Nam rất lớn.

Đặc biệt, các chuyên gia dự báo nhu cầu về sản phẩm sữa sẽ tăng cao tại thị trường
Việt Nam từ năm 2022-2031, nhiều cơ hội thị trường hơn cho các nhà đầu tư. Các sản
phẩm sữa hữu cơ, sữa tươi tự nhiên và sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa
sữa tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh.

- Thị hiếu người tiêu dùng:

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng và giá trị dinh
dưỡng của sữa, đặc biệt là sữa tươi và sữa chua. Nhu cầu về các sản phẩm sữa hữu cơ,
sữa không chất bảo quản, sữa không đường và sữa không lactose cũng tăng cao.

Giai đoạn trước, Việt Nam được đánh giá là "dân số vàng" nhưng giai đoạn hiện tại
tỷ lệ già hóa đã bắt đầu tăng cao. Giờ đây, cùng với kinh tế và dân trí tăng lên, người
dân đã nhận thấy sức khỏe là tài sản quý giá của con người. Vì thế, việc tiêu dùng
những sản phẩm dinh dưỡng dành cho người cao tuổi bắt đầu tăng. ví dụ như Vinamilk
cũng đầu tư sản xuất nhiều sản phẩm dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi,
như sữa toàn diện Vinamilk Sure Prevent, sữa dành cho người tiểu đường Vinamilk
Diecerna, Vinamilk CanxiPro, Vinamilk giảm cân, sữa bột nguyên kem có đường
Vinamilk dinh dưỡng. Ngoài ra còn có sữa đậu nành bổ sung canxi và vitamin. Công
ty Nutifood có sữa dành cho người cao tuổi mới ốm dậy, người bị tiểu đường, loãng
xương.... Thị trường sữa bột dành cho người cao tuổi tại Việt Nam đã tăng trưởng đạt
mức 11% vào 2019 (theo Viracresearch). Các DN cũng bắt đầu đầu tư nhiều hơn để
làm phong phú và đa dạng nhóm sản phẩm này.

- Thu nhập của người tiêu dùng:

Tính đến ngày 19/9/2023, theo trang Danso.org dân số hiện tại của Việt Nam là
99.855.920 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. GDP 9 tháng năm 2023 tăng
4,24% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 2,19% và 1,57% của 9 tháng các
năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023. Tăng trưởng GDP 6,5 - 7%, tiếp tục
trong nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, thu nhập bình quân đầu người từ
2.750 USD hiện nay lên 5 nghìn USD trong 5 năm tới.

Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế đáng kể trong những năm gần đây,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng thu nhập của người dân. Thu nhập trung bình
hàng tháng đã tăng dần theo thời gian. Sự quan tâm đến sức khỏe và chất lượng cuộc
sống ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Điều này đã dẫn đến tăng trưởng chi tiêu cho các
sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng khác. Người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm
các sản phẩm sữa chất lượng cao và đa dạng. Chính vì vậy việc chi tiêu cho sữa có thể
tương đối cao so với một số hàng hóa khác. Là một quốc gia đông dân, nhu cầu về sức
khỏe cũng như sự tăng cường về thể trạng của người Việt Nam cũng tăng lên khiến
cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa luôn giữ mức tiêu thụ cao.

Theo Research and Markets, dự báo nhu cầu tiêu thụ sữa của người Việt Nam trong
năm 2023 sẽ đạt khoảng 28 lít/người/năm, tăng 8% so với năm 2022. Đây là một con
số khá cao so với mức tiêu thụ trung bình của khu vực Đông Nam Á là 18
lít/người/năm. Nguyên nhân chính là do sự nâng cao ý thức về dinh dưỡng và sức khỏe
của người dân, đặc biệt là các gia đình có con nhỏ. Ngoài ra, việc cải thiện thu nhập và
mức sống cũng góp phần tạo điều kiện cho người tiêu dùng có khả năng chi tiêu cho
các sản phẩm sữa cao cấp hơn.

- Sự đa dạng:

Sữa là nguồn thực phẩm cung cấp canxi, vitamin D và kali ở chế độ ăn của người
lớn và trẻ em. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sản phẩm sữa khác nhau như
sữa uống, sữa bột và sữa đặc. Các loại sản phẩm sữa đa dạng nhưng sản phẩm được
người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất là sữa uống nguyên vị. Tuy vậy người tiêu dùng
luôn tìm kiếm những “hương vị mới lạ” trên thế giới, đồng thời họ cũng luôn tìm kiếm
các loại sữa tốt cho sức khỏe. Cộng thêm việc giá của sữa tươi tăng 1-3% nên nhu cầu
với các loại sữa khác như sữa thực vật, sữa bột đang dần tăng lên.

Các doanh nghiệp không ngừng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng, đặc biệt là các đối tượng
khách hàng nhạy cảm như trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú, người già và người
bệnh.
Ngoài ra, chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao liên tục, bằng cách áp dụng các
tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm, kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu và quy
trình sản xuất, cũng như sử dụng các công nghệ hiện đại và tiên tiến.
Các lựa chọn mà người tiêu dùng nhận được từ thị trường sữa cũng tăng theo cấp
số nhân.Vì vậy, giống như diễn biến của xu hướng “hương vị mới lạ” trên thế giới”,
câu hỏi“có gì mới” sẽ thường trực trong tâm trí người tiêu dùng Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

https://viracresearch.com/thi-truong-sua-2023-tong-quan-va-trien-vong/

https://aglobal.vn/blog/thi-truong-sua-xu-huong-tieu-dung-hien-nay-su-anh-huong-
2084792728

http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/chi-trong-4-nam-doanh-thu-mot-nganh-cua-viet-nam-
tang-tu-44-ty-usd-len-84-ty-usd-20230421141201025.htm

You might also like