You are on page 1of 6

I.

Lời mở đầu

Ngày nay kinh tế xã hội ngày càng phát triển cùng với đó là nhu cầu giao thương giữa các
ngành sản xuất với nhau yêu cầu có một nơi tập trung để giới thiệu và trao đổi sản phẩm
của các doanh nghiệp đó là hội chợ triển lãm. Hội chợ thương mại quốc tế giúp cho doanh
nghiệp có cơ hội mở rộng, tiếp xúc với đông đảo các khách hàng từ nhiều nơi khác nhau
trên thế giới. Mặt khác hội chợ triển lãm cũng có thể đưa ra cho các doanh nghiệp về những
ý tưởng thị trường, chiến lược để đầu tư và phát triển, xác định những khách hàng tiềm
năng hoặc đối thủ cạnh tranh, những mục tiêu về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Và đó cũng chính là lí do chúng em có mặt tại buổi hội chợ triển lãm này. Vì khi tham gia
vào các triển lãm thương mại sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quan về thị trường,
cung cấp những thông tin cần thiết cho môn học của chúng em.

Sau một thời gian học tập môn Kinh tế học Quốc tế và nhờ sự tạo điều kiện của thầy
Nguyễn Xuân Đạo mà nhóm chúng em gồm 4 thành viên đã có một chuyến đi thực tế tại
hội chợ “Triển lãm Quốc tế nguồn cung ứng sản phẩm cao cấp tại Việt Nam”

II. Khái quát

1. Địa điểm
Saigon Exhibition and Convention Center - SECC nằm ngay vành đai khu đô thị mới Phú
Mỹ Hưng, Quận 7, Tp.HCM. Là một trung tâm liên hợp bao gồm các chức năng chuyên
biệt phục vụ cho những cuộc triển lãm hay các buổi hội nghị mang tầm vóc quy mô quốc
tế trong và ngoài nước.

2. Thời gian
Buổi hội chợ được diễn ra từ ngày 2/6 đến ngày 5/6, chúng em đi vào ngày 3/6 của buổi
hội chợ.

3. Vai trò
Hội chợ triển lãm cũng giúp các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và tìm kiếm tiềm năng
hợp tác và đầu tư mở rộng thị trường; giúp người tiêu dùng có thể nhận diện được sản phẩm
có uy tín và đạt chất lượng cao, kinh doanh có trách nhiệm là chìa khóa để phát triển bền
vững. Chúng em khi tham gia buổi hội chợ cũng có cơ hội được giao lưu, gặp gỡ, tìm hiểu
các doanh nghiệp cả trong và cả ngoài nước.

4. Các doanh nghiệp được phỏng vấn:


4.1. Tã Genki
Genki là thương hiệu bỉm tã đến từ Nhật Bản, thuộc tập đoàn Oji Nepia. Với hơn 100
năm kinh nghiệm, Oji Nepia là doanh nghiệp tiên phong trong ngành công nghiệp giấy,
được xếp hạng thứ 4 trong top 100 Tập đoàn công nghiệp giấy trên toàn thế giới. Với các
ưu điểm vượt trội như: thấm hút hiệu quả. siêu thoáng mềm mại, chống tràn hiệu quả, họa
tiết xinh xắn và đặc biệt có vạch báo

4.2. Nonglamfood
-Thuộc Công ty cổ phần Nông Lâm Food là doanh nghiệp Việt Nam được thành lập vào
năm 2015 bởi PGS.TS. Lê Trung Thiên. Sản phẩm chính của Nonglamfood gồm trái cây
sấy dẻo, hạt dinh dưỡng, ngũ cốc và các thực phẩm tốt cho sức khỏe.
-Công ty có tầm nhìn rộng mở: Nâng cao vị thế sản phẩm thực phẩm Việt Nam trong
và ngoài nước
-Sản phẩm của NongLamFood đã và đang được xuất khẩu đến nhiều nơi trên thế giới,
như các nước Châu Âu, Úc, Singapore, Mỹ, Thượng Hải và một số vùng khác. Ở Việt nam,
sản phẩm được phân phối ở các siêu thị và nhiều cửa hàng trên khắp Việt Nam

4.3. JJÓBI MARKÉT


-Là thương hiệu thuộc Công ty TNHH Daewoo Innovation 100% vốn Hàn Quốc chuyên
về lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu các mặt hàng dược mỹ phẩm, thực phẩm bổ
sung, thực phẩm tốt cho sức khỏe. Ngoài ra doanh nghiệp còn cung cấp các dịch vụ bán lẻ
thức ăn, đồ da dụng, nội thất, lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn, ….
4.4. Creators Lab
Năm 2017, thành lập công ty TNHH Creators Lab
Là thương hiệu sản xuất đồ chơi cho trẻ em mang tiêu chí thân thiện với môi trường, mang
tính giáo dục và sáng tạo. Sản phẩm được làm hoàn toàn bằng nguyên liệu thực phẩm ăn
được đem lại sự an toàn cho trẻ em và sự yên tâm cho ba mẹ.

4.5. Skinua collagen


-Là sản phẩm của doanh nghiệp Hàn Quốc Biopolytech Co Ltd South Korea. Kể từ khi
thành lập vào năm 2004 với phương châm “vì sức khỏe và sắc đẹp của con người”, Bio
Polytech đã phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao dựa trên công nghệ tiên tiến
trong lĩnh vực kỹ thuật sinh học bao gồm thực phẩm, mỹ phẩm, nông nghiệp và dược phẩm
và đã rất nỗ lực để đáp ứng nhu cầu của khách hàng... Doanh nghiệp dự định tiến vào các
thị trường Đông Nam Á như Việt nam và Indonesia với thương hiệu mỹ phẩm ‘SKINUA’.
Nổi tiếng vì sản xuất các sản phẩm khiến người hâm mộ hài lòng trong nhóm sản phẩm
chăm sóc da trẻ em và mặt nạ.

4.6. Gomi Corporation


- Trực thuộc CÔNG TY TNHH GOMI CORPORATION. Ra đời từ năm 2019, GOMI
MALL luôn cập nhật những danh mục mới như Sức khỏe & Làm đẹp, Thiết bị chăm sóc
cá nhân, Thời trang & Phụ kiện, Ghế, Đèn, Chăm sóc thú cưng, ... để hướng đến mục tiêu
đa dạng chủng loại sản phẩm. Các mặt hàng chủ yếu từ Hàn Quốc nhưng luôn đa dạng
phong phú, bắt kịp xu hướng
- Đối với doanh nghiệp, việc phát triển thương hiệu là điều quan trọng hàng đầu. Những
sản phẩm công ty nhập khẩu đều thuộc những thương hiệu phát triển lớn mạnh ở Hàn Quốc.
Một trong những thuận lợi các thương hiệu này là mời rất nhiều người nổi tiếng sử dụng
sản phẩm. Chính vì vậy, khi nhập khẩu hàng hóa đến Việt Nam, khách hàng sẽ dễ dàng
nhận biết và tin dùng nhiều hơn.
- Doanh nghiệp luôn tích cực tìm kiếm, đổi mới phát triển các sản phẩm phù hợp với
khách hàng ở thị trường Việt Nam

5. Nhận xét
Qua buổi triển lãm chúng em nhận thấy những người tiêu dùng khi tham quan Hội chợ
được doanh nghiệp giới thiệu, tư vấn sử dụng hàng hóa rõ ràng, được lựa chọn trực tiếp
hàng hóa dựa trên tiêu chí chất lượng, mẫu mã và giá cả. Đặc biệt doanh nghiệp có cơ hội
tiếp cận với người tiêu dùng,người dùng có thể được sử dụng sản phẩm trực tiếp ngay tại
gian hàng để có những cảm nhận chính xác, ghi dấu ấn về thương hiệu sản phẩm, dịch vụ.
Bên cạnh đó cũng có một số điều hạn chế là doanh nghiệp khi tham gia Hội chợ chỉ với
mục đích bán hàng, chưa nhận thức được vai trò do Hội chợ đem lại, do đó ít chịu khó đầu
tư về trang trí, tìm kiếm bạn hàng cũng như tư vấn tận tình cho khách hàng. Thay vì giới
thiệu, quảng bá hình ảnh sản phẩm thì doanh nghiệp chủ yếu tập trung bán lẻ tại Hội chợ
để thu lợi nhuận tức thời.

6. Nhận xét về cơ hội của doanh nghiệp nước ngoài so với doanh nghiệp Việt Nam
Các hiệp định thương mại tự do được ký kết cùng làn sóng doanh nghiệp (DN) nước
ngoài đổ bộ ồ ạt vào thị trường Việt Nam đang tạo nên sức ép cạnh tranh quyết liệt không
chỉ trong lĩnh vực bán lẻ, mà còn làm giảm nhanh số lượng lẫn quy mô hệ thống phân phối
nội, gián tiếp gây sức ép lên DN sản xuất nội.
Tuy nhiên, trong thách thức luôn mở ra cơ hội, mà áp lực cạnh tranh chính là động lực
để các DN Việt Nam chủ động thay đổi, nâng cao chất lượng sản phẩm. DN bán lẻ và sản
xuất nội bắt tay nhau là cách để thúc đẩy sản xuất, tạo nguồn hàng bảo đảm chất lượng;
đồng thời vừa cạnh tranh, vừa cộng tác với các đối thủ ngoại.

III. Kết luận

Ngày nay, khi mà các doanh nghiệp ngày càng mở rộng kinh doanh đến nhiều nước trên
thế giới thì việc tổ chức các hội chợ thương mại là điều vô cùng cần thiết. Quá trình toàn
cầu hóa cùng với các chính sách mở rộng thương mại đã giúp cho sản phẩm nước ngoài dễ
dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam, tạo điều kiện cho người Việt được sử dụng những
sản phẩm có chất lượng mới và tốt hơn. Tuy nhiên điều này cũng tạo nên sức ép cạnh tranh
đối với doanh nghiệp Việt Nam.
Tham quan buổi triển lãm đã mang lại cho chúng em một cái nhìn trực quan về quá trình
bán hàng và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng từ đó áp dụng
kiến thức bài học vào thực tiễn cuộc sống.

You might also like