You are on page 1of 23

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Môn Học: Kinh tế chính trị Mác – Lênin

DỰ ÁN
Phân tích cạnh tranh giữa Coca và Pepsi

Giảng viên hướng dẫn : Lê Thị Anh

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2023


TÊN DỰ ÁN
PHÂN TÍCH CẠNH TRANH GIỮA COCA VÀ PEPSI

Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Anh

STT Họ và tên Mã sinh viên


1 Nguyễn Thị Thùy Linh 25A4012374
2 Đổng Trúc Anh 25A4013304
3 Tạ Phương Đông 25A4011701
4 Nguyễn Cao Khôi 25A401
5 Phạm Thành Đạt 25A401
6 Chu Nguyễn Đại Minh 25A401
7 Nguyễn Thị Lê 25A4013288

ĐIỂM:……………………….

NHẬN XÉT CỦA GV:


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

CHỮ KÍ CỦA GV
LỜI MỞ ĐẦU

Nhắc đến Pepsi và Coca-Cola là nói đến cuộc “thư hùng” bất phân thắng bại của
hai ông lớn trong ngành nước giải khát của thế giới. Để giành được thế thế thượng
phong trong thị trường béo bở, mỗi bên tham gia cuộc đua đều phải luôn luôn tập
trung về mọi mặt, người lãnh đạo, nhân sự, chiến lược quảng cáo cũng như chiến
lược phát triển ở các thị trường tiềm năng..v.v… thậm chí cả kế sách hạ thấp uy tín
của đối thủ. Tuy quá trình cạnh tranh là vô cùng khốc liệt, tuy nhiên chính vì thế
mà các doanh nghiệp có thể phát triển về mọi mặt. Đây không phải là một đề tài
mới, tuy nhiên nó vẫn luôn gây cảm hứng cho các nhà kinh tế học cũng như những
người tìm hiểu về nó. Cuộc cạnh tranh này không đơn thuần mang lại lợi nhuận
người chiến thắng, mà nó còn để lại vô vàn bài học kinh nghiệm quý báu của người
trong cuộc, và cả những tập đoàn, những công ty, hay doanh nghiệp trên con
đường tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế toàn cầu với đầy những sự
cạnh tranh nảy lửa.

Xét thấy đây là một đề tài hay, tuy nhiên do còn hạn chế về kiến thức cũng như
kinh nghiệm, trong bài này nhóm chỉ trình bày về một phần của cuộc canh tranh
giữa Pepsi và Coca-Cola, đó là về chiến lược marketing mà 2 công ty này đã sử
dụng để đối đầu với nhau trên rất nhiều phương diện từ trước tới nay.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH

1. Khái niệm

- Cạnh tranh trong kinh tế thị trường là một khái niệm có nhiều cách
hiểu và cách diễn đạt khác nhau tùy theo cách tiếp nhận.
- Dưới góc độ kinh tế chính trị, theo C.Mác: Cạnh tranh là sự ganh đua,
sự đấu tranh quyết liệt giữa người sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm
giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá,
để thu được lợi nhuận cao nhất.
- Quy luật cạnh tranh là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách
quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất
và trao đổi hàng hóa. Quy luật cạnh tranh yêu cầu, khi đã tham gia
thị trường, các chủ thể sản xuất kinh doanh, bên cạnh sự hợp tác luôn
phải chấp nhận cạnh tranh.
- Cạnh tranh có thể diễn ra trong những lĩnh vực khác nhau như :
cạnh tranh chiếm các nguồn nguyên liệu ; cạnh tranh chiếm lĩnh thị
trường, giành nơi đầu tư, các hợp đồng, các đơn đặt hàng…
- Trong kinh tế thị trường cạnh tranh là tất yếu khách quan, nó xuất
phát từ mục đích của các chủ thể tham gia thị trường là lợi nhuận tối
đa. Kinh tế thị trường càng phát triển cạnh tranh trên thị trường càng
trở lên thường xuyên và quyết liệt.

2. Nguyên nhân và mục đích của cạnh tranh

- Nguyên nhân:

 Do sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế
độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế
 Do điều kiện sản xuất và lợi ích của mỗi chủ thể kinh tế khác nhau
 Cạnh tranh nhằm để giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh được
những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ

- Mục đích của cạnh tranh là lợi nhuận. Cơ sở xuất hiện cạnh tranh là
tồn tại chế độ tư hữu hoặc những hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu
sản xuất. Vì vậy, cạnh tranh xuất hiện và tồn tại gắn liền với sự xuất hiện,
phát triển của nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường.
3. Phân loại
Dựa vào căn cứ khác nhau thì cạnh tranh được chia thành nhiều loại cạnh tranh
khác nhau:
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành
- Cạnh tranh giữa người bán với người bán, người mua với người mua
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành
- Cạnh tranh giữa các ngành
- Cạnh tranh hoàn hảo và không hoàn hảo
- Cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh
- Cạnh tranh giữa người bán và người mua, cạnh tranh doanh nghiệp và cạnh
tranh quốc gia;...

4. Tác động

● Những tác động tích cực:


- Thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất
- Thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường
- Là cơ chế điều chỉnh linh hoạt và phân bổ các nguồn lực kinh tế xã hội một
cách tối ưu.
- Thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội

● Những tác động tiêu cực:


- Gây tổn hại đến môi trường xung quanh
- Gây lãng phí nguồn lực xã hội
- Làm tổn hại phúc lợi xã hội

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG


I. Coca Cola – Từ biệt dược trở thành ông hoàng nước giải khát

1. Nguồn gốc
Coca-Cola (còn được gọi tắt là Coke) là nhãn hiệu nước ngọt được đăng ký
năm 1893 tại Mỹ. Cha đẻ của Coca-Cola là dược sĩ John Pemberton và theo cách
hiểu của người dân Mỹ thời kỳ đó Coke (Coca Cola) là một loại thuốc uống với
mục đích ban đầu là chế tạo ra một loại siro có tác dụng giảm nhức đầu, mệt mỏi.
Tuy nhiên, chính bản thân ông cũng không ngờ là đã mang lại cho thế giới một thứ
đồ uống giải khát tuyệt hảo đến thế.

2. Lịch sử hình thành và phát triển của Coca Cola


Sau này, khi mua lại Coca Cola, Asa Griggs Candler - Nhà lãnh đạo tài ba
bậc nhất của Coca Cola đã biến chuyển suy nghĩ của người dân nước Mỹ về hình
ảnh của Coca Cola. Ông cho những người tiêu dùng của mình hiểu thứ "thuốc
uống" Coke là một loại thức uống ngon lành và tươi mát.
Cho đến ngày nay, Coca Cola vẫn trung thành với tiêu chí này của hãng.
Hình dạng chai Coca-Cola được đăng ký bảo hộ năm 1960. Một đồ uống có từ hơn
trăm năm nay vẫn giữ được ưu thế về thương hiệu so với những biểu tượng của
công nghệ hiện đại.
Từ khi được thành lập và đặt trụ sở chính tại Atlanta, bang Georgia, tập đoàn
Coca-cola hiện đang hoạt động trên 200 nước khắp thế giới. Thương hiệu Coca-
cola luôn là thương hiệu nước ngọt bán chạy hàng đầu và tất cả mọi người trên thế
giới đều yêu thích Coca-cola hoặc một trong những loại nước uống hấp dẫn khác
của tập đoàn. Ngày nay, tập đoàn Coca-cola đã thành công trong công cuộc mở
rộng thị trường với nhiều loại coca cũng như nước uống khác (Coca-ColaLight,
Coke Zero, Sprite, Fanta, Minute Maid Nutriboost, Minute Maid Teppy,
Schweppes, Dasani và Aquarius).

II. Pepsi – Hậu bối trở thành kì phùng địch thủ


1. Nguồn gốc

Pepsi được giới thiệu lần đầu tiên với tên gọi "Đồ uống của Brad" tại New
Bern, Bắc Carolina, Hoa Kỳ, vào năm 1893 bởi Caleb Bradham, người đã điều chế
nó tại hiệu thuốc của mình, nơi đồ uống được bán. Nó được đổi tên thành Pepsi-
Cola vào năm 1898, "Pepsi" vì nó được quảng cáo là làm giảm chứng khó tiêu
(ngày nay thường được gọi là khó tiêu hoặc đau bụng) và "Cola" đề cập đến hương
vị cola. Một số người cũng cho rằng "Pepsi" có thể được dùng để chỉ đồ uống hỗ
trợ tiêu hóa như men tiêu hóa pepsin, nhưng bản thân pepsin chưa bao giờ được sử
dụng như một thành phần của Pepsi-Cola. Công thức ban đầu cũng bao gồm đường
và vani. Bradham đã tìm cách tạo ra một thức uống từ đài phun nước hấp dẫn , có
thể hỗ trợ tiêu hóa và bổ sung năng lượng.

2. Lịch sử hình thành và phát triển của PepsiCo


PepsiCo, Inc. là một tập đoàn thực phẩm, đồ ăn nhẹ và đồ uống đa quốc
gia của Mỹ có trụ sở tại Harrison, New York, trong ấp Purchase. PepsiCo quan tâm
đến việc sản xuất, tiếp thị và phân phối thực phẩm ăn nhẹ có hạt, đồ uống và các
sản phẩm khác. PepsiCo được thành lập vào năm 1965 với sự hợp nhất của Công
ty Pepsi-Cola và Frito-Lay, Inc.

CHƯƠNG 3: CẠNH TRANH THỊ TRƯỜNG GIỮA COCA COLA VÀ


PEPSI

1. Nguyên nhân

- Coca Cola và Pepsi từ hàng trăm năm nay đã luôn được người ta nhắc tới
như là một cặp kỳ phùng địch thủ, đối đầu không khoan nhượng, rượt đuổi
nhau không ngừng nghỉ, ở tất cả mọi nơi, nhà hàng, siêu thị, quán xá, sân
vận động cho đến các vùng lãnh thổ. “Bậc tiền bối” Coke được thành lập
năm 1886; Pepsi thành lập năm 1893. Năm 1933, Pepsi đối diện với 2 lần
phá sản, không thể vực dậy và quyết định phương sách cuối cùng: Đóng
Pepsi trong chai 10 ounce và bán với giá 5 xu để cạnh tranh với chai Coca 6
ounce có giá 10 xu; nhờ đó chiếm lĩnh được thị phần. Pepsi giữ lợi thế về giá
trong những năm 60 và 70, khi đóng chai ít hơn 20% so với Coke. Tuy
nhiên, do chi phí đầu vào tăng, Pepsi không thể cung cấp số lượng cao với
cùng một mức giá, và quyết định tăng giá như mức của Coca; và tạo ra cuộc
chiến quảng cáo giữa 2 đối thủ trong thời kỳ này. Với lợi thế về chất lượng,
tiềm lực tài chính và chi phí, Coca triển khai cuộc chiến về giá tại một số thị
trường yếu thế của Pepsi trong năm 70. Để đáp trả lại động thái của Coca,
Pepsi trả lời bằng chiến lược giảm giá, và đến cuối những năm 1980, Pepsi
đã thực hiện giảm giá tại 50% cửa hàng của mình.
2. Chiến lược kinh doanh
2.1. Coca Cola
- Chiến lược kinh doanh của Coca-Cola ngay từ những ngày đầu thành lập là
tập trung vào thị trường chủ chốt (tức là chiếm lĩnh những thị trường lớn
nhất) chứ không đầu tư dàn trải trên toàn thế giới. Đó là chiến lược mà
Coca-Cola luôn lấy làm cơ sở cho mục tiêu phát triển của mình.
- Coca-Cola luôn kiên định với những thị trường truyền thống. Theo hãng thì
trước tiên phải có chỗ đứng vững chắc trên các thị trường truyền thống rộng
lớn rồi sau đó mở rộng những thị trường nhỏ hơn. Nhờ vậy, tại những thị
trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, hay Châu Âu, biểu tượng Coca-Cola luôn
vững chắc.
- Hàng năm, Coca-Cola đầu tư các khoản tiền trị giá hàng triệu USD (tương
đương 70-80% tổng đầu tư) cho thị trường truyền thống vào các hoạt động
quảng bá chất lượng sản phẩm, hợp đồng quảng cáo lớn, ấn tượng, có tác
động lớn đến khách hàng. Nhờ vậy, những thị trường như Mỹ, Châu Âu, các
sản phẩm cuả Coca-Cola luôn chiếm lĩnh mặc dù rất nhiều nhãn hiệu nước
ngọt khác ra đời, đặc biệt là từ đối thủ Pepsi.
- Coca-Cola tập trung vào tăng khối lượng sản phẩm có thể mang lợi, quản lý
chi phí khắt khe và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn, coi sự phát triển ở thị
trường truyền thống là nhân tố then chốt cho tương lai của họ.
 Trước sức ép cạnh tranh đang ngày một lớn, sự lớn mạnh của các đối
- Trước sức ép cạnh tranh đang ngày một lớn, sự lớn mạnh của các đối thủ
cạnh tranh (đặc biệt là Pepsi và các hãng sản xuất nước giải khát nội địa) thì
chiến lược tập trung vào thị trường truyền thống này của Coca-Cola có tác
dụng rất tốt.

2.2. Pepsi
- Chiến lược kinh doanh mà PepsiCo sử dụng hiện nay là chiến lược đa quốc
gia. Ở mỗi quốc gia khác nhau thì sẽ có chiến lược riêng biệt, phù hợp với
thị hiếu, sở thích, văn hóa tiêu dùng đặc thù.
- Ở mỗi quốc gia, PepsiCo thành lập các công ty con độc lập hoặc liên doanh
với công ty nước sở tại. Điều này giúp PepsiCo kinh doanh với chi phí thấp
và đặc thù hơn. Điển hình như ở Việt Nam, PepsiCo và công ty Suntory
Holdings Limited (Suntory) – một công ty nước giải khát và nước uống bổ
dưỡng toàn cầu có trụ sở tại Nhật Bản, thiết lập liên doanh chiến lược tại
Việt Nam.
- Hàng năm, PepsiCo chi ra những số tiền khổng lồ cho các quảng cáo lớn với
những ngôi sao nổi tiếng (hiện nay ở Việt Nam, PepsiCo sử dụng hình ảnh
ca sĩ Mỹ Tâm, Đông Nhi, Issac để đưa sản phẩm của mình đến gần hơn với
người tiêu dùng)
- Ngoài ra, PepsiCo còn rất khôn khéo khi liên minh, hợp tác với các thương
hiệu đồ ăn nhanh như KFC, Lotteria,… để tiếp cận gần hơn với khách hàng.

2.3. So sánh chung


- PepsiCo và Coca-Cola là những ông chủ của thế giới về đồ uống không chứa
cồn, song với đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa hai ngài lớn này. Trong mỗi
chiến lược kinh doanh đưa ra của 1 trong 2 hãng đều có sự dè chừng, xem
xét thái độ bên kia. Và dưới đây là sự so sánh tổng quan về chiến lược kinh
doanh của hãng lớn này.
 Coca-Cola có một chiến lược kinh doanh mang tầm vĩ mô, còn
 Coca Cola có 1 chiến lược kinh doanh mang tầm vĩ mô, còn PepsiCo
mang tính vi mô hơn. Điều này đều là chiến lược đúng đắn của 2 hãng
vì Coca-Cola ra đời trước, hình ảnh luôn được quảng bá ở diện rộng
(98% người dân trên thế giới biết đến Coca-Cola ). Song PepsiCo ra
đời sau, với cùng một loại sản phẩm nước ngọt có gas hướng đến
khách hàng mục tiêu chung giống nhau, PepsiCo đã có cách đi rất
khôn khéo khi có chiến lược đa quốc gia, với mỗi quốc gia sẽ có
những chiến lược riêng biệt. Điều này giúp PepsiCo đánh bại Coca-
Cola ở những thị trường bé mà Coca-Cola chưa đặt chân đến

Tuy 2 chiến lược đều rất đúng đắn, phù hợp với 2 hãng nhưng sự
 Tuy 2 chiến lược đều rất đúng đắn, phù hợp với 2 hãng nhưng sự
thành công của 2 hãng là khác nhau. Dựa theo các con số thì doanh số
bán hàng của Coca-Cola luôn vượt trội hơn so với đối thủ của mình,
tuy chỉ có năm 1979 lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán hàng của
PepsiCo vượt Coca-Cola . Nhưng điều này nhanh chóng chấm dứt.

3. Chiến lược Marketing


3.1. Sản phẩm (Product)
3.1.1. Coca-Cola
a. Lợi ích cốt lõi của khách hàng khi mua sản phẩm Coca-Cola
- Coca-Cola chi hoạt động trong lĩnh vực đồ uống bao gồm nước uống, nước
uống không cồn và nước uống có gas. Công ty đã tạo ra rất nhiều loại nước
uống với mùi vị và mẫu mã khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của
khách hàng như: Coke ít gas, Sprite, Fanta, Coke hương vani, Coke nước
trái cây, … Trong thời gian vừa qua, Công ty đã không ngừng nghiên cứu
phát triển thêm nhiều sản phẩm mới phục vụ người tiêu dùng như nước uống
đóng chai Joy, nước tăng lực Samurai, bột trái cây Sunfill, đồng thời bổ sung
nhiều hương vị mới cho các sản phẩm truyền thống đáp ứng thị hiếu và khẩu
vị của khách hàng như Fanta chanh, Fanta dâu, …
b. Chiến lược về nhãn hiệu của Coca-Cola -Mỗi thiết kế, logo của Coca-Cola
lại có sự chuyển biến linh hoạt, sáng tạovà thích hợp khi xuất hiện trên
quảng cáo, hay trên áo thun, khăn bãi biển,mũ, … tạo nên một chiến dịch
tiếp thị hoàn hảo cho Coca-Cola . Coca-Colađã vinh hạnh nhận được giải
Platinum Pentaward 2009 cho mẫu thiết kế hè2009, đây là giải thưởng cao
quý cho những nhà thiết kế bao bì và kiểu dángsản phẩm bắt mắt, đep và độc
đáo. Với kiểu dáng này Coca-Cola đã khẳngđịnh được vị trí đứng đầu cho
những thiết kế bao bì kiểu dáng về đồ uống.-Ngoài ra Coca-Cola không
ngừng cải tiến bao bì và kiểu dáng ngày càngđẹp và tiện dụng hơn. Bao bì
chai Coca-Cola gồm có: lon 330ml, chai Pet1,5l, thùng 330ml (24l/T), công
ty cũng đưa ra chai nhựa 390ml với kiểudáng nhỏ gọn, thanh nhã nhằm đáp
ứng dễ dàng nhu cầu mua sắm của từngđối tượng khách hàng.-Coca-Cola
đưa ra mẫu chai Fanta Fun độc đáo. Đây là loại chai với kiểudáng độc đáo
tạo cho sản phẩm Fanta thêm vẻ hấp dẫn và sành điệu. Kiểudáng chai mới
này sẽ làm nổi bật hơn phong cách trẻ trung, năng động đặctrưng của nhãn
hiệu Fanta, phù hợp với giới trẻ Việt Nam. Đặc biệt phầnthân chai được thiết
kế tối ưu và vừa tay làm tăng sự thoải mái khi sử dụngsản phẩm. Nỗ lực
sáng tạo của công ty Coca-Cola nhằm liên tục đem lại chongười tiêu dùng
Việt Nam, nhất là các bạn trẻ, cơ hội thưởng thức nhữngkiểu bao bì nước
giải khát độc đáo và hấp dẫn, vừa vui nhộn vừa tiện dụng. -Coca-Cola
thường xuyên đổi mới bao bì với hình ảnh bắt mắt nhằm đem đếncho khách
hàng sự mới lạ, độc đáo trong sản phẩm của mình. Gần đây,Coca-Cola đã
tung ra loạt sản phẩm có hình ảnh Happiness Factory đối vớicác loại chai
thủy tinh, chai nhựa và lon với giá không đổi. Trong dịp Tết,Coca-Cola sử
dụng hình tượng chim én trong nhiều loại sản phẩm bao gồmcác thùng 24
lon Coca-Cola, Sprite, Fanta (lần đầu tiên công ty có bao bì tếtcho Sprite và
Fanta); cặp hai chai Coca-Cola PET loại 1,25l và bộ 6 lonCoca-Cola 330ml
bởi vì chim én là biểu tượng báo hiệu mùa xuân về.
- Những nỗ lực cải tiến kiểu dáng và bao bì của Coca-Cola nhằm đem đến
chokhách hàng cảm giác mới mẻ, độc đáo, vui vẻ, lạc quan và thuận tiện
hơnkhi sử dụng.
3.1.2. Pepsi
- Trong tháng 11 năm 2007, PepsiCo công bố một sáng kiến tái cơ cấu đểphân
chia các công ty thành ba đơn vị, một cho thực phẩm ở Mỹ, một cho đồuống
tại Mỹ và một cho thực phẩm và đồ uống ở nước ngoài .
 Sản phẩm đồ uống: Pepsi, Diet Pepsi, Gatorade, Mountain
Dew,Thirst Quencher, Tropicana, nước tinh khiết đóng chai
Aquafina,Sierra Mist,…
 Đồ ăn nhẹ: Fritos, Cheetos, Snack khoai tây Ruffles Chips,
LaysChips, Tostitos, Doritos .
 Thực phẩm khác: Ngũ cốc ăn sáng, bánh ngọt và hỗn hợp bánh.
- PepsiCo vừa tạo đơn vị kinh doanh Baked Snacks ở Bắc Mỹ để đáp ứng
sựquan tâm của người tiêu dùng trong các món ăn nhẹ và thực phẩm bổ
dưỡnghơn.
- Ở Việt Nam, PepsiCo phát triển chủ yếu các sản phẩm đồ uống:
Pepsi,Aquafina, Sting, Twister, Lipton-Ice Tea, Ô Long Tea Plus, Mountain
Dew,7up,… trong đó đẩy mạnh nhất là dòng nước giải khát có ga Pepsi.
a. Lợi ích cốt lõi của khách hàng khi mua sản phẩm Pepsi
- Sản phẩm Pepsi-Cola phát triển trong bối cảnh xã hội công nghiệp mọingười
ăn thịt mỡ và fast food rất nhiều nên Pepsi rất phù hợp. Sản phẩm tiện dụng,
bật nắp là có thể thưởng thức ngay, giải khát tốt, giúp tiêu hóa tốt,chống đói,
chống lại cảm giác thịt mỡ thừa trong miệng... mà lại không gâynghiện như
rượu bia.
- Nền tảng thành công của Pepsi chính là sự cam kết lâu dài của hãng
đểđảm bảo quyềnlợi của khách hàng. Tất cả các sản phẩm Pepsi-Cola
củaPepsiCo đều được đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.
b. Chiến lược về nhãn hiệu của Pepsii.
 Về thiết kế :
- Đầu tiên Pepsi là cái tên dễ nhớ. Thứ hai là về màu sắc: màu xanh là màuđầy
sức sống,thể hiện niềm tin tưởng vào chiến thắng trước mọi khó khăn.Nửa
đỏ phần trên logo thể hiện lòng khát khao mãnh liệt vào chiến thắng. Sựkết
hợp giưa hai màu, tạo sức thu hút thị giác lớn. Sự đối lập giữa hai màuđược
làm dịu bởi màu trắng ở giữa. Hình trong tronglogo của Pepsi tượngtrưng
cho thị phần của Pepsi sẽ xâm chiếm trên toàn trái đất. Kiểu chữ cáchtân trẻ
trung năng động.
- Qua thời gian, thiết kế logo của Pepsi có thay đổi một chút nhằm làm
mớihình ảnh của thương hiệu, đỡ nhàm chán, biến đổi một chút cũng để hiện
đạicùng thời gian.
 Về bao bì:
- Sản phẩm Pepsi bao gồm chai thủy tinh, chai nhựa, lon với các dung
tíchkhác nhau. Trên bao bì Pepsi ghi đầy đủ các thông tin về NSX-HSD,
cácthành phần nguyên liệu, địa chỉ nơi sản xuất. Đây là những yếu tố
kháchhàng thường quan tâm trước khi mua.
- Hiện nay, Pepsi đã nghiên cứu và cho ra mắt chai nhựa đầu tiên trên thế
giớiđượclàm hoàn toàn từ năng lượng tái tạo và sản phẩm dư thừa trong
chế biếnthực phẩm. Loại chai Green – Pet được sản xuất từ các nguyên
liệu sinh họcnhư: vỏ ngô, cỏ.. qua rất nhiều bước chuyển đổi. Pepsi còn
sử dụng chínhnhững phế phẩm trong khi quy trình sảnxuất thực phẩm của
mình như vỏkhoai tây, vỏ cam và vỏ yến mạch để sản xuất chai Green -
Pet. Loại chai nàycó tính năng sử dụng và cảm quan bên ngoài giống như
loại chai sản xuất từ Dầu mỏ.Việc nghiên cứu loại chai này cho thấy nỗ
lực bảo vệmôi trường củaPepsiCo, góp phần mang đến một tương lai tốt
đẹp hơn cho con người và hành tinh.
- Pepsi tuân theo một tiêu chuẩn chất lượng trên toàn cầu: tất cả các chai
vàlon Pepsi-Cola luôn luôn có mùi vị tuỵệt vời và sảng khoái. Các thành
phầncủa sản phẩm từ nước,hương vị, đường, CO2,… đươc pha chế với
quy trìnhcông nghệ hiện đại. Bên cạnh đó,việc chuẩn hoá quy trình sản
xuất, chấtlượng sản phẩm và hệ thống phân phối của từng địa phương
cũng được sắpxếp một cách hoàn chỉnh để đảm bảo việc dùng một
chai/lon Pepsi ở nhàcũng khiến người uống cảm thấy mát mẻ, sảng khoải,
thích thú giống nhưuống ngay sau khi mua.
c. Chất lượng sản phẩm Pepsi
 PEPSI truyền thống
- Pepsi là loại đồ uống có hương vị coca.Đây là thức uống ngọt,có gas,thường
có màu caramel và chứa caffein,dùng lá coca làm nguyên liệu chínhđể tạo ra
chất caffein.
- Pepsi là đồ uống chuẩn hóa cho toàn cầu, do đó không có sự khác biệt
vểchất lượng giữa thị trường Việt Nam và các các nước khác.
- Với hương cola thơm ngon,vị ngọt đậm đà rất hợp với khẩu vị của
ngườiViệt,đặc biệtlà giới trẻ rất ưa chuộng loại nước này.Trong suốt nhiều
nămqua, hương vị của Pepsi truyền thống hầu như không có gì thay đổi.
 PEPSI cho người ăn kiêng
- PepsiCo đã có loại Pepsi dành riêng cho những người mập nhằm mở rộngthị
trường nước giải khát dành cho người ăn kiêng. Với việc giảm bớt
lượngđường đi, Pepsi đã cho ra đời sản phẩm Diet Pepsi.
 PEPSI thế hệ mới
- Tháng 3/2012, Pepsi đã giới thiệu ra trước công chúng dòng sản phẩm
mớinhấQuản trị Chiến lược COCA-COLA & PEPSI
- Loại Pepsi này đang nhắm tới phân khúc thị phần người tiêu dùng vốn
vẫncòn nghi ngại với cả 2 dòng sản phẩm trước đâycủa Pepsi - tức dòng
nướcngọt truyền thống (full-sugar cola) và dòng nước ngọt dành chongười
ănkiêng (diet cola). Các nhà sản xuất cho rằng: Pepsi thế hệ mới được
đặcchế bằng cách pha trộn giữa giữa hương vị cola với chất tạo ngọt để đạt
đếngần nhất hương vị của loại nước ngọt thông thường, chứa ít hơn 60%
hàmlượng đường. Cụ thể là mộtlon Pepsi đời mới 350ml chỉ chứa khoảng
15gđường, so với 40g trong loại Pepsi Throwback và 41g trong loại
regularHFCS Pepsi.
3.1.3. So sánh chung
- cả 2 công ty đều tung ra thị trường rất nhiều sảnphẩm để phù hợp với
từng nhu cầu khác nhau của khách hàng. Trong số đócó những sản phẩm
là sản phẩm mới hoàn toàn nhưng bên cạnh đó cũng cónhững sản phẩm
được đưa ra với mục đích để cạnh tranh với sản phẩm củađối thủ. (Ví dụ
như 7up được Pepsi đưa ra để cạnh tranh với Sprite).
- Nhãn hiệu và logo của cả 2 công ty cũng luôn thay đổi theo thời gian để
tạocảm giác mới mẻ, độc đáo và vui tươi hơn cho khách hàng khi sử
dụng sảnphẩm của họ. 2 công ty cũng luôn tìm mọi cách để cạnh tranh
nhau tronglĩnh vực này.
- Bên cạnh đó chất lượng sản phẩm cũng là thứ mà cả 2 công ty cùng
quantâm. Cả 2 đều hướng tới hình ảnh thương hiệu đồ uống ngon, bổ, rẻ
trongmắt khách hàng.
- Ta có thể thấy hàm lượng các chất trong 2 sản phẩm gần như là tương
đồngnhau, khác nhau ở chỗ Pepsi hướng tới sản phẩm đồ uống tốt cho
sức khỏengười tiêu dùng nên đã cắt giảm lượng đường và tăng hàm
lượng cáckhoáng chất cần thiết trong sản phẩm.
3.2. Giá (Price)
3.2.1. Coca-Cola
- Sản phẩm Coca-Cola định giá dựa trên người mua theo giá trị nhận
thứcđược. Họ xem nhận thức của người mua về giá trị chứ không phải chi
phícủa người bán là cơ sở quan trọng để định giá. Họ sử dụng những yếu tố
chiphí giá cả trong marketing-mix để xây dựng giá trị được cảm nhận trong
tâmtrí người mua. Giá được định ra căn cứ vào giá trị được cảm nhận đó.
- Chiến lược định giá Coca-Cola thâm nhập thị trường: khác với chiến
lượcđịnh giá cao nhằm chắt lọc thị trường, doanh nghiệp Coca-Cola chọn
chiếnlược định giá sản phẩm tương đối thấp nhằm thâm nhập thị trường với
hivọng thu hút được một số lượng lớn khách hàng và đạt được một thị
phầnlớn.
- Định giá chiết khấu: phần lớn doanh nghiệp Coca-Cola sẽ điều chỉnh giá
củamình để thương cho những khách hàng thanh toán trước thời hạn, mua
khốilượng lớn, chiết khấu trả tiền mặt là sự giảm giá cho những khách hàng
nàomua và thanh toán tiền mặt ngay, chiết khấu theo số lượng là sự giảm
giácho những khách hàng nào mua sản phẩm với số lượng lớn.
- Định giá phân biệt theo sản phẩm: theo cách định giá này các kiểu sản
phẩmvà các mặt hàng của Coca-Cola được định giá khác nhau nhưng tỉ lệ
với chiphí của chúng.
- Định giá theo loại sản phẩm: doanh nghiệp Coca-Cola thường sản xuấtnhiều
kiểu sản phẩm và mặt hàng chứ không phải một thứ duy nhất. Chúngkhác
biệt nhau về nhãn hiệu, hình thức, kích cỡ, tính năng … do đó chúngđược
định giá ở các thang bậc khác nhau.
3.2.2. Pepsi
- Chi phí liên quan đến giao thông vận tải, nguyên liệu và lao động tiếp tụcgây
áp lực cho ngành công nghiệp nước giải khát theo hướng tăng giá thànhsản
phẩm. PepsiCo phấn đấu để cắt giảm hoặc duy trì mức giá hiện tại bằngcách
cắt giảm chi phí và tái kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Ngoài ra,PepsiCo
cũng mở rộng việc sử dụng các chai nhựa rẻ tiền và có thể tái chế.
- Đối với sản phẩm Pepsi – Cola ở Việt Nam
 Chiến lược giá của Pepsi-Cola chỉ nổi bật ở hai giai đoạn: giai
đoạnthứ nhất là khi Pepsi khi mới tiếp cận thị trường Việt Nam và
giaiđoạn thứ hai là khi Coca-Cola vào Việt Nam, Pepsi phải điều
chỉnhgiá thành để tăng sức cạnh tranh.
 Ở giai đoạn đầu khi mới thâm nhập thị trường Việt Nam,bằng
hìnhthức khuyến mãi hạ giá thành sản phẩm. Với giá quá rẻ, cộng
thêm uytín chất lượng "hàng đầu thế giới", Pepsi vượt lên tất cả các
đối thủViệt Nam trong thời gian ngắn. Trong một tháng đầu triển
khai, Pepsi-Cola đã nhanh chóng hạ gục các đối thủ cạnh tranh nhỏ lẻ
trong nướccũng như đẩy Tribeco xuống đà phá sản, buộc phải chuyển
đồi hìnhthức kinh doanh thành sữa đậu nành.
 Đến cuối thập niên 90, đối thủ đáng gờm của Pepsi là Coca-Cola
cũngđã xâm nhập vàothị trường Việt Nam.Với vị trí là thương hiệu
nổitiếng nhất toàn câu, tại Mỹ và các thị trường khác Coca-Cola
mạnhhơn Pepsi nhiều. Do vây, Pepsi đã hết sức cẩn trọng trước đối
thủ khiđối thử tiến vào thị trường Việt Nam. Động thái của Coca-Cola
khivào Việt Nam là nhanh chóng hạ giá thành sản phẩm để chạy đua
thịphần với Pepsi-Cola. Đang có ưu thế về thị phần tại việt Nam, với
ưuthế là kẻ xâm nhập thị trường Việt Nam trước, Pepsi cũng kịp
điềuchỉnh giá tương tự Coca-Cola để có thể duy trì vị vị trí của mình
hiệntại. Do đó, giá cả của sản phẩm Pepsi-Cola đủ sức cạnh tranh
linhhoạt và cuộc chiến giá không còn là yếu tố quyết đinh đến thị
phầncủa Pepsi-Cola tại Việt Nam.
 Hiện nay mức giá của Pepsi trên thị trường hoàn toàn phù hợp chotúi
tiền của giới trẻ.
3.2.3. So sánh chung
- Hiện nay giá của sản phẩm Coca-Cola tại thị trường Việt Nam cao hơn
sovới các sản phẩm cùng loại tương ứng, tuy nhiên mức chênh lệch về
giákhông cao. Có thể xem xét thông qua bảng giá dưới đây của Coca-
Cola vàPepsi.
- Coca-Cola là công ty thống trị thị trường nước giải khát trước khi Pepsi
cómặt nên giá của sản phẩm Coca-Cola được quyết định dựa trên các
khoảnchi phí để làm ra sản phẩm và một khoản lợi nhuận. Nhưng sau khi
các đốithủ cạnh tranh khác xâm lăng vào thị trường này chẳng hạn như
Pepsi,Coca-Cola bắt đầu áp dụng các chiến lược về giá dựa trên nền tảng
của sựcạnh tranh. Ngày nay, các khoản chi phí cho quảng cáo sản phẩm
đã lớn hơnso với chi phí để sản xuất chính sản phẩm đó.
- Pepsi khi mới bước vào thị trường nước giải khát phải quyết định giá
thànhsản phẩm trên nền tảng của sự cạnh tranh do vào thị trường khi
Coca-Colađang thống trị. Họ rất giỏi trong việc điều chỉnh giá thành sản
phẩm củamình xuống thấp để tạo nên sự cạnh tranh với đối thủ. Đã từng
có thời điểmPepsi hạ giá thành sản phẩm của mình xuống dưới một nửa
so với giá trịthực của nó, nhưng công ty cũng đã phải chịu những khoản
thua lỗ không hềnhỏ khi thực hiện chiến lược này. Mặc dù giá sản phẩm
thấp giúp Pepsi thuhút thêm nhiều khách hàng nhưng điều đó không giúp
họ bù được khoản chiphí sản xuất sản phẩm và gây ra lỗ. Bây giờ khi đã
là một công ty lớn trong thị trường nước giải khát, Pepsi đã giải quyết
được những khoản lỗ đóvà đang trên đà tăng trưởng mạnh nhưng vẫn giữ
mức giá bán thấp hơn đốithủ Coca-Cola để tạo sự cạnh tranh.
3.3. Phân phối (Place)
3.3.1. Coca-Cola
- Nhà Coca - cola lựa chọn cách phân phối vào các mức độ bán lẻ đến khách
hàng. Thông qua các trung gian để đẩy mạnh hàng hoá.
a. Kênh phân phối trực tiếp
- Kênh phân phối trực tiếp là chiến lược được nhà Coca-cola sử dụng ngay từ
thời điểm bắt đầu kinh doanh. Ưu điểm của hình thức này giúp thương hiệu
bán hàng trực tiếp, chủ động phân phối, nắm bắt nguồn hàng kịp thời.
- Ngoài ra, việc phân phối không qua trung gian sẽ giúp nhãn hàng nhanh
chóng tiếp thu ý kiến của khách hàng. Từ đó, mang đến các giải pháp khắc
phục kịp thời cho sản phẩm của mình.
- Hiện nay, khi đã có lượng khách hàng ổn định, Coca-cola vẫn tiếp tục duy
trì hình thức phân phối trực tiếp này. Bạn có thể ghé thăm các gian hàng
chính hãng trên các kênh thương mại điện tử như Shopee, Lazada, tiki,… để
tìm mua sản phẩm phù hợp. Kênh phân phối của coca-cola được nhiều người
biết tới và mua sắm vì thường xuyên có chương trình khuyến mãi cũng như
nguồn hàng đảm bảo.
b. Kênh phân phối bán lẻ
- Chiến lược kênh phân phối của Coca-cola thông qua kênh bán lẻ tiếp cận các
tạp hóa nhỏ lẻ xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng. Tại các khu vực
nông thôn, thói quen mua sắm thông qua các kênh bán lẻ lớn hơn nhiều so
với siêu thị, kênh thương mại điện tử. Lúc này, việc mang những lon Coca-
cola đến các cửa hàng tạp hóa, bách hóa sẽ giúp tăng doanh thu đáng kể.
- Cách thức phân phối của Coca-cola là thiết lập các mức chiết khấu ưu đãi
cho nhà bán lẻ và hỗ trợ các biển quảng cáo tại khu vực buôn bán. Khi sản
phẩm được các đơn vị nhỏ lẻ đem lên kệ sẽ nhanh chóng thu hút và tiếp cận
khách hàng sinh sống tại đây.
c. Kênh phân phối siêu thị, đại lí
- Ưu điểm của kênh phân phối siêu thị, đại lý là không phải di chuyển nhiều,
quản lý đơn giản. Vì thế, khi đặt lon Coca-cola lên kệ tại các siêu thị, đại lý
với vị trí đẹp mắt, chúng thu hút khách hàng nhanh chóng hơn.
- Ngoài ra, Coca-cola còn mang đến các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Từ
đó, khách hàng ghé đến siêu thị sẽ kích thích nhu cầu mua sản phẩm của
người tiêu dùng.
d. Kênh phân phối nhà hàng, khách sạn
- Cuối cùng, Coca Cola khá chú trọng vào kênh phân phối tại các nhà hàng,
khách sạn. Nhiều nhà hàng, khách sạn đưa combo món ăn kết hợp với nước
uống của Coca-cola để thúc đẩy lượt mua của khách hàng.
- Ngoài ra, khách hàng khi đến các nhà hàng, khách sạn thường có xu hướng
tìm kiếm nước giải khát. Nắm bắt tâm lý này, nước Coca-cola sẽ được đặt ở
vị trí ưu tiên nên việc tăng doanh thu là yếu tố tất yếu.
3.3.2. Pepsi
- Pepsi lại lựac chọn kênh phân phối khác bằng cách chia các sản phẩm và bán
theo từng độ tuổi và nhu cầu của khách hàng.
a. Phân phối pepsi - cola
- Được toàn bộ các thế hệ từ 6 lục địa chào đón nhiệt tình thì sản phẩm cùng
tên Pepsi Cola có sự tiên phong của thương hiệu hàng đầu này vẫn là một
trong các sản phẩm nổi tiếng và dễ nhận biết nhất. Pepsi Cola đã chiếm
khoảng ⅕ của tổng doanh thu mang về khoảng 20 tỷ USD hàng năm cho
công ty mẹ. Đây chính là một số tiền khá khổng lồ đến mức được xem như
là ông vua hoàng đế chế của Pepsi.
b. Phân phối Pepsi - Mountain Dew
- Hết sức tươi mát và có sức hút khá lớn đối với giới trẻ yêu thích về
Mountain Dew, Soda cũng là một trong số các sản phẩm bán chạy nhất của
Pepsi. Sự thật về sức này chính là ở định vị thương hiệu, hương vị, hoặc do
chiến lược marketing đều không quá quan trọng vì nó không thể phủ nhận là
đã kiếm được nhiều tiền cho Pepsico mỗi năm. là 8 tỷ USD.
c. Phân phối Pepsi - sting
- Sting được đóng gói trong bao bì tiện dụng: Pet 330ml, Can 330ml, 250ml,
RGB 240ml. Sting là nước uống hội tụ tất cả những gì chất lượng nhất của
một loại đồ uống tăng lực nổi tiếng khắp thế giới, mang đến cho người uống
trạng thái tỉnh táo cũng như ngon sảng khoái. Đối với vitamin B, taurine,
inositol, kết hợp cùng vị nhân sâm thì sting chính là nguồn năng lượng để
bạn luôn có phong độ đỉnh cao nhất.
d. Phân phối Pepsi - Lipton tea
- Lipton mang về cho Pepsi Co và Unilever trị giá khoảng 3 tỷ USD mỗi
năm. Hiện tại đang có 2 dòng sản phẩm Lipton là trà xanh và trà đen. Ở đây
có vị mật ong, sự kết hợp khá hài hòa từ 100% là trà non được tuyển chọn
đúng theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt cùng với những hương vị khá nhẹ nhàng
của mật ong thiên nhiên và chanh. Lipton trà xanh được đóng chai khá tiện
dụng khoảng Pet 455ml. Thưởng thức Lipton trà đen để bạn có thể tận
hưởng vị chát của trà, vị ngọt của nước và được đánh thức giác quan của bạn
đối với vị sữa chua sảng khoái của chanh. Lipton trà đen được đóng chai tiện
dụng là Can 330ml, Pet 455ml,…
e. Phân phối Pepsi 7up
- 7up hiện đang là một người em sinh đối của đứa con đầu Pepsi Cola. Tuy
vậy thì nước giải khát này lại thường bị qua tại Mỹ. Ngoài ra bộ mặt của 7
up lại hoàn toàn khác biệt, doanh thu hàng năm trên toàn cầu của 7up đạt
vào khoảng 3,5 tỷ USD. Đây chính là một có số đáng ngưỡng mộ mà sản
phẩm nước giải khát có chất lượng cao về vị giác này có được.
3.3.3. SO SÁNH
- Theo tạp chí chuyên ngành đồ uống Beverage Digest (Mỹ), thị phần đồ uống
có gas của Coca - Cola là 52%, của Pepsi là 21%. Dù có thị phần lớn hơn
Pepsi trên thị trường toàn cầu, nhưng tại thị trường Việt Nam, do thâm nhập
thị trường sau nên việc mở rộng hệ thống phân phối của Coca - Cola tỏ ra
yếu thế hơn.
- Theo Hiệp hội Bia - Rượu và Nước giải khát Việt Nam, tổng doanh thu năm
2010 của Pepsi và Coca - Cola chiếm hơn 80% thị trường nước giải khát Việt
Nam, với thị phần tương đương nhau. Tính đến thời điểm hiện nay, Coca - Cola
Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng trên 25% so với kế hoạch. Tuy nhiên, cho đến
nay, Pepsi vẫn có ưu thế chủ động hơn so với Coca - Cola trong phát triển hệ
thống phân phối.
- Coca - Cola là một công ty đa quốc gia và đã mở rộng thị trường của mình
ra toàn thế giới. Điều này được thể hiện hoàn toàn trên trang chủ của công ty
Coca - Cola bằng việc yêu cầu người dùng truy cập chọn khu vực họ đang
sinh sống
- Pepsi cũng đã mở rộng thị trường của mình ra toàn thế giới. Khi bước vào
một thị trường mới họ tìm kiếm những đối tác và bạn hàng để liên hệ giống
như điều mà họ đã làm với KFC ở thị trường Việt Nam. Bạn khó có thể nào
tìm thấy 1 lon Coca - Cola trong các cửa hàng KFC ở Việt Nam. Cho tới bây
giờ Pepsi đã hợp tác với rất nhiều các công ty khác nhau như Quaker Oats,
Frito-lays, Lipton, Starbucks,…
- Cả 2 công ty đều sử dụng hình thức kênh phân phối là qua các trung gian,
điều đó làm cho giảm bớt hệ thống tồn kho, tránh tình trạng thiếu hàng cung
ứng, hệ thống sản xuất không bị đình trệ và sản phẩm đến tay người tiêu
dùng một cách tiện lợi và nhanh chóng.
3.4. Xúc tiến thương mại
3.4.1. Coca-Cola
a. Quảng cáo:
- Một trong những bí quyết để tạo nên thành công cho Coca-Cola đó chính là
hoạt động quảng cáo. Ai cũng biết rằng chất lượng, mùi vị của Coca-Cola
không hề thay đổi từ hơn 100 năm nay. Cái giỏi của tập đoàn Coca-Cola
chính là các hoạt động quảng cáo, marketing để xây dựng nên một thương
hiệu hàng hóa nổi tiếng. Coca-Cola là một trong số ít các công ty dành một
số tiền tương đương chi phí sản xuất để đánh bóng tên tuổi thương hiệu ngay
từ khi mới thành lập. Bên cạnh đó, sự tự tin của Coca-Cola chính là yếu tố
tạo nên thương hiệu ngày nay, được thể hiện rõ ràng trong các khẩu hiệu
quảng cáo của họ. Những chủ đề như “Thức uống không cồn tuyệt vời của
quốc gia” (1906), “6 triệu một ngày” (1925), “Thứ thật” (1942), “Cái bạn
muốn là một chai Coke” (1952), “Coke là thế” (1982) và “Luôn luôn là
Coca-Cola ” (1993) đều chứng tỏ tham vọng và sự tự tin của thương hiệu
này.
 Coca-Cola luôn đầu tư cho các chiến lược quảng cáo sản phẩm của hãng.
 Coca-Cola luôn đầu tư cho các chiến lược quảng cáo sản phẩm của hãng.
Tại những cửa hàng bán lẻ và tại các siêu thị, Coca-Cola bao giờ cũng
được bày bán ngang tầm mắt, ngay trước những hành lang, hoặc những
nơi bắt mắt. Để có được sự ưu tiên này, Coca-Cola phải trả những khoản
tiền không nhỏ chút nào. Họ luôn dành một khoản ưu tiên riêng cho hoạt
động quảng cáo sản phẩm của mình đến với mọi người thông qua tivi,
báo chí, các hoạt động và trò chơi. Theo công ty truyền thông và nghiên
cứu thị trường TNS Việt Nam, Coca-Cola tại Việt Nam đã chi khoảng 1,5
triệu USD cho các quảng cáo trên truyền hình và báo giấy trong năm
2008. Đó là một khoản tiền không hề nhỏ mà Coca-Cola Việt Nam đã
không tiếc khi chi trả cho hoạt động quảng cáo của mình.
 Các quảng cáo của Coca-Cola rất ấn tượng và thu hút được nhiều sự chú
 Các quảng cáo của Coca-Cola rất ấn tượng và thu hút được nhiều sự chú
ý của mọi người, với những ý tưởng độc đáo, sáng tạo, thể hiện cảm giác mới lạ
độc đáo như đoạn quảng cáo về Happiness Factory, và mới đây nhất là quảng cáo
với ý tưởng về cách ăn mừng chiến thắng của các ngôi sao bóng đá nổi tiếng trên
nền nhạc Waving Flag, bài hát chính thức của World Cup 2010.
b. Khuyến mãi
- Công ty Coca-Cola Việt Nam đã từng khởi động chương trình khuyến mãi
trên toàn quốc dành cho giới trẻ năng động: “Bật nắp Sắp đôi – Trúng đã
đời”. Điểm khác biệt của chương trình này với các chương trình khuyến mãi
thông thường là tinh thần chủ đạo “Chung hưởng niềm vui” dành cho nhóm
bạn hơn là một cá nhân.
-Các giải thưởng nói lên cách để giới trẻ thể hiện cá tính cũng như phong
cách thưởng thức cuộc sống của họ.
-Các hoạt động khác:
 Chiến dịch Happiness Factory: Truyền cảm hứng lạc quan đến người tiêu
 Chiến dịch Happiness Factory: Truyền cảm hứng lạc quan đến người tiêu
dùng, dành gần một triệu mẫu sản phẩm dùng thử cho người tiêu dùng tại
các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh và Cần Thơ. - "Hát cùng
Coca-Cola" - nó được tổ chức để khuyến khích tinh thần luôn thể hiện và
trải nghiệm những điều mới mẻ ở giới trẻ để cuộc sống tràn ngập hứng
khởi.
 “Có Coca-Cola món nào cũng ngon” : Quảng bá văn hóa ẩm thực Việt
 “Có Coca-Cola món nào cũng ngon” : Quảng bá văn hóa ẩm thực Việt
Nam thông qua nhiều hoạt động thú vị trong đó có chương trình truyền
hình thực tế “Đua tài ẩm thực”. Tài trợ thực hiện chương trình truyền hình
thực tế sôi động “Đua tài ẩm thực”. Coca-Cola còn tạo chuyên trang ẩm thực với
nhiều thông tin bổ ích trên Kênh 14. Nhân dịp này, Coca-Cola
cũng dành 300.000 mẫu dùng thử miễn phí tại các nhà hàng, quán ăn ở 2
đô thị là Hà Nội và TP HCM.
 Chương trình “Chia sẻ cùng ai điều tốt đẹp nhất? Dành Coca–Cola Đầu
 Chương trình “Chia sẻ cùng ai điều tốt đẹp nhất? Dành Coca–Cola Đầu
năm cho người bạn yêu thương” gửi hàng trăm,ngàn lời chúc tốt đẹp của
mọi người đến mọi miền đất nước, và dành số tiền 233.420.000 đồng
tương ứng với 46.684 lời yêu thương các bạn đã gửi cho người thân bạn
bè trong suốt thời gian diễn ra chương trình để ủng hộ cho chương trình
“Nước sạch cộng đồng”.
 Chiến dịch của Coca-Cola lấy ý tưởng chủ đạo là các hoạt động ăn mừng
 Chiến dịch của Coca-Cola lấy ý tưởng chủ đạo là các hoạt động ăn mừng
chiến thắng một cách đầy ngẫu hứng. Người hâm mộ có thể chia sẻ niềm
vui chiến thắng thông qua âm nhạc, các sự kiện tương tác. Ngoài ra
chương trình diễu hành của chiếc cúp vô địch World Cup (Coca-Cola
FIFA World Cup Trophy Tour) là tâm điểm trong chuỗi sự kiện. Thông
điệp của hoạt động này là : “Cùng Coca-Cola Ăn mừng chiến thắng &
đến Nam Phi xem World Cup”.
 Ngoài ra còn có những khuyến mãi trực tiếp trên giá sản phẩm,…
 Ngoài ra còn có những khuyến mãi trực tiếp trên giá sản phẩm,…
 Việc sử dụng các hình thức không chỉ khiến cho doanh số công ty tăng
 Việc sử dụng các hình thức không chỉ khiến cho doanh số công ty tang lên
mà còn thể hiện giá trị mà công ty mang lại cho khách hàng.
3.4.2. Pepsi
-Sản phẩm nước giải khát Pepsi dù có hệ thống sản xuất hiện đại, hương vị
truyền thống, ngọt nồng, phù hợp với khách hàng đến mấy, thì chiến lược
xúc tiến, quảng bá sản phẩm mới chính là phương tiện hữu hiệu đưa Pepsi
đến gần hơn với người tiêu dùng, và đạt được doanh số khổng lồ như hiện
nay. Trong quá trình triển khai chiến lược, Pepsi đã nắm và hiểu rõ từng trại
thái Biết – Hiểu – Thích– Chuộng – Tin và Mua của người tiêu dùng, để từ đó áp
dụng một cách hiệu quả các công cụ hỗ trợ đầy sáng tạo. Chúng ta hãy
cùng xem rõ, họ đã áp dụng chúng như thế nào.
a. Quảng cáo
-PepsiCo là một trong số ít các công ty dành một số tiền tương đương chi phí
sản xuất để đánh bóng thương hiệu ngay từ khi mới thành lập.Taị thị trường
Việt Nam công ty dành kinh phí khá lớn cho hoạt động quảng cáo. Các hoạt
động quảng cáo, tiếp thị của Pepsi ở các thị trường khác và thị trường Việt
Nam đã được thực hiện một cách hiệu quả và mang lại nhiều thành công cho
thương hiệu. Trong quảng cáo và tiếp thị, PepsiCo chủ định không nhấn
mạnh vào trong thức uống có gì và tác động vật chất của nó ra sao mà đi vào
định hướng và tạo nên cảm nhận chung cho cả thế hệ. Với đối tượng khách
hàng chính của mình là những người trẻ nên trong các quảng cáo của
PepsiCo luôn thể hiện được sôi động, tinh thần trẻ trung, hài hước. Đối với
các bạn trẻ Việt Nam, những câu nói như “Đã quá Pepsi ơi” trong quảng cáo
đã để lại ấn tượng manh mẽ, hầu hết mọi người đều nhớ đến câu nói ấn
tượng này mỗi khi nhắc đến đồ uống Pepsi. Với phong cách quảng cáo hài
hước, dí dóm PepsiCo đã gây nhiều thiện cảm cho giới trẻ, định hình cho
giới trẻ một sự trẻ trung, năng động mỗi khi uống sản phẩm Pepsi. Để đánh
vào tâm lí giới trẻ, PepsiCo đã mờicác ngôi sao nổi tiếng được giới trẻ yêu
thích để quảng cáo cho thương hiệu của mình. Cả một “thế hệ Pepsi” lớn lên
cùng các thần tượng như Britney Spears, David Beckham, Messi... đi đâu
cũng kè kè chai Pepsi bên mình. Tại Việt Nam những ngôi sao như Mỹ Tâm,
Kasim Hoàng Vũ, Hà Anh Tuấn, Kimmese,….. cũng đều từng hoặc đang là
đại diện cho Pepsi.
-Ngoài các hình ảnh, video, PepsiCo còn quảng cáo hình ảnh của mình thông
qua các khuyến mãi, hoặc dưới hình thức tài trợ, tổ chức cho các chương
trình, cuộc thi có uy tín, thu hút đông đảo người xem, ví dụ như:
 Chương trình khuyến mãi: “Pepsi Giai điệu số 2008 - Khuấy Động
 Chương trình khuyến mãi: “Pepsi Giai điệu số 2008 - Khuấy Động Âm
nhạc, Kết Nối Đam Mê”. Người uống khi khui nắp chia sẽ có cơ hội trúng các
phần quà hấp dẫn như điện thoại, đồ uống, tour du lịch.Năm 2015 chương trình
khuyến mãi “Uống Pepsi sôi cùng nhịp bóng đá” với 2 cơ hội giải nhất là được đến
Mỹ để gặp gỡ ngôi sao bóng đá Messi mà giới trẻ rất hâm mộ.
 Nhãn hàng Sting đồng hành cùng với người chơi và khán giả trong
 Nhãn hàng Sting đồng hành cùng với người chơi và khán giả trong
suốt chương trình Cuộc đua kì thú các năm 2014, 2015 với thông
điệp “Sting – Bật Năng Lượng, Bứt Phá cùng Cuộc Đua Kỳ Thú”.
 Aquafina, sản phẩm nước uống tinh khiết được người tiêu dùng tin
 Aquafina, sản phẩm nước uống tinh khiết được người tiêu dùng tin
dùng trong nhiều năm liền nhờ vào uy tín và chất lượng. Bên cạnh đó,
hình ảnh Aquafina cũng đã gắn liền với thời trang. Aquafina Pure
Fashion đã trải qua chặng đường 7 năm thành công với việc vinh danh
rất nhiều tài năng thiết kế trẻ (Aquafina Pure Fashion).
 Mountain Dew đã đồng hành cùng ngày hội trượt ván Boo
 Mountain Dew đã đồng hành cùng ngày hội trượt ván Boo
Skateboarding Day tiếp lửa đam mê, khuyến khích giới trẻ thoả sức
thể hiện bản lĩnh.
b. Quan hệ công chúng

-Ngay từ những năm đầu thâm nhập thị trường Việt Nam, với tầm nhìn của 1
thương hiệu toàn cầu, Pepsi đã triển khai nhiều hoạt động đóng góp cho cộng đồng
nhằm PR cho thương hiệu giúp thương hiệu gần gũi hơn với
người tiêu dùng nhờ chiến dịch “Uống một lon Pepsi là dành 50 đồng ủng
hộ đồng bào lũ lụt”.Chiến dịch này trong thời gian đó rất thành công.
-Ngoài ra có rất nhiều hoạt động PR mà Pepsi đã triển khai rất thành công
như chiến dịch"Ngày hội bóng đá”, “Uống Pepsi là ủng hộ đội tuyển quốc
gia Việt Nam vươn ra đấutrường quốc tế”, “Khuấy động âm nhạc, kết nối
đam mê” đã thu hút đông đảo bạn trẻ cùng tham gia.
-Bên cạnh đó Pepsi còn thực hiện hoạt động kêu gọi bảo vệ môi trường, cụ
thể là dự án “Uống chai sành điệu - Góp xanh môi trường” với hơn 3.000
“Cửa hàng bán lẻ vì môi trường” cùng PepsiCo Việt Nam đã kêu gọi mọi
người cùng góp xanh cho thiên nhiên, với việc khuyến khích người tiêu
dùng sử dụng chai thủy tinh Pepsi là thương hiệu có có nhiều đóng góp cho
cộng đồng, xã hội vốn ít gây tác hại đến môi trường. Thông qua hành động
này, PepsiCo đã thiết thực hoá lời kêu gọi của mình, không chỉ riêng doanh
nghiệp mà cả hệ thống bán lẻ trên toàn quốc cùng chung tay thực hiện chiến
dịch vì môi trường. Ngoài ra, Pepsi đang hướng giới trẻ hãy có trách nhiệm
hơn trong việc lựa chọn của mình để góp phần giữ màu xanh của môi
trường.
-Có thể nói, chiến lược PR của Pepsi tại thị trường Việt Nam trong các năm
qua đã được thực hiện rất tốt, Pepsi đã kết nối được với cộng đồng, khách
hàng, thu hút được giới truyền thông, khách hàng từ đó củng cố được hình
ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
3.4.3. So sánh chung
-Cả 2 công ty đều nổi tiếng về những chiêu trò quảng cáo của mình. Sự cạnh
tranh bắt nguồn từ trò chơi “Blind taste test” huyền thoại của Pepsi khi mà
nhiều khách hàng chọn Pepsi ngon hơn Coke. Trò chơi nay được đưa lên
truyền hình Mỹ và ngay lập tức nhận được một làn sóng quan tâm đến từ
người tiêu dùng, những người lâu nay vẫn nghĩ Coca-Cola là ông vua trong
ngành đồ uống giải khát. Cho đến tận bây giờ người ta vẫn nhắc đến sự việc
này như một trong những chiêu trò marketing đáng nhớ nhất trong lịch sử.
-Các chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên TV đều được cả 2 công ty áp dụng.
Bên cạnh đó là mời rất nhiều người nổi tiếng làm đại sứ để quảng bá cho sản
phẩm của mình. Những người nổi tiếng này không chỉ phải đóng quảng cáo
mà còn chỉ được sử dụng sản phẩm mà mình đang quảng cáo, không được
sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
-Các chiến dịch truyền thông bằng cách tài trợ cho những sự kiện lớn cũng
đang được áp dụng. Gần đây nhất, Pepsi thay thế Coca-Cola trong cuộc
cạnh tranh trở thành nhà tài trợ đồ uống chính thức cho giải bóng rổ nhà
nghề Mỹ NBA sau 28 năm. Cuộc cạnh tranh giữa 2 ông lớn này hứa hẹn vẫn
còn nóng bỏng và nhiều điều thú vị trong tương lai.

You might also like