You are on page 1of 4

THẢO LUẬN CHƯƠNG 5

CHỦ ĐỀ 1: HÃY NGHĨ RA 1 THÔNG ĐIỆP QUẢNG CÁO CHO SP CỦA NHÓM =>
THÔNG ĐIỆP NÀY SẼ ĐƯỢC SỬ DỤNG CHUNG CHO VIỆC THIẾT KẾ QC ĐỐI VỚI
CÔNG CỤ SAU: IN ẤN
Hãy thiết kế mẫu Print Ad (mẫu quảng cáo trên báo, tạp chí) cho sản phẩm của nhóm: bao
gồm: Headline (tiêu đề chính) => Visual (Art: Hình ảnh) => Body copy (nội dung thông
tin)=> Brand & Contact Details (thông tin về thương hiệu và địa chỉ liên hệ). Sau khi vẽ
xong => phải giải thích:
- Vì sao vẽ như vậy?
- Vì sao đặt Headline (slogan) như vậy?
- Giải thích nội dung của Bodycopy.
 Hình vẽ:

 Giải thích hình vẽ:


 Bức hình mang một khung màu xanh lá rất mát mắt, đây cũng là màu sắc chủ
đạo của Grab. Hình ảnh, logo và nội dung được kết hợp hài hòa trong một
khung hình tạo cảm giác rất bắt mắt. Hình ảnh anh shipper mang áo đồng phục
có logo của Grab là một hình ảnh hết sức quen thuộc, đây là hình ảnh tạo nên
thương hiệu Grab. Nằm ở vị trí trung tâm và chiếm kích thước to nhất đó là
hình ảnh anh chàng Grab đang giúp đỡ một cụ già tóc đã bạc phơ đang ngồi
trên xe lăn, đằng sau lưng là chiếc GrabCar, Trên khuôn mặt cụ già thể hiện rõ
vẻ mặt hạnh phúc khi được một người xa lạ giúp đỡ. Đây là hình ảnh chủ đạo
được sử dụng xuyên suốt chiến dịch này của Grab. Cùng với câu Slogan “
Cùng Grab làm điểm tựa cho người già neo đơn” hướng tới lợi ích tinh thần,
sự mong muốn lan tỏa tình yêu thương đến cho các cụ già, giúp họ cảm nhận
được hơi ấm từ những trái tim xa lạ, giúp họ phần nào đó yên tâm hơn ở
những ngày tháng cuối đời.
 Bodycopy: phần body copy được viết rất chi tiết về kế hoạch thực hiện chương trình
của Grab từ lời kêu gọi mọi người xung quanh hãy “ Cùng Grab trao yêu thương và
trở thành điểm tựa vững chắc cho những người cao tuổi cô đơn trong cộng đồng
chúng ta” đến việc thành lập Quỹ “ Vững bước yêu thương” chỉ để dành hỗ trợ riêng
cho những người cao tuổi với thông điệp “ mỗi đóng góp của bạn dù lớn hay nhỏ, đều
đã lan tỏa sự ấm áp và hy vọng” cho những người già. Cho thấy Grab luôn biết ơn và
trân trọng những đóng góp của khách hàng dù chỉ một chút nhỏ. Việc làm có sự khác
biệt hơn so với những hoạt động gây quỹ khác, được đặt ở chính giữa phần body copy
mang một ý nghĩa quan trọng đó là Grab cam kết sẽ “ trích lợi nhuận 5%/ quý để duy
trì quỹ” việc làm mà ít tổ chức dám thực hiện, cho thấy Grab dành sự quan tâm đặc
biệt và tâm huyết đến chiến dịch này như thế nào.

Giải thích:

Nội dung của Bodycopy nhằm nhấn mạnh mục đích của chiến dịch hướng đến. Grab không
chỉ tạo ra công việc cho các tài xế và giúp cô chú bán hàng rong tăng thêm thu nhập mà còn
có một quỹ nhỏ giúp đỡ người già neo . Từ đó giúp khách hàng biết được ý nghĩa của chiến
dịch và chung tay góp sức cùng Grab. Khi có một giao dịch chạy trong chiến dịch, nghĩa là
bạn đang đóng góp một khoản tiền để giúp thêm cho các cụ già neo đơn.

− Brand & Contact Detail: phía cuối print ad gồm số điện thoại và địa chỉ:

Chi tiết liên hệ :

+ Số điện thoại: 028 7108 7108


Link Facebook: https://www.facebook.com/GrabVN/
Website: grab.com
Twitter: https://twitter.com/grabvn
CHỦ ĐỀ 2: HÃY NGHĨ RA 1 THÔNG ĐIỆP QUẢNG CÁO CHO SP CỦA NHÓM =>
THÔNG ĐIỆP NÀY SẼ ĐƯỢC SỬ DỤNG CHUNG CHO VIỆC THIẾT KẾ QC ĐỐI VỚI
CÔNG CỤ SAU: TRUYỀN HÌNH
Hãy viết phân cảnh kịch bản TVC (phim quảng cáo) theo ý tưởng riêng cho sản phẩm của
nhóm. (Lưu ý: Không trùng với các ý tưởng mà công ty đã làm).
Bà cụ bị gia đình đối xử tệ, bệnh phải tự lo một cách cực nhọc. Anh Grab muốn giúp đỡ cụ,
đưa cụ tới viện dưỡng lão. Cụ hạnh phúc vì được chăm sóc sức khỏe, trò chuyện cùng những
người bạn và cảm nhận tình thương từ các bạn trẻ Grab đến hỗ trợ. Sau đấy cụ bị bệnh nặng
hơn, Grab chở nhập viện và chăm sóc bên giường bệnh. Sau đó cụ hết bệnh đưa cụ về, mng
chào đón cụ hoặc cụ vẫn bệnh nhưng rất hạnh phúc trong tình thương của mng, cười đùa vui
chơi cùng nhóm tình nguyện Grab. Kết thúc bằng Call to Action “Hãy cùng Grab....”
( slogan)

CHỦ ĐỀ 3: HÃY NGHĨ RA 1 THÔNG ĐIỆP QUẢNG CÁO CHO SP CỦA NHÓM =>
THÔNG ĐIỆP NÀY SẼ ĐƯỢC SỬ DỤNG CHUNG CHO VIỆC THIẾT KẾ QC ĐỐI VỚI
CÔNG CỤ SAU: TRUYỀN THANH:
Hãy viết phân cảnh kịch bản quảng cáo trên radio theo ý tưởng riêng cho sản phẩm của
nhóm. (Lưu ý: Không trùng với các ý tưởng mà công ty đã làm)
Chỉ ra điểm khác biệt giữa kịch bản TVC và kịch bản radio mà nhóm đã làm.

 Người già nêu cảm nghĩ về những khái niệm sâu sắc như tình yêu, hạnh phúc, sự san
sẻ, …
 Nhạc background deep deep nhẹ nhàng xúc động
 một người MC chốt lại bằng nd đại loại “Tuổi già đến cùng những nỗi lo âu ngày một
lớn. Chúng ta sẽ không để họ một mình vượt qua nỗi lo. Kết nối và chia sẻ, để tuổi già
là những ngày tháng an yên…”
 Sau đó chốt “Hãy cùng … (slogan)”

So sánh điểm khác biệt giữa kịch bản TVC và kịch bản radio cho sản phẩm Grab:
1. Hình thức truyền tải:

 TVC: Sử dụng hình ảnh, âm thanh, lời thoại để truyền tải thông điệp.
 Radio: Chỉ sử dụng âm thanh (lời thoại, âm nhạc, hiệu ứng âm thanh) để truyền tải
thông điệp.

2. Cấu trúc:

 TVC:
o Tập trung vào hình ảnh và biểu cảm của nhân vật để thu hút người xem.
o Sử dụng hiệu ứng hình ảnh và âm thanh để tăng hiệu quả truyền tải.
 Radio:
o Cấu trúc đơn giản với lời thoại và các hiệu ứng âm thanh.
o Sử dụng ngôn ngữ miêu tả và âm thanh để tạo hình ảnh trong tâm trí người
nghe.
o Nhấn mạnh vào thông điệp và cảm xúc của câu chuyện.

3. Nội dung:

 TVC:
o Tập trung vào hình ảnh anh Grab giúp cụ già xa lạ bị con ruồng bỏ.
o Nhấn mạnh vào giá trị của việc giúp đỡ người già.
o Kết thúc với hình ảnh cụ già vui cười cùng anh Grab.
 Radio:
o Mở đầu bằng tình huống cụ già bị con đưa vào viện dưỡng lão.
o Nhấn mạnh vào tác động của con trai và con dâu và hình ảnh anh Grab giúp
đỡ bà cụ, giúp bà vui vẻ hơn.
o Kết thúc với lời kêu gọi hành động và thông tin về chiến dịch.

4. Nhạc nền:

 TVC: Sử dụng nhạc nền nhẹ nhàng, vui tươi.


 Radio: Sử dụng nhạc piano nhẹ nhàng, da diết, thể hiện cảm xúc.

5. Đối tượng mục tiêu:

 TVC: Nhắm đến đối tượng rộng rãi, đặc biệt là các bạn trẻ.
 Radio: Nhắm đến đối tượng là các bạn trẻ,trung niên, có gia đình.

Kết luận:
Cả hai kịch bản đều truyền tải thông điệp về giá trị của việc yêu thương người già lớn tuổi.
Tuy nhiên, mỗi kịch bản sử dụng cách tiếp cận khác nhau để phù hợp với hình thức truyền tải
và đối tượng mục tiêu riêng.

You might also like