You are on page 1of 4

CÂU BÌNH LUẬN:

I. Giới thiệu về Grab


Grab là một trong những công ty khởi nghiệp về công nghệ nổi tiếng tại Đông Nam Á,
được thành lập vào năm 2012 tại Malaysia. Công ty cung cấp các dịch vụ giao nhận, vận chuyển
hành khách và nhiều dịch vụ khác thông qua ứng dụng di động của mình. Với sứ mệnh là “đưa
Đông Nam Á tiến về phía trước bằng cách tạo ra thêm nhiều cơ hội kinh tế cho tất cả mọi người”,
Grab đã trở thành một trong những đối tác quan trọng của hàng triệu người dùng và các doanh
nghiệp trên khắp Đông Nam Á.
Grab bắt đầu đặt chân vào thị trường Việt Nam từ tháng 2/2014 với dịch vụ ban đầu là kết
nối với các hãng taxi. Tháng 10 năm đó, nền tảng tiếp tục cho ra mắt dịch vụ xe 2 bánh
GrabBike. Hiện tại, bên cạnh 2 dịch vụ truyền thống là GrabBike và GrabCar, Grab đã mở rộng
sang nhiều dịch vụ khác như giao hàng (GrabExpress), giao đồ ăn (GrabFood), đi chợ hộ
(GrabMart). Ứng dụng đang sở hữu hơn 200.000 đối tác tài xế, hoạt động trên khắp 46 tỉnh,
thành phố lớn trong nước.
Với tâm thế phấn khởi và tự hào, tháng 5/2021, chiến dịch “Grab 7 năm – Thở nhịp Việt
Nam” đã được thực hiện để kỷ niệm 7 năm mang công nghệ chuyển mình cùng Việt Nam.

II. Về thông điệp truyền thông “Grab 7 năm – Thở nhịp Việt Nam”
1. Ý tưởng truyền thông của thông điệp
1.1. Bối cảnh ra đời
Như đã nói ở trên, Grab bắt đầu gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2014, và điều này
đã làm thay đổi thói quen thuê xe tại đất nước hình chữ S này – từ mô hình xe ôm truyền thống
phổ biến dần sang mô hình xe ôm công nghệ. Từ một ứng dụng đặt xe đơn thuần, sau 7 năm, giờ
đây Grab đã trở thành siêu ứng dụng đa dịch vụ đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của người dùng
như di chuyển, giao nhận thức ăn, giao nhận hàng hoá, hay thậm chí đi chợ hộ.
Bên cạnh đó, thông qua sứ mệnh Grab Vì Cộng Đồng, Grab cũng đã phối hợp với nhiều
đơn vị, cơ quan ban ngành để triển khai nhiều chương trình thiện nguyện như “Xây cầu đến lớp”,
“Tiếp sức cộng đồng, vững vàng vượt khó”,... để góp phần nâng cao chất lượng của sống cho
người dân Việt Nam. Chặng đường dài đồng hành cùng Việt Nam, cùng với chiến lược “địa
phương hóa” Grab giờ đây đã không còn là một ứng dụng Singapore “nhập gia Việt Nam nên
phải tùy tục” mà thực sự đã trở thành ứng dụng của mọi người Việt Nam.
Sau khi gặt hái những “trái ngọt”, với tâm thế đầy tự hào và phấn khởi, vào tháng 5/2021,
Grab đã chính thức ra mắt chiến dịch với thông điệp “Grab 7 năm – Thở nhịp Việt Nam” để kỷ
niệm 7 năm mang công nghệ chuyển mình cùng Việt Nam.
1.2. Mục tiêu chiến dịch
- Kỷ niệm 7 năm có mặt tại thị trường Việt; Tri ân người dân Việt Nam, từ những tài xế
lái xe đến những vị khách của Grab – tất cả những người đã đồng hành, giúp Grab phát triển và
thành công vang dội tại thị trường Việt;
1
- Lan tỏa hình ảnh thương hiệu tích cực đến với công chúng, tăng brandlove.
2. Lời và các yếu tố minh họa thông điệp truyền thông
2.1. Thông điệp truyền thông “Grab 7 năm – Thở nhịp Việt Nam”
Grab: yếu tố thể hiện tên thương hiệu
7 năm: là khoảng thời gian tình từ khi Grab chính thức ra mắt tại Việt Nam đến tháng
5/2022, tức ngày ra mắt chiến dịch. Đây như 1 cột mốc đánh dấu sự phát triển và cải tiến không
ngừng, từ hình ảnh thương hiệu cho đến dịch vụ để Grab trở thành một siêu ứng dụng tạo ra
những thay đổi tích cực trong cộng đồng.
Thở nhịp Việt Nam: Grab đồng hành cùng người dân Việt. Suốt 7 năm qua, không chỉ đơn
thuần là ứng dụng vận chuyển mà Grab còn tham gia vào những hoạt động thường nhật khác như
giao đồ ăn, đi chợ, thanh toán... Bên cạnh đó, Grab cũng tham gia những hoạt động xã hội góp
phần phát triển đời sống của người Việt.
 Thông điệp ngắn gọn, thể hiện sự phấn khởi, tự hào được đồng hành cùng người Việt. “Thở
nhịp Việt Nam” – như khẳng định Grab không chỉ là 1 ứng dụng giao hàng, vận chuyển đơn
thuần mà đó còn là một thứ không thể thiếu trong đời sống của người dân Việt. Đồng thời,
thông điệp như mở ra sự tiếp nối của những chiến dịch kỉ niệm, tri ân trong tương lai của Grab.
2.2. Các yếu tố minh họa cho thông điệp truyền thông
a, Key Visual
Số 7 nổi bật với màu vàng sáng. Font của thông điệp đồng bộ với font của Logo thương
hiệu.
Hình ảnh chú xe ôm công nghệ, hình ảnh của người dân Việt từ nội trợ, người già người
trẻ, nông dân, người thành thị, người nông thôn, trẻ con... Đây đều là những người đã gắn bó với
Grab trong suốt quãng thời gian qua, và cũng là những người góp phần đưa hình ảnh của Grab
gần gũi hơn với thị trường Việt.
b, TVC: Grab 7 năm – Thở nhịp Việt Nam
Thông điệp được thể hiện từ thumbnail, đến lời của người dẫn truyện và thông qua từng
thước phim, hình ảnh.
Trong video, Grab khéo léo lồng ghép những cột mốc quan trọng trong hành trình hoàn
thiện hệ sinh thái siêu ứng dụng: Tháng 11/2014: Ra mắt GrabBike - Dịch vụ đặt xe máy; Tháng
6/2015: Ra mắt GrabExpress - Dịch vụ giao nhận hàng hóa; Tháng 3/2016: Ra mắt GrabCar -
Dịch vụ đặt xe ô tô; Tháng 6/2018: Ra mắt GrabFood - Dịch vụ giao nhận thức ăn; Tháng
10/2018: Hợp tác cùng Ví điện tử Moca, mở rộng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
trên ứng dụng Grab.
Sau 7 năm có mặt tại Việt nam, Grab đã trở thành một phần trong cuộc sống của người
Việt. Không chỉ các bạn trẻ yêu công nghệ mà những người lớn tuổi cũng bắt đầu quen thuộc với
Grab.

2
3. Tích hợp các yếu tố lời và minh họa
3.1. Ra mắt TVC “Grab 7 năm – Thở nhịp Việt Nam”
Để lan tỏa thông điệp của chiến dịch, Grab đã phát hành TVC trùng tên với tên của thông
điệp và đăng tải lên các nền tảng Social media của hãng. Quảng cáo kéo dài hơn 3 phút với nghệ
thuật storytelling “chạm” đến trái tim người xem, Grab mong muốn khắc họa những câu chuyện
bình dị của những nhân vật rất đỗi đời thường mà chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng bắt
gặp trong nhịp sống tất bật. Đâu đó trong đoạn phim ngắn, bạn cũng có thể bắt gặp câu chuyện
của chính mình. Hình ảnh của những “người lạ” thành quen qua những cuốc xe, những bữa ăn
nóng hổi giao tận cửa nhà kèm lời nhắn “Đừng bỏ bữa”, cho đến những giỏ thực phẩm tươi ngon
trong thời kỳ giãn cách,… tất cả đều là những lát cắt từ thực tế cuộc sống muôn màu mà Grab -
người bạn đồng hành cùng thị trường Việt suốt những năm qua vẫn luôn thấu hiểu và gắn bó chia
sẻ. Ngoài ra, Grab đã khéo léo lồng ghép những thông điệp ý nghĩa trong video, một trong số đó
là phá bỏ những định kiến về giới trong nghề tài xế công nghệ. Trong tất cả các dịch vụ
GrabBike, GrabFood, GrabCar đều có sự xuất hiện của đồng thời cả tài xế nam và tài xế nữ. Toàn
bộ là những câu chuyện với người dùng là trọng tâm, qua đó truyền tải thông điệp về mọi dịch vụ
của Grab đều xoay quanh những nhu cầu thực tế của người dùng, giúp người dùng vượt qua
những rào cản trong cuộc sống để tất cả cùng tiến lên phía trước.
 Video quảng cáo “Thở nhịp Việt Nam” của Grab đã xuất sắc lột tả đầy cảm xúc hành trình từ
Việt Nam thay đổi Grab đến Grab thay đổi cuộc sống người Việt Nam. Grab đồng hành với
người Việt trên mọi hành trình, Grab ở bất kỳ đâu và Grab thay đổi cùng Việt Nam. Từ đó như
nhằm khẳng định vị thế hàng đầu của mình trong thị trường xe công nghệ tại Việt Nam.
3.2. Series "CHUYỆN KỂ 9 TRANG"
Hàng tuần trên fanpage Grab đều đăng tải những những mẩu chuyện đời thường về Đối
tác của Grab - những người chưa bao giờ ngưng truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta. Những câu
chuyện này đã góp phần đem lại những giá trị nhân văn cho cộng đồng. Đây cũng là một cách để
Grab tri ân những người đã cùng Grab đi qua 7 năm thăng trầm.
3.3. PR:
Trên Fanpage của hãng, Grab đi các tuyến bài về những thay đổi tích cực mà Grab đã
mang lại cho các đối tác và người dùng. Ngoài ra, Grab có thuê các KOL, Influencers đăng tải bài
đăng nhằm lan tỏa các hoạt động khuyến mãi của chiến dịch.
III. Đánh giá cá nhân
Ưu điểm
Chiến dịch “Grab 7 năm – Thở nhịp Việt Nam” là một chiến dịch sáng tạo và đầy ý
nghĩa. Không đơn thuần chỉ là một chiến dịch tri ân, không chỉ thể hiện sự tự hào với chặng
đường dài đồng hành cùng Việt Nam mà nó như 1 lời khẳng định vị trí số 1 về dịch vụ công nghệ
của thương hiệu trên thị trường Việt. Chiến dịch này cũng là chiến dịch tiền đề, mở đường cho

3
những chiến dịch tri ân trong tương lai của Grab (Ví dụ như chiến dịch “Grab 8 năm – Thở nhịp
Việt Nam” vào năm 2022).
Thông điệp truyền thông ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, dễ thuộc. “Thở nhịp Việt Nam” –
Với mọi người Việt, sử dụng Grab đều quen như hơi thở. Phần minh họa thông điệp rõ ràng, tập
trung vào lời thông điệp. Không thiết kế quá cầu kì hay nhiều chi tiết, điều này giúp làm nổi bật
thông điệp.
Vì là chiến dịch tri ân nên Grab chỉ tập trung thể hiện thông điệp truyền thông thông qua 1
vài phương tiện truyền thông như TVC, Phim ngắn, Series kể chuyện. Và ở mỗi dạng phương
tiện, Grab đều làm theo lối thể hiện “story telling” chạm vào trái tim người xem, người đọc.
Không dùng tràn lan phương tiện truyền thông mà vẫn hiệu quả, không thuê KOL nổi tiếng mà
dựa trên người thật, truyện thật, TVC, phim ngắn hay series kể chuyện vẫn thành công mang lại
cho công chúng có một trải nghiệm dễ chịu và đầy cảm xúc.
Nhìn chung, các hoạt động tập trung nhiều vào việc khơi dậy cảm xúc, phù hợp với mục
tiêu đã đặt ra của thương hiệu.
Nhược điểm:
- Hoạt động PR vẫn còn hạn chế;
- Chưa có các điểm chạm offline.

You might also like