You are on page 1of 9

2.

Thị trường
2.1. Khách hàng
Về phân khúc khách hàng
- Nhóm tuổi dưới 18 tuổi: Là học sinh, chưa tự chủ tài chính, còn phụ thuộc vào gia
đình, bố mẹ. Nhóm tuổi này yêu thích đi chơi cùng bạn bè, dùng những sản phẩm rẻ,
nhiều khuyến mãi. Họ cũng có đặt món trên ứng dụng Grabfood nhưng không quá thường
xuyên.
- Nhóm tuổi từ 19-35 tuổi: Nhóm tuổi này đa dạng nghề nghiệp, từ sinh viên đến
người lao động, đã có thu nhập, chi tiêu thoải mái hơn, họ thường bận bịu, ít thời gian rỗi,
thích nhanh chóng tiện lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí. Vì vậy họ thường đặt món trên
Grabfood để nhanh gọn, có nhiều món và không cần di chuyển để đến mua tại quán.
- Nhóm tuổi trên 35 tuổi: Nhóm tuổi này đa số đã có gia đình, thích tự nấu ăn hoặc
đến quán trực tiếp dùng hơn. Nhóm tuổi này cũng có sử dụng Grabfood nhưng không
nhiều.
Do đó, khách hàng của Grabfood rất đa dạng nhưng chủ yếu là đối tượng nhóm tuổi
từ 19-35 tuổi.
Về phân khúc khách hàng theo địa lý: Hiện nay ở khắp mọi nơi ở nước ta đều sử
dụng giao đồ ăn trực tuyến, tuy nhiên lượng khách hàng đặt đồ ăn qua Grabfood đa số ở
các thành phố lớn, hoặc các vùng thành thị, còn ở nông thôn còn khá ít.
Về hấp dẫn thị trường: Theo một báo cáo của Kantar năm 2019, 81% người dùng tại
Việt Nam chọn GrabFood là dịch vụ giao nhận thức ăn được sử dụng thường xuyên nhất.
Nếu bạn sử dụng dịch vụ giao đồ ăn GrabFood trong mùa dịch này, thì bạn thuộc hơn
80% người dùng Việt Nam sử dụng GrabFood thay vì dùng Now, Baemin, hay các dịch
vụ giao đồ ăn khác.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp và xu hướng tiêu
dùng hiện nay, Grabfood sẽ phát triển do người dân hạn chế ra quán, họ sẽ đặt món
online. Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, mọi người được đi làm trở lại và sẽ tăng công
suất làm việc lên, họ cũng có xu hướng gọi món online để tiết kiệm thời gian, nhất là sinh
viên và nhân viên văn phòng.
3. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
3.1. Đối thủ cạnh tranh

Baemin

Now Grabfood Gofood

Loship

Hình 3. 1. Đối thủ cạnh tranh của Grabfood.


Grabfood đến nay vẫn giữ ở vị trí “ngôi vương” trong bảng xếp hạng thị trường giao
đồ ăn tại Việt Nam. Tuy nhiên các đối thủ cạnh tranh tiềm năng như Now, GoFood và
Baemin đang đuổi theo rất nhanh. Một cuộc khảo sát trong giai đoạn tháng 12 năm 2020
cho thấy Now có dấu hiệu gần như bắt kịp GrabFood khi con số chênh lệch chỉ vỏn vẹn là
3%. Có thể thấy, thị trường Food Delivery diễn ra ngày càng khốc liệt hơn và được đánh
giá là có triển vọng và tăng trưởng mạnh mẽ.
Biểu đồ 3.1. Thị trường gọi món Việt tháng 12/2020 (Nguồn: Qandme, Lê Quý)

3.1.1. Now:
Now (tiền thân là DeliveryNow) là cái tên tiên phong thử nghiệm lĩnh vực Food
Delivery, thị trường thị trường này bắt đầu "nóng" khi Grab vào cuộc khi triển khai
GrabFood, trực tiếp cạnh tranh thị trường giao hàng đồ ăn trực tuyến. Cuộc chiến chiếm
lĩnh thị phần giữa “ông lớn” vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí ngày càng khốc liệt
hơn khi Now đang tăng tốc bám sát "kẻ dẫn đầu" Grabfood. Theo Báo cáo thị trường dịch
vụ giao thức ăn trực tuyến Việt Nam 2020 vừa được Reputa- Social Listening Platform
phân tích cho thấy Now với 23.16% lượng thảo luận trên social (so với GrabFood là
33.38%)
3.1.2. GoFood:
GoFood là dịch vụ giao đồ ăn có trên ứng dụng Go-Viet một ứng dụng gọi xe của
Indonesia là Go-Jek vào thị trường Việt Nam vào 08/2018. Có sự thay đổi tỷ trọng thảo
luận về trải nghiệm app khi thương hiệu này mới thay đổi app.
Dựa theo phân tích từ Reputa- Social Listening Platform cho thấy, GoFood chiếm tỷ
lệ thị phần thảo luận là 6,37%. Ngoài người trẻ thì còn phổ biến với người lớn tuổi hơn từ
36-45 tuổi.
3.1.3. Baemin:
Baemin là ứng dụng "trẻ" nhất đến từ Hàn Quốc khi mới xuất hiện trên thị trường từ
tháng 5/2019. Sau khi mua lại VietnamMM, tại Hàn Quốc thì Baemin có tên gọi là Baedal
Minjok và là ứng dụng giao đồ ăn hàng đầu tại sứ sở Kim chi này.
Ở thời điểm đầu, Baemin bị GoFood và Now bỏ lại khá xa. Tuy nhiên, hiện tại
chiếm 21.95% thị phần thảo luận theo Reputa phân tích và đứng hạng ba nhỉnh hơn một
chút so với GoFood. Baemin dẫn đầu thị trường với xu hướng khuyến mãi như “Khao
khủng, Khuyến mãi, Freeship” và chiến dịch truyền thông đặc sắc, loạt content marketing
“bắt trend”.
3.2. Điểm mạnh/yếu của đối thủ
Bảng 3.2. Phân tích SWOT đối thủ cạnh tranh của Grabfood
Điểm mạnh Điểm yếu
Now - Đa dạng về đồ ăn, lựa chọn - Giá cả biến động bất thường tùy
- Giao diện dễ sử dụng khu vực.
- Có thị phần khách hàng trung thành - Xử lý đơn hàng và tốc độ giao
- Có nhiều hình thức thanh toán hàng còn vượt xa mục tiêu “Đặt đồ
ăn, giao từ 25 phút” mà thương
hiệu này đã tuyên bố trước đó
GoFood - Tốc độ giao hàng khá nhanh - Thời gian chờ chế biến món.
- Cước phí ổn định phải chăng - Rủi ro khách hàng hủy đơn.
- Công cụ tìm kiếm của app dễ sử - Không hỗ trợ thanh toán thẻ, ví
dụng điện tử.
Baemin - Dịch vụ và các chương trình - Tốc độ giao hàng còn chậm
khuyến mãi hấp dẫn. - Độ phủ sóng chưa tốt, chỉ tập
- Giao diện trẻ trung bắt mẳt với gam trung ở các khu vực trung tâm.
màu xanh pastel chủ đạo.

Dưới đây là bảng so sánh các ưu điểm của các ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến:
Hình 3. 2. Bảng so sánh ưu điểm của các ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến (Nguồn:
Infogram)
3.3. Điểm khác biệt của Grabfood
Grabfood sẽ liên tục đổ tiền vào những mảng mới, thôi thúc người tiêu dùng sử dụng
chúng, sau khi đã có sự quen thuộc, Grab giảm dần khuyến mại và tiếp tục áp dụng vào
các tính năng mới được phát triển khác bên trong ứng dụng. Điều này vừa giúp tạo động
lực sử dụng app Grab với đối tượng khách hàng cũ, vừa gia tăng tỉ lệ giữ chân khách hàng
và dần thuyết phục về tính ưu việt của Grab với các ứng dụng gọi xe – đặt đồ ăn đơn
thuần khác. Bởi Grab là một siêu ứng dụng, cung cấp một hệ sinh thái đầy đủ và bậc nhất
khó đối thủ nào cạnh tranh được.
Đối với một người dùng thông thường, việc tích hợp mọi nhu cầu kể từ khi thức giấc
cho tới việc gọi xe đi làm, đặt đồ ăn, giao hàng, đi chợ, thanh toán tiền điện, nước hay các
hoạt động giải trí ban đêm,… bên trong một ứng dụng duy nhất mang đến trải nghiệm
sống thuận tiện. Nói cách khác, Grab đã thành công len lỏi vào cuộc sống thường ngày
của mọi người và tạo được sự tin tưởng của khách hàng.
Về lợi thế cạnh tranh với đối thủ, đây cũng chính là lý do mà khách hàng lựa chọn
grabfood:
+ Sự quen thuộc
Trong đời sống hằng ngày và công việc, khách hàng từ trước đến nay đã quen với
việc gọi xe ôm công nghệ của Grab, nên họ cũng dần quen với sự xuất hiện của Grabfood,
và cũng được nhiều người biết đến và sử dụng.
+ Thời gian giao hàng nhanh
Mảng giao hàng của Grab đã nhanh chóng chứng tỏ thế mạnh về mặt thời gian với
trung bình chỉ còn từ 20 phút/đơn hàng. Điều này giúp GrabFood dễ dàng giành được sự
hài lòng của người dùng với thời gian giao đồ ăn nhanh, và nhanh chóng trở thành
một "hiện tượng" trong thị trường giao thức ăn trực tuyến.
Và điều quyết định đến tốc độ giao hàng gồm 2 yêu tố quan trọng đó là công nghệ giao
nhận và lượng đối tác giao hàng.
Về công nghệ giao nhận
Hiện nay Grab đang cung cấp các phần mềm, ứng dụng riêng dành cho để giúp các
nhà hàng thông báo khi có đơn hàng từ khách. GrabFood sử dụng phần mềm đối
tác GrabFood Merchart để thông báo đơn hàng. Quán yêu thích chính là những quán sử
dụng các phần mềm này. Quy trình sẽ được rút gọn lại rất nhiều cụ thể khi có khách hàng
đặt đồ ăn quán ăn sẽ là người nhận đơn hàng đó họ sẽ kiểm tra xem món ăn còn không, đủ
nguyên liệu chế biến không lúc đó họ sẽ nhận đơn và bắt đầu làm món. Lúc này đơn hàng
mới được chuyển đến tài xế và họ chỉ cần đến quán ăn lấy đồ ăn đem giao cho khách mà
không cần phải vào order vậy nên quá trình sẽ nhanh chóng hơn.
Bên cạnh đó các phẩn mềm này sẽ giúp các quán ăn chủ động cập nhật menu, món ăn đã
hết, thời gian đóng mở cửa... từ đó trải nghiệm khách hàng khi đặt đồ ăn sẽ tốt hơn.
Đối tác giao hàng
GrabFood là đơn vị được bình chọn là dịch vụ giao đồ ăn nhanh nhất tại thị trường
Việt Nam mặc dù sinh sau đẻ muộn so với Now của Foody. Grab có tổng cộng 175.000
đối tác (bao gồm cả đối tác xe 4 bánh) chính vì vậy lượng tài xế giao hàng của đơn vị này
trả dài khắp các khu vực đặc biệt là các thành phố trung tâm.
Mỗi khi có đơn hàng thì thời gian tài xế di chuyển đến nhà hàng để mua đồ ăn sẽ phụ
thuộc vào lượng đối tác nhiều hay ít chính vì vậy Grab có sẵn đội ngũ tài xế GrabBike,
GrabExpress là dịch vụ GrabFood chỉ là dịch vụ đi kèm.
Grab có tốc độ giao hàng nhanh nhất.
+ Giá cước hợp lý
Tốc độ giao hàng là yếu tố quyết định đến sự thành công của dịch vụ giao đồ ăn trực
tuyến tuy nhiên không thể thiếu và đi kèm theo đó là giá cước rẻ, sẽ có nhiều khách hàng
khi sử dụng một dịch vụ nào đó sẽ ưu tiên cho chi phí cước rẻ.
Giá cước của Grabfood là 5.000đ/km, giá cước tối thiểu 15.000đ/2km đầu tiên. Với
giá cước này cũng nằm ở mức hợp lý, khách hàng có thể sẵn sàng chi trả.
+ Nhiều khuyến mãi
Thống kê của ABI, 70% thị phần trong mảng gọi xe công nghệ thuộc về Grab, có
được con số này là nhờ nghệ thuật đốt tiền của Grab. Hiện nay cứ nhắc đến khuyến mãi,
đốt tiền cho khách hàng thì chắc hẳn không thể không nghĩ đến Grab.
Grab luôn gửi mã khuyến mãi cho khách hàng theo tuần 1 mã thường kéo dài 1 tuần
và với dịch vụ GrabFood cũng vậy, liên tục các mã khuyến mãi được bắn ra tại thời điểm
hiện tại cũng đang có rất nhiều mã khác nhau. Nhu cầu sử dụng mã khuyến mãi của khách
hàng cũng rất cao ai mà sử dụng chẳng muốn khuyến mãi, chẳng muốn được giảm giá và
chỉ có Grab luôn đốt tiền vào việc cung cấp mã khuyến mãi cho khách hàng. Các khuyến
mãi của Grab đa phần là miễn phí Ship và khuyến mãi áp dụng cho 1 số gian hàng nào đó,
còn lại các khuyến mãi đều yêu cầu đơn hàng tối thiểu từ 60.000đ hoặc 120.000đ trở lên
và đó cũng là cách Grab thu hút khách hàng sử dụng.
Ngoài ra, thanh toán qua thẻ hoặc ví điện tử GrabPay by Moca thường khuyến mãi
hơn khi thanh toán bằng tiền mặt.
+ Đa dạng món ăn
Ra mắt vào tháng 05/2018 đến thời điểm hiện tại cũng hơn 1 năm tuy nhiên lượng
đối tác nhà hàng trên GrabFood cũng khá lớn căn bản quy trình đăng ký làm đối tác bán
đồ ăn trên GrabFood nhanh chóng hơn tạo điều kiện cho các quán ăn, cửa hàng tham gia
và hiện tại GrabFood cũng phát triển các quán ăn độc quyền mang tên gọi “Quán độc
quán quen”.
+ UX/UI
UX/UI có nghĩa là trải nghiệm người dùng và giao diện người sử dụng. Đầu tiên về
giao diện (UI), GrabFood là ứng dụng có giao diện rất đẹp, mang phong cách hiện đại và
luôn được cập nhật liên tục.
App tích hợp nhiều thông tin như món ăn hiển thị chi tiết giá cả, thời gian giao hàng,
khuyến mãi ra bên ngoài nên khách hàng dễ dàng lựa chọn được món ăn phù hợp cho
mình. Ngoài ra bạn có thể sắp xếp lọc các món ăn theo nhiều tiêu chí như: vị trí gần bạn
nhất, món được đặt nhiều... GrabFood làm rất tốt trong việc cho tracking (theo dõi) vị trí
của tài xế đang di chuyển rất chuẩn và chính xác theo thời gian thực. Giống như việc đặt
xe ôm vậy khi đặt đồ ăn trên 2 ứng dụng này thì tài xế đang làm gì, ở đâu khách hàng đều
biết rõ. Thông thường khách hàng rất chủ động theo dõi xem vị trí của shipper sắp tới nhà
chưa để nhận đồ ăn thay vì phải đợi gọi mới xuống. Vì vậy ứng dụng Grabfood đã mang
lại trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng.
+ Đa dạng phương thức thanh toán
Khách hàng hoàn toàn có thể lựa chọn thanh toán bằng tiền mặt hoặc thanh toán trên
ứng dụng qua ví điện tử. Về thanh toán trên ứng dụng thì hiện tại GrabFood cho phép
thanh toán qua ví điện tử AirPay, GrabPay by Moca nên khá tiện lợi.
Tài liệu tham khảo:
- Reputa (2021), “Báo cáo của Reputa về thị tương giao nhận đồ ăn trực tuyến tại Việt
Nam 2020” - https://bitly.com.vn/pnxu7e
- AdvertisingVietNam (2018),“Thị trường giao đồ ăn trực tuyến: Cuộc đua ngày càng
nóng bỏng” - https://bitly.com.vn/5kf2dh
- Tinh tế,“Ưu nhược điểm của các app food delivery” - https://bitly.com.vn/vwz6rl
- Teckbike.vn (2019), “So sánh GrabFood - Now - Go-Food - Baemin đâu là dịch vụ
giao đồ ăn tốt nhất” - https://bitly.com.vn/bghsdj
- Đoàn Kiều My (2020), “Giải mã thành công #1 - GrabFood: Chiến thắng của người
đến sau” - https://bitly.com.vn/0so3se
- Grab (2019), “GrabFood tăng trưởng gấp 250 lần sau một năm ra mắt, trở thành dịch
vụ giao nhận thức ăn tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam” - https://bitly.com.vn/snq6xk

You might also like