You are on page 1of 14

Nguyễn Minh Chiến Nguyễn Thành Lợi

215142203 215015243
CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRỰC TIẾP
GrabFood, mặc dù chính thức gia nhập thị trường giao thức ăn nhanh từ tháng 6/2018 nhưng
chỉ trong một thời gian rất ngắn đã biến thành đối thủ đáng gờm. Tiêu biểu nhất là
NOW(shoppefood).
NOWfood – ShoppeFood.
Là đơn vị đi “tiên phong” và bắt đầu thử nghiệm việc giao đồ ăn từ năm 2014, Now có
được sự thành công và tăng trưởng nhanh nhờ dịch vụ giao hàng mới mẻ và độc quyền
tại thời điểm đó, cùng với kênh truyền thông tốt là Foody.vn.

Từ 18.08.2021, Now chính thức đổi tên thành ShopeeFood - ứng dụng phục vụ Khách
hàng trong việc đặt món, giao nhận thức ăn tại các thành phố lớn ở Việt Nam.

Sau khi đổi tên shoppefood đã xây dựng hàng loạt các chính sách maketing mix cho
shoppefood.
- Xây dựng sản phẩm (các mặt hàng thực phẩm): Đây là dịch vụ giao đồ ăn được tích
hợp trên ứng dụng. Giúp khách hàng có thể đặt đồ ăn, thức uống ( nhà hàng đối tác
của Shopee Food) giao đến tận nhà chỉ bằng một lần nhấn xác nhận. Shopee Food sẽ
giúp khách hàng tìm nhân viên giao hàng và giao trong thời gian ngắn nhất. Các sản
phẩm đồ ăn, thức uống được tích hợp trên app để khách hàng dễ dàng lựa chọn.
Khi đại dịch Covid bắt đầu thì Shopee Food cũng đã bắt tay vào liên kết với các cửa hàng
bán rau, thịt, cá sạch, để phục vụ nhu cầu mùa dịch cho khách hàng khi phải cách ly tại
nhà ( Hình thức đi chợ hộ)
- Về giá :
Giá tại Shopee Food là giá sử dụng niên yết tại các cửa hàngliên kết và cam kết không
nâng giá so với giá thật tại cửa hàng
Giá cho dịch vụ giao đồ ăn sẽ được tính như sao (giá áp dụng tại Nội thành của thành
phố Hồ Chí Mình, Hà Nội, nội tỉnh, thành phố):
0-3 km: 15.000 VNĐ
Mỗi km tiếp theo: 5.000 VNĐ
=> Đây là mức giá cơ bản đối với dịch vụ giao hàng
Từ 25/01/2022, Shopee Food chính thức áp dụng phí dịch vụ cho tất cả các đơn hàng:
2.000 VNĐ/ đơn. Theo Shopee Food thì việc áp dụng chi phí này giúp duy trì và nâng cao
chất lượng dịch vụ: cải thiện giao hàng, nâng cấp trải nghiệm, ứng dụng và đa dạng quán
ăn hơn trước đây.
- Chiêu thị :
Sau khi được mua lại và đổi tên từ Now Food sang Shopee Food, Shopee Food đã
thực hiện nhiều hoạt động gắn với Shopee. - Tung ra các chương trình khuyến mãi
vô cùng hấp dẫn:

+ Các loại hình đại tiệc theo ngày trùng với tháng ( 11/11,12/12…)
+ Flash sale vào các khung giờ
+ Deal 0Đ
+ Các voucher: freeship, giảm giá cho đơn hàng, giảm giá cho đơn hàng đầu tiên…
=> Giúp cho khách hàng không còn cảm thấy e ngại về chi phí, cũng như là giá cả của
món ăn, thức uống.
Cho phép khách hàng khi thanh toán có thể thanh toán trừ tiền bằng cách sử dụng
shopee xu được tích lũy trực tiếp trên app Shopee, hay thanh toán bằng Shopeepay và
hoàn tiền cho mỗi đơn hàng mà họ đặt.- Shopee Food cũng thực hiện chạy quảng cáo
trên các mạng xã hội như Facebook,Youtube về các deal giảm món, giảm phần trăm
món của họ. Giúp cho khách hàng đặc biệt là giới trẻ, khi họ sử dụng mạng xã hội thì sẽ
rất dễ dàng nhìn thấy và tiếp cận đến với Shopee Food.
- Nhân lực :
Nguồn nhân lực của Shopee Food hay còn gọi là những đối tác, những cộng sự, giúp cho Shopee
Food mang đồ ăn thức, uống đến cho khách hàng của mình. Các tài xế giao hàng luôn hoàn
thành tốt nhiệm vụ của mình đối. Shopee Food luôn tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ các tài xế
của mình. Vì muốn dịch vụ tốt, khách hàng quan tâm đến dịch vụ thì đầu tiên phải quan tâm
đến những người cung cấp dịch vụ.

Trong mùa dịch Covid 19, Shopee Food đã thực hiện hỗ trợ các đối tác tài xế của mình
bằng các chính sách như “Gói hỗ trợ tài xế Shopee Food”, “Gói hỗ trợ tài xế bị cách ly tập
trung/tại nhà”, “Bảo hiểm tai nạn giành riêng cho tài xế ShopeeFood”. Với các gói hỗ trợ nhằm
giúp cho các tài xế có thể yên tâm trong công việc của mình, cũng đồng thời giúp đỡ một phần
cho các tài xế có hoàn cảnh khó khăn. - Hoạt động đăng ký làm đối tác tài xế của Shopee Food
rất dễ dàng, tuy nhiên các đối tác tài xế luôn có hệ thống điểm đánh giá từ người tiêu dùng ( từ 1
đến 5 sao). Nếu như tài xế bị đánh giá quá thấp điểm thì sẽ bị cảnh cáo cũng như là khóa tài
khoản đối tác. Điều này giúp cho các tài xế có ý thức hơn trong việc mang dịch vụ đến cho khách
hàng và có hành vi cư xử phù hợp.
- Cơ sở vật chất:
Các tài xế Shopee Food có đồng phục riêng giúp nâng cao tính chuyên nghiệp cũng như là tăng
độ nhận diện của khách hàng đối với Shopee Food. Đồng thời cáctế xế cũng được cung cấp túi
giữ nhiệt giúp bảo quản đồ ăn một cách tốt nhất trướckhi đến tay khách hàng.
App Shopee Food được thiết kế dễ sử dụng phù hợp với đối tượng khách hàng. Hầu như ai
cũng có thể sử dụng được.- Các loại đồ ăn, thức uống được sắp xếp theo danh mục cục thể rõ
ràng để khách hàng dễ dàng tìm kiếm. Ngoài ra Shopee Food còn gợi ý các món ăn gần nhà, hay
danh sách cửa hàng mà khách hàng đã ghé thăm.
Thực hiện tương tác với khách hàng, lắng nghe khách hàng thông qua việc đánh giá điểm và
bình luận của họ về món ăn tại cửa hàng và tài xế giao đồ ăn đến. Đồng thời từ đó giúp cho
Shopee Food có thể thấy được những hạn chế, từ đó đưa ra những chính sách tốt hơn để cải
thiện dịch vụ cũng như là trải nghiệm của kháchhàng tại Shopee Food.
- Nguồn:
Giá Shoppe Food:
https://help.shopeefood.vn/s/article/%C4%90%C6%A1n-h%C3%A0ng-Shopeefood-
%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-t%C3%ADnh-ph%C3%AD-nh%C6%B0-th%E1%BA%BF-n
%C3%A0o
Chính sách hỗ trợ đối với tài xế Shopee Food:
https://help.shopeefood.vn/s/article/G%C3%B3i-h%E1%BB%97-tr%E1%BB%A3-COVID-19-d
%C3%A0nh-cho-T%C3%A0i-x%E1%BA%BF-ShopeeFood https://help.shopeefood.vn/s/article/G
%C3%B3i-H%E1%BB%97-tr%E1%BB%A3-cho-T%C3%A0i-x%E1%BA%BF-b%E1%BB%8B-c
%C3%A1ch-ly-t%E1%BA%ADp-trung-t%E1%BA%A1i-nh%C3%A0
Quy trình hoạt động của ShopeeFood:
https://help.shopee.vn/vn/s/article/L%C3%A0m-th%E1%BA%BF-n%C3%A0o-%C4%91%E1%BB
%83-%C4%91%E1%BA%B7t-m%C3%B3n-v%E1%BB%9Bi-NowFood
BAEMIN
BAEMIN chính thức ra mắt ngày 14/5/2019 và bắt đầu nhận được những đơn hàng đầu tiên.
Sau một năm chinh phục khách hàng TP.HCM với hành trình không ngừng đổi mới và phát triển,
ứng dụng giao đồ ăn BAEMIN tiếp tục 'lăn' đến chinh phục thị trường Hà Nội.
BAEMIN là ứng dụng giao đồ ăn thuộc startup unicorn Woowa Brothers - công ty giao thực
phẩm có giá trị tỉ USD với nền tảng giao đồ ăn Baedal Minjok đang dẫn đầu thị trường Hàn
Quốc, chiếm hơn 50% thị phần tại xứ sở Kim Chi dù phải cạnh tranh với hơn 40 đối thủ trong
nước. Woowa Brothers đã gia nhập nhóm “kỳ lân” thế giới khi nhận được khoản đầu tư đảm
bảo trị giá 320 triệu USD vào tháng 12.2018, đưa mức định giá của công ty lên đến 2,6 tỉ USD.
Vào tháng 6.2019, “kỳ lân” này đã ra mắt ứng dụng giao đồ ăn BAEMIN tại Việt Nam, hoạt động
đầu tiên tại thị trường TP.HCM.
Đến cuối năm 2019, công ty giao đồ ăn của Đức Delivery Hero đã đồng ý mua Woowa Brothers
với giá 4 tỉ USD - đây được xem là thương vụ lớn nhất toàn cầu đối với một ứng dụng giao đồ ăn
tại thời điểm này.
Khi mới ra mắt, BAEMIN chỉ có vài trăm đối tác tài xế hoạt động. Nhưng tính đến tháng 6.2020,
BAEMIN đã có hàng chục ngàn đối tác tài xế thực hiện nhiệm vụ giao đơn mỗi ngày.
18 - là số quận tại TP.HCM mà BAEMIN đã “phủ sóng". Bắt đầu với 3 quận trung tâm, sau 1
năm, BAEMIN đã mở rộng phạm vi nhà hàng, đối tác tài xế đến 18 quận của TP.HCM.
24 - là giờ khắc cuối cùng trong ngày mà dịch vụ của BAEMIN hoạt động. Từ một ứng dụng chỉ
hoạt động đến 22 giờ, BAEMIN đã kéo dài thời gian hoạt động đến 24 giờ mỗi ngày nhằm mục
đích phục vụ nhu cầu ăn đêm của khách hàng.
20 - là số phút chỉ thời gian giao hàng trung bình của đối tác tài xế BAEMIN cho mỗi đơn hàng.
Trong thời kì đại dịch covid-19, nhu cầu mua thực phẩm trực tuyến tăng vọt tại những thành
phố lớn đang thực hiện lệnh giãn cách như Hà Nội hay TP.HCM. Một số siêu thị đã rơi vào cảnh
quá tải hay hết hàng, làm cho những người có nhu cầu gặp không ít khó khăn để chọn những
mặt hàng ưng ý.
Chỉ bằng một ứng dụng duy nhất, khách có thể ngắm nghía đầy đủ các mặt hàng của các chuỗi
siêu thị, cửa hàng tiện lợi hàng đầu đã liên kết với Baemin, bao gồm Co.op Mart, BigC, Cheers,
Vinamilk, Farmers' Market,…
Ngoài ra, hàng ngàn thương hiệu thực phẩm, nhu yếu phẩm lớn nhỏ phân bổ khắp các thành
phố lớn cũng đã đăng ký với BAEMIN. Chỉ cần những cú vuốt chạm, khách hàng như đã ghé
thăm trực tiếp cửa hàng để xem xét kỹ lưỡng các loại hàng hóa, giá cả bao nhiêu, khuyến mãi ra
sao.
- Về giá:
BAEMIN áp dụng mức Phí giao hàng như sau với Khách hàng: Khoảng cách di chuyển dưới và
bằng 3KM: đồng giá 16.000đ/ đơn hàng. Khoảng cách di chuyển từ 3KM trở lên: 16.000đ +
5.000đ cho mỗi KM tiếp theo.
Với mỗi đơn hàng thành công, BAEMIN sẽ khấu trừ Thuế VAT 8% (theo chính sách Thuế Giá trị
gia tăng 2021) trên toàn bộ Doanh thu vận chuyển. Phần doanh thu vận chuyển còn lại
(sau khi chiết khấu trừ VAT): BAEMIN thu chiết khấu 20%, đối tác nhận 80%.

- Chiêu thị:
Tuy là “người đến sau” nhưng BAEMIN luôn biết cách để gây ấn tượng, mang lại những hiệu
quả nhất định trong việc tiếp cận thị trường và xây dựng thương hiệu riêng.
Câu khẩu hiệu đặc trưng của thương hiệu này là “BAEMIN, nóng giòn đây!”. Câu nói này vừa
thể hiện tốc độ giao đồ ăn nhanh chóng, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng, sự tươi ngon,
nóng dẻo của đồ ăn
Ngoài màu sắc xanh mint/ xanh bạc hà trẻ trung, thân thiện, BAEMIN còn xây dựng một linh vật
riêng rất sáng tạo và ngộ nghĩnh. Bộ nhận diện này cũng được sử dụng giống như tại Hàn Quốc,
giúp thu hút thành công đối tượng khách hàng mục tiêu là giới trẻ.
Linh vật của BAEMIN là hình ảnh Mèo Mập, lấy cảm hứng cảm hứng từ hình tượng “Chú mèo
đia hia” trong truyện cổ tích Pháp. 
BAEMIN còn thực hiện những chính sách nhằm tăng cường chiêu thị như:
Đánh chiếm từng cụm: Chiến lược marketing của BAEMIN áp dụng chính là đánh chiếm
nhỏ lẻ từng cụm, không chỉ dựa trên khu vực địa lý mà còn dựa trên sở thích của khách hàng.
Theo khu vực địa lý: BAEMIN đặt ra mục tiêu là đứng nhất tại một quận còn hơn đứng
thứ hai, thứ ba ở một thành phố. Việc đứng nhất đó bao gồm cả việc chinh phục người mua lẫn
người bán ở khu vực đó. 
Và chiến lược marketing này được BAEMIN gọi là “Quán Ngon Quận Mình”, với thông điệp: tập
hợp các quán ngon trong quận, tập trung giao hàng nhanh trong khu vực đó.
Theo đối tượng khách hàng: Sau thành công của “Quán Ngon Quận Mình” và nhận
thấy cách thức “đánh chiếm từng cụm” này hiệu quả, BAEMIN tiếp tục lựa chọn cách đánh vào
sở thích ăn uống của khách hàng.
 BAEMIN tập trung phát triển theo những bộ sưu tập món ăn (food collection) theo từng nhóm
sản phẩm phù hợp với những đối tượng người tiêu dùng riêng biệt.
“Thử chút Healthy” dành cho người ăn chay, người tập gym… hay bộ sưu tập “Ngọt” chuyên về
các món bánh ngọt, kem.
Kết hợp Influencers/ KOL: Ngay từ chiến dịch đầu tiên “Quán Ngon Quận Mình”,
BAEMIN đã kết hợp với Trấn Thành cùng video “Phụ nữ nên yêu an toàn hay yêu thú vị?”. Sự
dẫn dắt duyên dáng của Trấn Thành cùng những triết lý thú vị đan xen giữa tình yêu và đồ ăn là
điều khiến người xem vô cùng thích thú ở lần kết hợp này. 

Chiến dịch “Ăn Ở Nhà Cũng Ngon” cũng hashtag #AnOnhaCungNgon được BAEMIN cho ra mắt
trong bối cảnh Việt Nam bước vào đợt giãn cách xã hội đầu tiên hồi tháng 4/2020. 
“Ăn Ở Nhà Cũng Ngon” đã nhận được sự đón nhận lớn từ cộng đồng. Hàng chục food-blogger
có sức ảnh hưởng như Nofoodphobia, Trang Nhím Tròn, Ăn Sập Sài Gòn, Bà Chúa Vỉa Hè,
Tebefood, Eatwithmynoreo, Iamfoodtester… cùng hàng trăm nhà hàng, thương hiệu F&B lớn
như Runam Bistro, Phúc Long, Mr.Steak, Maison Marou, Al Fresco’s… Tất cả đã kết hợp cùng
BAEMIN đem thông điệp này đến với hàng triệu khách hàng.
Trong chiến dịch “Thử chút Healthy”, BAEMIN lại lựa chọn những KOLs như Châu Bùi, Helly
Tống, Emmi Hoàng và Hana Giang Anh và cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực. Bởi đây đều
là những người nổi tiếng với lối sống xanh, quan tâm đến sức khỏe, môi trường, sự bền vững và
đúng chuẩn các từ khóa “sống sạch, eatclean, tập gym” mà BAEMIN muốn hướng tới. 
BAEMIN còn kết hợp khéo léo với các ca sĩ, nhạc sĩ, rapper như Amee, Karik, JustaTee hay
Rhymastic để cho ra mắt những sản phẩm âm nhạc giới thiệu về các sản phẩm của mình. Đây
đều là những nghệ sĩ được yêu thích rộng rãi bởi nhóm khách hàng trẻ tuổi, cũng chính là nhóm
khách hàng mà BAEMIN muốn tập trung quảng bá.
Content bắt trend, hợp GenZ
BAEMIN có đối tượng khách hàng tập trung vào đối tượng người trẻ, đối tượng khách hàng
tiềm năng nhất trong lĩnh vực app giao đồ ăn. Đây cũng chính là nhóm khách hàng rất khó
đoán, luôn thay đổi và đòi hỏi các thương hiệu phải luôn sáng tạo, luôn đổi mới và gần gũi thì
mới có thể “chinh phục” được. 

Do đó, sử dụng KOLs, các chương trình khuyến mãi, bộ nhận diện thu hút đôi khi là chưa đủ,
BAEMIN còn làm được nhiều hơn thế khi luôn có những nội dung (content) bắt trend, hợp xu
hướng. 

12 cung hoàng đạo, Cá Tháng Tư, ngày Halloween, tháng Cô hồn, Ngày 20/11, Black Friday hay
“mãi bên nhau bạn nhé,” nghe vũ trụ mách bảo” – những cụm từ và chủ đề thân thuộc
của GenZ Việt luôn được đội ngũ của BAEMIN sử dụng một cách dễ thương, sáng tạo. 
Những cụm từ và chủ đề thân thuộc của GenZ Việt luôn được đội ngũ của BAEMIN sử dụng một
cách sáng tạo.
Hay những nhân vật trong những bộ phim hot cũng được BAEMIN vẽ lại theo phong cách của
linh vật Mèo Mập, nhìn cực kỳ đáng yêu và thu hút!

Music Marketing
Music Marketing vẫn luôn là “mảnh đất màu mỡ” để mỗi thương hiệu cùng các nghệ sĩ được
sáng tạo, lan tỏa hình ảnh của mình tới cộng đồng. Những năm gần đây, hình thức này đang
dần một xu hướng cho các quảng cáo tại Việt Nam, bất kể ngành hàng, bất kể đối tượng mục
tiêu. 
Baemin chắc chắn cũng không nằm ngoài xu thế đó, đặc biệt khi thương hiệu này còn đến từ
Hàn Quốc – một đất nước đã quá nổi tiếng thế giới với nền điện ảnh, âm nhạc rực rỡ. 
Chưa đầy ba năm, BAEMIN Việt đã sở hữu cho mình 2 MV quảng cáo cùng 1 storytelling video,
bao gồm:
Quán ngon quận mình – Trấn Thành x Baemin (20/5/2020)
Em bé – Amee x Karik x Baemin (20/9/2020)
Ngọt – JustaTee x Rhymastic x Baemin (16/4/2021)
 
Những MV quảng cáo đã ra mắt của BAEMIN đều nhanh chóng lọt vào top trending trên
Youtube cũng như các nền tảng truyền thông khác. 
Thông điệp ngọt ngào được lồng ghép khéo léo, đánh trúng insight của chị em, giai điệu bắt tai,
cả phần nghe lẫn phần nhìn đều được chăm chút cẩn thận, đây chính là các điểm mạnh trong
loạt MV ca nhạc của BAEMIN. 
Trong việc sử dụng Music Marketing, BAEMIN cho thấy họ sở hữu rất tốt năng lực thấu cảm các
xu hướng trên thị trường. Bên cạnh đó, việc sáng tạo các nội dung trong từng video cũng chứng
minh thương hiệu này có khả năng phân tích thị trường và nghiên cứu đối tượng khách hàng
qua từng chiến dịch vô cùng kỹ lưỡng. 
Quảng cáo ngoài trời OOH
Hướng tới nhóm khách hàng trẻ tuổi và thường xuyên online trên mạng xã hội, nhưng BAEMIN
cũng không bỏ rơi quảng cáo ngoài trời OOH. 
Từ chiến dịch đầu tiên “Món Ngon Quận Mình”, ứng dụng này đã sử dụng những biển quảng
cáo mang phong cách “thả thính các quận”, vừa hài hước, ngắn gọn, lại đậm chất địa phương. 

BAEMIN cũng không bỏ rơi quảng cáo ngoài trời OOH.


Ví dụ như, “Tân Bình nhà anh đó, đặt là có anh giao”, “Anh ở quận 3, em vừa bước ra là anh
giao tới”, “Gò Vấp anh thuộc lòng, em bằng lòng anh giao” hay “Hoàn Kiếm anh biết rõ, ở trong
ngõ vẫn giao”.
BAEMIN cũng không triển khai quảng cáo OOH một cách tràn lan, phủ sóng kín mọi ngõ ngách.
Thương hiệu chỉ thử nghiệm cách làm này ở một số quận, huyện có lưu lượng xe đi lại đông đúc
tại TP.HCM rồi dần dần triển khai tại các khu vực khác. 
BAEMIN cũng không triển khai quảng cáo OOH một cách tràn lan, phủ sóng kín mọi ngõ ngách
Chiến lược marketing của BAEMIN đã tạo được hiệu ứng tự nhiên khi làm cho khách hàng tại
các tỉnh, thành khác bị kích thích trí tò mò: “Không biết BAEMIN sẽ sử dụng câu ‘thả thính’ gì
cho khu vực mình”.
Luôn tạo được sự chú ý 
Ngay từ khi mới vào thị trường Việt Nam, BAEMIN đã gây sự chú ý khi tài trợ cho sự kiện âm
nhạc hàng đầu của giới trẻ “V HEARTBEAT LIVE”. BAEMIN đã tung ra một “chiến dịch khao vé”
hoành tráng, giúp tạo được ấn tượng ban đầu với khách hàng Việt. 
Tiếp sau đó, những chiến dịch của BAEMIN luôn gây được sự trao đổi, thảo luận sôi nổi trên các
diễn đàn, mạng xã hội. 
Những bình luận không có hồi kết về việc “Phụ nữ nên yêu an toàn hay thú vị?”, thuật ngữ “Em
bé” có vẻ dùng hơi gượng ép hay cách đánh chiếm từng quận rất “khó chịu” của BAEMIN luôn
khiến thương hiệu này lên top tìm kiếm, top thảo luận. 

Ngay cả biển quảng cáo ngoài trời của BAEMIN cũng trở thành tâm điểm của sự chú ý. Hình ảnh
Trấn Thành đang dùng app BAEMIN, dưới có dòng chữ: “Em ăn gì anh đặt BAEMIN giao?”, thì
ngay tòa nhà bên cạnh là quảng cáo của Gojek: “Ăn gì cũng được, Gojek giao là được”, sử dụng
hình ảnh nổi bật của Hari Won – vợ Trấn Thành. 
Nhân lực:
Tài xế BAEMIN không chỉ gây ấn tượng bởi bộ đồng phục, mà còn ghi điểm bởi cách nói chuyện
lịch sự, tác phong chuyên nghiệp tử tế. Được các nhà hàng và những nhiều khách hàng đánh giá
cao về chất lượng cũng như phẩm chất.
-Ưu điểm:
Nhiều khuyến mãi và liên tục hãng thường xuyên ra các chương trình giảm sâu lên tới 50-60%
và tối đa tới 50-80k. Điểm khác với các ứng dụng khác là chỉ áp dụng với đơn hàng tối thiểu và
mức giảm tối đa thấp hơn. Mức giảm của hãng khá cao cho khách hàng.

Món ăn phong phú và cập nhật thường xuyên


Đồ ăn đa dạng do hãng hợp tác với nhiều đơn vị từ thương hiệu nổi tiếng đến quán ăn bình
dân. Do vậy, bạn hoàn toàn được lựa chọn đồ ăn thoải mái. Đồ ăn cũng phong phú cho mọi lứa
tuổi.

Lưu địa chỉ cho lần đặt hàng sau


Baemin cho phép bạn lưu lại địa chỉ đặt hàng, lần sau đặt không phải gõ lại địa chỉ. Ứng dụng
cũng cho bạn ghi chú về món ăn: gia giảm gia vị chẳng hạn. Bạn cũng có thể ghi chú cụ thể hơn
về địa chỉ giao giúp tài xế tìm dễ hơn.

Tìm kiếm nhà hàng, món ăn nhanh qua thanh tìm kiếm
Với công cụ tìm kiếm, bạn chỉ cần nhập tên nhà hàng hoặc nhập món ăn, hệ thống sẽ gợi ý cho
bạn. Một điểm hay của ứng dụng là sẽ đưa ra gợi ý cho bạn món ăn mỗi ngày. Gợi ý sẽ theo tiêu
chi món ở gần bạn, món đang có ưu đãi,..

Giao diện thân thiện, dễ dùng


Thiết kế giao diện Baemin theo hướng thân thiện với người dùng. Mọi chuyên mục đều được
trình bày, sắp xếp rõ ràng, dễ hiểu. Tất cả đều giúp bạn tìm kiếm nhanh chóng, đặt hàng dễ
dàng nhất.

-Nhược điểm
Mặc dù Baemin có rất nhiều ưu điểm, nhưng vẫn có những hạn chế cần khắc phục.

Hình minh họa các món ăn tại quán ăn Hà Nội chưa được cập nhật đầy đủ. Điều này khiến
khách hàng thất vọng. Tuy vậy, do Baemin mới tham gia vào thị trường Hà Nội nên có thể chưa
đảm bảo tốt yếu tố này.
Tình trạng các quán còn mở cửa và quán đóng cửa không được tách biệt. Điều này khiến khách
hàng dễ lẫn và có thể đặt nhầm.
Chưa thể xử lý nhanh vấn đề gặp phải khi cửa hàng đóng và không đặt hàng được.

Kết luận:
Tổng kết lại, các chiến lược marketing của BAEMIN có một sự mới mẻ, hấp dẫn và sáng tạo, thể
hiện tinh thần trẻ trung, dám đương đầu với khó khăn và thử thách. Chính những điều đó đã
giúp thương hiệu này bước đầu có những hướng đi đúng đắn.
BAEMIN dù gia nhập thị trường muộn nhưng với những chiến lược Marketing hiệu quả như:
chiến thuật “đánh chiếm từng cụm”, sử dụng Influencer Marketing, chú trọng phần nhìn với bộ
nhận diện thương hiệu thu hút, áp dụng đúng và trúng Music Marketing hay quảng cáo ngoài
trời OOH độc đáo. 
Qua những minh chứng mà MarketingAI vừa chỉ ra, thật không quá lời khi chúng ta gọi ứng
dụng giao đồ ăn nhanh đến từ Hàn Quốc này là “bậc thầy Marketing”. 

Sự đe dọa đến từ các đối thủ cạnh tranh


Những ứng dụng công nghệ như Grab vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển trong những
năm tới.
Tuy nhiên, mối đe dọa cho các sản phẩm của Grab có thể đến từ hệ thống chiết khấu cực
lớn từ các app ứng dụng khác.
Ngoài ra, việc cắt giảm chi phí trả cho tài xế và tăng thêm phụ thu của khách hàng đã khiến
grab mất đi một lượng lớn nhân lực và khách hàng.

Mối đe dọa từ những doanh nghiệp mới tham gia


Grab vẫn đang dẫn đầu trong thị phần công nghệ Việt. Các ứng dụng của người Việt dường
như “mất hút” trong thời gian qua, nhường chỗ cho những thương hiệu nước ngoài vừa
mạnh về tài chính, vừa khỏe về công nghệ.
Tuy nhiên, thị trường béo bở này đã có các gương mặt cũ “nhận phần”, mà nổi bật hơn cả là
Grab.
Grab có lượng dịch vụ hầu như phủ mọi mặt trận, từ gọi xe 4 bánh, 2 bánh, đến giao hàng,
gọi đồ ăn hay các dịch vụ mới hơn như đi siêu thị hộ.
Bởi vậy, có thể nói những áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp mới tham gia của Grab
tạm thời sẽ không quá cao.

Kết luận
Với những phân tích trên của MarketingAI, hy vọng bạn đã hiểu được những yếu tố chính
trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Grab. Cho đến nay, Grab vẫn luôn được xem là “chú
kỳ lân khởi nghiệp” thành công nhất tại Đông Nam Á.
Tại Việt Nam, mặc dù có một vài tranh cãi, nhưng không thể phủ nhận những đóng góp của
Grab trong cuộc chơi của các ứng dụng đặt xe công nghệ cũng như trong việc thay đổi thói
quen của người dân.

Ưu điểm, Dược điểm, Cách khắc phục các vấn đề


1. Ưu điểm:
Phát triển từ nền tảng gọi xe trực tuyến, Grab đã có được thông tin người dùng dồi dào sau
5 năm hoạt động
Giao diện app trực quan, dễ dùng, không cần tải thêm nhiều app khác hỗ trợ.
Có thể sử dụng ở nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á
Có tích hợp liên kết ví điện tử Moca ngay trong app
Có nhiều chương trình khuyến mãi dành cho từng thành viên, cấp độ khác nhau.
Xử lí và giải quyết, chăm sóc khách hàng tốt khi gặp vấn đề.
Nhằm thu hút được nhiều người dùng, mức phí giao hàng của Grab khá "mềm" so với thị
trường.
Shipper có trách nhiệm với đơn, điều mình thích ở Grab là đa phần tài xế là các chú lớn tuổi,
đối xử với mình như con cháu, khi giao thì rất có tâm với đơn, chất lượng món ăn khi giao
đến cũng được đảm bảo hơn.
Bạn có tích điểm sau mỗi lần sử dụng dịch vụ và dùng điểm để đổi quà hay voucher.
Khung giờ hoạt động 24/7
2. Nhược điểm
Ưu đãi không đồng đều giữa các thiết bị, người dùng. Bạn không thể chia sẻ cũng như lấy
code của người khác. Tuỳ vào phân khúc khách hàng, Grab sẽ có những chương trình
khuyến mãi dành riêng.
Dữ liệu quán không nhiều, đa số quán có trên ứng dụng là các quán ký hợp đồng chiết khấu.
Và mình thì khó có thể tìm được quán mình thích trên ứng dụng.
Do shipper linh hoạt lựa chọn đơn Food hoặc Bike nên đa phần tài xế không được trang bị
thùng giữ nhiệt.
3. Cách khắc phục vấn đề
- Thay đổi các ưu đãi đồng đều hơn, thời gian cho các ưu đãi cụ thể rõ ràng.
- Thay đổi cách vận hành nhất quán hơn
- Phân bố các shipper đồng đều và trang bị thêm cho tài xế những công cụ cần thiết
để phục vụ tốt hơn.

You might also like