You are on page 1of 219

KỂCHUYỆNQUA

DỮ LI
ỆU
1
Lời Mở Đầu

Việc sử dụng thành thạo Microsoft Office là một điều tất yếu ngày nay mà ai cũng
cần phải giỏi.
Ngày xưa chỉ cần biết sử dụng Word, các bảng biểu tính toán hay các phần mềm
thuyết trình đã trở thành ưu thế của người giỏi thông thạo việc thực hành so với
người chỉ giỏi lý thuyết, nhờ vậy có thể đạt được các vị trí công việc tốt hơn.
Nhưng ngày nay, đây chỉ là những kỹ năng tối thiểu để bạn được trúng tuyển.
Đó chính là điều mà một nhà tuyển dụng từng nói với chúng ta, “việc sử dụng
thành thạo Microsoft Office trong hồ sơ xin việc vẫn chưa đủ”. Biết được các
kiến thức cơ bản về chúng là điều hiển nhiên, nhưng bạn có thể làm gì với những
kiến thức đó mới khiến bạn trở nên khác biệt.
Do đó bí quyết để bạn có thêm lợi thế thúc đẩy sự thành công của bạn trong hầu
hết mọi ngành nghề sẽ được bật mí cực kỳ chi tiết qua cuốn sách này, “Kể chuyện
thông qua dữ liệu”.
Mọi người đều biết công nghệ đã mang đến các công cụ rất hữu ích để tiếp cận
và làm việc với dữ liệu dễ dàng hơn, tuy nhiên khả năng sử dụng dữ liệu từ việc
thu thập bằng công cụ đó mới là nhân tố quyết định. Bạn có thể ghi vài dữ liệu
vào Excel và vẽ thành một đồ thị chỉ với vài thao tác đơn giản. Đây là điều mà số
đông thường làm và dừng lại ở đó. Tuy nhiên chính điều này vô hình chung đã
khiến câu chuyện hấp dẫn nhất lại trở thành nhạt nhẽo, thậm chí còn khiến người
đọc khó hiểu, khó nắm bắt được nội dung thực sự mà dữ liệu có thể mang tới.
Luôn luôn có một câu chuyện nào đó tiềm ẩn trong những dòng dữ liệu. Tuy nhiên
việc quen sử dụng các chức năng mặc định sẵn có của các công cụ đã khiến cho
những câu chuyện chúng ta muốn nói thông qua dữ liệu trở nên nghèo nàn. Vì
những công cụ khô khan đó không thể nào biết cách thể hiện những câu chuyện
đó. Đây là lúc cần bạn - một nhà phân tích thực thụ, hay nói cách khác là một
người có thể giao tiếp chuyên nghiệp với những thông tin ấy. Đem câu chuyện kể
ra một cách sống động nhất, hiện ra toàn bộ trước mắt người xem. Quá trình đó
chính là điểm nhấn của cuốn sách này. Dưới đây là một số ví dụ của “trước và

2
sau” khi áp dụng những bài học bạn học được qua cuốn sách này. Chúng ta sẽ nói
rõ về từng bài học trong mỗi chương triêng biêt.
Những bài học sẽ giúp bạn từ một người chỉ thể hiện bề nổi của thông tin trở
thành một người kể chuyện qua dữ liệu chuyên nghiệp.
Cuốn sách dựa trên cuốn “Kể chuyện qua dữ liệu” của tác giả Cole Nussbaumer
Knaflic được dịch và biên soạn lại bởi Gitiho.com

3
AI NÊN ĐỌC CUỐN SÁCH NÀY

Cuốn sách này được viết cho bất cứ ai cần truyền đạt một điều gì đó tới người sử
dụng dữ liệu. Nó không có giới hạn, tuy nhiên để dễ hình dung ta có thể ví dụ đơn
giản như:
- Những nhà phân tích cần phải chia sẻ thành quả công việc của họ.
- Những học sinh, sinh viên cần phải trình bày luận án tốt nghiệp.
- Những người quản lý cần truyền đạt dữ liệu một cách dễ hiểu nhất.
- Những người hảo tâm cần minh chứng cho những tác động ảnh hưởng của
họ.
- Những nhà điều hành cần thông báo cho hội đồng cổ đông của mình.
Chúng ta tin rằng bất cứ ai cũng có thể phát triển và hoàn thiện kỹ năng nói
chuyện thông qua dữ liệu. Đây có thể là một lĩnh vực tương đối xa lạ với nhiều
người, tuy nhiên bạn đừng nên nghĩ như vậy.
Bạn nghĩ gì khi được hỏi “Hãy trình bày những dữ liệu gần đây đi?”
Có thể bạn sẽ hơi bối rối vì không biết phải bắt đầu từ đâu hoặc có thể bạn cảm
thấy đây là một công việc vô cùng nặng nề. Nguyên nhân bởi vì bản thân nghĩ
rằng việc làm báo cáo là một việc vô cùng phức tạp và phải bao gồm tất cả các
chi tiết để có thể giải đáp cho mọi câu hỏi theo cách khả thi nhất. Hoặc có thể bạn
đã có một nền tảng cơ bản nhất định, nhưng chưa tìm ra được điều gì có thể nâng
tầm những câu chuyện bạn muốn kể qua dữ liệu lên một tầng cao mới.
Và quyển sách này sẽ giải quyết toàn bộ những vấn đề trong các trường hợp trên,
khiến bạn đạt được mong muốn của mình.

Vì vậy, khả năng kể chuyện thông qua dữ liệu trở thành một kỹ năng cần thiết
hơn bao giờ hết trong một thế giới mà dữ liệu ngày càng dày đặc, cũng như nhu
cầu đòi hỏi việc ra quyết định dựa trên những dữ liệu đang có ngày càng phải hiệu
4
quả. Cho nên tính dễ hiểu của việc thể hiện dữ liệu liên quan trực tiếp đến việc
diễn tả những phát hiện trong nghiên cứu của bạn có thành công hay thất bại. Bất
kể là gây quỹ cho tổ chức phi lợi nhuận, thuyết trình cho hội đồng quản trị, hay
chỉ đơn thuần là giải thích ý kiến của bạn cho khán giả.
Những kinh nghiệm tích lũy đã chỉ ra rằng hầu hết mọi người đều gặp một trở
ngại lớn như nhau: họ nhận ra sự thiết yếu của kỹ năng giao tiếp thông qua dữ
liệu nhưng lại thiếu chuyên môn trong kỹ năng này. Những người có năng khiếu
trong kỹ năng này thường rất hiếm. Việc thể hiện dữ liệu qua hình ảnh chỉ là một
bước trong quá trình phân tích dữ liệu. Những người được thuê với vai trò phân
tích dữ liệu thường đã được đào tạo bài bản về những bước còn lại bao gồm: tìm
dữ liệu, tổng kết chúng, phân tích và từ đó xây dựng những mô hình, nhưng không
nhất thiết đã được đào tạo bài bản về cách thiết kế để chúng trở nên dễ hiểu hơn
trong việc giao tiếp thông qua phân tích đó. Thực ra, đây thường là phần duy nhất
của toàn quá trình mà khán giả sẽ xem được. Và tất nhiên trong một thế giới dữ
liệu dày đặc hiện nay, những ai chưa được đào tạo bài bản với chuyên ngành kỹ
thuật sẽ rất khó để có được góc nhìn của một nhà phân tích dữ liệu.
Cảm giác khó chịu mà bạn đang trải qua cũng không quá đỗi ngạc nhiên vì chúng
ta đều biết kỹ năng kể chuyện thông qua dữ liệu không phải là một kỹ năng được
dạy trên trường. Những ai giỏi trong kỹ năng này đều đã biết được điều gì nên
làm và không nên làm qua những trở ngại và sai sót trong sự nghiệp của họ. Đây
là một quá trình rất dài và gian nan. Tuy nhiên thông qua cuốn sách này sẽ rút
ngắn quá trình thành thạo kỹ năng này giúp cho bạn.

5
CÁCH HỌC KỂ CHUYỆN QUA DỮ LIỆU NHƯ THẾ NÀO

Đã từ rất lâu, chúng ta luôn bị thu hút bởi khoảng giao thoa giữa toán học và kinh
doanh. Do nền tảng giáo dục của bản thân có cả hai chuyên ngành trên, điều đó
giúp bản thân thông thạo ngôn ngữ chuyên môn của cả hai ngành đó. Tất nhiên
chúng có những điểm khác biệt và lại bổ sung cho nhau trở nên dễ hiểu hơn.
Khả năng có thể tìm ra logic trong những dữ liệu thật tuyệt vời và từ đó ra được
các quyết định kinh doanh hiệu quả hơn. Theo thời gian, chúng ta tìm được chìa
khóa dẫn đến thành công, đó chính là việc truyền đạt thông qua dữ liệu có hiệu
quả hay không.
Lần đầu nhận ra sự quan trọng của nó là khi làm công việc đầu tiên lúc mới ra
trường. Công việc bấy giờ là làm một nhà phân tích trong việc quản lý rủi ro của
thẻ tín dụng (trước khi khủng hoảng nợ dưới hạn xảy ra và cũng như trước khi
mọi người biết quản lý rủi ro của thẻ tín dụng là gì). Nhiệm vụ lúc đó là xây dựng
và đánh giá các mô hình phân tích thống kê và dự đoán những món nợ không trả
đúng kỳ hạn cũng như các khoản nợ không thể thu hồi. Có nghĩa là biến những
dữ liệu phức tạp thành các truyền đạt đơn giản mà chúng ta có thể dự phòng được
cho các khoản lỗ dự kiến trước, những tình huống chúng ta có thể gặp rủi ro,...
Chúng ta sẽ rất nhanh nhận ra việc làm cho các bản báo của mình trở nên bắt mắt
hơn đã giúp bản thân gây được ấn tượng với sếp và sếp của sếp, điều mà các đồng
nghiệp khác thường không quan tâm tới. Đó là bước khởi đầu trong việc nhận ra
giá trị của tiếp thị dữ liệu bằng hình ảnh.
Sau khi đảm nhận qua các vị trí như quản trị rủi ro tín dụng, gian lận và điều hành.
Bản thân nhận ra rằng để sự nghiệp bản thân không bị giới hạn trong ngành ngân
hàng và tài chính thì chính kỹ năng dùng mỗi ngày - sử dụng dữ liệu để ra các
quyết định kinh doanh chính là yếu tố then chốt.
Tôi được làm việc trong phòng Phân tích con người của Google. Google là một
công ty chuyên về mảng dữ liệu. Dữ liệu nhiều đến nỗi mà họ có thể sử dụng để
phân tích một phạm vi ít thấy được: nguồn nhân lực. Phân tích con người là một
ban thuộc tổ chức Google’s HR (và được gọi là Ban phân tích con người). Khẩu
hiệu của Ban này là đảm bảo cho mọi quyết định liên quan đến nhân sự đều được

6
dựa trên dữ liệu, gồm cả nhân viên hiện tại lẫn nhân viên tương lai. Đây là một
nơi tuyệt vời để rèn dũa kỹ năng kể chuyện thông qua dữ liệu, sử dụng và phân
tích dữ liệu để hiểu và cung cấp thông tin cho những quyết định trong chuyên
ngành như tuyển dụng nhân sự, hiểu và khuyến khích nhân viên, xây dựng một
đội ngũ mạnh mẽ và giữ lại những nhân tài. Ban phân tích con người của Google
như một người tiên phong dẫn đường, tạo nên một hướng đi mới mà nhiều công
ty khác phải noi theo. Đây là một trải nghiệm tuyệt vời khi được tham gia việc
xây dựng và phát triển đội ngũ này.
Dự án Oxygen đã chỉ ra rằng: Điều làm nên một người quản lý giỏi chính là kỹ
năng có thể kể chuyện thông qua dữ liệu. Đây là dự án được công chúng đón nhận
nhiệt tình: Dự án Oxygen của Google với đề tài “Điều gì làm nên một người quản
lý giỏi”. Và công trình nghiên cứu này đã được đăng trên tờ New York Times và
là một cơ sở cho case – study nổi tiếng của mục Harvard Business Review. Một
trở ngại thường gặp là làm thế nào để diễn tả những phát hiện này cho mọi đọc
giả, từ những kỹ sư hay nghi ngờ về cách thức và luôn muốn phải hiểu rõ được
chi tiết, tới những người quản lý hiểu được những phát hiện này trên quy mô lớn
hơn và biết cách đưa vào thực tế. Và sự đóng góp của tôi là vào mảng giao tiếp,
giúp phát huy triệt để cách biến những thứ tưởng chừng như vô cùng phức tạp
thành một thứ có thể làm hài lòng các kỹ sư và sự khao khát tìm hiểu chi tiết cũng
như phải dễ hiểu và rõ ràng cho những người quản lý và các tầng lớp lãnh đạo
khác. Và để làm thế, tôi đã tận dụng nhiều khái niệm mà chúng ta sẽ được học
trong cuốn sách này.
Bước ngoặt lớn của tôi là khi chúng tôi đang xây dựng một chương trình đào tạo
nội bộ trong ban phân tích con người và tôi được giao công việc phát triển nội
dung về diễn tả dữ liệu bằng hình ảnh. Điều này đã giúp tôi có cơ hội được nghiên
cứu và bắt đầu học được những nguyên tắc tạo nên cách thể hiện hiệu quả dữ liệu
thông qua hình ảnh, giải thích được tại sao những bài học tôi rút ra được từ những
sai lầm trong nhiều năm làm việc lại có ích như vậy. Và với nghiên cứu này, tôi
đã tạo ra một khóa học về thể hiện dữ liệu sau này đã được dạy cho toàn công ty
Google.

7
Khóa học của tôi đã tạo được tiếng vang, cả trong lẫn ngoài Google. Và nhờ
những may mắn của bản thân, tôi được nhận lời mời để phát biểu trước một vài
tổ chức từ thiện và sự kiện với chủ đề thể hiện dữ liệu qua hình ảnh. Tiếng lành
đồn xa. Tôi càng ngày càng nhận được nhiều người biết đến, ban đầu chỉ trong
giới từ thiện, nhưng dần dần ngày càng nhiều công ty biết đến tôi, mong được chỉ
dẫn làm cách nào để thể hiện dữ liệu hiệu quả nhất. Đồng thời tôi cũng dần nhận
ra được sự thiết yếu của kỹ năng này không chỉ giới hạn trong công ty Google.
Gần như bất cứ ai liên quan đến điều hành hay kinh doanh đều có thể phát triển
quy mô công ty của họ bằng kỹ năng này. Sau công việc là một người phát biểu
tại các hội nghị và sự kiện vào thời gian rảnh, cuối cùng tôi cũng nghỉ việc ở
Google để theo đuổi sự nghiệp đang nổi của tôi, việc dạy kỹ năng cách kể chuyện
thông qua dữ liệu.
Qua nhiều năm tháng, tôi cũng đã dạy rất nhiều workshop cho cả hơn trăm doanh
nghiệp ở Mỹ và Châu Âu. Đây thật sự là một trải nghiệm tuyệt vời khi biết rằng
kỹ năng này rất cần thiết cho rất nhiều ngành nghề và tầng lớp. Khách hàng của
tôi có cả những tư vấn viên, những người trong ngành tiêu thụ sản phẩm, giáo
dục, tài chính, chính trị, y tế phi lợi nhuận, đại lý phân phối, công nghệ và ngay
cả những người khởi nghiệp. Những khách hàng của tôi đến từ nhiều tầng lớp: từ
những nhà phân tích dữ liệu hằng ngày đến những người chỉ đôi khi phải thêm
thắt dữ liệu vào công việc của họ; từ những người quản lý cần phải cung cấp chỉ
dẫn và phản hồi, đến cả những đội ngũ điều hành phải cung cấp kết quả cho hội
đồng quản trị của họ.
Cũng nhờ công việc này, dù đã gặp phải nhiều trở ngại trong việc thể dữ liệu qua
hình ảnh nhưng tôi cũng đúc kết ra được rằng các kỹ năng này là vô cùng thiết
yếu. Chúng không bị giới hạn bởi ngành nghề hay tầng cấp nào. Việc giảng dạy
cũng vô cùng hiệu quả, tôi nhận được vô số các phản hồi tích cực từ những người
đã tham dự workshop của tôi. Theo thời gian, tôi đã tóm tắt các bài học mà tôi
dạy ở các lớp workshop này, đây chính là điều mà tôi sẽ chia sẻ cùng các bạn
trong quyển sách này.

8
06 BÀI HỌC DÀNH RIÊNG CHO BẠN ĐỂ HỌC CÁCH KỂ CHUYỆN
QUA DỮ LIỆU

Trong workshop thường chỉ dạy 5 bài. Tuy nhiên do không bị giới hạn thời gian,
chúng ta sẽ thêm một bài học nho nhỏ mà rất hữu ích cần chia sẻ đó là: suy nghĩ
như một nhà thiết kế. Cùng với nhiều ví dụ về trước và sau khi sử dụng cách kể
chuyện khác nhau như thế nào, chỉ dẫn từng bước một:
Và tất nhiên những bài học này vô cùng thực tế để bạn có thể áp dụng ngay trong
công việc hàng ngày của bạn, 06 bài học chính là:
1. Hiểu nội dung bảng báo cáo để làm biểu đồ
2. Chọn biểu đồ thích hợp để thể hiện dữ liệu
3. Loại bỏ những ý khó hiểu trong biểu đồ
4. Biết cách đánh trọng điểm
5. Cách suy nghĩ như nhà thiết kế
6. Cách kể chuyện
Những ví dụ minh họa từ rất nhiều ngành nghề:
Xuyên suốt cuốn sách, chúng ta sẽ dùng rất nhiều ví dụ (case-studies) để thể hiện
những khái niệm được dùng. Những bài học sẽ không tập trung vào một ngành
công nghiệp hay một nghề nhất định, mà sẽ là những khái niệm căn bản và cách
sử dụng chúng để có thể khiến câu chuyện trong dữ liệu trở nên nổi bật. Do kỹ
năng này liên quan đến nhiều ngành nên những ví dụ của chúng ta rất đa dạng từ
công nghệ, giáo dục, sản phẩm tiêu dùng và ngay cả những tổ chức phi lợi nhuận,
cũng như rất nhiều ngành khác.
Mỗi ví dụ đều dựa vào những bài học đã dạy ở workshop, tuy nhiên trong nhiều
trường hợp, do lý do bảo mật, nên chúng ta sẽ thay đổi những dữ liệu và khát quát
hóa những khái niệm.
Dù sẽ có rất nhiều những ví dụ tưởng chừng không liên quan đến bạn, nhưng
chúng ta đừng bỏ qua và hãy suy nghĩ về những khó khăn bạn gặp trong trong
việc thể hiện dữ liệu hay giao tiếp thông tin và ngẫm xem liệu cách tiếp cận đó
có thể giúp bạn vượt qua hay không. Luôn luôn có một điều gì đó để học mặc dù
những ví dụ đó không liên quan một chút gì đến công việc mà bạn đang làm.

9
Những bài học này không tập trung vào những công cụ thực hiện:
Những bài học sẽ dạy cho bạn chỉ tập trung vào cách áp dụng mà có thể sử dụng
bất kỳ ứng dụng thuyết trình hay vẽ đồ thị đặc biệt nào. Hiện tại có vô vàn công
cụ mà bạn có thể tận dụng để thể hiện những dữ liệu một cách tối ưu. Cho dù
công cụ có hữu dụng đến đâu, nó vẫn không thể hiểu rõ dữ liệu cũng như cách để
thể hiện chúng như bạn. Hãy dành một chút thời gian làm quen với những ứng
dụng bạn đang có để chúng không trở thành một yếu tố làm giới hạn khả năng áp
dụng những bài học này trong thực tiễn.
Làm sao để làm điều đó trong Excel?
Tuy chúng không tập trung diễn giải về một công cụ cụ thể nào, mọi ví dụ đều có
thể thực hiện dựa trên Excel.
Vậy cuốn sách được sắp xếp như thế nào?
Cuốn sách xếp thành một loạt các bài học trên tầm nhìn rộng. Trong đó mỗi bài
học tập trung vào một nội dung nhất định cùng với những khái niệm liên quan.
Chúng ta sẽ chỉ tập trung một ít vào lý thuyết để có thể hiểu biết thêm về chúng,
còn chúng ta vẫn sẽ nhấn mạnh vào cách áp dụng thực tiễn của lý thuyết đó. Bạn
sẽ thấy rõ điều này qua những ví dụ thực tế. Và bạn sẽ sẵn sàng áp dụng bài học
đó ngay khi đã hiểu chúng.
Những bài học trong cuốn sách này được sắp xếp theo trình tự tương ứng với quá
trình kể chuyện qua dữ liệu. Bởi vì bài học sau sẽ nối tiếp, liền mạch với bài học
trước thông qua việc xuyên suốt các ví dụ nên khuyến khích các bạn hãy đọc từ
đầu đến cuối. Và sau khi đọc hết cuốn sách, có khả năng bạn sẽ lật lại những chỗ
bạn thấy thú vị hoặc những ví dụ mà bạn thấy có liên quan đến những khó khăn
trong việc thể hiện dữ liệu thông qua hình ảnh mà bạn đang vấp phải.

10
Để giúp bạn có cái nhìn tổng quát, dưới đây là những tóm tắt của bài học trong
cuốn sách này:
Chương 1: Sự quan trọng của nội dung báo cáo
Trước khi bắt đầu tìm hiểu quá trình kể chuyện thông qua dữ liệu, có một vài câu
hỏi mà chúng ta cần phải biết chính xác câu trả lời: Ai là khán giả của bạn? Bạn
cần họ phải biết và làm những gì? Chương này chỉ cho bạn tầm quan trọng của
việc hiểu nội dung tình huống, bao gồm chân dung khán giả, cơ chế giao tiếp và
giọng điệu diễn đạt. Một số khái niệm được giới thiệu và diễn giải thông qua các
ví dụ dễ hiểu. Xây dựng một nền tảng kiến thức về nội dung giúp giảm đi sự lặp
lại những khái niệm, cũng như là nền móng để đưa bạn đến thành công trong việc
kể chuyện thông qua dữ liệu.
Chương 2: Chọn một hiệu ứng hình ảnh hiệu quả
Hẳn là bạn đang rất muốn biết cách tốt nhất để thể hiện dữ liệu. Tất cả những hình
ảnh hiển thị dùng trong công việc thường xuyên của mình sẽ trở thành ví dụ phân
tích. Và trong chương này sẽ giới thiệu những hiển thị hình ảnh thường gặp nhất
để thể hiện dữ liệu trong bối cảnh kinh doanh, giải thích từng công dụng của
chúng. Đồng thời lấy ví dụ cho từng cái trong bối cảnh thực tiễn. Một số loại hiệu
ứng bao gồm chữ cái đơn giản, bảng biểu, “heatmap”, biểu đồ đường thẳng,
“slope graph”, biểu đồ cột ngang, “vertical stacked bar chart”, “waterfall chart”,
biểu đồ cột dọc, “horizontal stacked bar chart” và “square area graph”. Chúng ta
cũng được giải thích nên tránh những biểu đồ nào không nên dùng, bao gồm biểu
đồ tròn, biểu đồ donut và giải thích lý do tại sao nên tránh hình 3D.
Chương 3: Sự sắp xếp loạn xạ là kẻ thù của bạn
Hãy tưởng tượng ra một tờ giấy trống hay một màn hình trống: mỗi một yếu tố
bạn bỏ thêm vào trang hay màn hình đó lại chiếm lấy 1 phần nhận thức của khán
giả mình. Vì vậy việc nhìn nhận sáng suốt nên bỏ yếu tố nào nên và không nên
dùng: Xác định và loại bỏ sự rối rắm trong cách trình bày là nội dung chính trong
chương này. Và cũng như một phần bổ sung của việc giao tiếp dữ liệu, chúng ta
sẽ giới thiệu và giải thích Nguyên lý Gestalt về nhận thức trực quan và cách chúng
ta có thể áp dụng nguyên lý này tới việc trình bày thông tin qua hình ảnh như
bảng biểu và biểu đồ. Chúng ta cũng sẽ bàn về cách chỉnh khoảng cách, sử dụng
11
khoảng trống và sự tương phản giữa những yếu tố quan trọng khi thiết kế một
cách cẩn thận. Để hiểu rõ chương này thì cần một vài ví dụ thực tiễn.
Chương 4: Cách thu hút sự tập trung của khán giả
Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách người xem nhận thức và khiến việc
đó trở thành ưu điểm của bạn khi xây dựng câu chuyện của mình. Trong chương
này còn bao gồm một chút diễn giải về thị giác và cách trí nhớ sử dụng những
yếu tố lặp đi lặp lại như kích thước, màu sắc, và vị trí của yếu tố trên màn hình
để nhận thức về tầm quan trọng của chúng. Chúng ta sẽ nghiên cứu cách dùng
những yếu tố được lặp để điều khiển sự chú ý của khán giả đến nơi bạn muốn thu
hút họ cũng như tạo ra một hệ thống cấp bậc giữa các yếu tố có thể dẫn dắt khán
giả nắm bắt thông tin theo cách bạn muốn. Sử dụng màu sắc như một yếu tố chiến
lược là một bài học cần được tìm hiểu kỹ. Trong phần này, những khái niệm sẽ
được thể hiện thông qua các ví dụ thực tế.
Chương 5: Suy nghĩ như một nhà thiết kế
Hình thức (form) đi sau chức năng. Đây là một câu ngạn ngữ về việc thiết kế sản
phẩm có một sự hiệu quả tương tự như giao tiếp dữ liệu qua hình ảnh. Khi nói
đến form và công dụng của việc thể hiện dữ liệu qua hình ảnh, điều đầu tiên chúng
ta muốn là khán giả sẽ sử dụng những dữ liệu đó để làm gì (công dụng) và xây
dựng hình ảnh (form) để đơn giản hóa việc trên. Ở chương này, chúng ta sẽ bàn
về cách các khái niệm thiết kế truyền thống có thể được áp dụng trong việc giao
tiếp dữ liệu. Mục tiêu là bàn về cách nhận thức chung, khả năng tiếp cận, và tính
thẩm mỹ liên quan đến một số khái niệm đã được giới thiệu ở những chương
trước, tuy nhiên chúng ta sẽ tìm hiểu dưới một góc độ khác. Ngoài ra chúng ta
cũng bàn về những chiến lược để chiếm lấy cảm tình của khán giả bằng cách thiết
kế hình ảnh của mình.
Chương 6: Tìm hiểu sâu về nhận thức thị giác
Nhiều điều có thể học thông qua việc xem xét về các cách trình bày hình ảnh hiệu
quả. Trong chương này, chúng ta nghiên cứu 5 cách trình bày mẫu và tìm hiểu về
dòng suy nghĩ của họ, cũng như những lựa chọn trong việc thiết kế đã tạo nên
cách trình bày đó. Chúng ta cần tận dụng những kiến thức đã được biết đến thời
điểm này. Đồng thời tìm hiểu những quyết định liên quan đến loại biểu đồ và
12
cách sắp xếp chúng sao cho đẹp mắt. Cân nhắc cách sử dụng và loại bỏ những
màu sắc, độ dày của những cột và dòng trong biểu đồ, cũng như các kích thước.
Tiếp theo là sự bố trí và sắp xếp các yếu tố trong nhận thức thị giác, cũng như sự
hiệu quả trong việc dùng chữ trong các tiêu đề, nhãn và chú thích.
Chương 7: Bài học về cách kể chuyện
Những câu chuyện cộng hưởng và gắn liền với chúng ta theo những cách mà một
mình dữ liệu đơn thuần không thể làm được. Ở chương này sẽ giới thiệu cho bạn
khái niệm về kể chuyện mà có thể áp dụng trong việc thể hiện dữ liệu thông qua
hình ảnh. Chúng ta cùng xem xét những điều có thể học từ các bậc thầy kể chuyện.
Mỗi câu chuyện thường có một bố cục, bao gồm mở, thân và kết; chúng ta sẽ nói
về cách thức và thời điểm có thể sử dụng bố cục này trong việc xây dựng một bài
thuyết trình trong kinh doanh. Chúng ta cũng sẽ tìm hiểu những chiến lược khiến
cho cách kể chuyện trở nên thu hút, bao gồm sức mạnh của việc lặp lại, cách sắp
xếp câu chuyện, xem xét cả việc sắp xếp, cách nói và viết, cũng như các cách để
tường thuật câu chuyện rõ ràng trong khi chúng ta thuyết trình.
Chương 8: Tổng kết
Các chương trước bao gồm các cách ứng dụng riêng biệt cho từng bài học. Trong
chương tổng kết này, chúng ta đi theo cách dùng một ví dụ thực tiễn duy nhất để
trình bày cách kể chuyện qua dữ liệu. Ta hiểu nội dung của nó, chọn cách trình
bày đẹp mắt, xác định và loại bỏ sự lộn xộn, tìm cách thu hút sự tập trung của
khán giả, suy nghĩ như một nhà thiết kế, và cuối cùng là kể chuyện. Tổng hợp tất
cả những bài học này giúp chúng ta có một cách bày trí đẹp mắt và mạch lạc. Từ
đó giúp chúng ta biến dữ liệu đơn thuần thành câu chuyện sinh động từ chính dữ
liệu đó.
Chương 9: Case study
Trong chương gần cuối này sẽ tìm hiểu về những chiến thuật nhất định để giải
quyết các khó khăn thường gặp khi muốn thể hiện dữ liệu qua một số case study.
Những chủ đề bao gồm việc lựa chọn màu sắc với nền tối, tận dụng hiệu ứng hình
ảnh giữa việc muốn thu hút sự tập trung và việc nói sơ lược, thiết lập logic đúng
đắn, các chiến thuật để tránh việc sử dụng biểu đồ đường gấp chồng chéo nhau,
và việc sử dụng xoay vòng với biểu đồ tròn.
13
Chương 10: Những suy nghĩ cuối cùng
Việc thể hiện dữ liệu cũng như việc trao đổi bằng dữ liệu nói chung nằm tại
khoảng giao thoa giữa nghệ thuật và khoa học. Ở trong chuyên ngành này hiện
hữu một chút yếu tố khoa học: những bài tập thực hành cùng hướng dẫn tuyệt vời
để học theo. Và cả những yếu tố nghệ thuật. Hãy áp dụng những bài học ở đây
vào sự nghiệp để có thể xây dựng nên hướng đi cho bản thân bạn, áp dụng một
chút thẩm mỹ để làm đẹp mắt và đơn giản hóa đi thông tin giúp người đọc có thể
nắm bắt dễ dàng. Ở trong chương cuối cùng này, chúng ta hãy cùng thảo luận đôi
chút về điểm đến của bạn và các cách để có thể sử dụng những kiến thức này hiệu
quả trong môi trường làm việc cũng như công ty của bạn. Chúng ta sẽ kết thúc
cuốn sách này với một tóm tắt tổng quan về tất cả các bài học ở trên.
Từng chút một, các bài học sẽ xây dựng cho bạn một nền tảng để có thể kể chuyện
với dữ liệu một cách trôi chảy. Chúng ta hãy cùng bắt đầu nào.

14
CHƯƠNG 1: SỰ QUAN TRỌNG CỦA NỘI DUNG

Điều này nghe có vẻ hơi gượng gạo tuy nhiên việc quyết định sự thành công trong
việc kể chuyện qua dữ liệu không phụ thuộc vào khả năng kể chuyện. Mà trước
khi bạn muốn bắt đầu với việc thể hiện dữ liệu hay kể chuyện bằng dữ liệu, bạn
nên tập trung thời gian và công sức vào việc nắm rõ nội dung để có thể thể hiện
dữ liệu đó lưu loát hơn. Và ở trong chương này, chúng ta sẽ giải thích cụ thể hơn
vào tầm quan trọng trong việc am hiểu nội dung mà bạn cần trình bày cũng như
sẽ giới thiệu các cách hướng bạn đến sự thành công trong việc thể hiện dữ liệu
qua hình ảnh.

Phân tích theo cách khám phá và theo cách giải thích

Trước khi chúng ta nói đến nội dung cụ thể là như thế nào, có một điều mà chúng
ta cần lưu ý là giữa 2 cách phân tích: khám phá và giải thích. Cách phân tích giải
thích là những gì bạn làm để có thể hiểu và xác định được những thông tin quan
trọng cũng như đáng chú ý để có thể nhấn mạnh trong biểu đồ của bạn. Sử dụng
cách phân tích giải thích cũng như tìm ngọc trong các con trai. Chúng ta sẽ phải
nạy 100 con trai (sử dụng 100 phép thử khác nhau hoặc nhìn nhận vấn đề từ 100
hướng) chỉ để cuối cùng nhận lấy được 2 viên ngọc. Và tới những đoạn bạn cần
phải trình bày những phát hiện của mình trong buổi thuyết trình, chúng ta nên sử
dụng cách phân tích theo hướng giải thích, nghĩa là bạn muốn tập trung vào một
ý tưởng hay một câu chuyện nào đó – hay nói mỹ miều hơn là tô điểm cho 2 viên
ngọc của bạn.
Tuy nhiên, những người diễn giả lại thường hay mắc lỗi với suy nghĩ rằng thể
hiện cách phân tích theo hướng khám phá là tốt (chỉ đơn thuần trình bày dữ liệu,
bày ra cả 100 con trai) trong khi họ phải giải thích (chuyển tải các dữ liệu thành
thông tin và kiến thức mà người nghe có thể hiểu, 2 viên ngọc trai). Nhưng đây
là lỗi có thể thông cảm. Bởi sau khi thực hiện toàn bộ quá trình phân tích, việc
muốn khoe cả quá trình là một việc vô cùng cám dỗ, như là một bằng chứng cho
biết bao công sức cũng như tâm huyết vào dự án. Tuy nhiên hãy chống cự lại nó.
Điều bạn đang làm chính là bắt người nghe của bạn mở từng con trai trong 100

15
con trai của bạn đó. Hãy tập trung vào những viên ngọc hay những thông tin quan
trọng bạn muốn truyền tải.
Và ở đây, chúng ta sẽ phải nhấn mạnh vào lối phân tích giải thích cũng như cách
truyền tải chúng.

Dành cho ai, đó là gì và hướng dẫn cách thức đạt được. (WHO, WHAT,
HOW)

Khi nói đến việc phân tích theo hướng giải thích, có một vài điều chúng ta cần
phải suy ngẫm và làm rõ trước khi bắt đầu quá trình thể hiện dữ liệu bằng hình
ảnh hay tạo nên nội dung. Trước hết, những thông tin này bạn muốn truyền đạt
cho ai? Việc hiểu người nghe của bạn cũng như nhu cầu của họ rất quan trọng
trong việc thể hiện dữ liệu. Việc này có thể giúp bạn nhận định được điểm chung
giữa bản thân và người nghe đồng thời bảo đảm họ sẽ chú tâm vào bài thuyết
trình của bạn.
Điều thứ 2 mà bạn cần hỏi bản thân là Bạn muốn các thính giả của bạn được biết
những gì? Bạn nên tìm hiểu xem các thính giả sẽ phản ứng như thế nào với bài
thuyết trình của bạn, qua đó biết được cách mà bạn sẽ truyền đạt thông tin cũng
như giọng điệu khi bạn thuyết trình.
Chỉ khi bạn đã cảm thấy hài lòng với câu trả lời của bản thân với 2 câu hỏi trên
thì lúc đó bạn mới nên chuyển đến câu hỏi thứ 3: Bạn sẽ sử dụng các dữ liệu đang
có như thế nào để làm nên bài thuyết trình của bạn?
Và chúng ta hãy đi sâu vào 3 yếu tố trên một cách chi tiết hơn.

Yếu tố Ai (WHO)

Thính giả của bạn


Bạn càng hiểu rõ thính giả của mình thì bạn sẽ càng thành công trong việc truyền
tải thông điệp mà bạn mong muốn. Hãy tránh cách xác định chung chung thính
giả của bạn là ai, như là các bên có liên quan trong và ngoài một đơn vị hay công
ty nào đó hay là những ai có nhu cầu tìm hiểu – bằng việc cố gắng bao gồm càng
nhiều thính giả cùng với các nhu cầu khác nhau của họ, bạn đang đặt bản thân
16
vào trong một vị trí mà thông điệp của bạn đang được truyền tải theo một cách
kém hiệu quả. Đôi khi việc này đồng nghĩa với việc phải tạo ra các cách truyền
đạt khác nhau với từng đối tượng thính giả. Việc xác định đối tượng thính giả
trọng tâm cũng là một cách để giới hạn hiệu quả. Như đã nói ở trên, càng am hiểu
thính giả của bạn, việc đồng cảm với họ sẽ trở nên dễ dàng hơn từ đó xác định
được cách thuyết trình hiệu quả hơn trong việc đáp ứng nhu cầu của họ cũng như
bản thân bạn.
Vị trí của người thuyết trình
Việc xác định được mối quan hệ của bạn với thính giả cũng như cách mà họ nhìn
nhận bạn cũng vô cùng cần thiết. Liệu đây là lần đầu tiên bạn tiếp xúc với họ
thông qua bài thuyết trình này hay bạn đã biết họ từ trước. Liệu họ đã xem bạn
như một chuyên gia hay bạn phải xây dựng sự tín nhiệm của bản thân. Đây là
những yếu tố quan trọng cần phải được cân nhắc để có thể xác định được cách
xây dựng cấu trúc của bài thuyết trình của mình, khi nào cần dùng dữ liệu để có
thêm dẫn chứng cũng như nhịp điệu và thứ tự sắp xếp câu chuyện mà bạn muốn
kể.

Đó là gì (WHAT)
Bạn muốn thính giả của bạn biết những gì? Đây là yếu tố mà bạn cần phải nắm
rõ để quyết định liệu những gì bạn nói có thật sự đáng giá với thính giả của bạn
hay không và tìm hiểu xem tại sao họ cần phải lắng nghe bạn. Bạn sẽ luôn muốn
thính giả của bạn biết cách để có thể áp dụng những kiến thức đó vào trong thực
tiễn. Nếu mà bạn vẫn chưa thể xác định được câu trả lời cho những câu hỏi trên,
bạn nên tự hỏi bản thân xem liệu buổi thuyết trình của bạn có thật sự cần thiết
hay không.
Đây có thể là một vấn đề vô cùng nan giải với rất nhiều người. Bởi vì vấn đề này
thường do lối suy nghĩ rằng thính giả của bạn biết nhiều hơn cả người thuyết trình
là bạn. Do đó họ có thể biết được những thông tin, dữ liệu này nên được trình bày
như thế nào. Tuy nhiên đây là lối suy nghĩ sai lầm. Nếu bạn là người phân tích và
thuyết trình về những dữ liệu này, bạn đương nhiên sẽ biết chúng rõ nhất, hay nói
cách khác bạn là chuyên gia trong lĩnh vực này. Việc này đưa bạn vào vị trí đặc
17
biệt để truyền đạt dữ liệu và giúp những người khác hiểu và áp dụng chúng. Nói
chung những người thuyết trình cần phải đặt bản thân vào một vị trí tự tin hơn
khi đưa ra những lời khuyên hay gợi ý hoặc những nhận định dựa trên phân của
mình. Và tất nhiên có công mài sắt có ngày nên kim, bạn sẽ có được thành quả
của mình.
Hãy bắt tay làm quen với việc này ngay từ bây giờ, theo thời gian bạn sẽ quen
dần. Hãy tự tin rằng dù bạn có đưa ra gợi ý có vẻ khác thường đi nữa, vấn đề
trọng tâm là người nghe áp dụng chúng như thế nào.
Kể cả khi bạn không đưa ra gợi ý chính xác về cách áp dụng chúng như thế nào,
hãy dẫn dắt người nghe áp dụng chúng theo hoàn cảnh của họ. Việc dẫn dắt như
vậy là một cách vô cùng hiệu quả để bài thuyết trình trở nên sinh động hơn, bởi
vì họ đã có một hướng đi rồi thay vì phải bắt đầu từ con số không. Còn nếu bạn
chỉ đơn thuần là thể hiện dữ liệu, việc người nghe phản ứng kiểu “à cái này hay
nè” ngay lúc đó rồi quên bẵng đi trong ngày hôm sau, đây hoàn toàn là điều dễ
dàng xảy ra.
Việc dẫn dắt như này thường sẽ nhận được nhiều tương tác hơn từ cuộc trò chuyện
hay thảo luận, trong buổi thuyết trình cũng sẽ sinh động hơn. Tất nhiên nếu bạn
không dẫn dắt họ ngay từ đầu thì việc này đương nhiên sẽ không xảy ra rồi.
Cách thực hiện
Cách bạn giao tiếp với thính giả của mình sẽ bị tác động bởi một số yếu tố như
khả năng dẫn dắt các thính giả của bạn, lượng thông tin họ tiếp nhận hay mức độ
chi tiết của thông tin cần dùng.
Chúng ta có thể hiểu rằng cách giao tiếp hay khả năng dẫn dắt của bạn có thể sẽ
thay đổi theo buổi thuyết trình, với việc thuyết giảng trực tiếp bên trái và những
tài liệu mà bạn đưa cho người xem của bạn bên phải như hình 1.1 dưới đây. Hãy
cân nhắc giữa lượng thông tin mà bạn đang truyền đạt với thính giả của bạn với
mức độ dày đặc của thông tin ở 2 đầu của biểu đồ.

18
Hình 1.1 Cách thức giao tiếp liên tục
Ở phía bên trái, với Live Presentation (Thuyết trình trực tiếp), bạn (người thuyết
trình) là người kiểm soát. Bạn quyết định những gì thính giả được thấy và thời
điểm nhìn thấy. Bạn có thể ứng biến dựa vào tình huống để có thể tăng tốc độ bài
thuyết trình của bạn lên cũng như giảm nhịp độ xuống, hoặc có thể đi sâu hay
lướt qua một chi tiết nào đó. Không nhất thiết phải bao gồm tất cả các chi tiết vào
trong phần thuyết trình của bạn (khi đang nói hoặc trên slide) bởi vì bạn là chuyên
gia trong lĩnh vực này, luôn luôn phải trả lời được các câu hỏi liên quan đến vấn
đề đang được nói, cho dù các câu hỏi đó hay chi tiết đó không ở trong bài thuyết
trình.
Hướng dẫn cách thức đạt được
Để có thể thành thạo kỹ năng thuyết trình, hãy luyện tập nhiều hơn.
Đừng chỉ thuyết trình bằng việc đọc những gì trong slide của bạn! Việc này
thường gây những ác cảm cho thính giả. Bạn cần phải thuộc lòng nội dung để có
thể thuyết trình tốt và việc này đồng nghĩa với tập luyện thật nhiều lần. Hãy đơn
giản hóa nội dung của bạn và chỉ nên đưa ra những dẫn chứng để củng cố cho bài
19
thuyết trình trên slide. Bạn có thể dùng slide như những gợi ý về những gì cần
nói nhưng đừng dùng chúng như ghi chú để bạn đọc lên.
Dưới đây là vài mẹo nhỏ để làm quen với các dụng cụ thuyết trình của bạn:
- Hãy viết ra các ý chính của từng slide trong các ghi chú thuyết trình của
bạn.
- Hãy dự đoán trong đầu của bạn những gì bạn sẽ nói ra. Việc dự đoán trước
như vậy sử dụng một phần não bộ khác và làm việc này có thể giúp bạn
nhớ đến những ý chính cần phải được nhắc đến. Và việc này cũng giúp
chúng ta trong những khâu chuyển ý mà hầu như mọi người thuyết trình
nào cũng vấp phải.
- Hãy tổng duyệt một buổi thuyết trình trước mặt người thân, bạn bè hay
đồng nghiệp.
Ở phía bên phải của hình 1.1, với các tài liệu bạn đưa cho thính giả, sự kiểm soát
của bạn (người tạo nên những dữ liệu ấy) lại ít hơn. Trong trường hợp này, các
thính giả của bạn mới là người quyết định nên sử dụng những thông tin ấy như
thế nào. Những thông tin chi tiết ở đây trở nên dày đặc hơn do bạn không thể ở
kế bên họ để trả lời cho từng thắc mắc mà họ đưa ra. Vì vậy, họ cần phải tìm câu
trả lời trong những thông tin mà bạn đưa ra trong các tài liệu này.
Cách lý tưởng nhất là làm cho các slide trở nên ngắn gọn (do bạn sẽ trả lời các
câu hỏi mà thính giả đặt ra trong lúc thuyết trình) và các dữ liệu trong tài liệu mà
bạn đưa cho họ cần chi tiết hơn.
Tuy nhiên trong thực tế, do thời gian có hạn cùng các giới hạn khác, các tài liệu
cũng như phần thuyết trình của bạn thường là 1. Vì vậy đã tạo nên sự phát triển
của “slideument” 1 để có thể thỏa mãn cả 2 nhu cầu cùng lúc. Do sự đa dạng về
nhu cầu tạo ra những khó khăn nhất định, chúng ta sẽ tìm hiểu cách giải quyết
chúng trong các chương tiếp theo.
Tại thời điểm này, thao tác này, bạn cần phải xác định các phương tiện để thuyết
trình quan trọng hơn như các kỹ năng thuyết trình trực tiếp, tài liệu bạn cần phải
đưa cho thính giả hay một việc gì khác. Việc cân nhắc giữa mức độ thông tin mà

1
“slideument” (sự kết hợp của slide và document - một từ do chuyên gia thiết kế bài thuyết trình Garr
Reynold sáng tạo ra).
20
bạn sẽ truyền đạt cho thính giả của mình và việc bạn có thể kiểm soát, dẫn dắt
khán giả trong câu chuyện mà bạn kể trong buổi thuyết trình sẽ là các yếu tố quan
trọng lúc bạn bắt đầu tạo nội dung.
Giọng điệu thuyết trình
Nên lựa chọn giọng điệu nào trong buổi thuyết trình của bản thân. Đây cũng là
một yếu tố cần phải được cân nhắc. Bạn đang muốn tán dương một thành công
hay bạn đang muốn khích lệ họ hành động. Chủ đề của buổi thuyết trình là vấn
đề quan trọng hay chỉ là các nội dung đơn giản. Giọng điệu mà bạn dùng trong
buổi thuyết trình sẽ quyết định các lựa chọn về thiết kế mà chúng ta sẽ được học
trong những chương tiếp theo. Trước mắt, bạn cần suy nghĩ cụ thể hơn về giọng
điệu mà bạn sử dụng khi bắt đầu bước vào chuyên ngành thể hiện dữ liệu.

Cách thực hiện (HOW)


Vấn đề cuối cùng chúng ta cần phải cân nhắc là thính giả của chúng ta là ai và
chúng ta cần họ biết những thông tin gì và cách áp dụng chúng như thế nào. Từ
đó chúng ta có thể giới hạn dữ liệu để có thể trả lời cho câu hỏi: Nên sử dụng dữ
liệu nào để củng cố quan điểm trong phần thuyết trình. Các dữ liệu đó sẽ trở thành
các yếu tố hỗ trợ để xây dựng câu chuyện mà bạn muốn kể. Chúng ta sẽ tìm hiểu
sâu hơn về cách trình bày trong các chương tiếp theo.
Có nên lơ đi các dữ liệu không mang tính hỗ trợ
Nếu như bạn đang cho rằng chỉ thể hiện các dữ liệu củng cố cho luận điểm của
bạn và bỏ những dữ liệu khác sẽ làm cho phần thuyết trình của bạn trở nên thuyết
phục hơn, thì chúng ta cần nhấn mạnh rằng chúng ta không thể không ủng hộ việc
này. Việc chỉ kể một phía của câu chuyện còn tệ hơn việc hiểu nhầm, đây là một
chuyện vô cùng may rủi. Một thính giả tinh mắt có thể chỉ ra các lỗ hổng của câu
chuyện khi mà các dữ liệu chỉ thể hiện một khía cạnh và bỏ ngơ đi các khía cạnh
khác. Việc cân bằng trong nội dung giữa các dữ liệu ủng hộ và phản bác sẽ tùy
thuộc vào ngữ cảnh của bạn, sự tín nhiệm bạn của các thính giả cùng các yếu tố
khác.

21
Ví dụ về 3 yếu tố trên

Hãy xem qua một ví dụ cụ thể để minh họa cho các khái niệm này nhé. Hãy tưởng
tượng bạn là một giáo viên dạy khoa học cho học sinh lớp 4. Bạn vừa kết thúc
một khóa học hè thử nghiệm về môn khoa học với mục đích là giới thiệu cho học
sinh tiểu học về các đối tượng hơi lạ thường. Bạn quan sát các đứa trẻ trong mỗi
buổi học và tới cuối khóa học có thể biết liệu các đứa trẻ đó nhận thức như thế
nào về môn học này. Bạn tin rằng các dữ liệu mình thu thập được đã đem về một
thành công mỹ mãn. Và bạn muốn khóa học hè này được phát triển.
Chúng ta hãy xem xét về yếu tố Who (Ai) để xác định đối tượng khách hàng của
bạn. Có một số khách hàng tiềm năng có thể cần đến những thông tin như: phụ
huynh của các học sinh tham gia vào khóa học, các phụ huynh có nhu cầu cho
con đi học trong tương lai, những người sắp làm cha mẹ, các giáo viên có ý định
tổ chức các khóa học tương tự hay ủy ban quản lý ngân sách đang tài trợ cho khóa
học của bạn. Và với từng đối tượng khách hàng, bạn có thể hình dung được sẽ
phải thay đổi câu chuyện mà bạn muốn kể như thế nào. Các ý chính có thể thay
đổi. Nhu cầu của từng đối tượng cũng có thể khác nhau. Các dữ liệu mà bạn sẽ
trình bày (hay việc quyết định xem có thể hiện dữ liệu hay không) cũng phụ thuộc
vào từng đối tượng. Và nếu bạn muốn tổng hợp tất cả các nhóm khách hàng trên
vào một buổi thuyết trình, nhu cầu của từng nhóm sẽ không thể được đáp ứng.
Việc này đã thể hiện tầm quan trọng trong việc xác định đối tượng khách hàng
của bạn và xây dựng nên câu chuyện của mình dựa theo đối tượng mà bản thân
chọn.
Hãy hình dung rằng chúng ta đang muốn thể hiện dữ liệu này cho ủy ban quản lý
ngân sách, bên cung cấp vốn cho khóa học của chúng ta.
Khi bạn đã trả lời được câu hỏi Who, thì câu hỏi What (Đó là gì) sẽ có thể được
trả lời dễ dàng hơn. Và trong trường hợp này, mối quan tâm của chúng ta sẽ là
làm thế nào có thể minh chứng cho sự thành công của khóa học để việc cấp vốn
suôn sẻ hơn. Sau khi xác định được đối tượng bạn cần cũng như nhu cầu của họ,
chúng ta sẽ chuyển đến việc sử dụng dữ liệu nào để củng cố cho câu chuyện mà
chúng ta muốn kể. Chúng ta có thể so sánh các dữ liệu khi khóa học mới bắt đầu

22
và khi kết thúc để thể hiện được sự phát triển của nhận thức về bộ môn khoa học
trước và sau khi tham gia chương trình học này.
Tất nhiên đây sẽ không phải là lần cuối chúng ta dùng ví dụ này. Hãy tóm tắt lại
các yếu tố Who, What, How nhé:
- Who (xác định đối tượng): Ủy ban quản lý ngân sách cấp vốn cho khóa học
- What (xác định vấn đề): Chương trình thành công rực rỡ vì vậy hãy cấp
vốn để nó phát triển.
- How (cách tiến hành): Chứng minh cho sự thành công bằng các dữ liệu thu
thập được từ chương trình, so sánh kết quả từ trước và sau khi chương trình
diễn ra.
Quyết định về ngữ cảnh: những vấn đề cần được chú ý
Thông thường câu chuyện hay những điều mà bạn truyền đạt thường phụ thuộc
vào nhu cầu của một người khác: một khách hàng, một cổ đông hay sếp của bạn.
Do đó có thể bạn không nắm rõ được toàn bộ ngữ cảnh và cần phải tham khảo ý
kiến của người yêu cầu bạn.
Luôn có một số yếu tố về ngữ cảnh mà người yêu cầu bạn có thể cho rằng bạn đã
nắm được hay không nghĩ đến việc phải nhắc đến nó. Ở dưới đây là một số câu
hỏi mà bạn có thể dùng để tìm ra thông tin về các yếu tố trên. Và nếu bạn là người
đang yêu cầu nhóm của bạn làm một bài thuyết trình, hãy suy nghĩ về các câu hỏi
này để có thể trả lời trước cho họ:
- Cân nhắc các thông tin về bối cảnh quan trọng và cần thiết.
- Xác định đối tượng thính giả, người quyết định. Những hiểu biết của chúng
ta về họ.
- Xem xét về thái độ của khán giả: sẽ có thành kiến tốt hay xấu về thông điệp
của chúng ta.
- Các dữ liệu có thể được sử dụng để củng cố quan điểm của chúng ta và khả
năng khán thính giả đã biết đến thông tin này chưa.
- Xác định những rủi ro: các yếu tố có thể tác động xấu đến quan điểm của
chúng ta và cách thức để chúng ta nói về chúng một cách chủ động hơn.
- Khả năng khi viễn cảnh thành công.

23
- Nếu bạn chỉ có thể tóm tắt lại nội dung trong một câu vắn tắt, bạn sẽ nói
gì?
2 câu hỏi cuối cùng có thể mở ra cho bạn về một cuộc trò chuyện sâu sắc hơn.
Xác định được kết quả mong muốn trước khi bắt tay vào làm có thể tạo động lực
để bạn làm tốt hơn. Ngoài ra đặt giới hạn cho thông điệp mà chúng ta muốn gửi
(trong một khoảng thời gian nhất định hoặc một câu vắn tắt) có thể làm cho buổi
thuyết trình trở nên súc tích hơn, tóm gọn lại thành một ý quan trọng. Và để đáp
ứng các yếu tố trên, có 2 khái niệm các bạn nên tìm hiểu đó là: Kể chuyện trong
vòng 3 phút (3-minute story) và Ý chính (Big Idea).

03 phút và Ý chính (The 3‐minute story & Big Idea)

Ý tưởng xây dựng nên 2 khái niệm này là tóm gọn thành một đoạn rồi từ đó thành
một tuyên bố súc tích. Bạn phải thành thục chuyên môn của mình – biết được
những thông tin cần thiết nhất là gì, cũng như những gì không cần trong phiên
bản thu gọn của bạn.
Tưởng chừng rất dễ dàng nhưng việc tóm gọn lại khó hơn nhiều so với việc phân
tích chi tiết ra.
The 3‐minute story
Khái niệm 3-minute story cũng giống như vậy: Bạn sẽ nói gì với thính giả của
mình nếu chỉ có 3 phút để trình bày. Đây là một cách vô cùng hữu ích để bảo đảm
rằng câu chuyện của bạn được thể hiện rõ ràng. Nếu như bạn có thể làm việc này,
sự phụ thuộc vào các slide cũng như các hình ảnh trong phần thuyết trình sẽ được
loại bỏ. Việc này vô cùng có ích trong những trường hợp như sếp bạn muốn biết
về tình hình công việc của bạn hay bạn vô tình gặp mặt một cổ đông và muốn
tóm tắt cho họ biết. Nếu bạn biết chính xác những gì cần nói, bạn có thể ứng biến
tùy theo khoảng thời gian bạn đang có, cho dù khoảng thời gian này là vô cùng
ngắn ngủi.
Big Idea
Ý tưởng cho khái niệm là tóm gọn hơn nữa: thu gọn lại thành một câu duy nhất
gồm 3 yếu tố:
- Thể hiện được góc nhìn đặc trưng của bạn
24
- Thể hiện được những gì đang cần gấp
- Đây phải là một câu hoàn chỉnh.
Hãy suy nghĩ về 2 khái niệm này bằng việc sử dụng ví dụ về khóa học hè của bộ
môn khoa học ở trên.
Tóm gọn theo khái niệm 3-minute story: trong bộ môn khoa học đang lên ý tưởng
về một vấn đề đang xảy ra với các học sinh lớp 4. Và dường như ấn tượng đầu
tiên của các em về bộ môn này là nó khó hiểu và các em cảm giác không hứng
thú với nó. Để các em làm quen với môn khoa học cần phần lớn khoảng thời gian
trong giai đoạn đầu năm học. Vậy nên chúng tôi đã nghĩ rằng, liệu chúng ta cho
các em tìm hiểu về bộ môn này sớm hơn có làm thay đổi nhận thức của các em
về nó? Do đó, chúng tôi đã phát triển một khóa học hè với tiêu chí giải quyết vấn
đề này. Chúng tôi đã mời các em học sinh tiểu học và đã nhận được sự ủng hộ
nhiệt tình từ các em học sinh lớp 2 và lớp 3. Mục tiêu của chúng tôi là cho các
em tiếp xúc sớm với hy vọng nhận được sự yêu thích của các em với bộ môn khoa
học. Để biết liệu khóa học này có bổ ích hay không, chúng tôi đã khảo sát các em
trước và sau chương trình học hè. Chúng tôi nhận thấy rằng, phần lớn các em,
khoảng 40%, chỉ cảm thấy bình thường khi bắt đầu học môn này. Còn sau khóa
học hè, hầu hết các em đều có nhận thức tích cực hơn và tới 70% đã cảm giác
thích thú về môn khoa học. Chúng tôi cho rằng việc này đã thể hiện được sự thành
công của chương trình và không chỉ dừng lại ở việc tiếp tục mà nên phát triển
chương trình để tạo cảm hứng cho các em.
Tóm gọn theo khái niệm Big idea: Việc thử nghiệm chương trình học là một thành
công trong việc cải thiện nhận thức của các em học sinh về bộ môn khoa học, và
với thành công này, chúng tôi mong nhận được sự góp vốn của ủy ban để chương
trình được tiếp tục phát triển.
Và khi bạn đã có thể tóm gọn câu chuyện của bạn thành súc tích và rõ ràng như
vậy, việc xây dựng nội dung cho bài thuyết trình sẽ trở nên dễ dàng hơn. Hãy
cùng tìm hiểu về các cách lập kế hoạch cho phần nội dung của bạn: cốt truyện.

25
Cốt truyện

Cốt truyện chính là phần quan trọng nhất mà bạn cần phải chú tâm để bảo đảm
rằng phần thuyết trình của mình được hoàn hảo. Cốt truyện xây dựng nên bố cục
cho bài thuyết trình. Đây cũng là một phác thảo, một dàn ý cho nội dung bạn
muốn trình bày.
Cốt truyện của bạn có thể thay đổi tùy theo ngữ cảnh của bạn, tuy nhiên nếu đã
có sẵn một dàn ý thì thành công sẽ trong tầm tay của bạn. Nếu như bạn có thể hãy
tham khảo ý kiến của cổ đông của hay khách hàng của bạn về vấn đề này để đáp
ứng đúng nhu cầu mà họ cần.
Khi nói đến việc xây dựng cốt truyện, lời khuyên hữu ích nhất dành cho các bạn
là: đừng bắt đầu với phần mềm thuyết trình. Vì nó rất dễ dàng khiến chúng ta phụ
thuộc vào chế độ tạo slide mặc định mà không chú tâm đến nội dung sẽ khiến cả
câu chuyện của bạn trở nên rời rạc hay tệ hơn chính là không thể hiện được quan
điểm của bản thân. Thêm vào đó khi bạn tạo nội dung trên máy tính, bạn sẽ có
cảm giác phụ thuộc vào một định dạng mặc định nào đó. Sự phụ thuộc này giống
như là dù bạn biết rằng dàn ý bạn tạo ra không chính xác, không đúng mục đích
nên cần phải thay đổi, phải bỏ đi, mà bạn vẫn không nỡ.

Hãy cố gắng tránh cảm giác này và tập làm quen với các công cụ đơn giản hơn.
Viết trên bảng đen hay bảng trắng, các ghi chú nhỏ hay trên giấy trắng. Việc gạch
bỏ các ý tưởng bạn viết trên các công cụ này cũng dễ dàng hơn so với việc xóa
bỏ các công sức bạn dành thời gian tạo nên trên máy tính.
Và nếu chúng ta lên dàn ý cho bài thuyết trình bằng ví dụ về khóa học hè thì ta sẽ
có Hình 1.2
Lưu ý rằng dàn ý trong trường hợp này, cách dùng khái niệm Big Idea ở phía sau
cùng, trong mục gợi ý. Có lẽ chúng ta nên bắt đầu lập dàn ý bằng khái niệm Big
Idea để bảo đảm rằng các khán thính giả của chúng ta nắm được ý chính và bảo
đảm chúng ta đáp ứng nhu cầu của họ. Ta sẽ đi sâu vào các gợi ý về cách xây
dựng cốt truyện cũng như cách tường thuật lại nó ở Chương 7.

26
Hình 1.2: Ví dụ về cốt truyện

Tổng kết

Sử dụng cách phân tích theo hướng giải thích giúp ta xác định đối tượng khách
hàng dễ dàng hơn, đúng hướng và ít phải chỉnh sửa khi bắt đầu tạo nội dung mà
chúng ta muốn truyền đạt đi.
Việc hiểu và sử dụng 2 khái niệm, 3-minute story, Big Idea cũng như việc xây
dựng cốt truyện sẽ bảo đảm câu chuyện của bạn rành mạch và súc tích cũng như
biết được cách để tường thuật tốt hơn,
Dù khiến bạn phải dành thêm thời gian cho thao tác này nhưng nó sẽ giúp bạn có
cái nhìn tổng quát trước khi bắt đầu tạo nội dung câu chuyện. Điều này sẽ tiết
kiệm nhiều thời gian trong các giai đoạn tiếp theo.
Như vậy bạn đã hoàn thành bài học đầu tiên, hiểu được tầm quan trọng của ngữ
cảnh.

27
CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN CÁCH THỂ HIỆN DỮ LIỆU HIỆU QUẢ

Có rất nhiều loại biểu đồ cũng như các công cụ thể hiện dữ liệu qua hình ảnh khác
nhau, tuy nhiên để đáp ứng tất cả các yêu cầu của bạn, chỉ cần một số dạng biểu
đồ nhất định. Và như hình 2.1 dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về các các loại biểu
đồ này trong chương 2 của chúng ta.

Đơn giản hóa văn bản (Simple Text)


Khi mà bạn chỉ cần thể hiện có một hoặc 2 con số, dạng Simple Text là một cách
hữu dụng. Chỉ tập trung vào con số đó sẽ làm nó nổi bật hơn cùng một vài từ hỗ
trợ là đủ thể hiện quan điểm của bạn. Việc bỏ thêm một vài con số của bạn lên
biểu đồ làm mất đi tầm quan trọng của nó, đồng thời cũng có dễ dẫn đến hiểu
lầm. Khi bạn chỉ có một hay 2 con số trọng tâm, hãy nghĩ đến các cách làm nổi
bật nó hơn chẳng hạn dùng chính các con số đó.

28
Để hiểu rõ hơn về dạng này, hãy xem qua ví dụ bên dưới. Một biểu đồ tương tự
như hình 2.2 được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu Pew vào tháng 4 2014 về
các bà mẹ nội trợ:
Biểu đồ về các bà mẹ “Truyền thống” ở nhà nội trợ. Con số thể hiện phần trăm
các đứa trẻ có mẹ là nội trợ và ba là trụ cột gia đình.

Hình 2.2: Biểu đồ gốc về các bà mẹ nội trợ.


Ghi chú: Các con số dựa trên thống kê của trẻ dưới 18. Người mẹ của họ được
phân loại dựa trên tình trạng đi làm của năm 1970 và 2012.
Nguồn: Phân tích của Trung tâm nghiên cứu Pew về khảo sát dân số của tháng
3 sử dụng IPUMS-CPS năm 1970 và 2012.

Việc bạn cần phải thể hiện một vài con số trọng tâm không có nghĩa là bạn cần
biểu đồ để thể hiện nó. Trong hình 2.2, họ đã sử dụng rất nhiều chữ cùng với các
chi tiết chỉ để thể hiện hai con số duy nhất. Biểu đồ đó không làm nổi bật lên 2
con số đó. Và với cách đặt vị trí của các trụ trên biểu đồ, nó còn có thể phá hỏng
cả chiều cao của biểu đồ của bạn khi nhìn thấy cột của số 20 còn chưa bằng 1 nửa
của 41.
Trong trường hợp này, chỉ cần một câu ngắn gọn là đủ: 20% trẻ em có mẹ là nội
trợ trong năm 2012 so với 41% trong năm 1970.
Ngoài ra, trong một bài thuyết trình hay báo cáo, cách thể hiện dữ liệu của bạn có
thể tương tự như hình 2.3 như sau:

29
Hình 2.3: Một cách thể hiện về các bà mẹ nội trợ.

Một chú thích nho nhỏ, vấn đề cần phải lưu ý đối với dạng biểu đồ này là liệu bạn
có muốn thể hiện nhiều con số khác nhau cùng lúc hay không. Như ví dụ này,
bạn thể hiện theo tỉ lệ giữa 2 năm: “Số lượng trẻ em có mẹ là nội trợ đã giảm hơn
50% giữa năm 1970 và năm 2012”. Tuy nhiên hãy cẩn thận bất cứ khi nào bạn sử
dụng tỉ lệ giữa các con số, ngữ cảnh có thể bị mất đi khi làm việc này. Như trong
trường hợp này, sự phản ảnh thực tế của con số (20% và 41%) vô cùng hữu dụng
trong việc hiểu và phân tích sự thay đổi.
Khi bạn chỉ có một vài con số muốn hiển thị, hãy sử dụng chính các con số đó.
Và khi bạn có nhiều dữ liệu mà bạn muốn thể hiện hơn, hãy sử dụng bảng biểu
hay biểu đồ. Vì bạn cũng biết rằng người ta sẽ có phản ứng khác nhau với 2 cách
thể hiện dữ liệu này. Chúng ta hãy tìm hiểu sâu hơn về chúng và nói một chút về
sự khác biệt cũng như cách sử dụng nhé.

Bảng biểu

Các bảng biểu thường gợi lên sự tương tác với chúng ta. Mỗi khi được đưa một
bảng biểu, việc dùng ngón trỏ dò theo bảng đó, theo từng cột hay từng dòng cũng
như thói quen so sánh các số liệu trong bảng biểu là việc hiển nhiên. Và công
dụng của bảng biểu rất hiệu quả trong việc này – thể hiện dữ liệu cho nhiều dạng

30
đối tượng khác nhau và họ có thể tự tìm những dữ liệu mà họ quan tâm. Nếu bạn
muốn thể hiện các dữ liệu của nhiều đơn vị đo lường khác nhau, bảng biểu cũng
hoàn thành công việc tốt hơn biểu đồ.

Sử dụng bảng biểu trong lúc thuyết trình


Chúng ta đều biết việc sử dụng bảng biểu trong slide thuyết trình không phải là
một ý hay, bởi vì khán thính giả luôn dễ dàng tập trung vào nó mà thiếu đi sự chú
ý vào phần trình bày của bạn.
Hãy cân nhắc kỹ mỗi khi bạn muốn sử dụng bảng biểu trong những bài thuyết
trình hay báo cáo của mình, sẽ luôn có một cách tốt hơn để thể hiện quan điểm
của bạn thay vì bảng biểu trong slide.
Và trong trường hợp bạn cảm thấy thực sự cần thiết sử dụng bảng biểu. Hãy cân
nhắc đến việc cung cấp bảng biểu trong tài liệu tham khảo để phát cho khán thính
giả của bạn hoặc sử dụng link tham chiếu cũng là một cách hay.
Một điều cần chú ý khi dùng bảng biểu là hãy làm nổi bật dữ liệu trọng tâm thay
vì các hiệu ứng hình ảnh màu mè gây xao nhãng. Chúng ta có thể sử dụng các
hiệu ứng nhẹ nhàng chỉ đủ để người xem phân biệt được các yếu tố khác nhau
trên bảng biểu là đủ.
Cùng xem qua các bảng biểu mẫu trong hình 2.4. Bạn sẽ để ý thấy các dữ liệu
trong 2 biểu đồ đường viền nhạt và đường viền tối thiểu sẽ được chú tâm hơn.

Hình 2.4. Bảng biểu với các dạng đường viền


Các dữ liệu mới là trọng tâm của bảng biểu nên bạn hãy cân nhắc chỉ nên dùng
các đường viền giúp hỗ trợ tính chất hình ảnh cũng như tính thẩm mỹ của biểu
đồ. Đồng thời giảm thiểu sự chú ý của người xem bằng cách sử dụng font màu
nhạt, thậm chí là không cần dùng đến chúng.
31
Heatmap
Heatmap giúp người xem phân biệt sự quan trọng của từng chi tiết hay dữ liệu
trong bảng biểu bằng các tone màu khác nhau. Nó tăng tính trực quan của dữ liệu,
nhấn mạnh những dữ liệu quan trọng, do đó bạn hãy chọn các tone màu đậm hơn
để làm nổi bật các chi tiết, dữ liệu đó.
Trong hình 2.5 là bảng biểu chỉ thể hiện dữ liệu đơn thuần và một bảng biểu sử
dụng heatmap.

Hình 2.5 2 ví dụ về cách sử dụng hiệu ứng trong bảng biểu


Trong bảng ở hình trên, phản ứng đầu tiên của chúng ta là lướt qua tất cả các con
số và dữ liệu, so sánh số nào cao hơn, thấp hơn cũng như sắp xếp mức độ quan
trọng của chúng. Do đó để giảm đi thao tác này giúp người xem, chúng ta có thể
gợi ý cho họ bằng việc sử dụng các mức độ màu sắc, gia tăng sự thu hút của họ
vào dữ liệu bạn muốn hướng tới.

32
Ví dụ như trên hình, màu càng đậm, số càng lớn. Thay đổi gam màu như vậy giúp
người xem biết ngay được số bé nhất là 0.01896273204 và số lớn nhất là
0.3002533674. Ngay cả trong từng dòng ta cũng có thể so sánh ngay được giá trị
lớn nhỏ của mỗi năm mà không phải bắt bộ não xử lý so sánh quá nhiều cặp số
liệu. Điều mà sẽ rất khó thấy được nếu chúng ta đem bảng đầu tiên bày ra trước
mắt họ.
Thêm vào đó, các ứng dụng vẽ đồ thị như Excel cũng thường có các chức năng
tạo hiệu ứng hình ảnh để bạn dễ dàng tạo các bảng biểu Heatmap như trên.
Khi bạn sử dụng cách này, hãy nhớ sử dụng các chú thích (Legend) trong Excel.
Như trên ảnh cho thấy chúng ta đã dùng chú thích Low-High với màu tương ứng
với các con số, từ đó giúp người xem hiểu rõ mục đích của người tạo biểu đồ.

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về các dạng biểu đồ phổ biến nhất
thường dùng khi thể hiện dữ liệu:

Biểu đồ

Thay vì bảng biểu tương tác với chúng ta như đang “trò chuyện” thì các biểu đồ
lại đem đến cho chúng ta nhận định trực quan và giúp chúng ta nhận biết nhanh
hơn. Nói cách khác, một đồ thị chỉnh chu có thể thể hiện nhiều thông tin hơn một
bảng biểu tương ứng.
Chúng ta đều biết có vô vàn các dạng biểu đồ thể hiện dữ liệu, tuy nhiên bạn chỉ
cần chọn một số loại để hoàn thành tốt mọi yêu cầu của mình.
Các dạng biểu đồ thường được khuyên dùng là: points (Biểu đồ điểm), bars (Biểu
đồ cột), Area (Biểu đồ vùng). Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về các dạng biểu
đồ này cùng biến thể của chúng qua các ví dụ và cách sử dụng trong các trường
hợp cụ thể.

Một số người phân chia rạch ròi giữa biểu đồ và đồ thị. Và căn cứ khái niệm thì
Đồ thị là một loại lớn hơn Biểu đồ (Các đồ thị bao gồm cả bản đồ và sơ đồ). Tuy

33
nhiên xuyên suốt phần nội dung này thường sử dụng là các biểu đồ nên chúng ta
sẽ vẫn dùng cả 2 khái niệm này như nhau.

Biểu đồ điểm (Points)

Hay còn gọi là Biểu đồ phân tán (Scatterplot)


Biểu đồ này vô cùng hữu ích cho việc thể hiện mối quan hệ giữa 2 yếu tố bởi vì
nó trình bày dữ liệu đồng thời trên cả trục X (trục hoành) và Y (trục tung). Chúng
thường được dùng trong các lĩnh vực khoa học (có thể sẽ hơi khó hiểu với những
ai không thường xuyên tiếp xúc với nó). Tuy nhiên trong nhiều trường hợp chúng
ta vẫn sẽ cần dùng dạng biểu đồ này trong lĩnh vực kinh doanh.
Ví dụ rằng chúng ta cần quản lý một đội xe buýt và cần phải biết được mối quan
hệ giữa kinh phí xăng xe và khoảng cách di chuyển. Chúng ta có biểu đồ phân tán
trong hình 2.6.

Hình 2.6 Biểu đồ phân tán thể hiện mối tương quan giữa chi phí và quãng
đường.
Nếu chúng ta muốn xem xét kỹ hơn về các trường hợp mà chi phí trên khoảng
cách cao hơn trung bình (AVG), biểu đồ 2.7 sẽ đáp ứng nhu cầu này.

34
Hình 2.7 Biểu đồ phân tán sau khi được chỉnh sửa.
Qua việc chỉnh sửa như vậy, chúng ta có thể kết luận được rằng chi phí di chuyển
sẽ cao hơn trung bình khi khoảng cách dưới 1700 miles và trên 300 miles. Chúng
ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về các lựa chọn về hiệu ứng cũng như lý do chọn chúng
trong các chương tiếp theo.

Biểu đồ đường (Lines)


Khi muốn trình bày các dữ liệu liền mạch, biểu đồ đường là lựa chọn tuyệt vời
nhất. Bởi vì các điểm trong biểu đồ đường được nối liền thành một đường, cho
thấy mối quan hệ giữa các điểm đó. Cho nên nó thường dùng cho một đối tượng
nhất định. Thông thường các dòng dữ liệu sẽ liên quan đến các đơn vị đo lường
thời gian như ngày, tháng, quý và năm.
Có 2 dạng biểu đồ đường thường được sử dụng là biểu đồ đường căn bản và biểu
đồ đường xiên.

35
Biểu đồ đường căn bản (Line graph)

Biểu đồ đường có thể thể hiện một hay nhiều đối tượng trong cùng một mạch dữ
liệu. Ví dụ trong hình 2.8 sau:

Hình 2.8 Các ví dụ về biểu đồ đường


Lưu ý rằng mạch dữ liệu mà bạn trình bày trên biểu đồ đường cơ bản này nhất
thiết phải chung một đơn vị thời gian, dòng dữ liệu phải được liền mạch. Việc sử
dụng 2 đơn vị thời gian khác nhau sẽ gây hiểu nhầm và làm mất đi giá trị biểu đồ
của bạn.
Hãy thống nhất đơn vị mà bạn sử dụng cho biểu đồ.
Thể hiện điểm trung bình trong một phạm vi trên biểu đồ đường:
Nhiều trường hợp, đường thẳng trong biểu đồ của bạn thể hiện kết quả tóm tắt
của thống kê như điểm trung bình hay một dự đoán nào đó. Nếu mà bạn muốn
thể hiện một phạm vi trên biểu đồ (một cách làm tăng tính chuyên nghiệp), bạn
có thể làm vậy trực tiếp trên đồ thị của mình. Như ví dụ trong hình 2.9, biểu đồ
thể hiện thời gian nhanh nhất và lâu nhất trong việc kiểm tra hải quan tại sân bay
trong khoảng thời gian 13 tháng.

36
Hình 2.9 Ví dụ về thể hiện điểm trung bình trong biểu đồ đường.

Biểu đồ đường xiên (Slopegraph)

Biểu đồ đường xiên thường được sử dụng khi bạn muốn thể hiện 2 dòng thời gian
hoặc muốn so sánh 2 đối tượng khác nhau. Mục đích muốn người xem nhận ra
mối quan hệ tăng hay giảm cũng như sự khác biệt giữa 2 đối tượng đó.
Ví dụ về cách dùng kiểu biểu đồ này: Giả sử bạn đang phân tích một khảo sát gần
đây về phản hồi của nhân viên. Muốn thể hiện những dữ liệu đó trên biểu đồ. Từ
đó bạn dùng biểu đồ (hình 2.10) để trình bày về sự thay đổi trong các mục khảo
sát giữa năm 2014 và 2015.

37
Hình 2.10 Biểu đồ đường xiên
Dùng loại biểu đồ này có thể trình bày được rất nhiều thông tin. Thêm vào đó,
nhờ các điểm cực đại hay cực tiểu mà người xem có thể nhận biết được sự tăng
giảm của các mục khảo sát thông qua xu hướng của đường liên kết đó, kể cả khi
không rõ ngữ cảnh là như nào.

Cách tạo đường xiên (Slopegraph template)


Để tạo một biểu đồ này cần một chút kiên nhẫn và khéo léo nếu bạn không hay
sử dụng đến nó. Và Excel sẽ tương đối dễ sử dụng và thân thiện với bạn.
Một biểu đồ đường xiên có thể đáp ứng các nhu cầu của bạn hay không sẽ phụ
thuộc vào chính các dữ liệu mà bạn cung cấp. Nếu phần lớn các đường liên kết bị
trùng lên nhau, biểu đồ của bạn sẽ không trình bày được quan điểm của bạn.
Thêm vào đó để nhấn mạnh một dữ kiện khác biệt bạn có thể thay đổi màu sắc,
kiểu dáng đường...tương tự như hạng mục Career Development giảm theo thời
gian trong ví dụ:

38
Hình 2.11 Biểu đồ đường xiên được thay đổi
Trong hình 2.11 này, chúng ta sẽ lập tức chú ý đến hạng mục được tô màu đỏ là
Career development trong khi các hạng mục khác dùng để thể hiện ngữ cảnh. Sẽ
có nội dung chi tiết hơn về cách thiết kế biểu đồ này khi nói đến các yếu tố thu
hút sự chú ý trong Chương 4.

Khác với việc dùng biểu đồ đường để thể hiện dữ liệu trong một khoảng thời gian,
chúng ta có thể dùng biểu đồ thanh để trình bày nhiều loại loại dữ liệu khác nhau.

Biểu đồ thanh (Bar)

Do biểu đồ này xuất hiện quá thường xuyên nên nhiều người khuyên đừng dùng
chúng. Đây là một lỗi vô cùng lớn. Ngược lại bạn nên dùng chúng nhiều hơn, vì
đồng nghĩa đây là dạng biểu đồ người xem nắm bắt được thông tin nhanh hơn.
Thay vì phải dành thời gian để nắm được quy luật của các dạng biểu đồ khác, họ
có thể biết ngay được biểu đồ này muốn nói gì.

39
Đây là một dạng biểu đồ rất thuận mắt, thấy ngay được điểm kết thúc của từng
thanh và đâu là đối tượng có giá trị cao nhất, thấp nhất hay sự chênh lệch của từng
đối tượng.
Lưu ý rằng chúng ta cần đặt điểm bắt đầu là con số không, vì nếu không thì việc
so sánh các điểm kết thúc của biểu đồ sẽ không có ý nghĩa.

Hình 2.12: Biểu đồ thanh của Fox News


Trong ví dụ này, hãy giả sử chúng ta quay lại mùa thu năm 2012. Chúng ta đang
không rõ ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế của tổng thống Bush. Ở thanh bên
trái, chúng ta có thể thấy tỷ lệ thuế cao nhất hiện nay là 35% và ở thanh bên phải
tỷ lệ thuế trong tháng 1 sẽ là 39.6%.
Hãy để ý ở bên dưới trong trục hoành của biểu đồ, đường cơ sở không bắt đầu từ
không mà là 34. Điều này nghĩa là sự tăng trong tỷ lệ thuế sẽ là 460%. Do 35-
34=1 và 39.6-34=5.6 và khi lấy (5.6-1)/1 = 460%, một tỷ lệ tăng đáng sợ. Còn
nếu chúng ta đặt đường cơ sở là 0 thì tỷ lệ tăng trưởng của thuế chỉ là 13% với
phép tính (39.6-35)/35. Và hãy xem sự so sánh của 2 biểu đồ như hình 2.13.

40
Hình 2.13 Các biểu đồ thanh luôn luôn phải có đường cơ sở là 0.

Như bạn thấy trên hình 2.13 một sự tăng trưởng tưởng chừng như vô cùng lớn ở
biểu đồ bên trái được giảm đáng kể khi mà thiết kế đúng tỉ lệ ở biểu đồ bên phải.
Và như vậy, sự tăng trong tỉ lệ thuế không thật sự nghiêm trọng đến vậy, ít nhất
cũng không đáng sợ như được dự đoán. Bởi vì thị giác của chúng ta so sánh các
điểm kết thúc của 2 thanh, chúng ta thật sự cần phải nghĩ đến ngữ cảnh của toàn
biểu đồ để có thể đưa ra lập luận chính xác.
Bạn cũng có thể nhận ra một vài sai sót trong khâu thiết kế của biểu đồ. Các chú
thích về trục tung (trục Y) cần được đặt ở bên trái thay vì ở bên phải trong biểu
đồ của hình 2.12. Việc để các chú thích ở bên trái có thể giúp chúng ta hiểu được
bản thân của các chú thích đó trước khi bắt đầu tìm hiểu các dữ liệu. Các nhãn dữ
liệu (data labels) được đặt ở bên ngoài các thanh trong biểu đồ gốc được đưa vào
bên trong từng thanh tương ứng để làm giảm độ chi tiết của biểu đồ. Và biểu đồ
này nên được loại bỏ trục tung và đưa các tỷ lệ thuế vào trong các thanh để loại
bỏ các thông tin không cần thiết. Tuy nhiên tôi vẫn sẽ giữ trục hoành để người
xem có thể hiểu được đường cơ sở là 0.

Các trục và các nhãn dữ liệu trong biểu đồ


Khi thiết kế biểu đồ nên cân nhắc giữ lại các nhãn của các trục hay bỏ đi, thay
vào đó đặt nhãn trực tiếp lên dữ liệu biểu đồ. Để ra quyết định hãy cân nhắc các
chi tiết cần có. Nếu bạn muốn người xem của bạn chú ý vào xu hướng chung của

41
biểu đồ, bạn nên giữ các trục tuy nhiên hãy sử dụng các màu nhạt hơn để tránh
sự chú ý vào chúng. Và nếu bạn muốn trọng tâm là các con số hay dữ liệu, bạn
nên sử dụng nhãn dán trực tiếp lên nó. Luôn đặt bản thân bạn vào trong góc nhìn
của người xem để có thể hình dung cảm nhận của họ và thiết kế cho hợp lý.
Quy tắc mà chúng ta học được ở đây là các biểu đồ thanh luôn phải có đường cơ
sở là 0.
Hãy lưu ý rằng điều này không đúng với các biểu đồ đường do trọng tâm của các
biểu đồ đường là khoảng cách giữa các điểm, vì vậy đường cơ sở của bạn không
nhất thiết phải bằng 0.
Tuy nhiên bạn cần phải thận trọng với việc sử dụng đường cơ sở khác 0, hãy thể
hiện rõ cho người xem là bạn sử dụng đường cơ sở như thế nào và luôn đặt biểu
đồ vào trong ngữ cảnh để tỉ lệ của các yếu tố trên biểu đồ phù hợp.

Đạo đức nghề nghiệp trong việc thể hiện dữ liệu


Có thể chỉnh sửa tỷ lệ biểu trên biểu đồ thanh để thể hiện rõ quan điểm bản thân
hơn. Việc đánh lừa thị giác của người xem bằng cách thể hiện dữ liệu không chính
xác là một việc cực kỳ nguy hiểm, chưa kể nói đến đạo đức nghề nghiệp. Chỉ cần
người xem tinh ý nhận ra điểm khác biệt này (ví dụ như trên trường hợp đường
cơ sở trong biểu đồ của Fox News là số 34) thì toàn bộ quan điểm của bạn cũng
như sự tín nhiệm mà bạn đang có sẽ biến mất.
Ngoài việc cân nhắc về độ dài của các thanh trong biểu đồ, hãy chú ý vào chiều
rộng của chúng nữa. Không có quy tắc cụ thể nào cho chúng nhưng thông thường
chiều rộng các thanh sẽ rộng hơn khoảng trắng giữa chúng. Nếu khoảng cách quá
và chiều rộng của thanh không hợp lý sẽ làm người xem hiểu nhầm và chú tâm
vào đó.
Cùng xem biểu đồ mẫu Goldilocks dưới đây:

42
Hình 2.14: Ví dụ về chiều rộng của thanh

Chúng ta đã xem các ví dụ điển hình nhất về dạng biểu đồ thanh căn bản, giờ
cùng tìm hiểu về các biến thể của chúng nhé. Biết được cách sử dụng các dạng
khác nhau của biểu đồ thanh sẽ giúp bạn có những lựa chọn linh hoạt hơn khi thể
hiện dữ liệu của mình qua hình ảnh. Cùng xem xét các dạng thường gặp trước
nhé.

Biểu đồ thanh hàng dọc (Vertical bar chart)

Biểu đồ thanh thường gặp nhất là biểu bồ thanh hàng dọc (còn gọi là biểu đồ cột).
Giống như biểu đồ đường, biểu đồ cột có thể trình bày một, hai, thậm chí nhiều
đối tượng. Chú ý rằng bạn càng thể hiện nhiều đối tượng trong biểu đồ thì sẽ càng
khó để tập trung vào một đối tượng, việc rút ra kết luận cũng khó theo.
Người xem cũng sẽ tự phân loại các hạng mục dựa vào khoảng cách giữa các cột,
nên bạn hãy chú ý sắp xếp khoảng cách giữa chúng. Luôn đặt bản thân vào vị trí
người xem để biết được họ nhìn nhận, so sánh các hạng mục như nào, từ đó sắp
xếp các dữ liệu theo độ quan trọng. Nhờ đó mà việc rút ra kết luận cũng sẽ dễ
dàng hơn.

43
Hình 2.15 Minh họa các biểu đồ cột

Biểu đồ cột chồng (Stacked vertical bar chart)

Với dạng biểu đồ này, chúng ta cần phải chú tâm hơn vào cách sử dụng. Ngoài
việc so sánh tổng giá trị của các hạng mục, người xem cũng có thể xem từng hạng
mục con của chúng. Việc phân loại dữ liệu ra nhiều dạng như vậy có thể làm
người xem bị ngộp, đặc biệt là khi sử dụng màu mặc định của các ứng dụng vẽ
đồ thị. Việc so sánh các hạng mục phía trên hạng mục dưới cùng trở nên vô cùng
khó do không có đường cơ sở nào để làm mức chuẩn để so sánh. Việc này dễ làm
rối biểu đồ của bạn như ví dụ trong hình 2.16

Hình 2.16 So sánh 2 dạng mục trong biểu đồ cột chồng


Như bạn có thể thấy, so sánh các hạng mục trong biểu đồ bên trái dễ hơn nhiều
đối với biểu đồ bên phải. Với dạng biểu đồ cột chồng, bạn có thể trình bày các
giá trị trên trục tung như 2 biểu đồ của hình 2.16. Hoặc bạn cũng có thể thể hiện
giá trị qua phần trăm của các hạng mục con đối với các hạng mục mẹ với tổng là
100%. (Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở chương 9). Lựa chọn tùy theo ngữ cảnh.
Khi bạn sử dụng cách 100%, hãy cân nhắc thêm các giá trị thực của các hạng mục
trên trục tung hay không. Bạn cũng có thể thể hiện trực tiếp trên các cột hoặc
trong chú thích. Việc cân nhắc này đơn giản hóa quá trình phân tích biểu đồ cho
người xem của bạn.

44
Biểu đồ thác nước (Waterfall chart)

Biểu đồ này dùng để chia biểu đồ cột chồng thành các hạng mục con. Giúp người
xem tập trung vào một hạng mục, chú ý đến điểm bắt đầu, sự tăng giảm cũng như
điểm kết thúc. Hay nói cách khác là trình bày việc từ một vị trí ban đầu đã tăng
hoặc giảm qua hàng loạt các thay đổi như thế nào.
Đọc ví dụ sau đây, bạn sẽ nhanh chóng nắm được cách sử dụng nó. Giả sử bạn là
một chuyên viên tư vấn về quản lý nhân sự và muốn biết được cũng như thể hiện
sự tăng giảm trong số lượng nhân viên trong năm vừa qua của đối tác bên bạn.
Nhìn biểu đồ thác nước hình 2.17 bạn sẽ thấy ngay được vấn đề.

Hình 2.17 Biểu đồ thác nước.


Ở bên trái, ta thấy ngay được số lượng nhân viên thời điểm đầu năm của một chi
nhánh. Nhìn từ trái sang phải, ta thấy số lượng nhân viên được tăng qua việc tuyển
người mới và điều chuyển công tác vào. Tiếp theo sau đó là số lượng nhân viên
giảm do điều chuyển công tác qua chi nhánh khác hoặc xin nghỉ hay là bị cho thôi
việc. Cột cuối cùng thể hiện tổng số nhân viên trong một năm.

Biểu đồ thanh ngang (Horizontal bar chart)


Nếu chỉ được chọn duy nhất 1 loại biểu đồ, chúng ta nên chọn biểu đồ thanh
ngang. Một biểu đồ chỉ đơn thuần chuyển các dữ liệu từ hàng dọc thành hàng

45
ngang. Nguyên nhân bởi vì chúng vô cùng dễ hiểu. Tên các hạng mục thường dài
và được viết từ trái sang phải nên biểu đồ này phù hợp nhất cho tình huống của
bạn.
Thêm vào đó, do thói quen mắt thường chúng ta sẽ nhìn từ trái sang phải, rồi lướt
qua dữ liệu trên đó theo hình chữ Z. Nên tên các hạng mục sẽ được biết đến đầu
tiên, tiếp theo là tới dữ liệu. Khi đó người xem đọc dữ liệu sẽ biết ngay đang nói
đến đối tượng nào.
Tương tự biểu đồ cột, biểu đồ này cũng thể hiện được một, hai hay nhiều đối
tượng cùng một lúc. Cùng xem ví dụ hình 2.18 nhé.

Hình 2.18 Minh họa biểu đồ thanh ngang

Biểu đồ thanh ngang chồng (Stacked horizontal bar chart)


Biểu đồ này là một dạng của biểu đồ cột, nhưng mỗi cột nó có nhiều phần xếp lên
nhau. Vì vậy ngoài việc có thể so sánh dữ liệu các cột với nhau, bạn còn thể hiển
thị thêm một chiều thể hiện chi tiết thành phần của mỗi cột. Nói cách khác ngoài
việc so sánh tổng giá trị của từng danh mục, còn có thể dùng để so sánh các hạng
mục con của nó. Biểu đồ này có thể trình bày giá trị thực của từng danh mục trên
các trục hoặc thể hiện phần trăm của các hạng mục con.
Cách thể hiện theo phần trăm vô cùng hữu dụng trong việc thể hiện cả 2 mặt tích
cực lẫn tiêu cực của toàn bộ ngữ cảnh, bởi vì bạn đã có một đường cơ sở nhất
quán từ đầu đến cuối (từ bên trái sang phải). Điều này giúp việc so sánh dữ kiện
của cả 2 phía biểu đồ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

46
Ví dụ trong hình 2.19 dưới đây sẽ minh họa cách dùng biểu đồ này từ bài khảo
sát thể hiện sự ưa thích vô cùng không tán thành đến hoàn toàn đồng ý.

Hình 2.19 Cách thể hiện dữ liệu qua phần trăm

Biểu đồ miền (Area Chart)

Nhiều người thường tránh dùng biểu đồ miền vì thị giác của chúng ta không quen
với việc xác định giá trị của một phạm vi trong không gian 2 chiều. Nên nó khó
hiểu hơn các dạng biểu đồ khác. Cũng vì vậy nên sử dụng chỉ khi phải thể hiện
số lượng số quá chi tiết. Trong không gian 2 chiều, biểu đồ này cần phải sử dụng
cả chiều dài lẫn rộng, thay vì chỉ một chiều như các biểu đồ khác. Điều đó giúp
cho dạng biểu đồ này có thể trình bày chi tiết hơn, ví dụ trong hình 2.20

Hình 2.20 Biểu đồ miền hình vuông

47
Biểu đồ tròn

Biểu đồ này thường rất khó tiếp cận. Ví dụ như hình 2.21 thể hiện thị phần của 4
nhà cung cấp: A, B, C, D. Bạn có thể thấy ai là người giữ thị phần lớn nhất trên
biểu đồ này không.

Hình 2.21 Biểu đồ tròn


Phần lớn mọi người sẽ trả lời là nhà cung cấp B, thể hiện bởi màu xanh trung tính.
Khả năng cao là bạn sẽ trả lời 35% - 40% cho thị phần mà người đó nắm giữ.
Bạn đã thấy được điều gì đó không ổn qua 2 câu hỏi trên chưa. Đúng vậy, nếu
chúng ta thêm các con số tương ứng với các đối tượng vào biểu đồ trên, ta được
biểu đồ 2.22 như sau:

Hình 2.22 Biểu đồ tròn với thị phần của các nhà cung cấp.

48
Vốn cho rằng nhà cung cấp B chiếm thị phần lớn lại chỉ chiếm 31%. Trong khi
đó nhà cung cấp A lại chiếm đến 34% dù chúng ta thấy phần trên biểu đồ bé hơn.
Cùng bàn về các khó khăn khi phân tích biểu đồ tròn nhé. Yếu tố đầu tiên mà bạn
nhận ra trong biểu đồ này có lẽ là hiệu ứng 3D hay một hiệu ứng nào đó. Việc
này đã làm nghiêng biểu đồ, khiến thị giác chúng ta ấn tượng rằng các nhà cung
cấp A và D có vẻ nhỏ hơn nhà cung cấp B và C. Nếu đào sâu hơn về nguyên
nhân nên tránh dùng hiệu ứng 3D chúng ta sẽ thấy hiệu ứng này không đơn giản
hóa quá trình phân tích, mà nó còn làm ảnh hưởng đến nhận thức thị giác của
chúng ta về độ lớn trong thị phần. Hoàn toàn không nên sử dụng.
Kể cả nếu bỏ đi hiệu ứng 3D và thể hiện chúng ở không gian 2 chiều, việc phân
tích vẫn rất khó khăn. Thị giác chúng ta vốn không quen nhận thức giá trị số
lượng trong không gian 2 chiều, nói đơn giản hơn là biểu đồ tròn rất khó thể hiện
thông tin. Khi các phần trong biểu đồ tròn không quá khác biệt, chúng ta gần như
không thể phân biệt được phần nào lớn hơn. Dù cho có sự khác biệt của từng phần
thì cũng rất khó biết chính xác là bao nhiêu.
Để giải quyết vấn đề này, bạn nhất thiết nên dùng nhãn dán như biểu đồ trên, tuy
nhiên trông nó cũng thật rối mắt phải không nào.
Thay vào việc đắn đo cho những rắc rối trên, chúng ta chỉ cần thay biểu đồ tròn
đó bằng biểu đồ thanh ngang như hình 2.23, theo thứ tự tăng/giảm tùy chọn. Chú
ý, thị giác của chúng ta sẽ tập trung vào các điểm kết thúc trên biểu đồ thanh. Nó
giúp việc nhận biết yếu tố nào lớn nhất hay nhỏ nhất dễ dàng hơn, đồng thời còn
biết được sự khác nhau trong giá trị của từng yếu tố.

49
Hình 2.23 Một biểu đồ khác thay thế cho biểu đồ tròn

Một số bạn cho rằng sẽ mất một số thông tin trong quá trình chuyển từ biểu đồ
tròn thành biểu đồ thanh. Đây là một lầm tường mà người ta thường nhìn nhận
rằng biểu đồ tròn cho góc nhìn tổng thể cùng các thành phần của nó. Tuy nhiên
nếu việc này gây hiểu lầm trong phân tích vậy có đáng hay không.
Trong hình 2.23, chúng ta đã giải quyết vấn đề này bằng cách thể hiện tổng giá
trị thị phần của các nhà cung cấp bằng 100%. Tuy không triệt để nhưng lại là một
cách thay thế cần cân nhắc. Chúng ta sẽ tìm hiểu về các cách thay thế biểu đồ tròn
qua case study thứ 5 ở chương 9.
Hãy nhớ, cân nhắc đến các loại biểu đồ đơn giản, dễ sử dụng, dễ phân tích trước
khi suy nghĩ biểu đồ tròn bởi các lý do kể trên.

Tương tự như vậy, người anh em của nó - biểu đồ Doughnut.

50
Hình 2.24 Biểu đồ bánh doughnut
Thay bằng việc so sánh diện tích các mục nhỏ của từng hạng mục trong biểu đồ
tròn, thì biểu đồ bánh doughnut này chúng ta phải so sánh một cung của hạng
mục này với cung của hạng mục khác. Hẳn phải có một sự tự tin cực kỳ mạnh mẽ
về thị giác bản thân mới có thể rút ra kết luận về giá trị của các cung đó.
Đó cũng là lý do chúng ta không nên sử dụng biểu đồ Doughnut.

Các dạng biểu đồ khác (Other types of chart)


Những dạng trên đều là các loại biểu đồ hay dùng. Chúng có thể đáp ứng nhu cầu
hàng ngày của bạn. Nên nắm chắc căn bản cách sử dụng chúng trước khi khám
phá tiếp các dạng biểu đồ khác.
Ngày nay có vô vàn các dạng biểu đồ thể hiện dữ liệu. Khi bắt tay thiết kế biểu
đồ hãy suy nghĩ đến lựa chọn dạng biểu đồ phù hợp với ngữ cảnh, từ đó thể hiện
rõ quan điểm của bạn, truyền đạt chúng một cách rõ ràng nhất. Với các dạng biểu
đồ xa lạ khác, hãy dành nhiều thời gian để làm quen cũng như tập thiết kế trước.

Điều cần lưu ý

Cách sắp xếp logic các hạng mục


Hãy cân nhắc các hạng mục mà dữ liệu được phân loại, sắp xếp chúng theo một
thứ tự tự nhiên nhất có thể. Ví dụ nếu phân loại hạng mục của bạn là 0-10, 11-20
và cứ tăng như vậy, việc sắp xếp logic nhất sẽ là thứ tự số tăng dần. Tuy nhiên
51
nếu không có một thứ tự tự nhiên nào khả dĩ, bạn hãy sắp xếp theo cách bạn cho
là logic nhất. Cân nhắc kỹ bước này sẽ giúp các bước sau của bạn trở nên đơn
giản hơn rất nhiều.
Thông thường người xem chưa từng tiếp xúc với dữ liệu này, họ sẽ bắt đầu nhìn
từ góc bên trái và lướt qua biểu đồ bạn theo hình chữ Z. Có nghĩa là sẽ thấy trước
dữ liệu ở trên cùng của biểu đồ. Do vậy bạn hãy xếp hạng mục quan trọng nhất,
lớn nhất lên đầu tiên và sắp xếp các hạng mục khác theo thứ tự giảm dần. Còn
nếu hạng mục giá trị nhỏ nhất lại là quan trọng nhất, vậy hãy sắp xếp theo thứ tự
tăng dần.
Cách sắp xếp này được trình bày chi tiết hơn trong case study 3 của chương 9.

Thông tin đồ họa (Infographic)

Đây là một khái niệm thường được hiểu sai. Nó chỉ đơn thuần là một cách thể
hiện dữ liệu hay thông tin thông qua hình ảnh hay đồ thị. Khi đưa dữ liệu hỗn độn
vào các phần mềm chuyển hóa thành một biểu đồ có ích, rõ ràng và rành mạch,
ta gọi đó là thiết kế Infographic (thông tin đồ họa).
Ở trường hợp khác, nhiều người lại lầm tưởng rằng việc sử dụng các hiệu ứng
màu mè như phong to quá cỡ con số hay sử dụng đồ họa mang tính trẻ con để thu
hút người xem chính là thiết kế Infographic. Tuy nhiên đây lại là một việc rất
nông cạn trong mắt các khán giả tinh ý và hoàn toàn hiểu sai lầm về Thông tin đồ
họa.
Các nhà thiết kế đồ thị cũng luôn phải cân nhắc rất nhiều vấn đề trước khi tạo đồ
thị, như là:
- Đối tượng nào là khán giả của mình.
- Cần cung cấp gì cho khán giả.
Sau khi xác định tốt 2 vấn đề trên thì mới có thể tạo nên một đồ thị truyền đạt một
cách triệt để các quan điểm, các nội dung đến khán giả. Không chỉ đơn thuần là
sưu tập các thông tin về một chủ đề nhất định nữa, mà là ở một tầm cao mới kể
chuyện qua dữ liệu của mình.

52
Những biểu đồ cần tránh

Các dạng biểu đồ nên hạn chế:


- Biểu đồ hình tròn
- Biểu đồ hình xuyến
- Biểu đồ 3D
- Biểu đồ với 2 trục tung.

Không bao giờ sử dụng hiệu ứng 3D

Một trong những quy tắc vàng trong làng thiết kế đồ họa là: Không bao giờ sử
dụng hiệu ứng 3D. Trường hợp duy nhất mà bạn cần dùng đến là vẽ đồ thị trong
không gian 3 chiều (kể cả trong trường hợp này cũng rất khó để trình bày dữ liệu
chính xác, bạn hãy thận trọng).
Như ví dụ trên biểu đồ tròn, hiệu ứng 3D khiến số liệu của chúng ta sai sót, khó
phân tích và so sánh.
Ngoài việc gây xao nhãng, các ứng dụng vẽ đồ thị còn gặp lỗi khi thiết kế hiệu
ứng 3D. Ví dụ như trong Excel, chiều cao của các cột được quyết định bởi một
đường thẳng vô hình giao nhau với trục tung giống như trong hình 2.25.

Hình 2.25 Biểu đồ cột 3D.

53
Như dữ liệu nhập vào cho tháng 1 và tháng 2 là một. Tuy nhiên, theo biểu đồ này
thì giá trị nhìn còn chưa đến 1. Cách trình bày như này rất không hay, do đó hãy
cân nhắc thật kỹ và tốt nhất đừng nên dùng hiệu ứng 3D.

Không nên sử dụng trục tung thứ 2

Đôi khi bạn cần thêm trình bày thêm dữ liệu ngoài 2 trục cơ bản, do đó mà xuất
hiện thêm trục tung thứ 2 nằm ở phía bên phải của biểu đồ. Minh họa trong hình
2.26

Hình 2.16 Ví dụ về trục tung thứ 2.

Khi phân tích biểu đồ 2.26, người xem phải dành thời gian để phân biệt nhãn nào
chú thích cho dữ liệu nào. Nó khiến vấn đề trở nên cực kỳ phức tạp. Thay cách
sử dụng trục tung thứ 2 thì bạn hãy căn cứ theo tình huống mà chọn một trong hai
cách dưới đây:
1. Thay vì sử dụng trục tung thứ 2, hãy dán nhãn giá trị trực tiếp cho cột dữ
liệu tương ứng trên biểu đồ. Cách này giúp tập trung vào mức độ chi tiết
của các con số, bởi vì chúng được dán nhãn trực tiếp lên các điểm.

54
2. Chuyển chúng thành biểu đồ thanh, thiết kế trục tung cho từng hạng mục
dữ liệu, và sắp xếp đường cơ sở cho bằng nhau. Còn cách này khiến người
xem tập trung vào xu hướng chung của dữ liệu mà bạn trình bày.
Chúng ta có minh họa hai cách này trong hình 2.27 dưới đây:

Hình 2. 27 Các cách để tránh việc sử dụng trục tung thứ 2.


3. Dùng màu sắc. Ví dụ như trong biểu đồ 2.26, bạn có thể sử dụng màu xanh
trên nhãn dán Revenue và màu cam cho nhãn #of sales employees. Sử dụng
cùng màu sắc cho dữ liệu thể hiện những hạng mục đó. Tuy nhiên chúng
ta sẽ bàn sâu hơn về cách sử dụng màu sắc trong Chương 4, sẽ cho bạn
cách giải quyết phương pháp dùng màu sắc thông minh hơn cả.
Lưu ý rằng việc sử dụng 2 trục tung (hoặc 2 trục hoành) rất dễ dàng khiến người
xem hiểu nhầm giữa 2 hạng mục có mối liên kết với nhau. Đây cũng là một lý do
quan trọng cần cân nhắc cẩn thận khi quyết định sử dụng 2 trục tung (hoặc 2 trục
hoành) cho một biểu đồ.

Tóm Tắt

Trong chương này, chúng ta đã tìm hiểu về các cách thể hiện dữ liệu hiệu quả và
dễ sử dụng nhất, có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu hàng ngày của bạn.
Bài học quan trọng nhất mà chúng ta rút ra được từ chương này là luôn luôn cần
cân nhắc đến ngữ cảnh: điều bạn muốn truyền đạt cho khán giả. Khi đó bạn
sẽ quyết định được nên sử dụng biểu đồ nào để đem lại hiệu quả cao nhất.
55
Hoặc là đơn giản hơn, hãy cân nhắc loại biểu đồ nào giúp khán giả dễ hiểu nhất.
Bạn có thể tạo ra vài ví dụ mẫu, sau đó nhờ người thân hoặc đồng nghiệp xem
trước. Từ đó nhờ họ trả lời các câu hỏi:
- Yếu tố nào họ chú ý đầu tiên.
- Trọng tâm của biểu đồ ở đâu.
- Các nghi vấn sau khi xem biểu đồ.
Bằng câu trả lời của 3 câu hỏi trên, bạn sẽ biết được biểu đồ của mình đã đạt yêu
cầu chưa. Nếu chưa, bạn cũng sẽ biết được biểu đồ của mình cần sửa những gì.

Vậy là bạn đã hoàn thành bài học thứ 2 về cách kể chuyện thông qua dữ liệu:
chọn phương thức phù hợp.

56
CHƯƠNG 3: KẺ THÙ CỦA BẠN: SỰ PHỨC TẠP

Hãy hình dung não bộ của khán giả như một trang giấy trắng hay một màn hình
trống. Mỗi một yếu tố mà bạn thêm vào đó giống như khiến khán giả sử dụng một
phần bộ não để xử lý thông tin. Diện tích trang giấy trắng có giới hạn, vì vậy
chúng ta cần phải cân nhắc kỹ khi thêm bất kỳ một yếu tố thị giác nào trong phần
thuyết trình của mình.
Tóm lại, cần xác định và loại bỏ các yếu tố không có ích hoặc không thể hiện đầy
đủ được thông tin. Đây chính là trọng tâm của chương này.

Sự quá tải trong việc tiếp nhận thông tin

Hẳn bạn đã từng nhiều lần trải qua cảm giác quá tải trong việc tiếp nhận thông tin
rồi. Có lẽ thường xuyên nhất chính là những lúc bạn ngồi trong phòng hội thảo,
nghe người thuyết trình nói trên bục, theo dõi từng slide vô cùng chi tiết. Ngột
ngạt với lượng chi tiết trên slide và tập tài liệu mà bạn được đưa. Dù có nhiều
biểu đồ nhìn vô cùng hay ho nhưng lại chẳng rút ra được bất kỳ thông tin cần thiết
nào từ đó.
...Cho nên bạn lại lật sang trang tiếp.
Trong những tình huống này, bạn đã nhận được lượng thông tin quá tải.
Hiện tượng này có thể xảy ra bất cứ khi nào chúng ta tìm hiểu về một vấn đề nào
đó, khi não bộ cố gắng muốn học một thông tin mới. Giống như khi ta muốn máy
tính giải quyết một vấn đề, chúng ta cần dựa vào khả năng xử lý thông tin của nó.
Đây là quá trình tiếp nhận thông tin.
Tuy nhiên khả năng xử lý thông tin của não bộ chúng ta cũng chỉ có giới hạn. Do
đó với vai trò là người thiết kế phần thuyết trình, chúng ta có trách nhiệm làm
đơn giản hóa quá trình này cho khán giả.
Như ví dụ trên, nếu xây dựng một đồ thị quá chi tiết, đẹp đẽ nhưng không cung
cấp những thông tin có ích thì không còn ý nghĩa nữa. Chúng ta cần tránh tình
trạng này.

57
Khái niệm data-ink hay tỷ lệ signal-to-noise

Có rất nhiều khái niệm để giải thích và hướng dẫn cho các nhà thiết kế biểu đồ
điều chỉnh lưu lượng thông tin mà họ truyền đạt cho người xem. Ví dụ như data-
ink (dữ liệu mực) có nghĩa là càng nhiều thông tin trong một biểu đồ càng tốt,
còn những yếu tố khác đều chỉ cần đơn giản. Hay như signal-to-noise, với hàm
nghĩa là các quan điểm chúng ta muốn truyền đạt thông qua biểu đồ có những
hiệu ứng hình ảnh, đây có thể là những yếu tố gây xao nhãng, cũng có thể là
những yếu tố có thể bổ trợ cho quan điểm của bạn được ẩn trong biểu đồ.
Và việc bạn truyền đạt quan điểm của mình thành công hay thất bại sẽ thể hiện
qua việc mức độ cố gắng của người xem cần xử lý thông tin để hiểu được quan
điểm của bạn. Hãy nhớ, nhiệm vụ của chúng ta là khiến cho người xem nhanh
chóng nắm bắt được điều bạn muốn truyền đạt. Người xem càng ít thời gian suy
nghĩ, càng ít phải cố gắng xử lý thông tin mà có thể ngay lập tức hiểu được vấn
đề bạn muốn nói, vậy bạn đã thành công.
Tóm lại, nhiệm vụ của chúng ta là phải giảm thiểu sự phức tạp, rườm rà những
lượng thông tin không cần thiết tới người xem mà vẫn nổi bật được quan điểm
của mình.

Sự phức tạp

Một trong những nguyên nhân gây ra việc quá tải tiếp nhận thông tin chính là bởi
sự phức tạp. Chúng là những thứ chiếm diện tích nhưng không có vai trò tích cực.
Vậy nguyên nhân chúng ta cần tránh sự phức tạp và những yếu tố nào được cho
là phức tạp sẽ được làm rõ trong phần này.
Có một nguyên nhân đơn giản như chính tên của nó, sự phức tạp chỉ khiến biểu
đồ nhìn rối rắm hơn cần thiết.
Có lẽ bạn đã không để ý đến mức độ chi tiết của biểu đồ bạn thiết kế. Nhưng sự
phức tạp trong đó không chỉ tạo thành một biểu đồ vô ích, thậm chí còn khiến
khán giả không thoải mái. Cho nên khi biểu đồ của chúng ta phức tạp thì điều
58
chúng ta nói có thể khiến khán giả khó chịu và tất nhiên chúng ta sẽ mất đi cơ hội
thể hiện quan điểm cho họ. Đương nhiên đây không phải là điều tốt.

Nguyên tắc Gestalt về nhận thức thị giác

Nguyên tắc này nghiên cứu về cách con người nhận thức về cách sắp xếp của thế
giới xung quanh họ. Đồng thời cách con người tương tác cũng như tạo nên các
cách sắp xếp đều có thể kích thích thị giác.
Chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu từng nguyên lý.

Sự gần gũi
Chúng ta thường nhận định rằng các đối tượng gần nhau đều thuộc một nhóm.
Nguyên tắc về sự gần gũi này được minh họa trong Hình 3.1.
Chúng ta thường nhận định có 3 nhóm dấu chấm khác nhau dựa trên sự gần nhau
giữa chúng.

Hình 3.1 Nguyên tắc Gestalt về sự gần gũi


Chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc này vào việc thiết kế biểu đồ. Ví dụ như hình
3.2, chỉ nhờ việc sắp xếp khoảng cách giữa các chấm mà thị giác của chúng ta
phân biệt đường hình bên trái là hàng dọc (theo cột) và hình bên phải là hàng
ngang (theo dòng).

59
Hình 3.2 Ví dụ về cách sắp xếp thành cột và dòng.

Sự tương đồng
Các đối tượng giống nhau về màu sắc, hình dạng, kích thước hay định hướng
thường được nhận định là chung một nhóm. Ví dụ qua hình 3.3, chúng ta thấy
rằng các chấm tròn màu xanh nhạt trong hình bên trái là một nhóm và các ô vuông
trong hình bên phải là một nhóm.

Hình 3.3 Nguyên tắc Gestalt về sự tương đồng


Nguyên lý này hỗ trợ giúp thu hút khán giả chú ý vào một hướng nhất định của
hàng hay biểu đồ của chúng ta. Ví dụ trong hình 3.4, sự tương đồng về màu sắc
trở thành một gợi ý cho thị giác của chúng ta để nhìn theo hàng ngang (theo dòng)
thay vì nhìn theo hàng dọc (theo cột). Việc này giúp giảm sự phụ thuộc của chúng
ta vào các đường viền trong bảng biểu.

60
Hình 3.4 Ví dụ về cách sử dụng màu để định hướng.

Sự khoanh vùng

Chúng ta thường nghĩ các đối tượng được khoanh vùng là một nhóm. Dù không
cần khoanh vùng một cách đặc biệt, chỉ cần một font nền khác biệt như hình 3.5
là đủ.

Hình 3.5 Nguyên tắc Gestalt về nguyên lý khoanh vùng

Ngoài ra còn có thể áp dụng cách này vào việc phân cách về thị giác trong biểu
đồ của chúng ta, việc thể hiện hàm ý trong dữ liệu trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Ví dụ như hình 3.6.

61
Hình 3.6 Một ví dụ về nguyên lý bằng việc khoanh vùng phần dự đoán
(Forecast)

Sự bao quát

Nguyên lý này nói về não bộ con người thích những thứ đơn giản và những thứ
đã quen thuộc với chúng ta. Do đó con người thường gộp những đối tượng riêng
biệt thành một nhóm mà bỏ qua chi tiết từng thành phần. Nói dễ hiểu hơn, như
trong hình 3.7, các gạch nối đơn lẻ sẽ được chúng ta nhìn nhận là một hình tròn
tổng thể trước khi xem xét kỹ các gạch nối đơn đó.
Hình 3.7 Nguyên tắc Gestalt về nguyên lý bao quát.
Dưới góc nhìn của nguyên lý này có thể thấy các ứng dụng thiết kế đồ thị hay có
các cài đặt mặc định là các yếu tố như đường viền biểu đồ hay font nền (như
excel) là không cần thiết. Chúng ta có thể bỏ nó đi mà các biểu đồ vẫn được hoàn
thành. Đơn giản, dễ nhìn, dễ hiểu và không gây ức chế thị giác. Ví dụ hình 3.8 có
thể thấy: các dữ liệu của chúng ta sẽ nổi bật hơn khi không dùng những yếu tố
đó.

62
Hình 3.8 Ví dụ về việc loại bỏ các yếu tố thiết kế.

Sự liên tục

Nguyên lý này tương tự nguyên lý bao quát: khi nhìn nhận mọi việc, thị giác của
chúng ta thường tìm kiếm sự đơn giản nhất và hình dung ra sự liên tục ngay cả
khi chúng không phải là như vậy.
Ví dụ qua hình 3.9, đem các vật thể hình (1) chia tách chúng ra, mọi người có thể
lầm tưởng là 2 vật thể đó sẽ giống hình (2), tuy nhiên cũng có thể như hình (3).

Hình 3.9 Nguyên tắc Gestalt về sự liên tục

Chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc này vào thiết kế biểu đồ, ở đây là việc bỏ đi
trục tục trong hình 3.10. Thị giác chúng ta vẫn nhận ra các thanh ngang thẳng
hàng do sự nhất quán của khoảng trắng giữa các nhãn ở bên trái và các thanh ở
bên phải. Bằng cách áp dụng nguyên lý bao quát này đã giúp chúng ta loại bỏ các
yếu tố thiết kế không cần thiết để làm nổi bật các dữ liệu quan trọng.

63
Hình 3.10 Biểu đồ không sử dụng trục tung.

Sự kết nối

Đây là nguyên lý Gestalt cuối cùng. Nguyên lý này phân tích ra rằng, chúng ta
thường nhận định các đối tượng được kết nối với một đối tượng gần khác là một
nhóm. Tính chất này mạnh mẽ hơn so với các tính chất về màu sắc, kích thước
hay hình dạng của các đối tượng. Ví dụ như hình 3.11, thị giác của bạn chắc chắn
sẽ thấy sự liên kết giữa các đối tượng trong hình khi được nối với nhau bằng một
đường thẳng là một nhóm, thay vì tính chất tương đồng màu sắc, hình dáng hay
kích thước của chúng.
Tuy nhiên ở hình cuối cùng, sẽ có nhiều người cho rằng nguyên lý kết nối này
không chặt chẽ bằng việc khoanh vùng ở 2 hình tròn bên phải.
Cho nên qua ví dụ này, chúng ta đã biết được cách tác động đến mối quan hệ giữa
các nguyên lý để tạo ra một cách sắp xếp có thứ tự gợi ý cho thị giác của người
xem. (Trong chương 4 tới, chúng ta sẽ tìm hiểu về thứ tự sắp xếp khi chúng ta
phân tích các yếu tố thu hút sự chú ý).

Hình 3.11 Nguyên tắc Gestalt về sự kết nối.


Nguyên lý sự kết nối này rất thông dụng, nhất là trong các biểu đồ đường. Nó
giúp dẫn dắt người xem thứ tự của dữ liệu (Hình 3.12).

64
Hình 3.12 Các đường thẳng liên kết các điểm

Sau khi tóm gọn các nguyên tắc Gestalt lại, chúng ta đã nhận thức được cách thức
xử lý hình ảnh của thị giác con người. Từ đó bỏ đi các yếu tố không cần thiết
cũng như đơn giản hóa quá trình phân tích, thể hiện dữ liệu qua hình ảnh.
Vậy trong thực tiễn sẽ áp dụng như thế nào, cùng tìm hiểu tiếp qua các ví dụ cụ
thể ở cuối chương nhé.

Các kiểu phức tạp trong thể hiện dữ liệu thường thấy

Thiếu tính sắp xếp thứ tự hình ảnh


Các yếu tố đó gần như vào vào trông font nền, các khán giả của bạn gần như
không nhận biết được nó. Và nếu bạn không để tâm thì các khán giả sẽ cảm giác
ngột ngạt với việc thể hiện dữ liệu của bạn. Ví dụ sau sẽ giúp bạn nhận biết được
sự quan trọng trong việc sắp xếp thứ tự hình ảnh, cũng như việc thiếu sự sắp xếp
đó sẽ ảnh hưởng như thế nào tới quá trình phân tích của chúng ta.
Hình 3.13 là biểu đồ tóm tắt các kết quả từ cuộc khảo sát về sự lựa chọn các nhà
cung cấp. Hãy ghi chú bất kỳ kết luận nào mà bạn có về cách sắp xếp các nhà
cung cấp trong biểu đồ.

65
Hình 3.13 Tóm tắt về các kết quả từ cuộc khảo sát.
Có lẽ khi nhìn sơ qua biểu đồ này bạn sẽ thấy nó đạt yêu cầu. Tuy nhiên, xét về
tính chuyên nghiệp thì nó chỉ ở mức “không tệ”.
Điểm đạt của biểu đồ này là nó đã được phác thảo rõ ràng, có sự thiết kế về cách
sắp xếp thứ tự các nhà cung cấp, cũng như đã được dán nhãn đầy đủ. Các yếu tố
trọng tâm cũng được giải thích để giúp người xem phân tích dễ dàng và đơn giản
hơn.
Tuy nhiên khi nói đến phương diện thiết kế tổng thể cũng như vị trí các yếu tố
thiết kế, biểu đồ này lại hoàn toàn không đạt yêu cầu. Hình ảnh tổng quan của nó
nhìn vô cùng phức tạp và không kiên quan. Các yếu tố rời rạc được thêm tùy ý
vào mà không quan tâm đến cảm quan tổng thể toàn biểu đồ.
Chúng ta sẽ cải thiện đáng kể thiết kế của nó chỉ bằng một chút thay đổi như hình
3.14 sau. Nội dung như nhau, chỉ có sự sắp xếp và định dạng được thay đổi.

Hình 3.14 Biểu đồ tóm tắt về các nhà cung cấp sau khi được chỉnh sửa

66
So với biểu đồ gốc, sau khi chỉnh sửa biểu đồ của chúng ta đã trở nên có tổ chức
hơn. Chúng ta đã đầu tư thời gian vào việc thiết kế cũng như công sức sắp xếp
các yếu tố để có cái nhìn tổng quan cho toàn biểu đồ. Cụ thể ở đây là sự thẳng
hàng cũng như khoảng cách giữa các yếu tố.

Lời khuyên

- Sự thẳng hàng.
Thay đổi mang tính ảnh hưởng nhất trong 2 biểu đồ là việc thay đổi sự thẳng hàng
trong văn bản chú thích, từ căn giữa thành căn lề trái. Trong biểu đồ gốc, do đặt
căn giữa nên không có sự thẳng hàng ở phía bên trái hay bên phải, điều này gây
nên cảm giác luộm thuộm trong thiết kế.
Hãy tránh sử dụng căn giữa nếu có thể. Tóm lại chúng ta cần tạo nên sự thẳng
hàng nhất quán giữa các yếu tố trong biểu đồ (về hàng dọc lẫn hàng ngang).

- Các thủ thuật sử dụng Căn lề trong ứng dụng thuyết trình.
Trong các slide thuyết trình của mình, các bạn hãy bật các thước (ruler) hoặc
đường lưới (gridlines) để đảm bảo sự thẳng hàng giữa các yếu tố. Thao tác này
đem lại sự nhất quán trong việc sử dụng căn lề, giúp phần thuyết trình được sắp
xếp mạch lạc, rõ ràng hơn. Chức năng bảng (table) có ở hầu hết các ứng dụng
cũng là một cách đơn giản nhất để đảm bảo sự nhất quán bằng các đường phân
cách của bảng. Khi bạn đã hài lòng với những sắp xếp thẳng hàng của mình rồi,
hãy tắt chức năng bảng hoặc ẩn các đường viền đi và chỉ để lại phần thuyết trình
hoàn chỉnh.
Chúng ta đều biết thị giác của khán giả sẽ nhìn từ góc trên bên trái, lướt qua các
dữ liệu theo hình chữ Z. Do đó, hãy đặt các văn bản ở góc trên này (tựa đề, nhãn
dán trục, legend) cho các biểu đồ hay đồ thị. Việc này giúp khán giả biết trước
được họ đang xem những dữ liệu của vấn đề nào trước khi tìm hiểu biểu đồ. Một
cách định hình thông minh giúp người xem hiểu và phân tích dữ liệu trên biểu đồ
nhanh hơn.

67
Tiếp theo nói về Căn Chéo. Trong biểu đồ gốc hình 3.12, các nhãn của trục hoành
được để ở dạng căn chéo. Còn trong biểu đồ đã qua chỉnh sửa được thay đổi thành
căn dọc (hình 3.14). Bạn có thể thấy rõ sự khác biệt giữa chúng. Và chúng ta nên
tránh sử dụng căn chéo cho các văn bản hay các đường thẳng. Bởi vì chúng nhìn
rất rối mắt. Việc đọc văn bản được căn chéo trở nên khó khăn hơn bởi việc đọc
các văn bản xoay 45 độ hướng bất kỳ sẽ chậm hơn 52% so với đọc các văn bản
viết thông thường. Còn xoay 90 độ thậm chí khiến tốc độ đọc chậm đi 205%. Tốt
nhất hãy tránh việc chỉnh căn lề cho văn bản.
- Sử dụng khoảng trắng:
Nhiều người thường sợ để khoảng trắng trong các slide thuyết trình của mình.
Việc này có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên bạn đừng bao giờ thêm dữ liệu chỉ vì
muốn lấp các khoảng trắng trong phần thuyết trình của mình. Chỉ thêm khi nào
thật sự cần thiết và thật sự hỗ trợ cho quan điểm mà bạn đang truyền đạt.
Chúng ta nên làm quen với việc sử dụng khoảng trống. Các khoảng trống trong
phần thuyết trình quan trọng như việc ngắt quãng khi đang nói chuyện.
Hẳn bạn đã từng tham gia một bài thuyết trình được nói liên hồi. Cảm giác của
bạn như thế này:
- Người thuyết trình có lẽ là do lo lắng.
- Người đó muốn thể hiện toàn bộ các phát hiện của họ.
- Họ đang nói cả ngàn từ một phút.
- Bạn tự hỏi liệu họ có mệt không.
- Bạn có câu hỏi về một vấn đề nhưng họ không hề dừng đủ lâu để bạn đặt
câu hỏi mà đã chuyển tiếp sang vấn đề khác.
Đây là cảm giác vô cùng khó chịu cho khán giả.
Thử hình dung về ảnh hưởng của người thuyết trình khi họ nói quan điểm cực kỳ
táo bạo như sau: “Chỉ có chết mới sử dụng biểu đồ tròn”.
Sau đó dừng 15 giây để tuyên bố ngấm dần.

Sau đó tới lượt bạn nói ra tuyên bố tiếp theo, đếm chậm tới 15.

68
Đây là một cách dừng để gây chú ý.

Việc này đã thu hút được sự chú ý của bạn phải không?

Đây cũng chính là hiệu quả mạnh mẽ của việc sử dụng khoảng trắng một cách
thông minh trên bài thuyết trình. Việc không có khoảng trắng cũng giống như
người thuyết trình nói liến thoắng mà không ngắt quãng, tạo ra cảm giác không
thoải mái cho khán giả. Cho nên hãy tránh để người xem khó chịu với cách thiết
kế của chúng ta.
Khoảng trắng có thể sử dụng như một chiến lược hiệu quả để thu hút sự chú ý của
khán giả vào những phần không phải khoảng trống.
Lưu ý:
- Nên để trống các phần viền.
- Hạn chế mở rộng hình ảnh để lấp đầy các khoảng trống trong phần thuyết
trình.
- Sử dụng diện tích minh họa phù hợp với nội dung.
- Sử dụng khoảng trống như một cách nhấn mạnh.
- Nếu nội dung thật sự quan trọng, hãy thể hiện duy nhất một dữ kiện đó
trong một slide (có thể chỉ là một câu hoặc một con số).
Trong chương 5 chúng ta sẽ nói nhiều hơn về cách sử dụng khoảng trắng cũng
như các ví dụ về tính thẩm mỹ.

Việc sử dụng tương phản thiếu suy nghĩ

Có thể gây thu hút sự chú ý của khán giả bằng một sự tương phản rõ rệt. Và nếu
thiếu yếu tố tương phản cũng có thể xem như đang phức tạp hóa biểu đồ của
mình. Ngày xưa có chuyện cô bé lọ lem nhặt hạt đậu lẫn trong tro. Việc phát hiện
hạt đậu giữa tro sẽ dễ dàng hơn, có thể dùng nhiều cách để phân loại, để sàng lọc.
69
Tuy nhiên cô bé lọ lem còn yêu cầu đàn chim sẻ hãy nhặt đậu tốt thì bỏ vào nồi,
đậu xấu thì bỏ vào diều, vấn đề đã trở nên khó hơn với các chú chim sẻ. Và tất
nhiên sẽ càng khó thêm nữa nếu trong hỗn hợp đậu cùng tro đó có thêm nhiều
loại đậu khác: đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, đậu nành...các chú chim sẻ hẳn sẽ hoa
mắt, chóng mặt.
Qua ví dụ này các bạn có thể thấy được sự quan trọng của yếu tố tương phản trong
thiết kế hình ảnh: càng nhiều yếu tố khác nhau trong một cảnh, sự quan trọng của
từng yếu tố sẽ giảm đi.
Nói cách khác, nếu chúng ta muốn khán giả chú ý tới (ví dụ hạt đậu), chúng ta
nên phân biệt dữ kiện đó với những thứ còn lại.
Ví dụ sau sẽ giúp bạn hiểu thêm về khái niệm này.
Hãy tưởng tượng bạn đang làm cho một công ty bán lẻ và bạn muốn biết cảm
nhận của khách hàng về các yếu tố khác nhau giữa bạn và đối thủ cạnh tranh của
mình. Bạn làm một cuộc khảo sát với các vấn đề quan trọng.
Do đó bạn đã tạo ra một mục chỉ số hiệu suất để tóm tắt các yếu tố được quan tâm
(chỉ số càng cao thì hiệu suất càng cao và ngược lại). Biểu đồ trong hình 3.15 cho
thấy hiệu suất của bạn và 5 đối thủ cạnh tranh.

Hình 3.15 Biểu đồ về chỉ số hiệu suất

70
Hãy tóm tắt lại biểu đồ. Đây là tóm tắt số liệu về hiệu suất của các hạng mục như
lựa chọn (selection), tiện nghi (convenience), dịch vụ (service), chăm sóc khách
hàng (relationship) và giá cả (price) của công ty của chúng ta (kim cương màu
xanh) và các đối thủ khác (các ký hiệu khác).
Chỉ số cao hơn thể hiện hiệu suất cao hơn và ngược lại.
Rất tốn thời gian khi phải nhìn qua nhìn lại giữa các nhãn, các dữ liệu được thể
hiện trong biểu đồ. Kể cả nếu chúng ta cố gắng hiểu những dữ liệu đang muốn
nói gì thì cũng thật khó khăn vì các ký hiệu của công ty chúng ta (kim cương
xanh) thường bị che mất bởi các ký hiệu khác. Mặc dù đây là yếu tố quan trọng
nhất.
Đây là một ví dụ về việc thiếu sự tương phản (cũng như những sai sót trong thiết
kế hình ảnh khác) khiến việc truyền đạt thông tin trở nên khó khăn hơn cần thiết.
Cùng nhìn biểu đồ đã được chỉnh sửa lại (Hình 3.16) khi chúng ta sử dụng yếu tố
tương phản rõ ràng hơn.

Hình 3.16 Biểu đồ với việc sử dụng tương phản đúng cách.
Chúng ta đã đổi biểu đồ ngang. Các kết quả được tính đều là số dương bởi việc
thêm số âm như biểu đồ gốc đã làm dữ liệu trở nên phức tạp. Việc thay đổi này
hiệu quả hơn do chúng ta quan tâm vào sự khác biệt thay vì giá trị thể hiện bởi
dữ liệu.

71
Các dữ liệu được chuyển từ trục hoành thành trục tung. Mỗi hạng mục có các
thanh ngang tương ứng với tổng quan về hiệu suất của từng đối tượng. Thanh dài
cho thấy hiệu suất tốt hơn.
Công ty chúng ta được thể hiện bằng màu xanh so với các đối đối thủ (màu xám).
Và việc bỏ trục hoành giúp tập trung sự chú ý của người xem vào độ dài chứ
không là các con số thể hiện giá trị.
Chúng ta rút ra được 2 kết luận từ việc thiết kế này:
1. Nhìn sơ qua biểu đồ chúng ta biết ngay được công ty ta có hiệu suất cao ở
hạng mục: giá thành và tiện ích. Ngược lại không tốt trong hạng mục: chăm
sóc khách hàng do dịch vụ và lựa chọn của chúng ta thua kém.
2. Chúng ta biết được sự khác nhau về hiệu suất của mình và đối thủ, vượt
trội về giá thành nhưng thua kém về dịch vụ và lựa chọn.
Các đối thủ cạnh tranh được phân biệt bởi thứ tự sắp xếp trong nhãn dán phía bên
trái. Đối thủ A sẽ đi sau công ty ta, tiếp đến là đối thủ B và cứ như vậy. Nhưng
nếu các dữ kiện về các đối thủ cần được chú ý thì cách thiết kế này là lại có thiếu
sót.
Tuy nhiên nếu việc này không phải là quan trọng nhất thì cách thiết kế này lại
phù hợp nhất. Ngoài ra, các hạng mục được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về hiệu
suất của công ty chúng ta, tạo nên một cấu trúc dễ dàng hơn giúp người xem đọc
hiểu biểu đồ. Đồng thời biểu đồ còn được thêm về thứ hạng từng hạng mục của
công ty ta như là một tóm tắt cho khán giả.
Chú ý:
Cách sử dụng tương phản trong ví dụ này cũng như các lựa chọn trong thiết kế
biểu đồ giúp người xem xử lý thông tin nhanh hơn, dễ hiểu hơn và bớt rối mắt
hơn so với biểu đồ gốc.

Thời điểm cần thể hiện nhiều thông tin

Sẽ có nhiều trường hợp các nhãn dán của biểu đồ là cần thiết. Ví dụ như một biểu
đồ nói về doanh thu hàng tháng với đối tác nước người, đơn vị tính là triệu dollar
($USD millions). Nếu trên trục tung chỉ thể hiện 10, 20, 30, 40 thì việc để người
72
xem hiểu là vô cùng khó khăn. Ngược lại để ký hiệu $ vào trước các con số sẽ
giúp người xem không phải nhớ trong đầu các đơn vị tiền tệ là gì.
Tóm lại, có một số yếu tố nên được đi cùng các con số:
- Ký hiệu tiền tệ,
- Ký hiệu phần trăm,
- Các dấu phẩy trong các con số lớn.

Cần từng bước loại bỏ sự phức tạp

Khi chúng ta đã biết các nhân tố gây nên sự phức tạp cũng như sự cần thiết phải
loại bỏ chúng khỏi biểu đồ, tiếp theo là cách để thực hiện. Cùng theo dõi ví dụ
trực quan sau nhé.
Tình huống: Giả sử bạn đang dẫn dắt một đội IT. Đội nhận được các nhận xét
xuất hiện các sai sót về kỹ thuật từ các nhân viên trong công ty. Trong năm vừa
qua, một vài nhân viên đã xin nghỉ và bạn quyết định không thuê thêm nhân sự
vào lúc đó.
Nhưng bạn lại nghe gián tiếp biết được các nhân viên còn lại đang than vãn vì
phải làm thêm việc. Cho nên bạn suy nghĩ về chuyện cần thêm nhân sự trong năm
tiếp theo hay không.
Do đó bạn cần biết năng suất của các nhân viên còn lại trong đội của bạn sau khi
bị thiếu hụt nhân sự. Bạn phác thảo lại xu hướng hàng tháng giữa các vấn đề kỹ
thuật nhận được và các vấn đề đã giải quyết được (Hình 3.17).
Kết luận bạn rút ra được: năng suất đội bị giảm sút do nhân lực không đáp ứng
được và cần tuyển thêm nhân sự.

73
Hình 3.17 thể hiện biểu đồ gốc mà bạn phác thảo
Hãy phân tích tính phức tạp của biểu đồ trên bằng những kiến thức nguyên tắc
Gestalt, cách sử dụng căn lề, khoảng trắng và tương phản mà bạn đã học được.
Bạn nhận biết được bao nhiêu vấn đề và có thể thay đổi hay loại bỏ những gì.

Dễ dàng phân tích được 06 vấn đề mà biểu đồ mắc phải.

1. Loại bỏ phần viền của biểu đồ


Hầu hết các biểu đồ không cần thiết có đường viền (theo nguyên tắc Gestalt đã
chứng minh về sự bao quát). Thay vào đó ta hãy sử dụng khoảng trắng để phân
biệt giữa biểu đồ và các yếu tố khác.

Hình 3.18 Biểu đồ không có đường viền


74
2. Loại bỏ các đường phân cách (gridlines)

Nếu bạn cho rằng người xem cần thiết so sánh các dữ liệu với các số liệu trên trục
tung và trục hoành thì hãy để được phân cách (gridlines). Và bạn chỉ nên dùng
font màu xám nhạt. Đừng để chúng khiến người xem xao nhãng.
Tất nhiên nếu có thể thì nên loại bỏ chúng vì việc này sẽ giúp tăng tính tương
phản giữa các dữ liệu và font nền.

Hình 3.19 Biểu đồ được loại bỏ đường phân cách

3. Loại bỏ các điểm đánh dấu dữ liệu (data markers)


Chú ý: Bất cứ yếu tố nào thêm vào biểu đồ sẽ khiến người xem ảnh hưởng khi
tiếp nhận thông tin. Hãy đơn giản hóa việc thể hiện dữ liệu bằng các đường thẳng.
Tuy nhiên không phải bạn không nên sử dụng các điểm đánh dấu dữ liệu mà hãy
sử dụng chúng có mục đích, thay vì chỉ do đó là cài đặt mặc định của phần mềm.

Hình 3.20 Biểu đồ được loại bỏ các điểm đánh dấu dữ liệu

75
4. Đơn giản hóa các nhãn dán của 2 trục

Thường xuyên áp dụng nhất là thao tác loại bỏ các con số không (số 0) không cần
thiết trên trục tung. Bởi vì chúng làm phức tạp hóa các con số. Hãy loại bỏ chúng
để người xem dễ dàng phân tích dữ liệu. Chúng ta có thể viết tắt cho các tháng
trong năm và đặt thành hàng ngang trên trục hoành.

Hình 3.21 Biểu đồ sau khi đơn giản hóa các nhãn dán

5. Dán nhãn trực tiếp lên các dữ liệu

Sau khi bỏ các nhân tố gây cản trở quá trình tiếp nhận thông tin, người xem có
thể theo dõi dữ liệu của từng đối tượng dễ dàng hơn.
Hãy nhớ trách nhiệm của người thiết kế biểu đồ là xác định và giải quyết bất cứ
vấn đề nào gây khó khăn cho người xem khi phân tích biểu đồ.
Trong tình huống này, ta áp dụng nguyên tắc Gestalt về sự gần gũi để đặt các trực
tiếp nhãn dán lên từng đối tượng dữ liệu.

Hình 3.22 Biểu đồ sau khi được dán nhãn trực tiếp

76
6. Sử dụng màu sắc tương đồng

Sau nguyên tắc về sự gần gũi, tiếp theo áp dụng tiếp nguyên tắc Gestalt về sự
tương đồng. Cụ thể ở biểu đồ này, chúng ta dùng cùng màu sắc cho cùng nhãn
dãn của dữ liệu mà nó thể hiện.
Đây là gợi ý cho khán giả về mối quan hệ giữa 2 yếu tố trong biểu đồ.

Hình 3.23 Sử dụng màu sắc tương đồng

Sau 06 thao tác loại bỏ sự phức tạp và chỉnh sửa, chúng ta cùng xem 2 biểu đồ
trước và sau nhé (Hình 3.24).

Hình 3.24 Hai biểu đồ trước và sau khi chỉnh sửa

Kết luận

Khi truyền đạt thông tin cho khán giả cũng chính là bạn đang yêu cầu họ phải tiếp
nhận và xử lý thông tin. Mọi sự phức tạp về hình ảnh đều làm cản trở khán giả
tiếp nhận truyền đạt từ bạn.
Nguyên tắc Gestalt về nhận thức thị giác hướng dẫn bạn xác định những nhân tố
gây phức tạp và loại bỏ chúng.
77
Việc sắp xếp thẳng hàng, sử dụng khoảng trắng thông minh đều giảm sự mệt mỏi
khi phân tích dữ liệu. Đồng thời bạn nên chú ý dùng sự tương phản để nhận thức
và xử lý thông tin nhanh hơn.
Sự phức tạp là kẻ thù của bạn, hãy trục xuất nó khỏi bài trình bày của bạn. Thật
tốt vì bạn đã học được cách xác định và loại bỏ nó.

78
CHƯƠNG 4: CÁCH THU HÚT SỰ CHÚ Ý CỦA KHÁN GIẢ

Trong chương trước chúng ta học được cách xác định và loại bỏ sự phức tạp khỏi
việc thể hiện dữ liệu. Ngoài cố gắng tìm và loại bỏ những yếu tố gây phức tạp,
xao nhãng, ta đồng thời phải để tâm vào những yếu tố còn lại và tìm cách tăng
thu hút chú ý của khán giả vào câu chuyện của ta.
Ở chương này, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu cách thị giác của con người hoạt
động. Từ đó sử dụng nó làm lợi thế trong thiết kế đồ thị.
Chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quát về thị giác và trí nhớ, để biết được sự quan trọng
của các yếu tố nhận diện. Thành thạo 2 cách sử dụng có chủ ý cho các yếu tố gây
sự chú ý trong một cảnh như:
- Kích cỡ
- Màu sắc
- Vị trí
Thứ nhất, các yếu tố này giúp thu hút sự chú ý của khán giả vào nơi mà bạn muốn.
Thứ hai, sắp xếp các yếu tố thành một thứ hình ảnh, nhờ đó dẫn dắt khán giả theo
dòng dữ liệu bạn muốn. Giúp khán giả nắm rõ quan điểm của bạn hơn.

Nhờ biết được cách khán giả nhìn nhận và tiếp nhận thông tin, chúng ta đã đặt
bản thân vào một vị thế tốt hơn để truyền đạt quan điểm.

Cách con người tiếp nhận hình ảnh qua não bộ

Hãy xem ví dụ đơn giản về thị giác của con người trong hình 4.1 diễn giải quá
trình sau:
Ánh sáng phản chiếu qua một vật, sau đó được tiếp nhận qua con mắt của ta. Tuy
nhiên, chúng ta không thật sự nhìn bằng mắt, có một quá trình phân tích diễn ra
ngay tại bước này nhưng chính việc phân tích trong não bộ này được định nghĩa
thị giác.

79
Hình 4.1 Phiên bản ngắn gọn về cách hoạt động của thị giác.

Một bài học ngắn về trí nhớ

Trong não bộ chúng ta, có 3 dạng trí nhớ cực kỳ cần thiết mà chúng ta cần nắm
rõ, nhờ đó hỗ trợ thể hiện hình ảnh qua dữ liệu:
- Trí nhớ ngắn hạn
- Trí nhớ dài hạn
- Trí tưởng tượng
Mỗi loại đều có một vai trò quan trọng và riêng biệt.
Dưới đây sẽ giải thích ngắn gọn các kiến thức này để bạn có nền tảng cơ bản
trong quá trình thiết kế biểu đồ.

Trí nhớ tưởng tượng

Trí nhớ này rất dễ quên. Nó xảy ra kể cả khi bạn không ý thức đến nó, được tự
động gợi lên khi chúng ta nhìn mọi việc hàng ngày.
Nói đến nguyên nhân, từ khi bắt đầu chuỗi tiến hóa. Các loài ăn thịt đã có não bộ
phát triển theo hướng phù hợp để nhìn thấy các đối tượng có tốc độ cao. Cụ thể
là khả năng nắm bắt ngay những sự khác biệt trong môi trường, ví dụ các chuyển
động của một con thú ở xa được in sâu vào thị giác. Đây là bản năng sinh tồn
ngày xưa nhưng nay chúng có thể được dùng để thể hiện dữ liệu hiệu quả cho
ngày nay.

80
Các thông tin thường được lưu lại vào trí nhớ hình tượng chỉ trong vài giây và
được chuyển thành trí nhớ ngắn hạn. Đặc biệt, chúng thuộc về dạng yếu tố nhận
biết. Các yếu tố nhận biết này là công cụ quan trọng để thiết kế dữ liệu.

Trí nhớ ngắn hạn

Trí nhớ ngắn hạn thường có các giới hạn. Con người sẽ chỉ lưu trữ 4 trí nhớ khác
nhau về thông tin hình ảnh tại một thời điểm. Điều này có nghĩa rằng, nếu chúng
ta sử dụng một biểu đồ với 10 hạng mục và 10 màu sắc khác nhau, 10 nhãn dán
cùng 10 điểm đánh dấu dữ liệu thì điều này sẽ khiến việc phân tích dữ liệu trở
thành cực hình với người xem.
Như đã nói ở chương trức, chỉ riêng về nội dung, càng đơn giản hóa quá trình tiếp
nhận thông tin cho khán giả càng tốt.
Chúng ta không muốn họ phải cố gắng để có thể biết được quan điểm của ta. Mọi
khó khăn, phức tạp hay cản trở từ việc trình bày sẽ khiến khán giả mất chú ý và
ta không thể truyền đạt quan điểm của mình đi.

Để giải quyết tình huống ví dụ này, ta hãy dán trực tiếp 10 nhãn lên 10 hạng mục
đó (sử dụng nguyên tắc Gestalt về sự gần gũi mà ta học được ở chương 3). Tóm
lại, chúng ta cần hình thành khối thông tin bao quát mạch lạc và vừa vặn với bộ
nhớ hữu hạn của khán giả.

Trí nhớ dài hạn


Ký ức từ trí nhớ ngắn hạn, một là bạn sẽ quên nó đi vĩnh viễn hoặc là bạn sẽ lưu
lại nó trong trí nhớ dài hạn. Trí nhớ dài hạn được tích lũy theo thời gian. Nó có
vai trò quan trọng trong việc nhận biết khuôn mẫu và phân tích các thông tin được
tiếp nhận hàng ngày.
Trí nhớ ngắn hạn là tổng hợp của trí nhớ về thị giác và ngôn ngữ, dù 2 dạng này
có cách thức hoạt động khác nhau. Trí nhớ ngôn ngữ được truy cập từ một tập
hợp thần kinh đóng vai trò như một con đường chỉ dẫn cho việc nhớ lại hay nhận
81
biết một đối tượng nào đó. Trí nhớ về thị giác thì lại hoạt động theo các cấu trúc
đặc trưng.
Trí nhớ dài hạn có một số khía cạnh có thể trở thành lợi thế cho việc truyền đạt
thông điệp tới khán giả. Các dữ liệu quan trọng cần được trình bày bằng các hình
ảnh nổi bật để gợi ý cho bộ nhớ của người xem các ký ức trong bộ nhớ dài hạn.
Ví dụ thấy bức ảnh về tháp Eiffel, mọi thông tin, khái niệm, những gì bạn cảm
thấy, kỷ niệm của bạn ở Pháp đều sẽ được gợi nhớ lại. Kết hợp được trí nhớ về
thị giác lẫn ngôn ngữ giúp chúng ta đến gần thành công hơn trong việc vợi lại ký
ức của khán giả.
Chúng ta sẽ nói cách sử dụng cụ thể trong Chương 7 khi tìm hiểu về ngữ cảnh
của câu chuyện mà chúng ta muốn kể.

Sử dụng yếu tố nhận biết để nhấn mạnh chỗ quan trọng.

Ở trên, chúng ta đã biết trí nhớ hình tượng là một dạng của yếu tố nhận biết. Ta
sẽ hiểu rõ hơn qua ví dụ.
Hình 4.2 trình bày một dãy các con số. Bạn hãy lưu ý quá trình và tốc độ đọc
phân tích các con số của mình với yêu cầu là đếm tất cả các số 3 có trong dãy số.

Hình 4.2 Ví dụ về đếm các con số 3


Đáp án chính xác cho ví dụ này là 6. Tuy nhiên hình 4.2 không có bất kỳ gợi ý
hình ảnh nào giúp bạn tìm ra đáp án. Đây là một việc khó khăn khi chúng ta chỉ
nhìn lướt qua từng dòng. Một cách làm việc kém hiệu quả, đánh đố người đọc.
82
Đồng thời hãy xem ví dụ dưới đây khi chúng ta thay đổi một yếu tố hình ảnh duy
nhất cho dãy số (Hình 4.3).

Hình 4.3 Ví dụ đếm số sử dụng các yếu tố nhận biết


Giờ đây bạn đã có thể dễ dàng nhận ra việc đếm các số 3 quá dễ dàng và quá
nhanh. Không cần phải dò từng hàng, từng số và cũng không phải mất thời gian
suy nghĩ mà vẫn có thể đếm được có 6 con số 3 trong hình. Việc này trở rõ ràng
do đã sử dụng trí nhớ hình tượng của bản thân.
Yếu tố nhận biết chính là thay đổi màu sắc của các con số 3 trở thành khác biệt
so với các con số còn lại. Não bộ chúng ta đã nhanh nhạy xác định các con số mà
không cần dành bất cứ thời gian thừa nào cho việc này.
Cần chú ý các yếu tố này, đây là một công cụ hữu dụng. Nghĩa là, nếu chúng ta
chủ đích sử dụng các yếu tố nhận biết, chúng có thể giúp ta khiến khán giả thấy
những gì chúng ta muốn họ thấy, thậm chí trước khi họ nhận biết họ đang nhìn
vào đó.
Trong hình 4.4 dưới đây đã trình bày các yếu tố nhận biết.

83
Hình 4.4 Các yếu tố nhận biết
Bạn có chú ý rằng, khi xem các yếu tố trên mắt bạn luôn để ý đến cái khác biệt
duy nhất trong từng yếu tố. Thậm chí bạn không cần mất công để tìm nó. Điều
này do não bộ của chúng ta được thiết kế để nhận ra nhanh chóng các khác biệt
trong môi trường mình.
Phần lớn mọi người thường nhầm tưởng giá trị định lượng với một số yếu tố nhận
biết. Ví dụ như, mọi người đều cho rằng đoạn thẳng dài sẽ biểu thị một giá trị lớn
hơn so với một đoạn thẳng ngắn. (Một lý do khiến chúng ta dễ hiểu biểu đồ thanh
hơn).
Tuy nhiên màu sắc lại không như vậy. Không thể hỏi “Cái nào lớn hơn, màu đỏ
hay xanh?”, chẳng ai trả lời được câu này cả.
Hãy cố hiểu và ghi nhớ vấn đề này. Vì chúng ta sẽ sử dụng các yếu tố nhận biết
này để thể hiện giá trị định lượng:
- Độ dài đoạn thẳng
- Chiều rộng
- Kích thước
- Cường độ
- …
Dùng chúng để phản ánh giá trị tương đối, từ đó tạo ra cách để phân loại hạng
mục.
Chủ đích sử dụng yếu tố nhận biết mang lại hiệu quả thiết thực:
(1) Nhanh chóng thu hút sự chú ý của khán giả tới những điểm mà bạn muốn.
84
(2) Tạo ra một thứ tự có sắp xếp cho dữ liệu của bạn.
Chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 điều này trong việc thể hiện dữ liệu bằng hình ảnh, lần
lượt qua văn bản, và qua ngữ cảnh.

Sử dụng yếu tố nhận biết để chú ý chỗ quan trọng trong văn bản

Khi nhận được một đoạn văn không có bất cứ gợi ý hình ảnh nào, chúng ta chỉ có
lựa chọn duy nhất là đọc nó. Nhưng sử dụng yếu tố nhận biết một cách có chiến
lược khiến việc đọc trở nên rất đơn giản. Cùng xem ví dụ hình 4.5 nhé. Đoạn văn
đầu tiên không sử dụng bất cứ yếu tố nào (tương tự như đếm số 3). Bạn phải đọc
hết nó, tìm những ý chính từ đoạn văn, đọc lại một lần nữa và cuối cùng là ghép
các ý chính vào đoạn văn.
Chú ý việc sử dụng các yếu tố nhận biết đã giúp bạn tiếp nhận thông tin như thế
nào. Mỗi đoạn văn lại sử dụng một yếu tố nhận biết khác nhau, hãy tìm xem cái
nào thu hút bạn nhất, tốc độ đọc nhanh chậm ở đâu.
Ví dụ màu sắc và kích thước có thể thu hút sự chú ý rất nhanh, còn định dạng in
nghiêng lại thu hút đọc chậm lại.

85
Hình 4.5 Sử dụng yếu tố nhận biết cho văn bản
Ngoài mục đích thu hút sự chú ý của khán giả vào những điểm mà ta muốn, sử
dụng các yếu tố nhận biết còn giúp chúng ta sắp xếp dữ kiện có thứ tự theo mạch
trình bày. Ví dụ như trong hình 4.5 các yếu tố khác nhau lại có lực thu hút sự chú
ý khác nhau. Màu xanh đậm sẽ thu hút hơn màu xanh nhạt. Vả cả 2 màu xanh đều
thu hơn màu xám. Chúng ta sử dụng sự đa dạng này cũng như các yếu tố nhận
biết khác để dễ dàng nắm bắt thông tin hơn. Nhấn mạnh vào chỗ chúng ta muốn
và làm mờ những chỗ kém quan trọng.

86
Hình 4.6 đã thể hiện cách áp dụng việc này trong đoạn văn. một minh họa dễ hiểu
cho ý trên.

Hình 4.6 Các yếu tố nhận biết giúp tạo nên cách sắp xếp có thứ tự cho dữ liệu
của chúng ta.
Bạn hãy chú ý cách sử dụng các yếu tố nhận biết để tạo ra một trật tự cho dữ liệu
của chúng ta. Giúp việc nắm bắt ý chính trong ví dụ trở nên đơn giản. Các nghiên
cứu chỉ ra rằng chúng ta chỉ có 3-8 giây để thu hút khán giả, trong 3 - 8 giây đó
học sẽ quyết định nên để tâm đến những gì chúng ta thể hiện hoặc chuyển sự chú
ý đi.
Nếu chúng ta biết cách sử dụng các yếu tố nhận biết một cách khôn ngoan, chỉ
với khoảng thời gian ngắn ngủi đó khán giả vẫn có thể biết được ý chính mà
chúng ta muốn truyền đạt.
Việc sử dụng các yếu tố này nhằm tạo ra một trật tự có sắp xếp, hướng dẫn cụ thể
cho người xem theo một trình tự tiếp nhận thông tin. Như vậy người xem có thể
nắm bắt được những thông tin quan trọng nhất mà họ cần phải biết trước, đến
những thông tin quan trọng thứ 2 và cứ như vậy.
Ngoài ra, những thông tin bổ sung nhưng không quá ảnh hưởng, bạn có thể đưa
vào background để chúng không tranh sự chú ý.
Những thao tác này giúp quá trình tiếp nhận thông tin của người xem được đơn
giản và nhanh chóng hơn.
Trong ví dụ trên đã hướng dẫn cách sử dụng các yếu tố nhận biết trong văn bản.
Các yếu tố này cũng có thể bổ trợ cho việc thể hiện dữ liệu qua hình ảnh.

87
Sử dụng yếu tố nhận biết trong biểu đồ

Dù các biểu đồ không có bất kỳ gợi ý hình ảnh nào cũng có thể trở thành việc
đếm số 3 hoặc đọc văn bản trong các ví dụ trước.
Giả dụ rằng bạn đang làm cho một công ty sản xuất xe hơi. Bạn muốn tìm hiểu
các đóng góp ý kiến về các vấn đề liên quan đến thiết kế của khách hàng về 1 loại
xe (được tính theo số lượng vấn đề trên tổng số 1000). Và bạn có biểu đồ gốc
hình 4.7.

Hình 4.7 Biểu đồ gốc không sử dụng các yếu tố nhận biết
Bạn sẽ thấy rằng nếu không có bất kỳ gợi ý hình ảnh nào, bạn sẽ phải tự mình
phân tích các dữ liệu này. Không có bất cứ gợi ý về dữ kiện nào là quan trọng,
điều nào cần chú ý, không khác gì việc đếm số 3 ở trên.
Hãy nhớ về sự khác nhau giữa 2 dạng phân tích khám phá và giải thích ở chương
1. Áp dụng phương pháp phân tích giải thích vào biểu đồ 4.7, tìm ra yếu tố quan
trọng và đáng chú ý để thể hiện cho khán giả. Hình 4.7 đã trình bày 10 vấn đề về
thiết kế với hơn 8 nhận xét giống nhau từ khách hàng trên tổng 1000.
Việc sử dụng màu sắc có chủ đích và các định dạng văn bản cùng cách phân tích
giải thích cũng là một cách để ta thể hiện câu chuyện rõ hơn, truyền đạt tốt hơn
nội dung thông tin biểu đồ đến người xem. Cụ thể như hình 4.8.

88
Hình 4.8 Cách sử dụng màu sắc để thu hút sự chú ý
Ngoài ra có thể nâng cao hơn một bước, cũng là biểu đó đó nhưng thay đổi một
chút về trọng tâm và văn bản để dẫn dắt người xem từ vĩ mô sang vi mô của câu
chuyện như hình 4.9:

Hình 4.9 Sử dụng hình ảnh để tạo nên thứ tự cho dữ liệu
Đặc biệt trong phần thuyết trình của bạn, lặp lại cùng một biểu đồ nhưng nhấn
mạnh ở những phần khác nhau sẽ kể cho khán giả câu chuyện khác nhau hoặc nói
tới một khía cạnh khác của cùng một câu chuyện ( hình 4.7, 4.8, 4.9). Hãy sử
dụng một cách có chiến lược.
Việc này giúp khán giả làm quen với dữ liệu trước sau đó sử dụng để thay đổi các
ý muốn nhấn mạnh theo cách ở trên. Lưu ý việc thị giác đã chú ý vào những yếu
tố hình ảnh mà người thiết kế muốn hướng tới tập trung phải sử dụng yếu tố nhận
biết có chiến lược.

89
Làm nổi bột một số yếu tố thì các yếu tố khác sẽ bị mờ đi

Nhắc nhở: Khi bạn làm nổi bật một đối tượng thì các phần khác trong câu chuyện
sẽ trở nên mờ nhạt hơn. Do đó hãy tránh sử dụng các yếu tố nhận biết khi dùng
cách phân tích giải thích mà không có chiến lược. Với việc sử dụng cách phân
tích này, bạn thường sẽ có một câu chuyện cụ thể mà bạn muốn kể cho khán giả
rồi. Chỉ sử dụng các yếu tố nhận biết sau khi câu chuyện của bạn đã được khán
giả hình dung rõ hơn.
Cùng nhớ lại ví dụ ở Chương 3 khi bạn đang quản lý một đội IT và muốn thể hiện
sự quá tải trong số lượng các vấn đề về công nghệ mà đội của bạn nhận được. Sau
khi được đơn giản hóa chúng ta có biểu đồ hình 4.10.

Hình 4.10 Biểu đồ sau khi được đơn giản


Có một cách thông minh sau để xác định những thông tin cần nhấn mạnh là bạn
hãy đẩy mọi thứ vào background. Từ đó sẽ quyết định cụ thể nhấn mạnh hay làm
nổi bật dữ kiện nào. Cùng bắt đầu bằng hình 4.11.

90
Hình 4.11 Bắt đầu bằng việc làm mờ mọi thứ
Bước tiếp theo làm nổi bật các dữ liệu. Hình 4.12 trình bày 2 hạng mục của dữ
liệu: Received (vấn đề nhận được) và Process (vấn đề đã giải quyết) đậm hơn và
lớn hơn các đường trục và các nhãn dán. Đây là một quyết định có chủ ý khi làm
đậm hơn đường Processed so với đường Received để làm nhấn mạnh ý: số lượng
vấn đề giải quyết ít hơn so với số lượng vấn đề nhận được.

Hình 4.12 Bước làm nổi bật dữ liệu


Trong trường hợp này, chúng ta muốn thu hút sự chú ý của khách hàng về phía
bên phải của biểu đồ, khi sự khác biệt giữa 2 hạng mục bắt đầu xuất hiện. Nếu
không có bất cứ gợi ý hình ảnh nào, các khán giả của chúng ta sẽ thường bắt đầu
ở góc trên bên trái và lướt qua biểu đồ theo hình chữ Z. Tất nhiên khán giả vẫn
sẽ nhìn tới phần khác biệt ở phía bên phải nhưng chúng ta hãy nghĩ cách để việc
này xảy ra sớm hơn bằng việc sử dụng các yếu tố nhận biết.
Việc thêm các điểm dữ liệu hoặc dán nhãn các con số cũng là một cách sử dụng
các yếu tố nhận biết. Hãy nghiệm dù chúng ta có đi sai hướng trước khi tìm ra
câu trả lời chính xác. Cùng xem qua biểu đồ trong hình 4.13 nhé.

91
Hình 4.13 Sự phức tạp khi sử dụng quá nhiều nhãn dán dữ liệu
Khi chúng ta sử dụng nhãn dán cho mọi điểm dữ liệu, biểu đồ sẽ nhanh chóng trở
thành một mớ hỗn độn. Nhưng hãy xem biểu đồ của chúng ta sẽ thay đổi như thế
nào nếu chúng ta sử dụng các điểm đánh dấu và nhãn dán dữ liệu một cách hợp
lý, khi biết chọn lọc nên giữ hay nên bỏ đối với từng dữ liệu, như trong hình 4.14

Hình 4.14 Các nhãn dán dữ liệu khi được sử dụng có chọn lọc đã giúp thu hút
sự chú ý.
Như hình 4.14, các nhãn dán đóng vai trò như một ngọn hải đăng, thu hút sự chú
ý của khán giả về phía bên phải của biểu đồ một cách nhanh chóng hơn.
Chúng còn giúp khán giả xác định sự khác nhau về số lượng của 2 hạng mục bằng
cách tính nhẩm trong đầu các con số, qua đó biết được sự trì trệ trong việc giải
quyết vấn đề. Áp dụng trong trường hợp nếu ta biết khán giả muốn so sánh thì
hãy thể hiện cho họ.

92
Đây chỉ là một số ví dụ cho việc sử dụng các yếu tố nhận biết để thu hút sự chú ý
của người xem. Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về chiến lược ở trên nhưng bằng
nhiều cách khác nhau qua các ví dụ xuyên suốt cuốn sách này.

Đồng thời còn có các yếu tố nhận biết vô cùng cần thiết để thu hút sự chú ý của
người xem mà ta cần hiểu rõ là: kích thước, màu sắc và cách sắp đặt vị trí. Chúng
ta sẽ tìm hiểu từng yếu tố trong phần dưới đây.

Các yếu tố nhận biết quan trọng cần nhớ

Kích thước
Kích thước rất quan trọng. Các kích thước khác nhau thể hiện sự quan trọng khác
nhau, một điều cần ghi nhớ khi thiết kế biểu đồ. Nếu bạn muốn thể hiện các dữ
liệu tương đồng về mức độ quan trọng, hãy đặt kích thước của chúng như nhau.
Nhưng nếu có một yếu tố cực kỳ cần thiết, hãy sử dụng kích thước để thể hiện
nó: một kích thước LỚN sẽ rất tuyệt.
Dưới đây là một ví dụ thực tế khi mà sử dụng kích thước sai có thể dẫn đến hậu
quả không mong muốn.
Trong khoảng thời gian bắt đầu làm ở Google, chúng tôi đang thiết kế một
dashboard để hỗ trợ quá trình đưa ra quyết định. Trong khâu thiết kế, có 3 ý chính
chúng tôi biết là cần phải được thể hiện, tuy nhiên chỉ có 1 ý là có sẵn còn các ý
khác cần phải được phân tích kỹ hơn. Trong phiên bản dashboard gốc, những dữ
liệu ban đầu đã chiếm gần 60% của dashboard, với các thông tin về ý có sẵn. Sau
khi có kết quả của các ý còn lại, chúng tôi đã bỏ nó vào những phần còn lại của
dashboard. Tuy nhiên khi gần đến ngày họp, chúng tôi mới biết được rằng dữ liệu
ban đầu đã thu hút sự chú ý nhiều hơn những phần còn lại của dashboard.
May rằng chúng tôi biết được điều này trước khi quá muộn. Chúng tôi đã thay
đổi thiết kế, chỉnh kích thước của 3 ý ngang nhau để thể hiện đúng tầm quan trọng
của chúng. Khi nghĩ lại việc quyết định sẽ thay đổi nhiều nếu chúng tôi không
phát hiện và thay đổi kịp thời kích thước của thiết kế lúc đó.
93
Đây là một bài học nhớ đời, cũng chính là ví dụ mà chúng ta sẽ nói ở yếu tố nhận
biết màu sắc. Đừng tùy tiện trình bày thiết kế biểu đồ, hãy quyết định kỹ càng để
có kết quả thực sự.

Màu sắc

Khi màu sắc được sử dụng có mục đích, đây làm một trong những cách thu hút
sự chú ý người xem một cách tốt nhất. Đừng sử dụng màu sắc chỉ vì muốn biểu
đồ trông đẹp đẽ. Thay vào đó hãy dùng chiến lược để làm nổi bật ý chính biểu đồ
của mình. Hãy chắc chắn rằng việc sử dụng màu sắc phải luôn là một quyết định
có mục đích. Đừng để các công cụ đưa ra quyết định quan trọng thay bạn.
Các biểu đồ thường được trình bày bằng các sắc thái của màu xám và các màu
sáng sẽ thu hút sự chú ý vào những nơi chúng ta muốn. Màu xám thay vì màu đen
bởi vì màu xám tọa nên sự tương phản rõ rệt hơn màu đen. Với những màu thu
hút sự chú ý, hãy sử dụng màu xanh vì:
Được khá nhiều người ưa thích, có cảm giác công việc.
Tránh được vấn đề mù màu (sẽ nói đến phía sau)
Màu này thể hiện rõ hơn trên giấy in.
Tuy nhiên nếu bạn không thích thì cũng không nhất thiết dùng.

Lời khuyên:
Hãy sử dụng:
- Có mục đích
- Nhất quán
- Lưu ý về vấn đề mù màu khi thiết kế biểu đồ
- Cân nhắc về các sắc thái của màu sắc
- Suy nghĩ về việc có sử dụng màu thương hiệu hay không.

94
Sử dụng màu sắc có chọn lọc

Việc nhìn thấy một con đại bàng giữa một bầy chim sẻ là một việc dễ dàng; nhưng
khi các loài chim tăng lên thì con đại bàng kia sẽ khó thấy hơn. Nguyên tắc giảm
thiểu sự phức tạp cũng được áp dụng ở đây. Chúng ta phải sử dụng màu sắc có
chọn lọc để chúng có ý nghĩa. Nếu có quá nhiều màu thì sẽ không có màu nào nổi
bật hơn. Cần có sự tương phản rõ rệt để màu nào đó thu hút sự chú ý của khán
giả.
Khi chúng ta sử dụng quá nhiều màu cùng lúc, ngoài việc biến biểu đồ thành cầu
vồng, chúng ta còn mất giá trị nhận biết.
Ví dụ, một bảng biểu thể hiện thứ tự thị phần của một số loại dược phẩm đối với
các nước khác nhau, tương tự như phía bên trái của biểu đồ trong hình 4.15. Mỗi
thứ tự (1, 2, 3 và cứ như vậy) được thể hiện bằng màu sắc tương tự như màu sắc
cầu vồng, 1 = đỏ, 2 = cam, 3 = vàng, 4 = xanh lá cây nhạt, 5 = xanh lá cây, 6 =
xanh da trời, 7 = xanh dương, 8 = xanh dương đậm, 9 = tím nhạt, trên 10 = tím.
Các ô trong bảng biểu được thể hiện màu các màu cầu vồng tương ứng với thứ tự
con số của nó. Cô bé nhỏ tuổi có thể thích điều này nhưng công việc thì không
nên. Ý nghĩa của các yếu tố nhận biết không còn nữa: tất cả mọi thứ đều khác biệt
nghĩa là không có bất cứ thứ gì nổi bật. Chúng ta lại lặp lại ví dụ về đếm số 3 –
tuy nhiên tệ hơn bởi sự đa dạng về màu sắc sẽ làm rối mắt hơn chứ không giúp
ích được gì. Một cách làm tốt hơn là sử dụng các sắc thái của cùng một màu sắc
(một heatmap).

Hình 4.15 Sử dụng màu sắc có chọn lọc

95
Bạn đã chú tâm vào yếu tố nào trong bảng biểu phía bên trái của hình. Thị giác
loạn cả lên để cố gắng biết được nên chú ý vào yếu tố nào. Thường tập trung vào
màu đỏ, màu xanh đậm rồi màu tím đậm do sắc thái của chúng đậm hơn. Tuy
nhiên, khi nói màu đó thể hiện vấn đề nào thì chưa chắc chúng là trọng tâm vấn
đề ta muốn đề cập.
Bảng màu bên phải dùng các sắc độ của cùng một màu để phân biệt. Hãy lưu ý
thị giác của chúng ta không phù hợp với việc xác định sắc thái màu sắc, nhưng
lợi thế ở đây là các sắc độ màu sắc mang một số nhận định về giá trị hay định
lượng. Màu sắc đậm thể hiện thứ hạng cao hơn và ngược lại, bạn sẽ không thể
trình bày được điều đó nếu dùng màu sắc cầu vồng như bảng bên trái. Kiểu trình
bày này phù hợp với vấn đề của chúng ta, khi các con số nhỏ được thể hiện với
sắc độ đậm hơn. Thị giác của chúng ta sẽ tập trung vào màu xanh đậm trước thể
hiện những nước nắm giữ xếp hạng thị phần cao. Đây là một cách sử dụng màu
sắc ý nghĩa hơn.

Cách nhận biết biểu đồ đã thu hút sự chú ý

Dưới đây là một cách thử đơn giản để biết được mình đã sử dụng các yếu tố nhận
biết hiệu quả hay chưa.
Tạo nên biểu đồ của bạn, sau đó nhắm mắt hoặc nhìn vào chỗ khác một lúc rồi
hãy quay lại nhìn biểu đồ, ghi chú lại những chỗ mà bạn chú ý đầu tiên.
Những chỗ mà bạn chú ý đó đã là những điều trọng tâm mà bạn muốn thể hiện
chưa. Thậm chí để chính xác hơn, hãy nhờ đồng nghiệp hoặc người thân nói cho
bạn: họ chú ý đến điểm nào đầu tiên và ở đâu. Đây là một cách hay để nắm bắt
được góc nhìn của khách hàng và xác định được liệu biểu đồ của mình đã thu hút
sự chú ý cũng như trình bày thông tin theo một trật tự mà bản thân mong muốn
chưa.

96
Nhất quán trong việc sử dụng màu sắc

Có nên hay không thay đổi màu sắc và dạng biểu đồ để khán giả của chúng ta
không bị chán. KHÔNG NÊN đâu bạn. Yếu tố thu hút sự chú ý của khán giả nên
là câu chuyện bạn chứ không phải phần thiết kế biểu đồ. Và khi nói về việc sử
dụng biểu đồ, bạn luôn nên dùng dạng biểu đồ dễ hiểu nhất cho khán giả của
mình. Khi nói về các dữ liệu có thể thể hiện cùng một dạng biểu đồ, tốt nhất sử
dụng dạng biểu đồ mà khán giả đã quen thuộc. Việc này giúp việc phân tích của
khán giả trở nên đơn giản, làm giảm sự mệt mỏi khi họ nhìn vào các biểu đồ trong
phần sau của thuyết trình.
Quyết định thay đổi màu sắc chỉ nên khi bạn muốn thể hiện một dữ liệu khác chứ
không phải vì bạn muốn làm đẹp biểu đồ của mình. Nếu bạn đang dùng màu xám
cho biểu đồ và dữ liệu quan trọng được dùng bằng một màu nào đó, hãy nhất quán
về việc này và sử dụng cùng màu đó trong toàn bài thuyết trình. Ví dụ bạn sử
dụng màu xanh cho dữ liều này , hãy chỉ dùng màu xanh xuyên suốt cho phần
thuyết trình của bạn. Khán giả sẽ nhanh nhận ra rằng màu xanh thể hiện cho dữ
liệu lúc ban đầu của họ và họ sẽ mặc định như vậy trong toàn bộ quá tình.
Đồng thời, để báo hiệu cho thay đổi trong chủ đề hay giọng điệu nói chuyện, bạn
có thể thay đổi màu sắc để hỗ trợ.
Như đã nói ở trên, bạn phải nhất quán trong việc sử dụng màu sắ. Thông thường
khán giả của bạn sẽ dành thời gian để làm quen với ý nghĩa của màu sắc đó trong
biểu đồ và sẽ áp dụng phát hiện của họ cho toàn bộ bài thuyết trình của bạn. Ví
dụ bạn thể hiện dữ liệu về 4 vùng khác nhau trong biểu đồ, mỗi vùng với một màu
khác nhau tương ứng với nó, bạn nên giữ cách sử dụng màu cho các biểu đồ xuyên
suốt buổi nói chuyện và hãy tránh việc sử dụng cùng màu nhưng với ý nghĩa khác.
Đừng khiến khán giả rối lên với việc sử dụng loạn màu sắc của bạn.

Lưu ý về vấn đề mù màu khi thiết kế

Khoảng 8% đàn ông và 0.5% phụ nữ bị mù màu. Việc mù màu chủ yếu ảnh hưởng
việc phân biệt các sắc thái của màu đỏ và màu xanh. Nói chung, bạn nên tránh

97
việc sử dụng các sắc thái của 2 màu này. Tuy nhiên có một ý nghĩa thường gắn
liền với 2 màu này: màu đỏ thể hiện cho các thất thoát hay giảm sút cần phải lưu
ý và màu xanh thể hiện cho sự tăng trưởng rõ rệt. Bạn có thể tận dụng điều này
nhưng hãy thêm vào các gợi ý hình ảnh để phân biệt các dữ liệu quan trọng tránh
trường hợp làm cho khán giả bối rối. Cân nhắc việc sử dụng font bold, các tone
màu đậm nhạt khác nhau hoặc chỉ đơn giản là thêm các dấu + hay – trước các con
số để làm chúng nổi bật hơn.
Khi thiết kế biểu đồ và lựa chọn màu sắc để thể hiện các khía cạnh tích cực và
tiêu cực, màu xanh thường được dùng cho sự tích cực và màu cam cho sự tiêu
cực. Nên nhất quán và tránh được vấn đề mù màu đã nói phía trên. Trong nhiều
trường hợp cần làm nổi bật 2 mặt tích cực và tiêu cực thể hiện trên biểu đồ hoặc
cần thu hút từ cực này sang cực kia, việc phân biệt sử dụng màu sắc như này sẽ
giúp bạn trình bày rõ hơn.

Trải nghiệm việc nhìn biểu đồ với sự mù màu

Có một vài trang web cũng như ứng dụng với giả lập mù màu cho phép bạn có
thể thấy biểu đồ của bạn qua con mắt bị mù màu. Ví dụ như Vischeck
(vischeck.com) cho phép bạn tải biểu đồ lên hoặc tải ứng dụng giả lập xuống máy
tính của bạn. Color Oracle (colororacle.org) cho phép bạn tải phần mềm miễn phí
trên hệ điều hành Windows, Linux hoặc Mac áp dụng filter màu sắc toàn màn
hình một cách độc lập. CheckMyColours (checkmycolours.com) cũng là một
công cụ giúp bạn kiểm tra xem liệu biểu đồ của bạn có phù hợp với người bị mù
màu.

Hiểu rõ về những điều màu sắc thể hiện

Màu sắc khơi dậy cảm xúc. Trong toàn bộ bài thuyết trình hoặc ngữ cảnh đang
nói, hãy cân nhắc về giọng điệu và sử dụng một màu hay nhiều màu nhất định để
giúp tăng cường cảm xúc mà bạn muốn khơi dậy từ khán giả.
- Vấn đề này có thực sự quan trọng.
98
- Bạn muốn đưa ra một lập luận mạnh mẽ và muốn sử dụng màu sắc để làm
rõ quan điểm.
- Hay sử dụng một cách tiếp cận phù hợp với ngữ cảnh bằng một tone màu
nhẹ nhàng hơn.
Các ví dụ sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về cách sử dụng màu sắc và tone
màu. Biểu đồ được thể hiện với các sắc thái màu xám cùng với màu xanh đậm để
thu hút sự chú ý. Đây là kết quả từ một phân tích thống kê, bạn cũng có thể dùng
nó thể hiện một thái độ chuyên nghiệp. Hoặc là sử dụng màu đen cùng font đậm
để thu hút sự chú ý. (Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về cách sử dụng font chữ trong
Chương 5 khi nói về ngữ cảnh của việc thiết kế).
Kết quả là dù các thông tin dữ liệu vẫn giữ nghiên nhưng biểu đồ đã có một diện
mạo khác cũng như mang một thái độ khác đã đem lại hiệu quả khác biệt.
Qua đó ngoài việc quyết định thiết kế gì, ai là đối tượng khách hàng của mình
cũng cần phải chú ý. Các yếu tố bạn cần phải quan tâm khi thiết kế phần thuyết
trình của mình còn có thái độ, nhu cầu cũng như giọng điệu mà người xem muốn
bạn sử dụng.

Ý nghĩa văn hóa của màu sắc

Khi chọn màu sắc với đối tượng khách hàng quốc tế, việc cân nhắc ý nghĩa văn
hóa của một màu nào đó cũng là một vấn đề mà bạn cần phải chú ý.
Một ví dụ khác về việc sử dụng màu sắc cũng như tone màu của chúng, có một
bài viết trong cuốn tạp chí về một trang hẹn hò bao gồm một biểu đồ cùng với
các dữ liệu liên quan trong đó. Biểu đồ phần lớn sử dụng màu hồng và màu xanh
da trời. Liệu bạn sẽ sử dụng các màu này cho bản báo cáo kinh doanh thường niên
của bạn không? Rất hiếm trường hợp phù hợp để dùng. Nhưng với ngữ cảnh của
bài viết đó sử dụng cùng với bản chất và giọng điệu sống động của nó, màu sắc
rực rỡ đó lại vô cùng thích hợp.

99
Sử dụng màu sắc thương hiệu

Một số công ty đã rất nỗ lực để tạo ra thương hiệu cho họ và gắn liền nó với một
màu nào đó. Có một số màu thương hiệu mà bạn được yêu cầu phải sử dụng hoặc
ít nhất tận dụng ý nghĩa của nó. Cách để dẫn đến sự thành công trong trường hợp
này là xác định một hay 2 màu sắc thương hiệu phù hợp như là một gợi ý hình
ảnh để thu hút sự chú ý và sử dụng font màu xám hoặc đen cho toàn bộ phần
thuyết trình của bạn.
Trong một số trường hợp, bạn lại cần loại bỏ việc sử dụng các màu sắc thương
hiệu. Ví dụ về một lần một công ty mà màu sắc thương hiệu của họ là màu xanh
lá nhạt. Ban đầu việc muốn tận dụng màu này như là một yếu tố nhận biết, tuy
nhiên màu xanh này lại không thật sự thu hút sự chú ý trong các biểu đồ đã thiết
kế ra. Các dữ liệu không có một sự tương phản rõ ràng và toàn biểu đồ mang một
cảm giác nhợt nhạt. Khi bạn gặp vấn đề này, bạn có thể sử dụng màu đen để thu
hút sự chú ý khi các dữ liệu còn lại được thể hiện bằng màu xám, hoặc sử dụng
một màu hoàn toàn khác biệt – chỉ cần phải lưu ý là nó không “đánh nhau” với
màu sắc của thương hiệu đó khi được đưa vào trong một slide. Ví dụ các logo của
công ty sẽ phải được thể hiện trong toàn bộ phần thuyết trình của bạn. Trong
trường hợp cụ thể này, khách hàng của tôi thì lại khá ưng ý khi tôi sử dụng màu
hoàn toàn khác biệt. Ví dụ về cách này được thể hiện trong hình 4.16

Hình 4.16 Cách lựa chọn màu sắc với màu sắc thương hiệu
Nói tóm lại: Hãy suy nghĩ thấu đáo trong việc lựa chọn màu sắc của bạn!

100
Vị trí trên slide

Nếu không có bất cứ gợi ý hình ảnh nào, phần lớn khán giả của bạn sẽ bắt đầu ở
góc trên bên trái và lướt qua toàn biểu đồ của bạn theo hình chữ Z.
Họ nhìn thấy góc trên này trước do đó đây là một vị trí đắc địa. Hãy suy nghĩ các
cách để đặt các thông tin quan trọng ở đây (xem hình 4.17)

Hình 4.17 Cách thị giác của khán giả tiếp nhận thông tin
Đừng bắt khán giả phải tìm kiếm một yếu tố quan trọng trong toàn bộ dữ liệu.
Cách giải quyết vấn đề này là bạn hãy đặt các thông tin quan trọng ở góc trên này.
Trong các slide, thông tin ở đây có thể là một tuyên bố, một quan điểm hay một
yêu cầu. Trong các biểu đồ, hãy suy nghĩ xem dữ liệu nào mà bạn muốn khán giả
của bạn thấy trước và liệu sắp xếp các dữ liệu theo thứ tự quan trọng của nó như
thứ tự trong hình 4.17 được không. Tất nhiên không phải lúc nào bạn cũng có thể
sắp xếp như vậy, nhưng đây là một cách để bạn báo hiệu các thông tin quan trọng
trước cho khán giả của mình.
Hãy tìm cách thiết kế tương thích với cách khán giả tiếp nhận thông tin, chứ
không phải đi ngược lại nó. Chúng ta có ví dụ sau: Một sơ đồ quy trình bắt đầu ở
góc dưới bên phải và bạn phải đọc nó từ dưới lên trên và kết thúc ở góc trái. Việc
này là một việc vô cùng khó chịu và chính đây là cảm giác khó chịu mà chúng ta
cần phải tránh gây ra cho khán giả. Khiến chúng ta khi đó chỉ muốn đọc ngược
lại với hướng của sơ đồ quá trình đấy và mặc kệ cả các gợi ý hình ảnh người thiết
kế sử dụng.

101
Ví dụ thường thấy khác trong biểu đồ là thang đo sự tích cực và tiêu cực. Sự tích
cực được đặt bên trái (thông thường bên trái là sự tiêu cực) trong khi sự tiêu cực
được đặt bên phải (thông thường bên phải là sự tích cực).
Có thể thấy các biểu đồ được thiết kế ngược lại với cách khán giả tiếp nhận thông
tin khiến việc phân tích dữ liệu trở nên khó khăn. Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về
việc này trong case study 3 của Chương 9.
Hãy suy nghĩ kỹ càng trong việc đặt vị trí các yếu tố trong một slide hay một
trang nào đó và tìm cách đặt vị trí các dữ liệu của bạn thích hợp với cách tiếp
nhận thông tin của khán giả.

Tóm lại

Các yếu tố nhận biết là một công cụ vô cùng hữu dụng khi sử dụng có chọn lọc
và có chiến lược trong việc thiết kế biểu đồ. Nếu không có bất kỳ gợi ý hình ảnh
nào, các khán giả của chúng ta sẽ phải tự mình phân tích toàn bộ các dữ liệu mà
ta đưa cho họ. Hãy đơn giản hóa việc này bằng các yếu tố nhận biết như kích
thước, màu sắc và vị trí trên trang để báo hiệu cho họ những gì thật sự quan trọng.
Hãy sử dụng các yếu tố này để thu hút sự chú ý của khán giả và qua đó tạo ra một
trật tự thông tin hướng dẫn họ tiếp nhận các dữ liệu theo cách mà bạn muốn. Đánh
giá sự hiệu quả của các yếu tố nhận biết mà bạn dùng bằng cách kiểm tra “con
mắt của bạn chú ý vào dữ liệu nào đầu tiên?”.
Như vậy, bạn đã hoàn thành bài học thứ 4 của cuốn sách này. Bây giờ bạn đã biết
cách thu hút sự chú ý của khán giả đến những điểm mà bạn muốn.

102
CHƯƠNG 5: SUY NGHĨ NHƯ MỘT NHÀ THIẾT KẾ

Hình thức đi sau nội dung, một câu ngạn ngữ vẫn được áp dụng vào thể hiện dữ
liệu qua hình ảnh trong ngành thiết kế bấy lâu nay. Theo phương diện thiết kế,
biểu đồ có chức năng và hình thức. Chức năng là việc khách hàng có thể sử dụng
các dữ liệu của chúng ta làm được gì. Hình thức là sự trình bày dữ liệu trên biểu
đồ có, tối ưu hình thức thì việc tiếp nhận và xử lý thông tin sẽ rất dễ dàng.
Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu phương thức áp dụng các khái niệm thiết
kế truyền thống vào thể hiện dữ liệu:
- Tương tác
- Tiếp cận
- Thẩm mỹ
Một góc nhìn khác so với những chương trước. Đồng thời cũng tìm hiểu thêm các
chiến lược thu hút sự đồng tình của khán giả đối với các biểu đồ được thiết kế
chỉn chu.
Ngoài các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế, các nhà thiết kế còn phải biết tin
tưởng vào tầm nhìn bản thân. Có thể bạn sẽ nghĩ chuyên ngành của mình không
phải thiết kế. Tuy nhiên chắc chắn bạn sẽ nhận biết được đâu mới là một biểu đồ
bắt mắt. Chỉ cần làm quen với cách làm cơ bản cùng các ví dụ thiết kế hấp dẫn,
bạn sẽ tự tin vào khả năng thị giác của mình, đồng thời cũng biết được các khuôn
mẫu để bạn làm theo và áp dụng thay đổi cho từng trường hợp.

Tính tương tác

Trong chuyên ngành thiết kế, các chuyên gia nhận định mọi vật dựa trên tính
tương tác của nó. Đây là các tính chất thuộc về mặt thiết kế giúp nhận biết rõ
ràng hơn về chức năng của một vật. Ví dụ như một tay nắm cửa là dùng để xoay,
một cái nút được dùng để bật, và dây đàn là dùng để kéo. Các tính chất này gợi ý

103
cho chúng ta về cách sử dụng cũng như tương tác với các vật đó. Khi mà các tính
chất này rõ ràng thì việc thiết kế sẽ ẩn vào background và bạn gần như không
nhận thấy nó.
Để hiểu được cách áp dụng tính tương tác trong thực tiễn, chúng ta nghiên cứu ví
dụ về hãng OXO. Trên trang web của họ, cho rằng các mặt hàng nổi bật là “thiết
kế phổ quát”. Là một triết lý về việc thiết kế sản phẩm phù hợp với đa dạng người
dùng.
Cụ thể hơn, các vật dụng nhà bếp sẽ được quảng cáo là các vật dụng mà bạn cầm
nắm được. Các vật dụng này được thiết kế theo cách mà người dùng chỉ có duy
nhất một cách để sử dụng chúng. Bằng cách này, các vật dụng nhà bếp của OXO
rất dễ dùng, vậy mà phần lớn người sử dụng đề không nhận ra chủ ý thiết kế này
của họ.

Hình 5.1 Dụng cụ nhà bếp OXO

Cùng tìm hiểu cách chuyển khái niệm sự tương tác vào việc thể hiện dữ liệu nhé.
Chúng ta có thể sử dụng sự tương tác của biểu đồ để hướng dẫn người dùng hiểu
và tương tác lại với nó. Đây là 3 bài học chính cho vấn đề này:
(1) Làm nổi bật những dữ liệu quan trọng
(2) Loại bỏ những xao nhãng

104
(3) Thiết lập một trật tự thông tin

Làm nổi bật những dữ liệu quan trọng

Chúng ta đã biết được cách dùng yếu tố nhận biết để thu hút sự chú ý của khán
giả vào chỗ ta muốn. Làm nổi bật những dữ liệu quan trọng. Hãy khám phá khía
cạnh này nhé.
Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là chỉ làm nổi bật một phần trong tổng thể biểu
đồ, bởi vì sự nổi bật sẽ bị giảm đi khi có quá nhiều thứ được làm nổi bật cùng lúc
trong đó. Tốt nhất chỉ nên chọn làm nổi bật 10% trên toàn biểu đồ.
Font Bold, Italic và Gạch dưới: nên dùng cho tiêu đề, nhãn dán, chú thích và các
câu ngắn để giúp phân biệt dữ liệu. Bôi đậm thường được ưu thích nhiều hơn font
nghiêng và gạch dưới do tác động của nó đối với thiết kế rất ít mà lại mang lại
hiệu quả nổi bật cao. Font in nghiêng cũng ít tác động lên thiết kế nhưng không
thật sự nổi bật do đó cũng không được ưa dùng bằng. Font gạch dưới tác động
nhiều lên thiết kế, gây xao nhãng vì vậy nên dùng một cách có chọn lọc trừ khi
thật sự phải dùng.
- IN HOA và các kiểu chữ: chữ in hoa trong những câu ngắn thường rất dễ nhận
biết, do đó rất hiệu quả với tiêu đề, nhãn dán và các từ khóa. Hãy tránh việc sử
dụng một font khác như một cách để làm nổi bật, bởi vì vậy rất khó để thể hiện
được sự nhấn mạnh nếu không muốn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ chung.
- Màu là một cách làm nổi bật vô cùng hữu hiệu khi sử dụng có mục đích trong
bối cảnh có các cách làm nổi bật khác, ví dụ như im đậm.
- Các yếu tố trái ngược rất hiệu quả trong việc thu hút sự chú ý, tuy nhiên chúng
cũng gây xao nhãng cho thiết kế chung. Do đó bạn nên lưu ý khi dùng.
- Kích thước cũng là một cách để thu hút sự chú ý qua đó thể hiện tầm quan trọng
của dữ liệu.
Hiệu ứng nhấp nháy được loại bỏ khỏi danh sách trên, bởi sử dụng nó thường gây
cảm giác khó chịu và xao nhãng.

105
Lưu ý: Các yếu tố nhận biết có thể được sử dụng cùng một lúc. Do đó nếu bạn có
một dữ liệu cực kỳ quan trọng. Hãy tăng kích cỡ nó lên, thay đổi màu sắc và tô
đậm.
Dưới đây là ví dụ cho cách làm nổi bật hiệu quả trong việc thể hiện dữ liệu. Biểu
đồ hình 5.2 nằm trong bài báo trung tâm nghiên cứu Pew (2/2014) với tiêu đề:
“Điều tra dân số mới nhất thể hiện rằng, càng nhiều công dân Mỹ kết hôn, trong
đó phần lớn đã học đại học”.

Hình 5.2 Biểu đồ gốc của trung tâm nghiên cứu Pew

Trong bài báo có biểu đồ này, vốn dĩ hình muốn trình bày rằng, trong năm 2011
và 2012 sự gia tăng số lượng cuộc hôn nhân phần lớn là của những người đã tốt
nghiệp cao đẳng trở lên. Tuy nhiên với cách thiết kế biểu đồ thế này thì không
thể thấy được quan điểm đó.
Đồng thời nó khiến người xem chú ý vào cột năm 2012 theo từng hạng mục bởi
nó được trình bày bằng màu tối hơn so với các cột còn lại.

106
Việc thay đổi màu sắc biểu đồ khiến sự chú ý của người xem đã thay đổi. Xem
hình 5.3 sau:

Hình 5.3 Biểu đồ với việc làm nổi bật các yếu tố chính
Ở hình 5.3 dùng màu cam để làm nổi bật các dữ liệu liên quan đến những người
có gia đình và có bằng cao đẳng trở lên. Đồng thời thay đổi các hạng mục còn lại
thành màu xám. Từ đó khiến yếu tố được làm nổi bật đã thu hút mọi sự chú ý của
người xem.

Loại bỏ sự xao nhãng

Khi chúng ta làm nổi bật một yếu tố quan trọng đồng thời cũng cần phải loại bỏ
sự xao nhãng. Nói về sự hoàn hảo trong thiết kế của việc thể hiện dữ liệu, quyết
định phải loại bỏ dữ liệu nào hoặc bỏ nhấn mạnh nó có khi còn quan trọng hơn
việc phải thêm dữ liệu hoặc làm nổi bật dữ liệu nào đó.
Để xác định được những thứ gây xao nhãng, bạn hãy chú ý tới sự phức tạp và ngữ
cảnh. Chúng ta đã tìm hiểu sự phức tạp ở chương trước: đây là những yếu tố
chiếm chỗ mà không bổ sung thêm bất kỳ thông tin nào. Ngữ cảnh phải là một

107
thứ hiện hữu cho khán giả, giúp họ hiểu được quan điểm bạn đang muốn truyền
đạt.
- Khi nói về ngữ cảnh, hãy dành vừa đủ, đừng nói quá ít hay quá nhiều.
- Cân nhắc một cách bao quát thông thông tin nào là cần thiết hay dư thừa.
- Xác định những cái không cần hoặc không liên quan.
- Xác định để biết được thông tin nào gây xao nhãng, ảnh hưởng đến quan
điểm của bạn
Loại bỏ tất các các yếu tố trên.

Một số gợi ý nhất định giúp bạn xác định các yếu tố gây xao nhãng:
- Không phải dữ liệu nào cũng quan trọng như nhau. Hãy sử dụng các khoảng
trống cũng như sự chú ý của khán giả của bạn một cách có chủ đích bằng
việc loại bỏ các thông tin không quan trọng.
- Khi không cần quá chi tiết, hãy tóm tắt. Bạn đã quen thuộc với từng chi tiết
trong bài thuyết trình tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với khán giả
cũng phải như bạn. Hãy cân nhắc xem có nên tóm tắt các chi tiết đó không.
- Tự hỏi bản thân: loại bỏ yếu tố này có ảnh hưởng đến quan điểm của bài
thuyết trình. Nếu bạn trả lời không, tất nhiên hãy loại bỏ nó. Đừng muốn
giữ tất cả mọi thứ chỉ bởi vì bạn đã bỏ công sức để tạo ra nó hay chỉ đơn
giản là do nhìn nó đẹp đẽ. Nếu yếu tố đó không bổ sung cho quan điểm của
bạn, chúng không nên nằm trong bài thuyết trình.
- Đẩy những yếu tố bổ sung nhưng không tác động lớn đến toàn bộ ngữ cảnh
vào trong background. Hãy sử dụng kiến thức về các yếu tố nhận biết để
bỏ nhấn mạnh nó, chuyển thành màu xám.
Loại bỏ hay bỏ nhấn mạnh bất cứ yếu tố nào đều sẽ giúp các dữ liệu còn lại nổi
bật hơn. Trong trường hợp bạn đang phân vân tính cần thiết của yếu tố nào, hãy
nghĩ xem nó có làm xao nhãng quan điểm của bạn không.
Ví dụ trong một slide thuyết trình, bạn có thể đưa phần nội dung vào mục lục để
bạn có thể sử dụng nó lúc cần. Nhưng phần nội dung đó phải không gây xao
nhãng, ảnh hưởng đến ý chính của bạn.

108
Cùng quay lại ví dụ về trung tâm nghiên cứu Pew ở trên. Trong hình 5.3, ta đã sử
dụng màu sắc có chủ đích, từ đó làm nổi bật yếu tố chính trong biểu đồ. Thậm
chí ta còn có thể cải thiện biểu đồ đó bằng cách bỏ đi những thứ xao nhãng như
trong hình 5.4.

Hình 5.4 Biểu đồ sau khi loại bỏ các yếu tố xao nhãng.

Trên hình 5.4 đã có một số thay đổi để bỏ sự xao nhãng. Thay đổi lớn nhất là
chuyển từ dạng biểu đồ cột sang biểu đồ đường. Như chúng ta tìm hiểu ở những
chương trước, biểu đồ đường vô cùng hiệu quả trong trường hợp thể hiện xu
hướng theo thời gian. Sự thay đổi giúp bỏ đi các yếu tố rời rạc khỏi biểu đồ. Từ
5 cột ban đầu đã được giảm xuống thành một đường thẳng duy nhất với điểm cuối
được làm nổi bật.

Khi chúng ta tính trên toàn dữ liệu thì biểu đồ đã giảm từ 25 cột xuống còn 4
đường thẳng. Trình bày bằng biểu đồ đường cho phép sử dụng 1 trục hoành cho
cả 4 hạng mục.

Thao tác này đã đơn giản hóa việc phân tích dữ liệu, thay vì trước đây phải nhớ
các năm trong nhãn dán rồi sử dụng nó cho lần lượt các hạng mục của biểu đồ.

109
Hạng mục “All” trong biểu đồ gốc bị loại bỏ. Đây chỉ là tổng hợp của tất cả hạng
mục khác, do đó sẽ thừa khi dành riêng nó một hạng mục mà chẳng cung cấp bất
kỳ thông tin nào. Tất nhiên không phải lúc nào bạn cũng làm vậy được, chỉ ở
trường hợp này, hàng mục dư thừa này không đóng góp bất kỳ điều gì cho câu
chuyện mà chúng ta đang kể nên cần phải bỏ đi.

Thay thế các con số thập phân trên các nhãn dữ liệu bằng các số nguyên gần nhất
được làm tròn. Sẽ rất kỳ lạ nếu chúng ta dùng số thập phân để nói về số người
trưởng thành, cụ thể ở đây là số người trưởng thành đã kết hôn trên tổng số 1000.
Ngoài ra cũng không cần thiết khi để độ lớn cũng như sự khác biệt của các con
số, chúng ta không cần độ chính xác chi tiết đến số thập phân. Hãy lưu ý ngữ cảnh
của vấn đề khi bạn đưa ra các quyết định thiết kế như thế này.

Font in nghiêng của tiêu đề được chỉnh lại thành font thông thường vì không có
bất kỳ lý do nào cần phải thu hút sự chú ý đến chúng. Có khoảng cách giữa tiêu
đề và phụ đề, việc này đã dẫn đến việc phụ đề thu hút sự chú ý không cần thiết
nên khoảng cách này cũng được loại bỏ.

Và cuối cùng là phần làm nổi bật hạng mục “Bachelor’s degree or more” (có bằng
cao đẳng và hơn thế) trong biểu đồ của hình 5.3 được giữ lại cũng như mở rộng
để bao gồm cả tên hạng mục cũng như các nhãn dán dữ liệu. Như chúng ta đã tìm
hiểu, đây là một cách để liên kết các dữ liệu liên quan đến nhau trong biểu đồ
giúp đơn giản hóa quá trình tiếp nhận thông tin cho khán giả.

110
Hình 5.5 Thể hiện trước và sau khi thay đổi.

Bằng việc làm nổi bật các vấn đề trọng tâm và loại bỏ các yếu tố xao nhãng, biểu
đồ đã được cải thiện rõ rệt.

Tạo nên một trật tự hình ảnh cho các dữ liệu

Như chương 4 đã tìm hiểu, các yếu tố nhận biết được dùng để làm nổi bật dữ liệu
quan trọng, đồng thời tạo nên một trật tự hình ảnh cho thông tin trên biểu đồ.
Theo trực giác, chúng ta có thể đưa một thứ ra trước và đẩy các yếu tố khác vào
background, đó là một cách để nói cho khán giả biết trình tự họ nên dùng để phân
tích dữ liệu của chúng ta.

Hiệu quả của siêu hạng mục

Trong bảng biểu và biểu đồ, nhiều khi sử dụng siêu hạng mục đem lại hiệu quả
rất lớn trong việc sắp xếp dữ liệu, đơn giản hóa quá trình phân tích của khán giả.

Ví dụ bạn đang muốn phân tích dữ liệu của một thống kê giá trị từ một điều tra
dân số với hơn 20 hạng mục, bạn có thể sắp xếp và chia nhóm cho các dữ liệu
bằng cách sử dụng các siêu hạng mục: tuổi tác, vùng miền, mức độ thu nhập và
trình độ học vấn. Việc phân chia các siêu hạng mục đem lại hiệu quả to lớn, giúp
bạn tạo nên một thứ bậc về thông tin, khiến việc tiếp nhận dữ liệu trở nên dễ dàng.

Cùng xem ví dụ về một biểu đồ có thứ bậc rõ ràng về thông tin và tìm hiểu cách
lựa chọn thiết kế đã tạo ra nó. Giả sử rằng bạn làm cho một công ty sản xuất xe
hơi. Có 2 khía cạnh quan trọng dùng để đánh giá sự thành công của thiết kế và
sản xuất một dòng xe hơi là:

(1) Sự hài lòng của khách hàng

(2) Tần suất xảy ra hư hỏng của chiếc xe

Chúng ta dùng biểu đồ phân tán trong trường hợp này thể hiện sự khác nhau giữa
mẫu xe năm nay so với mẫu năm ngoái dựa trên 2 khía cạnh này, hình 5.6:

111
Hình 5.6 Một biểu đồ với thứ bậc thông tin rõ ràng.

Hình 5.6 nhanh chóng đưa ra được sự khác nhau của mẫu xe năm nay so với mẫu
năm ngoái trên cơ sở sự hài lòng và tần số xuất hiện vấn đề. Cách sử dụng kích
thước và màu sắc của font cũng như các điểm dữ liệu đã báo hiệu cho chúng ta
biết phải chú ý ở đâu và theo thứ tự nào. Cùng phân tích thứ bậc hình ảnh của các
yếu tố trong biểu đồ và tác dụng của nó trong phân tích dữ liệu nhé. Theo thứ tự
tiếp nhận thông tin ta có:

- Đầu tiên là tựa đề Các vấn đề so với sự hài lòng của mẫu xe. Việc làm
đậm chữ các vấn đề và sự hài lòng đã báo hiệu người xem đây là chữ quan
trọng. Giúp người xem nắm được ngữ cảnh để phân tích biểu đồ.
- Nhãn dán trên trục tung: Những vấn đề hư hỏng. Trục tung thiết kế số ít
ở trên số nhiều xuống dưới. Còn các chi tiết trên trục hoành: Sự hài lòng,
được sắp xếp từ thấp đến cao, từ trái sang phải.
- Sau đó thị giác người xem tập trung vào các điểm màu xám và các từ tương
ứng: trung bình của năm trước. Các đường nối các điểm này đến các trục
cho phép người xem biết rằng trung bình của năm trước là khoảng
900/1000 vấn đề và 7% là hài lòng hoặc rất hài lòng. Điều này cung cấp
cho chúng ta một cấu trúc rất hữu ích để diễn giải các mô hình trong năm
tiếp theo.

112
- Cuối cùng, người xem bị thu hút bởi các điểm màu đỏ ở góc phần tư phía
dưới bên phải của biểu đồ. Các từ chú thích đã thể hiện rằng có rất nhiều
khách hàng hài lòng, nhưng cũng có nhiều vấn đề nảy sinh. Nhờ cách thiết
kế thông minh mà chúng ta hiểu rõ ràng vấn đề, biết được trong năm nay
mức độ nảy sinh vấn đề cao hơn trung bình năm ngoái. Dùng màu đỏ trong
tình huống này tăng cường, củng cố cho quan điểm này.

Việc sử dụng các nhãn dán cho các góc tư “Mức độ hài lòng cao và ít nảy sinh
vấn đề” và “Mức độ hài lòng cao nhưng nhiều vấn đề nảy sinh” đã hỗ trợ theo
cách sử dụng các siêu hạng mục để đơn giản hóa quá trình phân tích. Nếu không
có các nhãn này, chúng ta sẽ mất thời gian để phân tích các nhãn và tiêu đề của 2
trục. Tất nhiên vẫn sẽ biết được các góc tư này thể hiện cho điều gì, nhưng với
nhãn dán cho 4 góc thì việc phân tích trở nên dễ hơn và người xem không cần
phải suy nghĩ góc tư đó nói cái gì.

Bạn cũng có thể đã nhận ra góc tư bên trái không có nhãn dán, bởi vì sẽ không
cần thiết khi không có bất cứ dữ liệu nào ở đó.

Trên biểu đồ cũng có các điểm dữ liệu cũng như các chi tiết khác nhưng chúng
được đẩy vào background để đơn giản hóa quá trình phân tích biểu đồ của chúng
ta.

Có thể với những người khác sẽ bị cách thu hút khác. Ví dụ như thu hút bởi điểm
màu đỏ đầu tiên chẳng hạn.

Tuy nhiên với cách tiếp cận nào, thứ bậc thông tin được đầu tư và suy nghĩ đã
hướng dẫn cho khán giả của chúng ta một thứ tự để phân tích một biểu đồ phức
tạp nhưng vẫn không cảm thấy khó hiểu. Bằng việc loại bỏ các xao nhãng, làm
nổi bật các dữ liệu chính cũng như thiết kế nên một thứ bậc thông tin, việc thể
hiện dữ liệu qua biểu đồ của chúng ta vẫn có thể được phân tích một cách dễ dàng.

113
Tính tiếp cận

Khái niệm: Tính tiếp cận cho biết biểu đồ của bạn phải dễ hiểu dù cho người xem
là bất kể dạng khách hàng nào. Ban đầu, sự lưu ý này được dành cho những người
bị khuyết tật, tuy nhiên vấn đề được mở rộng theo thời gian và khái niệm trở nên
phổ biến. Trong ngữ cảnh của việc trực quan hóa dữ liệu, khái niệm này dùng để
miêu tả các thiết kế có thể sử dụng cho nhiều dạng khán giả với các chuyên môn
khác nhau. Bạn có thể là một kỹ sư, nhưng người xem không nhất thiết cần bằng
cử nhân về kỹ sư để xem hiểu biểu đồ của bạn. Với tư cách là một nhà thiết kế,
biểu đồ có dễ tiếp cận hay không là trách nhiệm của bạn.

Một thiết kế tệ là trách nhiệm của ai

Một trực quan hóa dữ liệu tốt tương tự như một sản phẩm tốt, cần phải dễ hiểu và
dễ phân tích.

Khi một ai đó thấy không thể phân tích một biểu đồ, họ thường đổ lỗi cho sự yếu
kém của bản thân. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, nguyên nhân không phải
do người xem mà lại bởi người thiết kế yếu kém.

Để tạo ra một thiết kế tốt cần đầu tư rất nhiều công sức và thời gian. Tựu chung
lại một thiết kế tốt phải đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Đây là lời nhắc
nhở dành riêng cho bạn, luôn đặt bản thân vào vị trí người dùng, khách hàng khi
thiết kế biểu đồ cho họ.

Để hiểu rõ hơn tính tiếp cận trong thiết kế, chúng ta cùng xem bản đồ đường ống
ngầm ở London nhé. Harry Beck đã tạo ra một thiết kế vô cùng đơn giản như lại
rất hữu hiệu vào năm 1933. Ông nhận ra các yếu tố mặt đất không quan trọng,
loại bỏ chúng, tiếp tục giản lược cho đến khi định hướng ra hệ thống ngầm của
London. Bản đồ của Beck đã dễ dàng tiếp cận hơn nhiều so với các bản đồ trước
đây. Bản đồ rất dễ theo dõi từ đó trở thành một hướng đẫn vô cùng cần thiết để
di chuyển ở London. Bản đồ này cũng trở thành một biểu mẫu cho các bản đồ

114
phương tiện trên toàn thế giới. Cũng là bản đồ đó nhưng với vài thay đổi nho nhỏ,
vẫn được dùng để định hướng đường đi ở London ngày nay.

Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về 2 cách chiến lược để sử dụng tính chất này trong
việc trực quan hóa dữ liệu:

(1) Đừng phức tạp hóa

(2) Các văn bản là trợ thủ cho bạn

Đừng phức tạp hóa

Nếu khó hiểu, tốt nhất đừng làm. Một biểu đồ nào đó nhìn càng phức tạp thì khán
giả sẽ càng mất thời gian phân tích nó và gần như rất ít khả năng họ sẽ dành thời
gian ra phân tích.

Như đã biết, chúng ta cần áp dụng tính tương tác trong trực quan hóa dữ liệu vào
đây, ta có vài lưu ý để tránh làm biểu đồ trở nên quá phức tạp:

- Làm nó dễ đọc: nhất quán về font chữ cũng như sử dụng font dễ đọc (lưu
ý về kiểu chữ cũng như kích thước của font)
- Làm cho biểu đồ nhìn gọn gàng: giúp biểu đồ dễ nhìn bằng cách sử dụng
tính tương tác.
- Sử dụng một văn phong rõ ràng: các từ đơn giản thay vì phức tạp, ít từ hơn
thay vì nhiều, luôn định nghĩa các từ chuyên môn cho khán giả của bạn và
đừng sử dụng các từ viết tắt (ít nhất là trong lần đầu tiên bạn sử dụng từ
viết tắt đó).
- Loại bỏ bất kỳ sự phức tạp nào không cần thiết: khi phải lựa chọn giữa sự
đơn giản và phức tạp, luôn chọn sự đơn giản.

Có một trường hợp như này, một vị tiến sĩ rất thông minh đã sử dụng 5 âm tiết
đầu tiên, người nghe cảm thấy cực kỳ ấn tượng với vốn từ vựng của ông. Tuy
nhiên tiếp sau đó ông lại dùng các từ chuyên môn và dần dần khiến người nghe
mất kiên nhẫn. Các giải thích của ông phức tạp một cách không cần thiết. Ông

115
dùng các từ rất dài dòng khiến việc ngồi nghe ông trở nên quá mệt mỏi. Khi cảm
giác khó chịu tăng lên, việc theo dõi bài thuyết trình lại càng khó hơn.

Ngoài gây cảm giác khó chịu cho người nghe bằng việc tỏ ra thông minh. Chúng
ta còn có nguy cơ khiến người nghe cảm giác bản thân ngốc nghếch. Dù là bất kể
lý do nào thì đây cũng không phải là trải nghiệm tốt cho khán giả. Bạn nên tránh
điều này.

Nếu bạn không biết bản thân có đang làm phức tạp hóa vấn đề, hãy tìm đến sự
trợ giúp của đồng nghiệp hoặc người thân.

Văn bản là trợ thủ của bạn

Sử dụng văn bản có chọn lọc giúp bạn trực quan hóa dữ liệu trở nên dễ tiếp cận.
Văn bản có vai trò quan trọng trong trình bày dữ liệu:

- Sử dụng nhãn dán


- Giới thiệu
- Giải thích
- Củng cố
- Làm nổi bật
- Gợi ý
- Kể một câu chuyện

Có một vài dạng văn bản nhất thiết cần có. Giả sử tất cả các biểu đồ cần có tiêu
đề và bất kỳ trục nào trong biểu đồ cũng cần có nhãn dán. Nếu thiếu tiêu đề thì
dù ngữ cảnh bạn đang nói dễ hiểu đến mấy cũng khiến khán giả dừng lại và đặt
vấn đề rằng biểu đồ bạn đang nói đến là gì. Thay vào đó, hãy đặt nhãn dán rõ ràng
để họ tự nhìn thấy vấn đề mà dữ liệu đang nói đến.

Bạn đừng nên cho rằng 2 người khác nhau cùng phân tích một biểu đồ sẽ đưa ra
chung một kết luận. Nếu bạn muốn khán giả biết về một phát hiện nào đó từ biểu
đồ, hãy diễn tả nó ra văn bản. Sử dụng các yếu tố nhận biết để làm nổi bật các từ
khóa quan trọng.
116
Sử dụng các tiêu đề có tính chất mời gọi trên slide thuyết trình

Mục tiêu đề trên đầu mỗi slide Powerpoint cực kỳ giá trị, hãy sử dụng nó một
cách thông minh.

Đây là thông tin đầu tiên mà người xem thấy trên màn hình, tài liệu nhưng thường
thì nó hay bị mô tả dư thừa. Ví dụ kiểu: Ngân sách năm 2015 chẳng hạn. Thay
vào đó hãy dùng một tiêu đề có tính mời gọi. Nó giúp gợi ý hoặc muốn khán giả
biết hay thực điều gì đó, hãy đặt luôn vào tiêu đề. Ví dụ như: Dự đoán năm 2015
sẽ vượt ngân sách. Điều này đảm bảo rằng khán giả sẽ không bỏ qua nó cũng như
báo trước cho họ về những thông tin để làm rõ tiêu đề.

Khi nhắc đến việc sử dụng văn bản để trực quan hóa dữ liệu, chú thích một dữ
liệu quan trọng hay đặt trực tiếp các điểm trên biểu đồ lại hiệu quả hơn. Chú thích
giúp giải thích các ẩn ý của dữ liệu, làm nổi bật các yếu tố cần chú ý hoặc miêu
tả yếu tố bên ngoài có liên quan. Ví dụ hình 5.7, Những thời điểm chia tay nhiều
nhất dựa trên các cập nhật trạng thái Facebook.

Hình 5.7 Các từ được dùng rất thông minh.

Khi chúng ta đọc chú thích từ trái sang phải, ta sẽ thấy có sự gia tăng nho nhỏ vào
ngày Valentine, rồi đến kì nghỉ xuân. Sau đó số lượng chia tay lại tăng vào ngày
117
cá tháng tư. Chia tay vào thứ 2 thường nhiều hơn các ngày khác trong tuần. Tiếp
đến là dao động lên xuống số cuộc chia tay vào kỳ nghỉ hè. Cuối cùng là gia tăng
nhanh chóng khi đến gần ngày lễ Giáng Sinh. Quả là bất ngờ phải không.

Lưu ý: tác giả không dùng nhiều từ nhưng vẫn làm cho dữ liệu này dễ hiểu hơn
rất nhiều.

Một lưu ý tiếp nữa, dù ở trên đã nhắc bạn luôn phải đặt tựa đề cho các trục. Tuy
nhiên trong trường hợp này, trọng tâm là sự dao động xu hướng của các cuộc chia
tay thay vì số liệu cụ thể. Bởi vì không chú thích trục tung, bạn không phải nghĩ
đến việc sử dụng các số liệu, tính toán dữ liệu, các vấn đề về số liệu nữa. Trong
hầu hết các ngữ cảnh khác nó sẽ không phù hợp, tuy nhiên trong trường hợp đặc
biệt này, một thiết kế có đầu tư suy nghĩ đã hoàn thành rất tốt ý nghĩa của nó.

Trong ngữ cảnh nói về tính dễ dàng tiếp cận của văn bản, cùng nhớ lại ví dụ về
vấn đề công nghệ ở chương 3 và chương 4. Hình 5.8 trình bày biểu đồ sau khi
chúng ta bỏ đi sự phức tạp và thu hút thêm sự chú ý của người xem vào dữ liệu
ta muốn, bằng việc đánh dấu điểm và thêm nhãn dán.

Hình 5.8 Hãy nhớ lại ví dụ về các vấn đề công nghệ.

Đây là biểu đồ được thiết kế đẹp nhưng sẽ không có giá trị nếu không được biết
trước ngữ cảnh của nó. Hình 5.9 đã giải quyết vấn đề này sau khi thêm các văn
bản cần thiết.

118
Hình 5.9 Sử dụng văn bản để làm biểu đồ dễ hiểu.

Hình trên chúng ta đã thêm vào tựa đề biểu đồ, tên của 2 trục và chú thích về
nguồn dữ liệu. Hình 5.10 lại được cải thiện hơn nữa bằng cách thêm một tựa đề
gợi ý hành động và các chú thích văn bản.

Hình 5.10 Biểu đồ sau khi thêm tiêu đề gợi ý hành động và chú thích văn bản.

Biểu đồ 5.10 đã được đầu tư suy nghĩ văn bản khiến dữ liệu trở nên dễ hiểu hơn.
Khán giả biết được dữ liệu mình thấy trình bày vấn đề gì, chỗ nào cần chú ý và
nguyên nhân phải làm vậy.

119
Tính thẩm mỹ

Có thật sự cần thiết kế để làm cho hình thức trình bày dữ liệu trở nên đẹp không.
Câu trả lời là TẤT NHIÊN. Phần lớn mọi người cho rằng biểu đồ đẹp mắt dễ hiểu
hơn là biểu đồ được thiết kế thiếu thẩm mỹ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, biểu
đồ được thiết kế có thẩm mỹ vừa được nhận định dễ hiểu hơn vừa dễ dàng nhận
được sự đồng tình và được ưa chuộng hơn. Không những thế còn thúc đẩy tư duy
sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề cũng như xây dựng các mối quan hệ tích
cực. Khiến người xem dễ bỏ qua các sai sót trong khâu thiết kế.

Một ví dụ cụ thể về khả năng bỏ qua thiếu sót mà một thiết kế đẹp mắt mang lại:
Nước rửa chén lúc ban đầu của hãng Method (hình 5.11). Thiết kế chai giống
hình nhân làm cho chai nước rửa chén trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Một
thứ có thể trưng bày thay vì phải giấu nó đi. Thiết kế này vẫn rất được ưa chuộng
dù có khuyết điểm là bị rò rỉ. Người dùng hầu như đều bỏ qua thiếu sót này do
tính thẩm mỹ của nó.

Hình 5.11 Thiết kế chai nước rửa chén của Method.

120
Thể hiện dữ liệu nói chung và trực quan hóa dữ liệu nó riêng đều cần dành thời
gian để tạo ra một thiết kế thẩm mỹ. Đồng nghĩa với việc khán giả sẽ kiên nhẫn
với biểu đồ hơn, từ đó tạo ra cơ hội để chúng ta truyền đạt quan điểm của mình.

Nếu bạn không tự tin vào khả năng thẩm mỹ của bản thân, hãy tìm thêm các ví
dụ có trực quan hóa dữ liệu đẹp. Khi bạn nhìn thấy một biểu đồ bắt mắt thì hãy
dành thời gian để tìm xem điểm nào khiến bạn thích. Tiếp theo lưu lại và tạo nên
một sưu tập các biểu đồ đẹp. Từ đó hãy bắt chước các yếu tố từ những thiết kế
đẹp đó để tạo nên thiết kế của bạn.

Chúng ta cùng cân nhắc những điều cụ thể khi thiết kế trực quan hóa dữ liệu một
cách có thẩm mỹ.

1. Sử dụng màu sắc một cách có suy nghĩ. Việc sử dụng màu sắc luôn phải
là một quyết định có chủ đích, hãy sử dụng nó một cách vừa đủ cũng như
có chiến lược để làm nổi bật lên các dữ liệu chính của biểu đồ.
2. Hãy chú trọng việc sắp thẳng hàng. Hãy sắp xếp các yếu tố trong biểu
đồ để tạo nên một khoảng cách gọn gàng cả về hàng dọc lẫn hàng ngang từ
đó đem đến cho khán giả cảm giác biểu đồ của bạn có sự thống nhất và gắn
kết.
3. Sử dụng các khoảng trắng. Hãy luôn giữ các phần viền; đừng kéo dãn
các biểu đồ của bạn để lấp các khoảng trống hay thêm dữ liệu chỉ vì bạn có
dư diện tích.

Việc dành thời gian để quyết định cách sử dụng màu sắc, sự thẳng hàng cũng như
các khoảng trắng là các yếu tố mà người xem có thể không để ý đến nếu như được
thực hiện tốt. Nhưng người xem sẽ thấy ngay khi biểu đồ của bạn bị thiết kế cẩu
thả:

- Màu sắc như cầu vồng


- Thiếu sót trong sắp xếp thẳng hàng
- Dữ liệu dày đặc, ngộp thở.

121
Một biểu đồ như vậy khiến người xem thấy vô tổ chức, các chi tiết trong đó gần
như bị bỏ qua. Đồng nghĩa với việc bạn không tôn trọng công sức bản thân cho
việc phân tích dữ liệu, cũng không tôn trọng khán giả của mình.

Trong ví dụ hình 5.12, giả sử bạn làm cho công ty bán lẻ lớn tại Mỹ. Biểu đồ này
trình bày các dữ liệu từ một bản phân tích tỉ lệ khách hàng của công ty và dân số
tại Mỹ, chia ra 7 phân khúc khách hàng.

Hình 5.12 Biểu đồ kém thẩm mỹ

Hãy vận dụng các kiến thức từ chương trước để đưa ra quyết định thiết kế tốt hơn.
Cụ thể, tìm hiểu cách cải thiện biểu đồ hình 5.12 về cách sử dụng màu sắc, sự sắp
xếp thẳng hàng cũng như các khoảng trống.

Ở đây màu sắc đang bị lạm dụng. Quá nhiều màu trong một biểu đồ khiến chúng
ta bị rối, khó tập trung vào một yếu tố. Cùng nhớ khái niệm về sự tương tác, chúng
ta nên suy nghĩ về các dữ liệu chính mà chúng ta muốn khán giả chú ý và chỉ sử
dụng màu sắc cho dữ liệu đó.

Trong trường hợp này, ta thấy một cái hộp màu đỏ khoanh vùng phân khúc 3 tới
phân khúc 5, cho thấy đây là dữ liệu quan trọng. Tuy nhiên có quá nhiều yếu tố

122
nổi bật khiến ta phải nhìn rất lâu mới thấy. Để biểu đồ dễ nhìn hơn, ta hãy sử dụng
màu sắc có chiến lược.

Các yếu tố không được sắp xếp thẳng hàng. Sử dụng căn giữa cho tiêu đề khiến
nó lệch lạc với các yếu tố khác trên biểu đồ. Nhãn dán bên trái cũng không thẳng
hàng. Biểu đồ này nhìn vô cùng cẩu thả.

Cuối cùng là sử dụng sai các khoảng trắng. Có quá nhiều khoảng trống giữa các
nhãn dán phân khúc và dữ liệu dẫn đến việc liên kết các dữ liệu với các phân khúc
mà nó thể hiện. Chúng ta có thể giảm bớt các khoảng trống giữa 2 yếu tố này đi.
Tuy nhiên các khoảng trắng giữa 2 cột dữ liệu lại quá ít để tối ưu hóa việc nhấn
mạnh dữ liệu và càng trở nên phức tạp với các đường chấm chấm không cần thiết.

Sau khi cân nhắc các vấn đề trên, ta có thể thiết kế lại biểu đồ như hình 5.13.

Hình 5.13 Biểu đồ có tính thẩm mỹ

Bạn tất nhiên sẽ dành nhiều thời gian để phân tích biểu đồ hình 5.13 hơn và có
được kết quả này là do công sức cùng thời gian đã dành ra để thiết kế các chi tiết
trên biểu đồ. Từ đó khán giả cũng cảm thấy phải có trách nhiệm phân tích biểu
đồ đẹp mắt này. Ngược lại việc tương tác này sẽ không xảy ra nếu đây là một
biểu đồ bị thiết kế cẩu thả.

123
Suy nghĩ kỹ việc dùng màu sắc, sắp xếp ngay thẳng các yếu tố và tận dụng khoảng
trắng đã giúp biểu đồ nhìn ngăn nắp. Chú ý tính thẩm mỹ cũng đồng nghĩa bạn
tôn trọng dữ liệu và khán giả của mình.

Sự đồng tình

Để một biểu đồ được nhận định là có ích khi nó phải được chấp thuận bởi các
khán giả cần đến nó. Câu nói này đúng cho dù thiết kế đó là của một đối tượng
vật chất hay một trực quan hóa dữ liệu. Nhưng bạn nên làm gì nếu như các khán
giả có vẻ không đồng tình với biểu đồ của bạn.

Nhiều người thường đề cập đến vấn đề nan giải này: Bản thân muốn thay đổi các
thiết kế nhưng khi cố gắng tạo ra các thay đổi so với trước đây, kết quả là không
nhận được sự đồng tình. Do họ đã quen với cách thể hiện của một số đối tượng
nên họ không thích với việc thay đổi.

Đó là bản chất của con người khi phần lớn đều cảm thấy khó chịu khi phải thay
đổi một thứ gì đó. Xu hướng này xảy ra khi một ai đó đã trở nên quen thuộc với
các cái cũ. Bởi vì việc tạo ra một thay đổi quan trọng cho “cách mà chúng ta
thường hay làm” đòi hỏi nhiều công sức hơn trong việc có được sự chấp thuận so
với việc thay thế cái cũ với cái mới.

Có một vài cách để bạn nhận được sự chấp thuận với thiết kế của mình trong việc
trực quan hóa dữ liệu:

- Nêu rõ được các lợi ích của phương pháp mới hay sự khác biệt này. Đôi khi khi
khán giả biết được lý do tại sao lại có sự thay đổi này thì họ sẽ sẵn sàng hơn để
đồng ý với nó. Liệu sử dụng cách này có thể đem đến một góc nhìn hay một kết
luận khác trong việc phân tích dữ liệu hay không. Hoặc còn có các lợi ích khác
mà bạn có thể nêu ra để giúp khán giả cởi mở hơn với sự thay đổi.

- Thể hiện các biểu đồ kế bên nhau. Nếu mà cách thiết kế hay tiếp cận mới thật
sự hơn hẳn với cách cũ, thì thể hiện chúng kế bên nhau sẽ thể hiện rõ điều này.

124
Cùng với việc thể hiện này, việc thể hiện các biểu đồ trước và sau cũng như giải
thích tại sao bạn muốn thay đổi cách nhìn nhận vấn đề.

- Cung cấp nhiều lựa chọn cũng như tìm kiếm sự giúp đỡ. Thay vì chỉ thể hiện ra
thiết kế, hãy cân nhắc việc tạo ra một số lựa chọn và tìm kiếm sự giúp đỡ và phản
hồi từ một đồng nghiệp hay một khách hàng để xác định được thiết kế nào đáp
ứng nhu cầu của họ.

- Tìm kiếm sự đồng tình từ người có tiếng nói trong các đối tượng khán giả của
bạn. Hãy xác định một người có ảnh hưởng trong các đối tượng khán giả của bạn
và nói chuyện trực tiếp với họ như là một cố gắng để nhận được sự đồng tình với
thiết kế của bạn. Hãy tiếp thu các nhận xét của họ và áp dụng chúng. Nếu như
bạn có được sự đồng tình từ một hay 2 người có tiếng nói, các khán giả khác của
bạn sẽ nghe theo.

Một việc cần phải cân nhắc:

Nếu như bạn gặp phải sự bất đồng là vấn đề cốt lõi là các khán giả của bạn không
thật sự muốn thay đổi hay có một vấn đề nào đó với thiết kế mà bạn đang đề xuất.
Hãy xác định việc này qua nhận xét từ những người không liên quan. Đưa cho họ
trực quan hóa dữ liệu của bạn. Cho họ so sánh biểu đồ trước và sau khi thiết kế.
Hãy nhờ họ nói về quá trình phân tích của họ cũng như các suy nghĩ khi họ xem
qua biểu đồ. Điều họ thích. Các câu hỏi được họ đặt ra. Lý do ưng ý biểu đồ. Biết
được những điều này từ một bên thứ 3 không liên quan có thể giúp bạn tìm ra các
vấn đề ẩn sâu trong thiết kế của mình dẫn đến việc không nhận được sự đồng tình
từ khách hàng của bản thân. Việc trợ giúp này cũng có thể hướng dẫn cho bạn về
các cách thuyết phục các khán giả chấp thuận sự thay đổi mà bạn đang đề xuất.

Tóm lại

Bằng việc hiểu cũng như áp dụng các khái niệm thiết kế truyền thống, chúng ta
đã đặt bản thân ở một vị thế thành công hơn trong việc thể hiện dữ liệu. Hãy sử
dụng các yếu tố tương tác như là một gợi ý cho khán giả của bạn biết cách để
phân tích biểu đồ: làm nổi bật các dữ liệu chính, loại bỏ đi những yếu tố xao
125
nhãng, tạo nên một trật tự thông tin. Hãy làm cho thiết kế của bạn dễ hiểu bằng
việc đừng phức tạp hóa nó lên và sử dụng các văn bản cũng như nhãn dán để giải
thích. Làm gia tăng khả năng bỏ qua sai sót của khán giả bằng việc dành thời gian
để thiết kế một biểu đồ có tính thẩm mỹ. Hãy sử dụng các cách đã được nói đến
ở trên trong việc nhận được sự đồng tình của khách hàng với các thay đổi trong
thiết kế của bạn.

Chúc mừng bạn! Bây giờ bạn đã biết được bài học thứ 5 trong việc kể chuyện
thông qua dữ liệu: Cách để suy nghĩ như một nhà thiết kế.

126
CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH CÁC BIỂU ĐỒ MẪU

Tới chương này, chúng ta đã biết về một số khái niệm và các cách cải thiện khả
năng thể hiện dữ liệu của mình. Sau khi nắm được cơ bản cách để thiết kế một
biểu đồ hiệu quả, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về trực quan hóa dữ liệu tốt là như
thế nào. Trước khi bắt đầu bài học cuối cùng này, chúng ta cùng xem vài biểu đồ
ví dụ về tư duy dẫn tới hướng thiết kế đó, áp dụng các bài đã học đã được hướng
dẫn,

Bạn sẽ thấy một số lựa chọn tương tự nhau cùng được dùng cho nhiều ví dụ của
chúng ta. Khi thiết kế biểu đồ, chúng ta luôn cần nghĩ tới thứ tự mà mình muốn
khán giả xử lý thông tin rồi đưa ra các lựa chọn tương ứng. Do đó bạn sẽ thấy có
nhiều điểm chung trong cách sử dụng màu sắc và kích thước. Cùng thảo luận về
cách đưa ra các sự lựa chọn:
- Sắp xếp các dữ liệu
- Căn chỉnh thẳng hàng
- Cách đặt vị trí các yếu tố
- Cách sử dụng các từ trong từng trường hợp
Việc lặp lại các khái niệm vô cùng hữu ích để đưa ra các lựa chọn về thiết kế
trong từng ví dụ.

Từng biểu đồ trong này được tạo ra để đáp ứng một nhu cầu của từng trường hợp
nhất định. Bạn nên tập trung phân tích và hiểu các biểu đồ. Lưu ý rằng bạn có thể
sử dụng cách tiếp cận này để giải quyết các khó khăn mà mình đang đang gặp
phải trong việc trực quan hóa dữ liệu hay không.

127
Biểu đồ đường trong ví dụ hình 6.1.

Hình 6.1 Biểu đồ đường


Công ty X đang tiến hành chương trình tri ân khách hàng tổ chức hàng năm trong
suốt 1 tháng, để gây quỹ cho việc từ thiện. Hình 6.1 trình bày tiến độ năm nay
cho tới thời điểm hiện tại. Cùng tìm hiểu vì sao biểu đồ này đạt yêu cầu và được
dùng trong suốt quá trình.
Cách sử dụng từ hợp lý. Mọi yếu tố đều có tiêu đề và được dán nhãn hợp lý, vì
vậy người xem không phải thắc mắc về vấn đề đang được trình bày. Đầy đủ tiêu
đề biểu đồ cùng tiêu đề 2 trục. Các đường dữ liệu được dán nhãn trực tiếp giúp
người xem dễ dàng phân tích dữ liệu, biết được yếu tố nào thể hiện dữ liệu gì. Sử
dụng văn bản có chủ đích giúp biểu đồ này dễ hiểu hơn.
Nếu chúng ta dùng phép thử nhận thấy yếu tố nào đầu tiên đã nói trong chương
4. Có thể thấy yếu tố đầu tiên thu hút sự chú ý là đường thể hiện dữ liệu Progress
to date, dữ liệu chính cần khán giả để ý. Màu xám được dùng cho tiêu đề biểu đồ.
Như vậy đảm bảo rằng tiêu đề được nổi bật nhưng không nhất thiết cần sự tương
phản rõ ràng của màu trắng và đen. Một số yếu tố khác được dùng để tăng cường
sự thu hút và xu hướng của dữ liệu Progress to date như: màu sắc, độ dày đường
thẳng, các nhãn dán dữ liệu, nhãn điểm kết thúc và kích thước của văn bản tương
ứng.
Nói đến bối cảnh chung của vấn đề, vẫn thấy được một số điểm so sánh tuy nhiên
đã bị ẩn để đơn giản hóa biểu đồ. Đường mục tiêu 50.000$ được dùng để tham
128
chiếu nhưng đã bị ẩn vào background bằng cách vẽ đường mỏng. Màu sắc của
đường mục tiêu và nhãn dán cũng là màu xám tương tự các yếu tố khác trong biểu
đồ. Dữ liệu về số tiền gây quỹ năm ngoái cũng được thể hiện dù đã đã bị giảm
nổi bật bằng một đường thẳng mỏng hơn và có màu xanh nhạt hơn. Như vậy khiến
khán giả có thể so sánh với đường dữ liệu năm nay nhưng không quá cạnh tranh
sự chú ý với dữ liệu chính.
Đặt nhãn dán các trục có chủ đích. Ở trục tung, ta có thể làm tròn số lên hàng
chục ngàn. Nhãn của trục này là từ 0$ đến 60$ cùng tiêu đề cho trục là Tổng số
tiền gây quỹ (đơn vị chục nghìn đô la). Tuy nhiên ở đây tính toán các con số với
đơn vị chục nghìn không quá phức tạp nên thay vì đổi quy mô số liệu, ta vẫn thể
hiện nó đầy đủ trên trục tung. Còn nếu trường hợp số lên đến hàng triệu, tất nhiên
ta nên làm tròn luôn.
Ở trục hoành, yếu tố chính là xu hướng chung mà không phải là các ngày cụ thể,
do đó ta không sử dụng nhãn dán để thể hiện tất cả các ngày. Dữ liệu tính đến
ngày thứ 10/30 ngày nên ta cần đặt nhãn dán cho từng 5 ngày trên trục hoành.
Bạn cũng có thể đặt 7 ngày hoặc đặt tên tuần 1, tuần 2. Đây là một trong những
trường hợp không có đáp án duy nhất: bạn cân nhắc ngữ cảnh, dữ liệu, cách muốn
khán giả sử dụng biểu đồ khi đưa ra các lựa chọn liên quan đến.

129
Biểu đồ đường ngắt quãng thể hiện dự đoán trong hình 6.2.

Hình 6.2 Biểu đồ đường ngắt quãng thể hiện dự đoán


Hình trên thể hiện đường ngắt quãng trình bày doanh thu hàng năm thực tế và dự
đoán.
Thông thường có một sai lầm là các dữ liệu thể hiện một vấn đề thực tế và dự
đoán lại cùng được trình bày bằng một đường thẳng liền mạch và không có bất
kỳ yếu tố nào để phân biệt chúng. Ta nên dùng gợi ý hình ảnh với ý nghĩa là ranh
giới phân biệt 2 yếu tố trên, giúp phân tích dữ liệu đơn giản hơn. Như hình 6.2,
đường liền mạch đậm trình bày cho phần thực tế và đường ngắt quãng mỏng hơn
với ẩn ý không chắc chắn lại trình bày cho dữ liệu dự đoán. Phần thực tế và phần
dự đoán trên trục hoành được dán nhãn rõ ràng giúp củng cố ý nghĩa này. Với
phần dự đoán được phân biệt rõ ràng và được làm giảm sự chú ý bằng một màu
nền nhẹ nhàng hơn.
Trong biểu đồ này, mọi thứ đều được đẩy vào background bằng việc sử dụng font
chữ màu xám ngoại trừ các yếu tố như tiêu đề biểu đồ, các văn bản thể hiện dữ
liệu, đường dữ liệu thực tế, các điểm đánh dấu dữ liệu và các dữ liệu con số được
dán nhãn từ năm 2014 trở đi. Trong quá trình tư duy đến trật tự thông tin biểu đồ,
thị giác ta chú ý đầu tiên vào tên biểu đồ với cách xếp đầu tiên, in đậm được viết

130
bằng màu xám đen lớn. Tiếp đó là các nhãn dán văn bản màu xanh giúp ta nắm
được ngữ cảnh biểu đồ đang nói đến. Rồi mới đến các điểm dữ liệu và xu hướng
trong phần biểu đồ. Chỉ đánh dấu các điểm dữ liệu có chú thích, thao tác này gia
tăng tốc độ nhận biết cho khán giả để biết được dữ liệu nào được tham chiếu bởi
chú thích nào. Điểm dữ liệu màu trắng có viền xanh tăng sự nổi bật. Khác biệt
với các điểm đánh dấu dữ liệu dự đoán là chấm nhỏ có màu xanh đậm để tránh
làm rối biểu đồ.
Điểm đánh dấu dữ liệu $108 được làm đậm. Việc làm nổi bật này đương nhiên
có chủ ý, bởi đây là điểm kết thúc cho phần thực tế và mở đầu cho phần dự đoán.
Các điểm dữ liệu trong quá khứ không được dán nhãn. Thay vào đó, các con số
được thể hiện qua trục tung với mục đích chỉ cho khán giả biết về quy mô số tiền.
Nguyên nhân là do trọng tâm của biểu đồ là xu hướng chung chứ không phải các
giá trị cụ thể.
Các điểm dữ liệu trong phần dự đoán được dán nhãn bằng số liệu cung cấp cho
khán giả có cái nhìn cụ thể về doanh thu được mong đợi trong tương lai.
Tất cả các văn bản trong biểu đồ đều được thể hiện với cùng một kích thước ngoại
trừ các quyết định được tạo ra để thay đổi kích thước. Tiêu đề của biểu đồ được
làm lớn hơn. Các chú thích dưới biểu đồ cũng được làm giảm sự nổi bật qua việc
sử dụng font nhỏ hơn và cách đặt vị trí ở bên dưới biểu đồ để hỗ trợ trong việc
phân tích nhưng không thật sự thu hút sự chú ý.

131
Biểu đồ cột tổng 100% trong hình 6.3.

Hình 6.3 Biểu đồ cột với tổng 100%.

Biểu đồ cột chồng như trong hình 6.3 là một ví dụ điển hình rất được ưa dùng
trong lĩnh vực tư vấn. Công ty đặt ra một mục tiêu nhất định cho mỗi dự án tư
vấn. Đánh giá tiến độ dự án theo quý và chia ra làm 3 hạng mục là:

- Không đạt
- Đạt
- Vượt chỉ tiêu

Biểu đồ cột chồng này đã thể hiện phần trăm của tất cả các dự án trong từng quý.
Khác với ví dụ trước, ta không nên chú tâm tới các tiểu tiết biểu đồ mà hãy tư duy
điều mình học được từ thiết kế này cũng như các quyết định để tạo nên một biểu
đồ như thế.

Trước tiên nói tới việc sắp xếp thẳng hàng các yếu tố trong biểu đồ. Tiêu đề của
biểu đồ, các chú thích cũng như tiêu đề của trục tung được sắp xếp ngay ngắn ở
góc trên bên trái của biểu đồ. Việc này đồng nghĩa với việc các khán giả của
chúng ta sẽ biết được cách để phân tích biểu đồ trước khi nhìn tới dữ liệu. Ở phía
bên phải, các văn bản ở phía trên được xếp thẳng hàng về phía bên phải với các
cột dữ liệu cuối cùng bằng việc sử dụng nguyên tắc Gestalt về sự gần gũi. Và các
văn bản này cũng được xếp thẳng hàng với các chú thích biểu đồ bên trái.

132
Màu đỏ được dùng như là yếu tố nhận biết duy nhất để thu hút sự chú ý của khách
hàng trong khi các yếu tố khác đều màu xám. Số cũng có nhãn dán, đây là gợi ý
hình ảnh khác báo hiệu sự quan trọng của việc gia tăng các yếu tố không đạt
thông qua sự tương phản rõ rệt giữa các văn bản màu trắng trong các cột dữ liệu
màu đỏ. Các dữ liệu còn lại đóng vai trò giải thích ngữ cảnh, và được ẩn vào
background để không tranh sự chú ý. 2 hạng mục còn lại được trình bày bằng các
sắc thái màu xám khác nhau để ta tập trung vào từng yếu tốt một lúc mà không
thật sự nổi bật như hạng mục màu đỏ.
Các hạng mục được sắp xếp từ Không đạt, Đạt và đến Vượt chỉ tiêu với thứ tự từ
dưới lên trên trong các biểu đồ cột chồng. Hạng mục “Không đạt” được xếp gần
trục hoành nhất để người xem có thể biết được các thay đổi qua thời gian do các
cột được xếp thẳng hàng về điểm bắt đầu từ trục hoành. Sự so sánh về các thay
đổi của hạng mục Vượt chỉ tiêu cũng đơn giản hơn do được xếp thẳng hàng về
phía trên của biểu đồ. Sự thay đổi theo thời gian của hạng mục Đạt khó so sánh
hơn do không có sự nhất quán về sự thẳng hàng nhưng đây không phải là vấn đề
do ưu tiên của biểu đồ không phải là hạng mục này.
Văn bản giúp biểu đồ dễ hiểu hơn,. Gắn tiêu đề và chú thích cho biểu đồ và trục
tung. Còn trục hoành được sử dụng siêu hạng mục là năm để giảm bớt sự thừa
thãi nhãn dán cũng như giúp người xem dễ nhận thấy dù chỉ nhìn lướt qua. Các
từ được dùng ở phía trên tăng cường củng cố các yếu tố cần được chú ý. Các chú
thích dưới biểu đồ cũng thể hiện tổng số dự án của khoảng thời gian được nói
đến. Đây là một việc rất cần thiết để làm rõ ngữ cảnh do chúng ta không thể thấy
trực tiếp bởi tính chất biểu đồ cột chồng 100%.

Biểu đồ cột chồng với 2 khía cạnh tích cực và tiêu cực hình 6.4

133
Hình 6.4: Sử dụng biểu đồ cột chồng với 2 khía cạnh tích cực và tiêu cực
Hình 6.4 trình bày dữ liệu lĩnh vực phân tích nhân sự để biết trước các nhu cầu
của công ty về số lượng người có khả năng lãnh đạo và tính trước bất kỳ khả năng
thiếu hụt có thể xảy ra nhằm dự tính trước phương án giải quyết vấn đề. Ở đây có
lượng lớn các nhu cầu không được đáp ứng về số lượng giám đốc điều hành do
dự đoán về việc lượng tăng giám đốc được tuyển, được thăng chức với lượng
giảm giám đốc nghỉ hưu và rời công ty.
Nếu chúng ta xem xét quá trình phân tích của biểu đồ hình 6.4, đầu tiên thị giác
sẽ xem qua phần tiêu đề, tiếp đến là các con số dữ liệu màu đen lớn và được tô
đậm. Rồi nhìn tới phía bên phải với dòng chữ Nhu cầu không được đáp ứng. Sau
đó sẽ nhìn xuống bên dưới, đọc các văn bản thể hiện ý nghĩa của các hạng mục
tới khi nhìn thấy hạng mục cuối cùng Sự hao hụt ở bên dưới biểu đồ. Bước tiếp
theo là nhìn kỹ hơn về những dự đoán giữa 2 hạng mục Sự hao hụt và Nhu cầu
không được đáp ứng của biểu đồ, biết được nhu cầu về số lượng giám đốc điều
hành sẽ gia tăng trong tương lai khi tôi nhìn lại các dữ liệu từ bên phải sang bên
trái. Phần lớn có lẽ là do quy mô của của công ty tăng lên kèm theo đó là nhu cầu
những người có khả năng điều hành. Tuy nhiên phần lớn các nhu cầu không được
đáp ứng là do sự hao hụt về số lượng giám đốc hiện tại trong công ty.

134
Các lựa chọn thiết kế trong việc sử dụng màu sắc ở đây đều có chủ ý. Hạng mục
Số lượng giám đốc hiện tại được thể hiện bằng màu xanh dương trung tính. Sự
hao hụt trong thời điểm hiện tại cũng được sử dụng một sắc thái nhẹ hơn của màu
xanh để liên kết 2 yếu tố này với nhau. Bạn sẽ nhận thấy được qua thời gian số
lượng sẽ giảm ở phần tích cực và sẽ tăng trong phần tiêu cực khi càng nhiều giám
đốc rời công ty. Xu hướng gia tăng của hạng mục Sự hao hụt càng củng cố về sự
giảm sút về số lượng giám đốc điều hành. Số lượng giám đốc được tuyển hay
được thăng chức được thể hiện bằng màu xanh lá với ẩn ý về sự tích cực. Các nhu
cầu không được đáp ứng chỉ được thể hiện qua phần viền, như muốn nói về một
khoảng trống, củng cố bằng sử dụng một khoảng cách biệt giữa 2 yếu tố. Các
nhãn dán văn bản được sử dụng màu sắc tương ứng với các hạng mục mà nó thể
hiện, ngoại trừ Nhu cầu không được đáp ứng được viết bằng màu đen, đậm và
lớn củng cố mối liên kết với các nhãn dán con số của yếu tố này ở trong biểu đồ.
Cách sắp xếp các hạng mục trong các cột chồng cũng có chủ ý. Hạng mục Số
lượng giám đốc hiện tại được đặt ở phần nền gần nhất so với trục tung. Như đã
nói ở trên, yếu tố tiêu cực Sự hao hụt được thiết kế ở bên dưới biểu đồ thể hiện
các số âm. Ở bên trên hạng mục Số lượng giám đốc hiện tại là 2 hạng mục Tuyển
và Thăng chức. Và cuối cùng là hạng mục Nhu cầu không được đáp ứng ở phía
bên trên của biểu đồ. chúng ta thấy nó trước các hạng mục khác.
Trục tung được giữ lại để người xem biết được quy mô chung của toàn biểu đồ,
cả về tích cực lẫn tiêu cực. Nhưng nó đã được đẩy vào background bằng việc sử
dụng màu xám. Chỉ có dữ liệu về hạng mục trọng tâm, Nhu cầu không được đáp
ứng được dán nhãn trực tiếp với các con số dữ liệu.
Hầu như các văn bản trong biểu đồ đều có chung một kích thước, ngoại trừ kích
thước của các văn bản cần phải được nổi bật cũng như bị giảm sự nổi bật. Nhãn
dán của trục tung Số lượng giám đốc được làm lớn hơn để đơn giản hóa việc đọc
cho người xem do văn bản theo hướng thẳng đứng. Các văn bản cho hạng mục
Nhu cầu không được đáp ứng cũng như các con số được làm lớn hơn do đây là
yếu tố trọng tâm của vấn đề. Các chú thích bên dưới biểu đồ được sử dụng kích
thước bé hơn, do có vai trò làm rõ ngữ cảnh nhưng không cần thiết phải được chú

135
ý. Bằng cách sử dụng màu xám và cách đặt vị trí kém ưu tiên ở phía dưới cùng
của biểu đồ, chúng ta càng làm giảm sự nổi bật của chú thích này hơn.

Biểu đồ thanh ngang chồng Hình 6.5

Hình 6.5: Biểu đồ thanh ngang chồng


Hình 6.5 thể hiện các kết quả từ một cuộc khảo sát về các lĩnh vực được ưu tiên
tại các nước đang phát triển. Biểu đồ này chứa một lượng lớn thông tin, nhưng
bằng cách biết nhấn mạnh và làm mờ nhạt các yếu tố trong biểu đồ, quá trình
phân tích đã trở nên đơn giản hơn.
Biểu đồ thanh chồng hiệu quả với trường hợp này do bản chất của vấn đề đang
được nói đến là: Ưu tiên đầu tiên được thể hiện bằng sắc thái đậm nhất và để phía
trên cùng, ưu tiên thứ 2 được thể hiện bằng một sắc thái nhạt hơn và đứng thứ 2
trong danh sách, và ưu tiên thứ 3 được đặt vị trí thứ 3 và một sắc thái nhạt hơn
nữa. Việc thiết kế biểu đồ theo hướng ngang đơn giản hóa bằng việc đọc tên các
hạng mục phía trên trái của biểu đồ.
Các hạng mục được sắp xếp theo hàng dọc với thứ tự phần trăm giảm dần, tạo ra
một cấu trúc đơn giản hóa việc phân tích dữ liệu cho khán giả. Các hạng mục
chiếm phần trăm lớn nhất được đặt lên đầu để khán giả thấy chúng đầu tiên.
Ba ưu tiên hàng đầu được làm nhấn mạnh một cách cụ thể qua việc sử dụng màu
sắc. Màu sắc được sử dụng cho cả tên các hạng mục, tổng phần trăm, và các dữ

136
liệu trong các thanh ngang chồng. Sự nhất quán trong việc sử dụng màu sắc giúp
liên kết các yếu tố này về mặt hình ảnh hơn.
Một quyết định quan trọng trong việc thiết kế biểu đồ là liệu bạn có nên giữ các
trục và nhãn dán các điểm dữ liệu trực tiếp hay không. Trong trường hợp này, các
nhãn dán dữ liệu con số ở trong các thanh ngang vẫn được giữ nhưng bị làm mờ
đi bằng việc sử dụng kích thước văn bản bé hơn. Được xếp thẳng hàng về phía
bên trái từ đó tạo nên một đường thẳng hàng khi người xem lướt qua các nhãn
dán dữ liệu cho yếu tố Quan trọng nhất làm cho nó đỡ phức tạp hơn so với việc
dùng căn lề về phía bên phải hay chính giữa. Các nhãn dán dữ liệu càng được làm
mờ đi qua cách sử dụng màu sắc cho chúng: màu xanh nhạt và màu xám khiến
chúng không tạo ra sự tương phản với các nhãn dán màu trắng trên các thanh dữ
liệu được tô màu. Trục hoành bị bỏ đi. Do ở đây chúng ta không muốn có sự chú
ý vào các giá trị cụ thể. Với trường hợp khác sẽ dùng một cách tiếp cận khác.
Chúng ta đã lưu ý về cách sử dụng màu sắc và từ ngữ như trong các ví dụ trước.
Mọi yếu tố đều được dán nhãn và đặt tiêu đề. Các tiêu đề Ưu tiên và Tổng phần
trăm đều được viết chữ in hoa để khán giả có thể dễ dàng nhận thấy. Các chú
thích để giải thích cho các thanh ngang dữ liệu được đặt ngay phía trên thanh dữ
liệu đầu tiên với các từ khóa Quan trọng nhất, Quan trọng nhì và Quan trọng thứ
3 được làm đậm để thu hút sự chú ý. Các chi tiết bổ sung được thể hiện trong
phần chú thích bên dưới biểu đồ.

Tổng kết

Chúng ta đã học bằng cách phân tích các biểu đồ và hiểu thêm về các quyết định
trong khâu thiết kế từ đó tạo nên các biểu đồ này. Qua các ví dụ trong chương
này, chúng ta đã củng cố thêm về các kiến thức học ở các chương trước. Những
yếu tố thu hút sự chú ý và cần theo thứ tự nào để nắm được cách các chiến lược
có thể làm nổi bật cũng như làm mờ đi các yếu tố trong biểu đồ như: màu sắc, độ
đậm nhạt và kích thước. Chúng ta cũng nói về cách sử dụng căn lề và cách đặt vị
trí các yếu tố trong biểu đồ.

137
Cân nhắc cách sử dụng văn bản phù hợp để làm biểu đồ dễ hiểu hơn qua cách đặt
tiêu đề, nhãn dán và chú thích.
Luôn có một điều gì đó mà bạn có thể học trong mỗi ví dụ trên về cách trực quan
hóa dữ liệu kể cả tốt lẫn xấu. Khi bạn thấy một điều gì đó bạn thích, hãy suy nghĩ
về lý do. Sử dụng phép ẩn dụ thực phẩm cho việc phân tích dữ liệu: trong việc
trực quan hóa dữ liệu, hiếm khi có một đáp án đúng, tuy nhiên lại có nhiều đáp
án phù hợp. Các biểu đồ mà chúng ta đã thấy trong chương này là các đặc sản của
biểu đồ.
Tất nhiên những người khác nhau sẽ đưa ra các quyết định khác nhau cho dù gặp
chung một khó khăn trong việc trực quan hóa dữ liệu. Do đó, việc bạn đưa ra các
thay đổi về thiết kế khác với các quyết định của người khác là hoàn toàn bình
thường. Đây là các cân nhắc mà bạn phải nhớ khi thiết kế biểu đồ. Nhưng điều
quan trọng nhất khi bạn quyết định một yếu tố nào đó trong dữ liệu là: nó phải có
mục đích.
Và bây giờ bạn đã sẵn sàng bước vào bài học cuối với việc kể chuyện qua dữ liệu:
Cách để kể một câu chuyện.

138
CHƯƠNG 7: BÀI HỌC VỀ CÁCH KỂ CHUYỆN

Chúng ta bắt đầu bằng một bài tập nhỏ trước khi tiếp cận vào nội dung chính của
chương nhé. Có lẽ bạn sẽ tự hỏi vì sao phải làm vậy và hãy yên tâm đây là một
điều hoàn toàn có ích, có chủ đích, đem lại lợi ích cho bạn sẽ nhận ra vào phần
tiếp.
Bài tập nhỏ: Nhắm mắt lại và nhớ về câu chuyện Cô bé choàng khăn đỏ. Cụ thể
là cốt truyện, các tình tiết gay cấn và kết truyện.
Phần lớn người có thể nhớ được câu chuyện chi tiết hơn, phiên bản được thay
đổi nhiều hơn so với phiên bản gốc rùng rợn của Grimm.
Chúng ta cùng nhớ lại nhé:
Bà ngoại bị ốm và cô bé choàng khăn đỏ đã bắt đầu chuyến đi vào rừng cùng một
giỏ quà để thăm bà. Trên đường đi cô bé đã gặp một bác thợ săn và một con sói.
Con sói chạy tới nhà bà trước, nó ăn thịt bà và sau đó mặc lên người bộ đồ của
bà ngoại.
Khi cô bé tới nơi, cô thấy có điều gì đó không ổn và bắt đầu hỏi con sói đang giả
danh bà ngoại cô bằng hàng loạt nghi vấn và rồi...
“Ôi bà ơi, sao răng bà to thế”. Sói đáp: “Răng bà to để ăn thịt cháu đó” rồi nuốt
chửng cô bé.
Người thợ săn tình cờ đi ngang qua thấy cửa nhà bị mở toang nên quyết định vào
tìm hiểu. Ông vào và thấy con sói đang nằm chình ình với cái bụng căng phồng
no nê. Người thợ săn nghĩ về điều có thể xảy ra và đã mổ bụng con sói. Người bà
và Cô bé choàng khăn đỏ đã được cứu và bình an vô sự. Một kết cục đẹp cho mọi
người trừ con sói.
Quay trở lại vấn đề chính, nhớ lại câu chuyện này có tác dụng gì cho việc thể hiện
dữ liệu. Có thể nói, đây là bằng chứng cho nhiều khía cạnh:
- Đầu tiên là sức mạnh của sự lặp lại. Bạn hẳn đã nghe qua rất nhiều phiên
bản của câu chuyện. Cũng có thể đã đọc hoặc kể lại nó vài lần. Quá trình

139
nghe, đọc, kể lại nhiều lần đã khiến câu chuyện in sâu vào trí nhớ dài hạn
của bạn.
- Thứ hai, câu chuyện này kết hợp tài tình giữa cốt truyện, tình tiết bất ngờ
và kết thúc. Từ đó giúp ta nhớ chính xác câu chuyện theo cách mà sau này
ta nhớ lại nó và kể cho người khác.
Trong chương này, chúng ta sẽ học về điều kỳ diệu của cốt truyện và dùng các
khái niệm của việc kể chuyện để thể hiện dữ liệu một cách hiệu quả.

Điều kỳ diệu của câu chuyện

Khi bạn xem một vở kịch hay, một thước phim cuốn hút, một cuốn sách thú vị,
bạn đang cảm nhận được điều kỳ diệu từ câu chuyện. Một câu chuyện hay sẽ thu
hút sự chú ý của bạn, dẫn bạn vào một chuyến đi cũng như gợi lên các cảm xúc
của bạn. Khi đang đọc giữa chừng, bạn sẽ không muốn rời mắt đi hay đặt cuốn
sách xuống. Sau khi đã đọc xong, cho dù một ngày, một tuần hay một tháng thì
bạn cũng có thể kể người khác nghe một cách dễ dàng.
Thật tuyệt vời nếu ta cũng có thể mang lại cho khán giả của mình những năng
lượng và cảm xúc đó. Câu chuyện là một thử thách với thời gian, con người luôn
gắn liền với các câu chuyện lịch sử.
Tất nhiên chúng ta có thể sử dụng công cụ mạnh mẽ này vào bối cảnh kinh doanh
của mình.
Hãy nhìn vào hình thức nghệ thuật của vở kịch, bộ phim và cuốn sách để chúng
ta học cách kể chuyện từ các bậc thầy, nâng cao năng lực kể chuyện qua dữ liệu
của bản thân.

Cách kể chuyện trong các vở kịch


Khái niệm cấu trúc kể chuyện được mô tả lần đầu tiên bởi các nhà triết học Hy
Lạp Aristotle và Plato vào thời cổ đại. Aristotle đề xướng một ý tưởng sâu sắc
rằng một câu chuyện cần có kết cấu 3 phần gồm:
- Phần mở đầu
140
- Phần diễn biến
- Phần kết thúc truyện
Một cấu trúc hợp lý cho các vở kịch. Và khái niệm này theo thời gian được mài
dũa thường được gọi là bối cảnh, xung đột và giải quyết.
Cùng tìm hiểu ngắn gọn về từng phần và học hỏi từ phương pháp này:
1. Phần đầu tiên dựng nên bối cảnh câu chuyện: giới thiệu nhân vật chính vở
kịch, các mối quan hệ của họ, thời đại họ đang sống. Sau giới thiệu, nhân vật
chính thường gặp phải vấn đề nào đó và cố gắng giải quyết nó. Từ đây dẫn đến
tình huống kịch tính, là bước ngoặt đầu tiên. Nó báo hiệu rằng cuộc sống nhân
vật chính sẽ thay đổi hoàn toàn và nảy sinh đấu tranh tư tưởng, quyết tâm của
nhân vật. Điều này dẫn tới cao trào cho vở kịch, đồng thời là cái kết của màn đầu
tiên.
2. Phần thứ hai chiếm phần lớn câu chuyện. Nó miêu tả những cố gắng của nhân
vật chính để giải quyết vấn đề trong bước ngoặt đầu tiên. Thông thường là nhân
vật chính sẽ thiếu kỹ năng nào đó để đối phó vấn đề. Kết quả là tình huống ngày
càng gay gắt. Điều này được gọi là vòng cung nhân vật, nơi nhân vật chính trải
qua những thay đổi lớn trong cuộc đời anh, một kết quả của những gì đã xảy ra.
Anh ta cần phải học các kỹ năng mới hoặc nhận thức sâu hơn về bản thân anh ta,
năng lực cần thiết để đối phó với tình huống.
3. Phần thứ ba là giải quyết các tình tiết trong đó. Sau khi câu chuyện được đẩy
lên cao trào, các vấn đề được đẩy đến đỉnh điểm. Cuối cùng thì cuộc đấu tranh tư
tưởng ở phần đầu đã được trả lời và từ đó nhân vật chính tự nhận thức được bản
thân còn các nhân vật phụ cũng thay đổi theo.
Chúng ta có thể học được rất nhiều thứ ở đây.
- Đầu tiên là cấu trúc 3 phần có thể đem áp dụng làm kim chỉ nam trong việc
kể chuyện nói chung và thể hiện dữ liệu nói riêng.
- Thứ hai, xung đột và căng thẳng là một phần không thể thiếu của câu
chuyện.
Chúng ta sẽ sớm quay lại với các ý tưởng này cũng như tìm cách để áp dụng
chúng vào ví dụ thực tế. Nhưng bây giờ ta sẽ xem xét tiếp những điều mà chúng
ta có thể học được từ một chuyên gia kể chuyện thông qua các bộ phim.
141
Cách kể chuyện trong bộ phim
Khả năng thuyết phục thông qua kể chuyện và tìm hiểu cách áp dụng phương
pháp này trong bối cảnh kinh doanh có 2 cách thuyết phục:
- Đầu tiên là khả năng hùng biện thông thường. Trong lĩnh vực kinh doanh,
điều này thường được thể hiện bằng việc thuyết trình trên các slide
PowerPoint thông qua việc gạch đầu dòng trình bày dữ liệu và thông tin.
Đây là một quá trình đòi hỏi sự thông minh. Tuy nhiên nó lại vô cùng rắc
rối, bởi vì khi bạn cố gắng thuyết phục khán giả của mình thì họ lại đang
tranh cãi lại bạn ngay trong suy nghĩ của họ. Bạn chỉ có thể thành công khi
bạn có cơ sở trí tuệ và khi mọi người được truyền cảm hứng để hành động
bằng lý trí.
Thử suy nghĩ về câu chuyện Cô bé choàng khăn đỏ nếu chúng ta chỉ dùng cách
hùng biện thông thường để kể:
● Cô bé choàng khăn đỏ (RRH) phải đi một quãng đường dài 0.54 mile từ
điểm A (nhà cô ấy) tới điểm B (Nhà của bà ngoại)
● Cô bé choàng khăn đỏ gặp Con sói, nó (1) đã chạy tới nhà bà ngoại trước,
(2) ăn thịt bà và (3) sau đó giả danh bà ngoại.
● Cô bé choàng khăn đỏ đến nhà bà lúc 2 giờ chiều, hỏi “bà” ba câu hỏi.
● Xung đột nảy sinh: sau câu hỏi thứ 3, Con sói ăn thịt cô bé.
● Cách giải quyết: Người thợ săn mổ bụng con sói
● Một kết thúc có hậu: Người bà và cô bé vẫn sống sót, con sói thì không.
Khi câu chuyện chỉ được thể hiện bằng các sự kiện, bạn cũng thấy nó thật nhạt
nhẽo phải không.
- Cách thuyết phục thứ hai là thông qua kể chuyện. Bởi những câu chuyện
thường mang lại cảm xúc, từ đó khơi dậy sự tò mò cũng như sự hào hứng
của khán giả. Cần có sự sáng tạo để khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn, nó
khó hơn cách thuyết phục thông thường. Tuy nhiên sẽ rất đáng giá nếu bạn
dành công sức để nghĩ ra một câu chuyện hay, nó giúp bạn tương tác với
khán giả ở một tầm cao hoàn toàn mới.
142
Để tạo nên một câu chuyện ở cấp độ cơ bản chính là lý giải nguyên nhân vì sao
cuộc sống nhân vật chính bị thay đổi và thay đổi như thế nào. Bắt đầu bằng sự
cân bằng cho tới khi xảy ra một chuyện bất ngờ khiến mọi thứ trở nên mất cân
bằng. Đây cũng chính là sự xung đột mà chúng ta đã thảo luận trong bối cảnh của
vở kịch. Các diễn biến trong việc đấu tranh, xung đột cũng như các sự hoài nghi
của nhân vật được kể là những phần cốt lõi của câu chuyện:
- Nhân vật chính cần làm gì để khôi phục lại cuộc sống vốn có của mình.
- Mong muốn cốt lõi là gì.
- Điều ngăn cản nhân vật chính đạt được mong muốn của mình.
- Nhân vật chính đã làm như nào để đạt được mong muốn bản thân đồng thời
phải đối mặt với phe phản diện.
Trả lời được các vấn đề trên ta đã có phần cơ bản của câu chuyện, tiếp theo cần
xem xét tiếp các yếu tố:
- Liệu bản thân bạn có tin điều này không.
- Liệu các xung đột có trở nên quá gay gắt hay chỉ là một việc bình thường.
- Và đây có phải là một câu chuyện chân thật không.
Yếu tố quan trọng nhất mà chúng ta có thể áp dụng được từ các câu chuyện là
cách thu hút các khán giả thông qua cảm xúc của họ. Đây làm một việc mà các
thông tin dữ liệu không thể làm được. Cụ thể hơn là chúng ta có thể dùng các câu
hỏi gợi ý để xác định câu chuyện trong phần thuyết trình của mình. Kết hợp với
những điều mà chúng ta học được từ một bậc thầy kể chuyện cách sử dụng từ ngữ
dưới đây.

Yếu tố kể chuyện và cách lựa chọn từ ngữ

Lời khuyên để viết một câu chuyện hấp dẫn:


1. Tìm một chủ đề mà bạn quan tâm. Chính nhờ sự tâm huyết về một chủ đề chứ
không phải cách chơi chữ mới trở thành yếu tố thu hút cũng như thuyết phục nhất
trong phong cách của bạn.
2. Đừng bao giờ lan man, dù chỉ một chút.
143
3. Giữ câu chuyện của bạn đơn giản. Những bậc thầy kể chuyện vĩ đại đã viết rất
nhiều câu nghe trẻ con cho dù các chủ đề lại vô cùng sâu sắc. Như vở Hamlet của
Shakespeare đã từng hỏi: “Tồn tại hay không tồn tại?”. Chữ cái dài nhất là ba từ.
4. Có gan để bỏ. Dù câu văn có xuất sắc đến đâu nhưng không làm rõ chủ đề của
bạn theo một cách mới hay hữu hiệu hơn thì hãy bỏ nó đi.
5. Câu chuyện nên được kể theo giọng điệu của chính bạn. Bởi vì văn phong
thuyết phục nhất chính là văn phong của bản thân và dường như những người
khác cũng cảm thấy như vậy. Khi văn phong phản ánh được con người thật của
tác giả.
6. Luôn nói những gì mà bạn suy nghĩ.
7. Luôn đồng cảm với khán giả của mình. Các khán giả của chúng ta cần chúng
ta là một thầy giáo thông cảm và kiên nhẫn, luôn sẵn sàng để giải thích cho họ.
Các lời khuyên này bao gồm những điều quý giá mà chúng ta có thể áp dụng
trong bối cảnh kể chuyện. Luôn giữ câu chuyện của mình đơn giản. Chỉnh sửa nó
một cách tàn nhẫn. Và giữ nó chân thật.

Đừng kể chuyện cho bản thân bạn mà hãy kể chuyện cho khán giả. Vì câu chuyện
này không dành cho bạn mà là dành cho họ.
Sau khi chúng ta đã học được một số điều từ các bậc thầy, hãy suy nghĩ cách để
xây dựng lên câu chuyện của bản thân.

Xây dựng nên câu chuyện


Chúng ta đã tìm hiểu về cốt truyện và cách kể chuyện trong Chương 1 với khái
niệm Big Idea, câu chuyện 3 phút và dàn ý để xây dựng nên nội dung. Từ đó bắt
đầu xem xét về thứ tự cũng như dòng cảm xúc của câu chuyện. Chúng ta đã biết
được việc xác định đối tượng quan trọng như thế nào và cụ thể là họ là ai và chúng
ta cần họ phải làm gì.
Ở các chương trước, chúng ta cũng biết được cách để cải thiện việc trực quan hóa
dữ liệu. Sau khi chúng ta đã nắm được về phần bề ngoài, đã đến lúc chúng ta nói

144
tới phần bên trong. Câu truyện là yếu tố liên kết các thông tin lại, tạo nên một cấu
trúc cho bài thuyết trình của chúng ta giúp khán giả có thể dễ dàng theo dõi.

Phần bắt đầu


Điều đầu tiên cần làm là giới thiệu cốt truyện, xây dựng ngữ cảnh cho khán giả
của bạn. Hãy coi đây là cảnh đầu tiên. Trong phần này, chúng ta tạo nên các yếu
tố cốt lõi của câu chuyện hay còn gọi là bối cảnh, nhân vật chính, các vấn đề cần
được giải quyết, và cuối cùng là kết quả mong muốn. Việc này giúp mọi người
có một cái nhìn chung để câu chuyện được tiếp diễn. Chúng ta nên cân nhắc dưới
góc nhìn của các khán giả, thu hút được sự chú ý của họ. Từ đó trả lời cho các
câu hỏi mà họ có thể đang tự hỏi trong đầu:
- Tại sao tôi nên quan tâm vấn đề này?
- Tôi được lợi ích gì khi quan tâm nó?
Chúng ta có các câu hỏi để xem xét và trả lời khi xây dựng nên câu chuyện:
1. Bối cảnh: Câu chuyện diễn ra khi nào và ở đâu?
2. Nhân vật chính: Ai đang dẫn dắt vấn đề? (Yếu tố này phụ thuộc vào khán giả
của bạn)
3. Sự mất cân bằng: Tại sao việc này là cần thiết, điều gì đã thay đổi?
4. Sự cân bằng: Kết quả mong muốn của bạn là gì?
5. Giải pháp: Bạn sẽ giải quyết những thay đổi này như thế nào?
Hãy lưu ý sự giống nhau giữa các câu hỏi trên và những câu hỏi nêu ra ở phần
đầu mà chúng ta đã đề cập trước đó. Và chúng ta có thể sử dụng Powerpoint để
kể chuyện
Một cách khác để áp dụng cấu trúc 3 phần này trong phần thuyết trình của bạn là
thể hiện nó bằng các vấn đề và cách giải quyết mà bạn đề xuất. Như chúng ta đã
nói ở trên, các xung đột cũng như các căng thẳng kịch tính là những thành phần
quan trọng của một câu chuyện. Một câu chuyện trong một thế giới màu hồng và
cuộc sống cứ như vậy tiếp diễn thì không mấy hấp dẫn, thú vị hay truyền cảm
hứng để thay đổi. Hãy nghĩ về các yếu tố xung đột và căng thẳng, giữa sự mất
cân bằng và cân bằng, hoặc được thể hiện bằng các vấn đề mà bạn đang muốn
nói đến. Đây là những công cụ kể chuyện sẽ giúp bạn thu hút khán giả của mình.
145
Hãy kể câu chuyện phù hợp với các vấn đề mà khán giả đang gặp phải để họ chú
ý ngay lập tức đến giải pháp mà bạn đang nói đến. Luôn luôn có một câu chuyện
để kể và việc thiết kế nên một câu chuyện cho vấn đề bạn đang nói sẽ rất đáng
giá cho thời gian bỏ ra.

Phần diễn biến

Một khi bạn đã tạo được vị trí cho mình, phần lớn các khán giả sẽ càng tò mò về
những gì có thể có hướng tới mục tiêu là thuyết phục các khán giả của bạn nảy
sinh nhu cầu cần phải hành động. Bạn sẽ giữ sự chú ý của khán giả trong phần
này của câu chuyện bằng việc nói đến cách áp dụng giải pháp mà bạn đề xuất cho
các vấn đề của họ. Bạn sẽ cố gắng để thuyết phục họ về lý do tại sao họ nên chấp
nhận giải pháp này hay thực hiện theo cách mà bạn muốn họ thực hiện.
Nội dung cụ thể sẽ có các hình thức khác nhau tùy thuộc vào tình huống của bạn.
Dưới đây là một số ý tưởng cho phần nội dung mà bạn có thể cân nhắc khi xây
dựng câu chuyện của mình để có thể thuyết phục khán giả:
- Tiếp tục nói rõ hơn về tình hình hoặc vấn đề bằng cách bao gồm các yếu tố
background.
- Kết hợp thêm việc nói các yếu tố bên ngoài cũng như so sánh giữa các yếu tố.
- Đưa ra các ví dụ thể làm rõ vấn đề.
- Đưa ra các dữ liệu để thể hiện vấn đề.
- Dự đoán về hậu quả nếu không có bất cứ hành động hay thay đổi nào được thực
hiện.
- Đưa ra các giải pháp tiềm năng.
- Minh chứng cụ thể về sự hiệu quả của giải pháp mà bạn đang đề nghị.
- Hãy làm rõ cho khán giả lý do họ đang ở một vị thế thuận lợi hơn để đưa ra các
quyết định cũng như hành động.
Khi cân nhắc về những gì cần phải có trong phần nói chuyện của mình hãy luôn
nghĩ về các khán giả. Hãy suy nghĩ về những cách để cộng hưởng cũng như thúc
đẩy họ.
Liệu các khán giả của bạn sẽ cảm thấy có động lực nếu giải pháp giúp kiếm nhiều
tiền hơn, đánh bại các đối thủ cạnh tranh, nắm được thị phần nhiều hơn, tiết kiệm
146
được nhiều tài nguyên hơn, loại bỏ sự dư thừa, tiến bộ, học một kỹ năng mới hay
một điều gì khác. Nếu bạn có thể xác định được những gì thúc đẩy khán giả của
bạn, hãy cân nhắc kể câu chuyện của bạn cũng như sự cần thiết bằng hành động
theo cách này. Đồng thời suy nghĩ về thời điểm dữ liệu cần củng cố thêm cho câu
chuyện cũng như cách kết hợp chúng hợp lý. Xuyên suốt cuộc nói chuyện, hãy
cụ thể hóa các thông tin cũng như thể hiện chúng theo cách có liên quan đến khán
giả. Bởi vì câu chuyện nên tập trung vào khán giả chứ không phải bạn.

Luôn đưa ra các tiêu đề trước


Khi nói đến việc xây dựng kết cục chung cho phần thuyết trình hay cuộc trò
chuyện của bạn, luôn đưa ra các tiêu đề trước là yếu tố chiến lược cực kỳ cần
thiết. Hãy suy nghĩ về cách lập dàn ý mà chúng ta đã nói ở Chương 1. Lưu lại các
tiêu đề vào một tờ chú thích. Trải nghiệm với các thứ tự sắp xếp các thông tin dữ
liệu để tạo ra một bố cục rõ ràng, kết nối các ý tưởng và các yếu tố lại theo một
cách logic nhất quán. Việc xây dựng cấu trúc này giúp đảm bảo một trật tự logic
giúp khán giả có thể theo dõi. Luôn sử dụng các tiêu đề trong các slide thuyết
trình hay các tài liệu và nhớ đặt tiêu đề cho từng phần.

Phần kết thúc

Đương nhiên, một câu chuyện cần phải có kết thúc. Hãy kết chuyện bằng một kêu
gọi hành động: thể hiện rõ cho khán giả những điều bạn muốn họ áp dụng với
kiến thức hay hiểu biết mới mà bạn đã truyền đạt cho họ. Có một cách truyền
thống để kết thúc câu chuyện là liên kết nó với phần bắt đầu. Ở phần đầu của câu
chuyện, chúng ta đã xây dựng được bối cảnh và giới thiệu các căng thẳng, xung
đột gay gắt. Để kết thúc, bạn nên tóm tắt lại vấn đề và nhu cầu cần thiết trong việc
hành động, nhắc lại được sự khẩn cấp của vấn đề và đưa ra giải pháp cho khán
giả của mình.
Khi nói đến thứ tự cũng như cách để kể câu chuyện của chúng ta, một yếu tố cần
phải cân nhắc là cấu trúc kể chuyện, điều mà chúng ta sẽ nói sau đây.

147
Cấu trúc câu chuyện

Để thành công, một câu chuyện cần trở thành trọng tâm của cuộc nói chuyện. Dù
là viết hay nói hay cả viết lẫn nói thì điều quan trọng ở đây là câu chuyện phải
được trình bày có ý nghĩa và thuyết phục được khán giả. Có được sự thú vị đủ để
buộc khán giả phải lưu tâm.

Kể cả trực quan hóa dữ liệu đẹp bao nhiêu cũng có khả năng thất bại nếu không
có một câu chuyện thú vị song hành.

Có lẽ bạn cũng từng trải qua cảm giác này, tham dự vào một buổi thuyết trình
tuyệt vời dù các slide trong đó chưa được chuẩn bị kỹ càng. Cho nên một người
thuyết trình giỏi có thể vượt qua các thiếu thốn công cụ hay kỹ thuật. Năng lực
kể chuyện vững vàng có thể vượt qua các biểu đồ tầm thường. Tất nhiên không
phải khuyên bạn không nên đầu từ cho phần trực quan hóa dữ liệu cùng biểu đồ
của bạn, mà ở nhấn mạnh rằng câu chuyện hấp dẫn và thuyết phục có một tầm
quan trọng lớn lao.

Cho nên, đỉnh cao của việc kể chuyện qua dữ liệu là sự kết hợp giữa các biểu đồ
hiệu quả cùng với cách kể chuyện thuyết phục.

Hãy tìm hiểu thêm về các yếu tố liên quan đến cả mạch truyện.

Câu chuyện khi được kể hoặc viết ra

Dù bạn thuyết trình trực tiếp trong cuộc hội thoại hay gián tiếp khi đang làm việc
tại bàn mình, ta có thể kể phần lớn câu chuyện. Còn nếu viết dưới dạng một email
hay một bản báo cáo, câu chuyện sẽ dễ dàng được trình bày hết. Mỗi dạng trình
bày này đều có cơ hội đi kèm thách thức.

Với thuyết trình trực tiếp, thế mạnh của bạn là có văn bản trên màn hình hay trên
giấy cùng những điều bản thân trình bày củng cố cho nhau. Khán giả có thể vừa
đọc vừa nghe những gì họ thấy cần thiết, bổ sung những thông tin bản thân thiếu.

148
Phần thuyết trình trở thành phụ đề của biểu đồ, đơn giản hóa nội dung giúp khán
giả, đồng thời giúp họ dễ dàng liên kết các ý lại với nhau.

Đồng thời bạn hoàn toàn có thể trả lời câu hỏi và giải đáp các ý cho khán giả khi
cần thiết. Tuy nhiên nó có khó khăn là cần phải đảm bảo những gì khán giả cần
đọc trên một slide không quá chi tiết hay thu hút sự chú ý quá mức đến nỗi họ bỏ
ngoài tai những gì bạn đang nói.

Ngoài ra còn một khó khăn khác chính là khán giả luôn có thể có phản ứng bất
ngờ. Đặt ra câu hỏi ngoài chủ đề, chuyển gấp đến một điểm trong phần sau của
bài thuyết trình, thậm chí là làm những điều khiến bạn bối rối. Đây là một lý do
quan trọng khiến bạn phải nói rõ ràng những điều muốn khán giả đi theo cấu trúc
bài thuyết trình của mình. Nếu có khán giả gây rối phần thuyết trình của bạn, hãy
nói: “Tôi biết bạn sẽ có rất nhiều câu hỏi, hãy viết chúng lại chúng trong quyển
ghi chú của bạn và tôi sẽ đảm bảo dành thời gian ở phần cuối bài thuyết trình này
để trả lời các câu hỏi cần thiết. Nhưng trước tiên, hãy xem qua quá trình của việc
đưa đến kết luận này, từ đó dẫn đến việc có bài thuyết trình ngày hôm nay.”

Nếu trong trường hợp khác, bài thuyết trình của bạn có cấu trúc khác thông
thường, hãy cho khán giả biết toàn bộ cấu trúc của bài. Và bạn có thể nói như sau:
“Hôm nay, tôi sẽ bắt đầu với những câu hỏi mà tôi đã đặt cho các bạn. Nhóm
nghiên cứu của tôi đã thực hiện một phân tích rất chuyên sâu để đưa ra kết luận
này và chúng tôi cũng đã cân nhắc một số lựa chọn khác nhau. Đương nhiên, tôi
sẽ giải thích cho các bạn về từng lựa chọn. Nhưng trước tiên, tôi muốn nhấn mạnh
về những gì mà tôi đã hỏi bạn hôm nay, đó là ...”. Bằng thao tác nói trước bố cục
này, cả bạn lẫn khán giả sẽ đều thấy thoải mái hơn. Giúp người xem biết trước
những gì mình cần chú ý và cần phải làm.

Nếu kể chuyện trong một bản báo cáo hay một tài liệu thuyết trình tóm tắt nội
dung sau khi bạn thuyết trình, bạn không còn lợi thế của một người “phụ đề” có
thể làm rõ slide của mình nữa, và bản báo cáo phải tự thể hiện hết thảy. Chúng ta
sẽ sử dụng cách kể chuyện qua văn bản vào trường hợp này. Hãy thận trọng trong
việc dùng từ, để dù bạn không có mặt giải thích thì tự bản tài liệu cũng dễ hiểu.

149
Có lẽ bạn từng nhận được tài liệu không được đầu tư thời gian:

- Chỉ toàn các gạch đầu dòng thể hiện thông tin
- Một bảng biểu, biểu đồ chứa đầy các con số.

Điều này sẽ khiến người xem hoang mang, khó hiểu về những vấn đề trình bày
trong đó là gì. Hãy đảm bảo sử dụng từ ngữ thể hiện quan điểm của bạn một cách
rõ ràng, nhờ nó giải thích dễ hiểu cho khán giả.

Sẽ rất hữu ích nếu bạn thu thập được các phản hồi từ một người không quen thuộc
chủ đề này. Nó giúp bạn biết được phần trình bày có rõ ràng, rành mạch cũng như
các câu hỏi mà khán giả có khả năng sẽ thắc mắc. Giúp bạn chủ động khi gặp tình
huống tương tự. Lợi thế của cách này là với cấu trúc mạch lạc thì khán giả có thể
tự tìm được cái mà họ cần.

Khi chúng ta thiết kế cấu trúc hay mạch câu chuyện, việc lặp lại cũng là một chiến
lược vô cùng hữu hiệu để sử dụng trong việc kể chuyện.

Sức mạnh của sự lặp lại

Như ví dụ câu chuyện Cô bé choàng khăn đỏ ở trên, nhờ sự lặp lại mà chúng ta
nhớ được chi tiết nội dung câu chuyện. Thậm chí có những người có cả bầu trời
tuổi thơ gắn liền với câu chuyện cổ tích thì sự lặp lại này lại càng nhiều. Các
thông tin được lặp lại nhiều lần sẽ chuyển từ trí nhớ ngắn hạn sang dài hạn. Chúng
ta sẽ vận dụng sức mạnh của sự lặp lại vào những câu chuyện ta kể.

Các từ khóa dễ nhớ

Bạn sẽ thành công trong việc truyền tải nếu mọi người đều có thể dễ dàng nhớ lại
và lặp lại thông điệp của bạn. Một cách rất hữu hiệu là hãy sử dụng từ khóa,
những cụm từ ngắn gọn, rõ ràng và dễ lặp lại.

150
Áp dụng cách nào vào phần thuyết trình hoặc báo cáo, bạn có thể bắt đầu với một
tổng hợp sơ lược về những gì sẽ trình bày. Sau đó cung cấp chi tiết hoặc nội dung
chính của phần thuyết trình. Và cuối cùng là kết thúc bằng một slide tóm tắt hoặc
ôn lại những ý chính từng đề cập. (Hình 7.1)

Hình 7.1 Cấu trúc 3 phần cùng thao tác lặp lại.

Nếu bạn là người chuẩn bị, người sẽ thuyết trình hay người đã soạn thảo bản báo
cáo, bạn sẽ thấy thao tác này dư thừa. Tuy nhiên khán giả lại vô cùng thích vì họ
hoàn toàn chưa nắm rõ những thứ bạn sẽ trình bày.

Bạn thu hút sự chú ý của khán giả bằng tóm tắt những gì sẽ nói, tiếp đến là cung
cấp thông tin chi tiết cho từng cái, và cuối cùng là tóm tắt lại lần nữa. Thao tác
lặp lại nhiều lần giúp các thông tin được in vào trí nhớ khá giả. Sau 3 lần nghe thì
họ sẽ nắm được những gì cần biết và kết quả của câu chuyện bạn vừa kể.

Cách đảm bảo câu chuyện rõ ràng

Dưới đây là 4 chiến thuật đảm bảo cho câu chuyện được trình bài rõ ràng: Logic
hàng ngang, logic hàng dọc, một cốt truyện ngược, và một góc nhìn mới.

Logic hàng dọc

Liên kết tiêu đề của mỗi slide trong toàn bộ bài thuyết trình thành một mạch, nó
có thể kể bao quát câu chuyện bạn sẽ nói tới. Đây là cách hiệu quả vì các tiêu đề

151
gợi sự hành động có tầm quan trọng rất lớn. Lưu ý rằng không phải là các tiêu đề
tóm tắt.

Chiến lược áp dụng cho cách này là trình bày một slide tóm tắt sơ lược ở phần
đầu tiên. Nó có các gạch đầu dòng tương ứng với một tiêu đề trong các slide kế
tiếp theo thứ tự xuôi bài. Khán giả sẽ biết được những gì sắp được nói tới, định
hình được trong đầu diễn biến đang xảy ra.

Hình 7.2 Logic hàng dọc

Kiểm tra lại bài thuyết trình bằng thao tác xem xét logic hàng ngang cũng là một
cách biết được câu chuyện của bạn đã được truyền đạt rõ ràng hay không.

Logic hàng ngang

Nghĩa là tất cả các thông tin trong một slide có thể tự củng cố, bổ sung cho nhau.
Phần nội dung và phần tiêu đề sẽ hỗ trợ cho nhau. Văn bản hỗ trợ cho hình ảnh
và ngược lại. Không lưu lại bất cứ thông tin thừa hoặc không liên quan. Quyết
định loại bỏ một thông tin khỏi mục lục còn quan trọng hơn quyết định nên giữ
lại một thông tin.

152
Hình 7.3 Logic hàng ngang

Việc sử dụng cùng lúc logic hàng ngang và logic hàng dọc bảo đảm câu chuyện
của bạn sẽ được thể hiện rõ ràng trong phần thuyết trình.

Cốt truyện ngược

Khi đang lập dàn ý cho câu chuyện lúc xây dựng bài thuyết trình của mình, bạn
cần phải phác thảo các ý chính cho câu chuyện trước. Như cái tên của khái niệm
này nói, quá trình của cốt truyện ngược là ngược lại. Bạn sẽ bắt đầu từ phần thuyết
trình của bạn, đọc lướt qua nó, tiếp theo ghi chú lại các ý chính của từng slide.
Kết quả mà bạn nhận được sẽ trông giống như toàn bộ dàn ý hay cốt truyện mà
bạn muốn kể. (Hình 7.4). Nếu mà kết quả không đúng như vậy, bạn sẽ biết rõ hơn
cần thêm hay bỏ yếu tố nào để tạo nên một dòng truyện và bố cục mạch lạc.

153
Hình 7.4 Cốt truyện ngược

Một góc nhìn mới

Chúng ta đang nói về giá trị của một góc nhìn mới giúp biết được vấn đề thông
qua con mắt của khán giả khi trực quan hóa dữ liệu. (Hình 7.5). Thu được các
nhận xét theo cách này cũng vô cùng hữu cho phần thuyết trình của bạn.

Một khi bạn đã tạo được bố cục cho cuộc nói chuyện của mình, hãy đưa nó cho
bạn bè hoặc đồng nghiệp. Bạn cũng có thể đưa cho một người không biết đến chủ
đề vì họ có một vị trí tương tự như các khán giả của bạn, từ đó biết thêm về những
kiến thức quý báu mà bạn truyền đạt. Hãy hỏi họ về những yếu tố mà họ chú ý
đến, những thông tin mà họ cho là quan trọng và những chỗ mà họ thấy thắc mắc.
Điều này sẽ giúp bạn hiểu được phần thuyết trình có thật sự đang kể câu chuyện
mà bạn muốn. Ngược lại trong trường hợp không được như vậy, việc này cũng
giúp bạn nhận ra những chỗ sai sót của bạn.

Hình 7.5 Một góc nhìn mới

154
Một góc nhìn mới đem lại giá trị rất lớn cho việc thể hiện dữ liệu. Khi chúng ta
trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực, việc nhận ra các thiết sót trong sản phẩm
của bản thân gần như là không thể, dù chỉ là một biểu đồ đơn lẻ hay toàn bộ phần
thuyết trình, khác với việc nhìn qua con mắt của khán giả của chúng ta. Tất nhiên
điều này không có nghĩa là bạn có thể thấy những gì họ thấy. Nhưng nhờ sự giúp
đỡ của một người bạn hoặc đồng nghiệp để biết được quan điểm mới của họ sẽ
đảm bảo bài thuyết trình của bạn được hoàn hảo.

Tóm tắt

Các câu truyện vô cùng kỳ diệu. Chúng có sức mạnh để thu hút và gắn bó với
chúng ta theo những cách các dữ liệu không thể. Chúng ta có thể học từ bố cục
của nó. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng khả năng này vào bài thuyết trình của mình.

Khi chúng ta xây dựng các câu chuyện nên chuẩn bị theo trình tự:

- Một mở bài (bối cảnh),


- Thân bài (diễn biến)
- Kết bài (lời kêu gọi hành động).

Các xung đột và căng thẳng là chìa khóa để thu hút và duy trì sự chú ý của các
khán giả. Yếu tố trọng tâm của câu chuyện là cách kể chuyện, hãy quan tâm đến
thứ tự thời gian hoặc trình tự dẫn dắt tới kết thúc trong cả trường hợp nói hay viết
hay kết hợp cả hai. Chúng ta có thể sử dụng sức mạnh của sự lặp lại để các khán
giả có thể nhớ lâu hơn về những câu chuyện. Các chiến thuật như logic hàng
ngang và hàng dọc, cốt truyện ngược cũng như tìm kiếm một góc nhìn mới cũng
có thể bảo đảm được câu chuyện sẽ được thể hiện rõ ràng trong phần thuyết trình
của mình.

Nhân vật chính trong mọi câu chuyện chúng ta kể sẽ đều giống nhau: khán giả.
Bằng cách làm cho khán giả trở thành nhân vật chính từ đó chúng ta có thể đảm
bảo câu chuyện là về họ mà không phải bản thân chúng ta. Nhờ cách làm cho các
dữ liệu ta muốn thể hiện có liên quan đến các khán giả, biến nó trở thành các điểm
155
then chốt trong câu chuyện. Bạn sẽ không còn chỉ đơn thuần là thể hiện dữ liệu.
Thay vào đó, bạn sẽ kể chuyện thông qua dữ liệu.

Nắm vững được điều này, bạn có thể được xem là đã biết được bài học cuối cùng
và bạn cũng đã biết cách kể một câu chuyện.

Bây giờ hãy xem qua các ví dụ của toàn bộ quá trình kể chuyện cùng với các dữ
liệu, từ đầu đến cuối.

156
CHƯƠNG 8: CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM DÀNH CHO BẠN

Cho tới giờ chúng ta đã tập trung từng tìm hiểu bài học riêng lẻ, hướng tới mục
tiêu giúp bạn trực quan hóa dữ liệu thành công. Cùng nhớ lại 6 bài học đã trải qua
nhé:

Chương 1: Hiểu về ngữ cảnh

Chương 2: Chọn cách trực quan hóa phù hợp

Chương 3: Loại bỏ sự phức tạp

Chương 4: Biết cách thu hút sự chú ý vào những yếu tố bạn muốn

Chương 5: Suy nghĩ như một nhà thiết kế

Chương 7: Biết cách kể chuyện

Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách kể chuyện gồm toàn bộ quá trình
phân tích dữ liệu từ đầu đến cuối, đồng thời áp dụng mỗi bài học vào trong một
ví dụ duy nhất.

Hãy bắt đầu bằng việc phân tích Hình 8.1, thể hiện giá bán lẻ trung bình trong
một khoảng thời gian cho 5 mặt hàng A, B, C, D, E. Cùng dành một chút thời
gian phân tích nó trước.

157
Hình 8.1 Biểu đồ gốc

Không khó khi phân tích biểu đồ này. Nhưng chúng ta hãy tìm hiểu ngữ cảnh
trước khi tìm ra cách trực quan hóa dữ liệu tốt nhất cho nó nhé.

Bài học thứ 1: Hiểu về ngữ cảnh

Khi gặp khó khăn trong việc trực quan hóa, trước hết bạn cần đảm bảo đã am hiểu
sâu sắc ngữ cảnh và những gì cần thể hiện. Cần xác định khán giả là ai, họ cần
biết và làm gì, cũng như xác định các dữ liệu cần thiết cho trình bày. Hãy sử dụng
khái niệm Big Idea cho việc này.

Trong trường hợp này, hãy giả sử chúng ta đang làm việc cho một startup chuyên
về các sản phẩm tiêu dùng. Ta đang phân vân về giá thành cho các sản phẩm. Một
trong những khía cạnh mà chúng ta đang cần phải cân nhắc trong việc đưa ra
quyết định cho giá thành là giá thành bán lẻ của các đối thủ cạnh tranh với chúng
ta đã thay đổi qua thời gian. Có một kết luận từ biểu đồ gốc rất đáng để ý đó là:
“Giá thành đã giảm cho tất cả mặt hàng trong thị trường từ khi sản phẩm C được
ra mắt trong năm 2010.”

Nếu chúng ta dừng lại để cân nhắc các yếu tố Who, What, How. Hãy giả sử đây
là các yếu tố của chúng ta:

158
Who: Phó giám đốc mặt hàng, người đưa ra quyết định chính trong việc đặt giá
thành cho các sản phẩm của chúng ta.

What: Nắm được giá thành của các đối thủ cạnh tranh của chúng ta đã thay đổi
qua thời gian và đưa ra các gợi ý về khoảng giá thành.

How: Thể hiện giá thành trung bình theo thời gian cho các sản phẩm A, B, C, D,
và E.

Khái niệm Big Idea có thể được sử dụng như sau: Dựa trên các phân tích về giá
thành trên thị trường qua thời gian, để có thể cạnh tranh thì chúng ta gợi ý về việc
ra mắt sản phẩm của chúng ta ở một giá bán trong khoảng $ABC-$XYZ.

Tiếp theo, hãy xem xét về các cách khác nhau để trực quan hóa dữ liệu này.

Bài học thứ 2: Chọn cách trực quan hóa dữ liệu

Khi chúng ta biết được các dữ liệu mình muốn thể hiện, bước tiếp theo là xác
định cách trực quan hóa tốt nhất cho các dữ liệu này. Ở đây chúng ta quan tâm về
xu hướng giá thành theo thời gian cho từng mặt hàng. Nếu nhìn lại Hình 8.1 có
sự khác nhau về màu sắc của các cột không thể hiện được điều này mà ngược lại
khiến việc nhận ra nó trở nên khó hơn. Cùng xem qua các ví dụ về các cách trực
quan hóa khác nhau cho lượng dữ liệu này mà bạn có thể mắc sai lầm. Quá trình
này là vô cùng thú vị do nó có thể cho chúng ta thấy các cách trực quan hóa khác
nhau có thể tác động đến cách chúng ta chú ý đến những yếu tố khác nhau cũng
như cách kết luận cho mỗi trường hợp.

Trước hết, hãy loại bỏ các trở ngại trực quan về cách sử dụng màu sắc. Ta có biểu
đồ kết quả sau thao tác này là hình 8.2.

159
Hình 8.2 Loại bỏ sự đa dạng màu sắc

Không riêng mình bạn muốn trực quan hóa biểu đồ càng đơn giản hơn nữa. Trong
trường hợp này, hãy dừng lại ở đây và tiếp tục công việc đó trong phần tiếp theo,
phần mà chúng ta có thể giải quyết nó một cách dứt điểm.

Do kết luận rút ra từ biểu đồ gốc về những gì xảy ra kể từ sản phẩm C được ra
mắt trong năm 2010, hãy làm nổi bật các chi tiết cần thiết để việc thu hút sự chú
ý của khách hàng vào những chỗ đó. Giúp nhìn thấy nó dễ dàng hơn (hình 8.3).

Hình 8.3 Làm nổi bật các dữ liệu sau năm 2010.

Khi phân tích biểu đồ này, chúng ta có thể thấy có một sự giảm sút rõ rệt trong
giá thành trung bình của 2 mặt hàng A và B trong khoảng thời gian quan sát,
nhưng điều này không đúng cho các sản phẩm được ra mắt sau này. Chúng ta

160
chắc chắn sẽ cần phải thay đổi tiêu đề của biểu đồ gốc để có thể phản ánh được
nó khi chúng ta kể toàn bộ câu chuyện.

Nếu như bạn đang suy nghĩ về việc dùng một biểu đồ đường trong trường hợp
này thay vì một biểu đồ cột. Bởi mối quan tâm chính của chúng ta là xu hướng
theo thời gian thì bạn hoàn toàn đúng. Bằng cách này, chúng ta cũng loại bỏ sự
hình thành một cách nhân tạo “bậc thang” trong biểu đồ cột. Hãy xem xét các
đường sẽ trông như thế nào nếu sử dụng cùng định dạng như trên. Điều này được
thể hiện trong hình 8.4.

Hình 8.4 Thay đổi thành biểu đồ đường.

Biểu đồ trong hình 8.4 cho phép chúng ta thấy xu hướng diễn biến theo thời gian
của từng sản phẩm một cách rõ ràng hơn. Nhưng biểu đồ này lại khiến việc so
sánh các sản phẩm trong cùng một thời điểm trở nên khó khăn hơn. Việc thiết kế
các đường dữ liệu sử dụng cùng một trục hoành sẽ giải quyết được vấn đề hiện
tại. Thao tác này cũng sẽ loại bỏ sự phức tạp cũng như sự thừa thãi của việc dán
nhãn các năm cho nhiều đường dữ liệu. Biểu đồ lúc đó sẽ tương tự như trong hình
8.5.

161
Hình 8.5 Một trục hoành cho tất cả các sản phẩm

Với việc chuyển đổi sang dạng biểu đồ mới, Excel đã thêm các màu sắc mà chúng
ta đã loại bỏ trong bước trước và từ đó với liên kết các nhãn dán dữ liệu ở phía
dưới biểu đồ. Hãy bỏ qua việc này trong một lúc khi chúng ta xem xét liệu cách
thể hiện dữ liệu này có đáp ứng được nhu cầu của chúng ta hay không. Nếu chúng
ta nhớ lại mục đích lúc ban đầu, đó là phải biết được giá thành của các đối thủ
cạnh tranh đã thay đổi theo thời gian như thế nào. Cách mà các dữ liệu được thể
hiện trong Hình 8.5 đã cho phép việc rút ra kết luận này một cách dễ dàng. Chúng
ta cũng có thể nhận biết được thông tin này một cách dễ dàng hơn sau khi đã loại
bỏ được sự phức tạp cũng như có thể thu hút sự chú ý vào những dữ liệu theo
cách mà mình muốn.

Bài học thứ 3: Loại bỏ sự phức tạp

Hình 8.5 đã cho thấy biểu đồ của chúng ta sẽ trông như thế nào khi sử dụng định
dạng mặc định của ứng dụng vẽ đồ thị của chúng ta (Excel). Chúng ta có thể cải
thiện việc này với các thay đổi sau:

- Giảm sự nổi bật của tiêu đề biểu đồ: Sự có mặt của tiêu đề đương nhiên là
cần thiết, nhưng nó không nhất thiết cần phải thu hút nhiều sự chú ý đến
như vậy khi được định dạng in đậm bằng màu đen.

162
- Loại bỏ đường viền của biểu đồ cũng như các đường viền lưới, những yếu
tố chiếm diện tích nhưng không bổ sung thêm thông tin. Đừng để các yếu
tố dư thừa làm xao nhãng khỏi các dữ liệu của bạn.
- Đẩy các đường của 2 trục vào background bằng việc sử dụng màu xám cho
chúng. Chúng không nên tranh sự chú ý với các dữ liệu của chúng ta. Xếp
thằng hàng các ô đánh dấu trên trục hoành với các điểm dữ liệu.
- Loại bỏ việc sử dụng nhiều màu sắc cho các đường dữ liệu. Chúng ta có
thể sử dụng màu sắc một cách có chiến lược hơn, một việc mà chúng ta sẽ
đề cập đến bên dưới.
- Dán nhãn các đường dữ liệu trực tiếp, từ đó loại bỏ bước phải nhớ các nhãn
dán nào thể hiện cho dữ liệu nào từ đó hiểu được ý nghĩa của biểu đồ.

Hình 8.6 cho chúng ta thấy biểu đồ sẽ trông như thế nào sau khi thực hiện các
thay đổi trên.

Hình 8.6 Loại bỏ sự phức tạp

Tiếp theo, chúng ta hãy tìm hiểu cách chúng ta thu hút sự chú ý của khán giả.

163
Bài học thứ 4: Thu hút sự chú ý theo cách bạn muốn

Với biểu đồ hình 8.6, chúng ta càng có thể dễ dàng nhận ra những thay đổi theo
thời gian. Hãy tìm hiểu cách chúng ta thu hút sự chú ý vào những khía cạnh khác
nhau của dữ liệu qua việc sử dụng có chiến lược các yếu tố nhận biết.

Hãy cân nhắc kết luận lúc ban đầu: “Giá thành đã giảm cho toàn bộ các mặt hàng
trên thị trường kể từ khi sự ra mắt sản phẩm C vào năm 2010.” Khi chúng ta xem
xét dữ liệu kỹ càng hơn, ta cũng có thể thay đổi kết luận như sau: “Sau khi sản
phẩm C được ra mắt trong năm 2010, giá bán lẻ trung bình của các mặt hàng hiện
tại suy giảm.” Hình 8.7 đã thể hiện cách sử dụng màu sắc có chiến lược để khán
giả rút ra được kết luận này từ dữ liệu trong biểu đồ.

Hình 8.7 Cách thu hút sự chú ý của khán giả

Do các đường dữ liệu được tô đậm màu trong hình 8.7, sự chú ý cũng được tập
trung vào sự ra mắt của sản phẩm C trong năm 2010 qua việc thêm một đánh dấu
dữ liệu vào điểm đó. Yếu tố này cũng được liên kết một cách trực quan với sự
giảm sút qua thời gian của 2 mặt hàng A và B qua việc sử dụng cùng màu sắc.

Thay đổi một yếu tố trong biểu đồ với Excel

Thông thường, bạn sẽ định dạng toàn bộ chuỗi sự kiện cùng một lúc. Tuy nhiên,
đôi khi bạn lại cần phải định dạng cách khác cho một số điểm - ví dụ như bạn
muốn thu hút sự chú ý đến những yếu tố cụ thể, như được thể hiện trong Hình
8.7, 8.8 và 8.9. Để có thể làm việc này, bạn chỉ cần nhấn vào hạng mục đó một
164
lần để chọn nó, sau đó nhấn một lần nữa để chọn các yếu tố quan trọng trong hạng
mục. Nhấn chuột phải và chọn Format Data Point để mở chức năng cho phép bạn
thay đổi định dạng của yếu tố bạn muốn.

Ví dụ như bạn muốn thay đổi màu sắc hay thêm vào một điểm đánh dấu dữ liệu.

Đối với việc phải thay đổi định dạng cho nhiều yếu tố khác nhau, bạn chỉ cần lặp
lại thao tác này. Việc này rất mất thời gian, nhưng biểu đồ mà bạn nhận được sẽ
giúp khán giả dễ phân tích hơn. Một việc rất đáng so với công sức bỏ ra.

Chúng ta cũng có thể sử dụng cùng một biểu đồ và chiến lược này để rút ra một
kết luận khác. Kết luận này có lẽ thú vị và đáng quan tâm hơn: “Với sự ra mắt
của mặt hàng mới trong thị trường này, sẽ có một sự gia tăng trong giá bán lẻ
trung bình, theo sau đó lại là giảm sút.” Hãy xem qua Hình 8.8.

Hình 8.8 Thay đổi sự chú ý của khán giả

Việc có thể rút ra được kết luận này vô cùng thú vị: “Vào năm 2014, giá bán lẻ
đã trở nên bằng nhau cho toàn bộ sản phẩm, với giá bán lẻ trung bình là $223,
dao động trong khoảng $180 (đối với sản phẩm C) tới khoảng $260 (đối với sản
phẩm A)”. Hình 8.9 sử dụng màu sắc và các điểm đánh dấu dữ liệu để thu hút sự
chú ý của khán giả tới các yếu tố cụ thể trong biểu đồ để củng cố cho kết luận
này.

165
Hình 8.9 Thay đổi sự chú ý của khán giả một lần nữa

Với các cách sử dụng các yếu tố nhận biết khác nhau trong từng biểu đồ, bạn đã
có thể nhận ra các dữ kiện nhất định. Chiến lược này cũng có thể được sử dụng
để làm nổi bật và thể hiện các phần khác nhau trong cùng một câu chuyện.

Nhưng trước khi chúng ta tiếp tục tìm hiểu kỹ càng hơn về cách kể câu chuyện
tốt nhất, hãy mặc “góc nhìn của nhà thiết kế” vào và hoàn thiện biểu đồ.

Bài học thứ 5: Suy nghĩ như một nhà thiết kế

Dù bạn không nhận ra điều này rõ ràng, chúng ta đã và đang suy nghĩ như một
nhà thiết kế trong suốt quá trình. Hình dáng luôn đi sau chức năng: chúng ta đã
chọn một biểu đồ để thể hiện dữ liệu (hình dáng) từ đó cho phép khán giả của
chúng ta làm những việc mà chúng ta muốn họ làm (chức năng) một cách dễ
dàng. Khi nói đến khả năng tương tác của biểu đồ để thể hiện rõ các khán giả
cách họ nên tương tác với biểu đồ của mình, chúng ta đã thực hiện các bước loại
bỏ sự phức tạp cũng như làm giảm sự nổi bật của một số các yếu tố trong biểu
đồ. Đồng thời đã nhấn mạnh cũng như thu hút sự chú ý vào những yếu tố khác.

Chúng ta cũng có thể cải thiện biểu đồ này bằng cách áp dụng các bài học mà
chúng ta đã nói đến trong Chương 5, đó là tính tiếp cận và tính thẩm mỹ. Cụ thể
hơn, chúng ta có thể:
166
- Làm biểu đồ dễ hiểu hơn với văn bản: Chúng ta có thể dùng các từ ít văn
hoa hơn cho văn bản trong tiêu đề biểu đồ cũng như in hoa những từ đầu
tiên để đơn giản hóa việc hiểu cũng như việc đọc biểu đồ. Chúng ta cũng
cần phải đặt tiêu đề cho cả trục tung và trục hoành.
- Xếp thẳng hàng các yếu tố trong biểu đồ để tăng tính thẩm mỹ: Thao tác
đặt căn giữa cho tiêu đề văn bản đã làm cho nó lơ lửng giữa biểu đồ, không
ngay hàng với bất kỳ yếu tố nào; chúng ta nên căn chỉnh cho nó ở góc trái
trên cùng biểu đồ. Sắp thẳng hàng trục tung theo hàng thẳng với nhãn dán
phía trên cùng và sắp thẳng hàng trục hoành theo hàng ngang với các nhãn
dán phía bên trái. Điều này tạo ra các đường khoảng cách rõ ràng hơn và
đảm bảo được các khán giả biết được cách phân tích biểu đồ trước khi họ
nhìn tới các dữ liệu thực tế.

Hình 8.10 thể hiện biểu đồ sau khi thực hiện các thay đổi.

Hình 8.10 Thêm các văn bản và xếp ngay hàng các yếu tố

Chương 6: Cách kể một câu chuyện

Cuối cùng cũng đến lúc chúng ta cân nhắc cách sử dụng biểu đồ trong hình 8.10
như một nền tảng để dẫn dắt khán giả qua câu chuyện theo cách mà chúng ta

167
muốn họ trải nghiệm nó. Hãy giả sử rằng chúng ta chỉ có 5 phút trong một phần
thuyết trình trực tiếp với chủ đề: “Bối cảnh cạnh tranh - Giá thành.”

Các bước tiếp theo (Hình 8.11 - 8.19) thể hiện một cách mà chúng ta có thể sử
dụng để kể câu chuyện của chúng ta với các dữ liệu này.

Hình 8.11

Sản phẩm A và B được ra mắt trong năm 2008 ở mức giá khoảng hơn $360

Hình 8.12

Giá thành của 2 sản phẩm này gần như tương tự nhau theo thời gian, với giá của
sản phẩm B luôn thấp hơn một chút của sản phẩm A.

168
Hình 8.13

Trong năm 2014, sản phẩm A được định giá là $260 và sản phẩm B được định
giá là $250

Hình 8.14

Sản phẩm C, D và E đều được ra mắt sau này với mức giá thành thấp hơn

Hình 8.15

... nhưng đều tăng giá kể từ khi các sản phẩm đó được ra mắt

169
Hình 8.16

Thực tế, với sự ra mắt của các mặt hàng mới trong thị trường này, chúng ta thường
thấy một sự tăng giá lúc ban đầu, theo sau là một sự giảm sút theo thời gian.

Hình 8.17

Và vào năm 2014, giá bán lẻ đã quy lại sát nhau, với giá bán lẻ trung bình vào
khoảng $223, dao động trong khoảng $180 (cho sản phẩm C) và $260 (cho sản
phẩm A)

170
Hình 8.18

Để có thể cạnh tranh trên thị trường, chúng ta đã gợi ý định giá sản phẩm của
công ty dưới mức trung bình $223 và trong khoảng $150 - $200.

Hình 8.19

Hãy cân nhắc về toàn bộ quá trình này. Chúng ta bắt đầu bằng việc đưa ra bố cục
mà chúng ta muốn thực hiện theo. Có thể hình dung giọng của người thuyết trình
khi họ nói thêm về cốt truyện trong phần trình bày trước khi bật sang slide kế
tiếp: “Như bạn đã biết, có 5 mặt hàng có thể được nhận định là đối thủ cạnh tranh
chính trong thị trường hiện tại.” Chúng ta có thể nói đến sự căng thẳng trong thị
trường được tăng cao sau khi các sản phẩm C, D và E được ra mắt với giá thành
thấp hơn hẳn điểm giá tại từng thời điểm ra mắt của từng sản phẩm. Chúng ta
cũng có thể thấy được sự cân bằng sau khi giá thành được điều chỉnh ở cuối biểu
đồ. Chúng ta kết thúc với một lời kêu gọi hành động: gợi ý về cách định giá cho
sản phẩm của chúng ta.

171
Bằng việc thu hút sự chú ý của khán giả vào những phần cụ thể của câu chuyện
mà chúng ta muốn, việc chỉ hiển thị các điểm có liên quan hoặc đẩy những thứ
khác xuống background và làm nổi bật các điểm quan trọng cùng với cách kể
chuyện. Chúng ta đã có thể dẫn dắt khán giả qua câu chuyện.

Ở đây, chúng ta đã tìm hiểu thêm một ví dụ về cách kể chuyện với một biểu đồ
duy nhất. Quá trình này cùng với các bài học đơn lẻ ở những Chương trước cũng
có thể được áp dụng dù có nhiều biểu đồ trong một phần thuyết trình bao quát
hơn hay một cuộc nói chuyện trực tiếp. Trong trường hợp đó, hãy cân nhắc về bối
cảnh tổng thể của toàn bộ các dữ liệu, các khía cạnh câu chuyện khác nhau cho
cùng một trường hợp trong một bài thuyết trình. Như ví dụ mà chúng ta tìm hiểu
ở đây có thể được coi là các cốt truyện phụ trong dòng câu chuyện bao quát hơn.

Tóm lại

Qua ví dụ này, chúng ta đã tìm hiểu về cách kể chuyện với quá trình thiết kế dữ
liệu từ đầu đến cuối. Bắt đầu bằng việc nắm rõ ngữ cảnh. Chúng ta chọn một cách
thể hiện dữ liệu phù hợp. Xác định và loại bỏ sự phức tạp trong biểu đồ. Sử dụng
các yếu tố nhận biết để thu hút sự chú ý của khách hàng tới những chỗ mà mình
muốn. Chúng ta cũng sử dụng góc nhìn của nhà thiết kế, thêm văn bản để làm
biểu đồ của chúng ta trở nên dễ hiểu hơn và sử dụng sự sắp xếp thẳng hàng để
làm đẹp cho biểu đồ của chúng ta. Sử dụng một cách tường thuật thú vị hơn và từ
đó kể câu chuyện.

Hãy xem qua 2 biểu đồ trước và sau trong hình 8.20

172
Hình 8.20 Biểu đồ trước và sau thay đổi

Các bài học mà chúng ta nói đến đã đưa chúng ta từ việc chỉ đơn thuần thể hiện
dữ liệu sang kể chuyện qua các dữ liệu.

CHƯƠNG 9: NHỮNG CASE STUDY TIÊU BIỂU

Tới đây bạn đã có một nền tảng cho việc thể hiện dữ liệu hiệu quả. Trong chương
áp chót này, chúng ta sẽ tìm hiểu các chiến thuật giải quyết các khó khăn thường
gặp khi thể hiện dữ liệu qua các case study tiêu biểu sau:
Cụ thể, chúng ta sẽ tìm hiểu về:
- Cách chọn màu sắc với font nền màu tối
173
- Cách sử dụng các hiệu ứng hình ảnh cho biểu đồ mà bạn thể hiện
- Cách sắp xếp trật tự logic
- Cách để tránh biểu đồ spaghetti
- Cách thay thế cho biểu đồ tròn
Chúng ta sẽ áp dụng các bài học cho từng case study hướng tới phân tích dữ liệu
hiệu quả và giải quyết các khó khăn cụ thể.

Case study 1: Cách chọn màu sắc với font nền màu tối

Khi thể hiện dữ liệu, màu sắc được khuyến khích nhất vẫn là màu trắng. Hãy cùng
xem nếu ta sử dụng một màu xanh, màu trắng và màu đen cho một biểu đồ đơn
giản nhé. Hãy xem trong Hình 9.1.

Hình 9.1: Biểu đồ đơn giản với các font nền khác nhau

Để diễn tả 2 biểu đồ xanh và đen trong một từ có lẽ nên là từ ngột ngạt. Biểu đồ
với font nền màu đen thu hút sự chú ý của người xem vào background nhiều hơn
là vào dữ liệu trọng đó. Các yếu tố dữ liệu màu sáng trên font màu tối luôn có
một sự tương phản rõ rệt nhưng lại khó để nhìn và phân tích. Do đó, ta thường
tránh sử dụng màu đen cũng như các font màu khác màu trắng cho background.

Tuy nói như vậy nhưng nhiều lúc do tình huống bắt buộc, có những yếu tố mà
bạn cần phải cân nhắc như: màu sắc thương hiệu của công ty hay đối tác của bạn
cũng như các quy tắc khi thiết kế biểu đồ.

174
Nhiều người thường sử dụng mẫu màu đậm cùng với background màu đen, các
dữ liệu thì được thể hiện bằng những màu sáng và chói khiến biểu đồ trở nên khó
tập trung.

Ngược lại với nền trắng và các tone màu nhẹ nhàng vừa phải lại trở nên phù hợp
và hiệu quả hơn. Hình 9.2 thể hiện một phiên bản được hoàn thiện sau khi đã
được chỉnh sửa biểu đồ gốc thể hiện các kết quả từ một cuộc khảo sát nhân viên.

Hình 9.2 Biểu đồ sau khi được thay đổi lần đầu với background màu trắng

Với nỗ lực tạo ra trực quan hóa để có một sự liên kết với thương hiệu của khách
hàng, ta buộc phải chỉnh sửa và cần sử dụng background màu đen như bản gốc.
Để làm như vậy ta phải đảo ngược quá trình suy nghĩ thông thường của mình.
Với màu trắng, bất kỳ màu nào càng khác với màu trắng thì sẽ càng nổi bật hơn.
Trên background màu đen, nguyên lý này vẫn đúng nhưng màu đen trở thành màu
cơ sở vì vậy màu xám vẫn sẽ ít nổi bật còn màu tương phản nhất là màu trắng. Ta
cũng nhận ra được rằng các màu thường không được sử dụng với font màu trắng
ví dụ như màu vàng thường sẽ rất là thu hút trong nền màu đen.

Hình 9.3 thể hiện kết quả trong việc nỗ lực việc tạo ra sự tương đồng cho biểu đồ
với thương hiệu của khách hàng.

175
Hình 9.3 Biểu đồ sau khi được làm lại với background màu đen

Mặc dù phần nội dung vẫn được giữ nguyên, hãy lưu ý về sự khác biệt giữa biểu
đồ trong Hình 9.3 và biểu đồ trong Hình 9.2. Đây là một ví dụ minh họa cho việc
màu sắc có thể tác động đến cảm quan chung của việc trực quan hóa dữ liệu.

Case study 2: Cách sử dụng các hiệu ứng hình ảnh cho biểu đồ của bạn

Có một vấn đề khó khăn thường gặp là tình huống chỉ được dùng một biểu đồ để
thể hiện dữ liệu cho toàn bộ phần thuyết trình hay tài liệu của mình
Khi trình bày nội dung trong phần thuyết trình trực tiếp, hẳn bạn luôn muốn dẫn
dắt khán giả tập trung vào phần chính câu chuyện. Tuy nhiên trong những trường
hợp khán giả muốn đọc lại tài liệu hay mang tài liệu đi để xem xét kể cả những
người không tham dự buổi thuyết trình thì tài liệu cũng cần phải rõ nghĩa, dễ hiểu
và được dẫn dắt đúng trọng tâm kể cả khi bạn không có mặt trực tiếp để giải thích.

Trong phần lớn các tình huống thì chúng ta sẽ dùng cùng một nội dung và biểu
đồ cho cả phần thuyết trình và phần tài liệu. Nó khiến cho nội dung quá dày đặc
cho phần thuyết trình, đặc biệt lại được chiếu trên màn hình lớn. Trong khi với
lượng nội dung đó trên tài liệu lại dường như quá ít ỏi, thiếu sót.

Do đó slideument được ra đời. Đó một phần thuyết trình, một phần tài liệu nhưng
không thật sự tập trung vào một khía cạnh hoàn toàn như chúng ta đã tìm hiểu

176
ngắn gọn ở Chương 1. Ở dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về các chiến thuật để sử
dụng các hiệu ứng cũng như cách chú thích biểu đồ đường để đáp ứng cả về nhu
cầu thuyết trình trực tiếp cũng như nhu cầu lưu thông tài liệu.

Giả sử rằng bạn làm việc cho một công ty sản xuất các trò chơi tương tác trực
tuyến. Bạn đang muốn kể câu chuyện thành tích gia tăng theo thời gian về số
lượng người chơi của trò chơi tên là Moonville.

Bạn đang muốn sử dụng Hình 9.4 để nói về sự tăng trưởng của trò chơi kể từ ngày
ra mắt vào Tháng 9 năm 2013.

Hình 9.4 Biểu đồ gốc

Tuy nhiên khó khăn ở đây là bạn thể hiện quá nhiều thông tin dữ liệu trong cùng
một biểu đồ như vậy, dẫn đến mất khả năng thu hút sự chú ý theo cách mà bạn
muốn. Bạn có thể đang nói đến một yếu tố nào đó trên biểu đồ và họ thì lại đang
để tâm vào một yếu tố khác. Có thể bạn đang muốn thể hiện câu chuyện về sự
tăng trưởng theo đúng trình tự thời gian trên biểu đồ, nhưng khán giả của bạn lại
ngay lập tức thắc mắc về sự tăng trưởng đáng kể vào năm 2015 và muốn biết về
điều gì đã dẫn đến điều đó. Và khi họ làm như vậy đồng nghĩa với việc họ không
còn quan tâm đến những gì bạn đang nói nữa.

Bằng vài thao tác thông minh, bạn có thể sử dụng các hiệu ứng hình ảnh để dẫn
dắt khán giả qua biểu đồ của mình khi bạn đang kể về sự kiện tương ứng với nó
177
trong câu chuyện. Ví dụ như ta có thể bắt đầu với một biểu đồ trống. Việc này
khiến các khán giả phải cùng nhìn vào các chi tiết trên biểu đồ cùng lúc với bạn,
thay vì lập tức nhảy vào các dữ liệu trên biểu đồ và phân tích nó ngay. Bạn cũng
có thể sử dụng cách tiếp cận này để tạo dựng sự háo hức cho các khán giả từ đó
thu hút được sự chú ý của họ. Sau đó từng bước thể hiện hay nhấn mạnh các dữ
liệu thật sự liên quan đến quan điểm mà ta đang cần truyền đạt, buộc các khán giả
phải chú ý đúng những yếu tố mà ta muốn.

Chúng ta có thể sử dụng cách tiếp cận trên như sau:

Hôm nay, tôi sẽ kể cho các bạn một câu chuyện về sự thành công: thành tích tăng
trưởng theo thời gian về số lượng người chơi của trò chơi Moonville. Đầu tiên,
chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về toàn bộ ngữ cảnh của vấn đề. Ở trên trục tung của
biểu đồ, sẽ là các số liệu thể hiện số lượng người chơi vẫn còn hoạt động. Các
con số này được xác định bằng số lượng người chơi độc nhất trong vòng 30 ngày
qua. Chúng ta sẽ tìm hiểu xem yếu tố này đã thay đổi như thế nào theo thời gian,
kể từ ngày ra mắt vào cuối năm 2013 cho đến nay, được thể hiện trên trục hoành
(Hình 9.5).

Hình 9.5

Chúng tôi ra mắt trò chơi Moonville vào Tháng 9 năm 2013. Vào cuối tháng đầu
tiên đó, chúng ta đã có hơn 5000 người dùng đang hoạt động, được thể hiện bằng
chấm màu xanh lớn ở góc dưới bên trái biểu đồ (Hình 9.6).

178
Hình 9.6

Các phản hồi lúc ban đầu về trò chơi có cả khen và chê. Tuy nhiên số lượng người
dùng vẫn tăng gần như gấp đôi trong khoảng thời gian 4 tháng đầu, gần đạt đến
mức 11,000 người chơi vào cuối tháng 12 (Hình 9.7).

Hình 9.7

Vào khoảng đầu năm 2014, số lượng người chơi tăng theo một xu hướng còn
đáng kể hơn. Đây chủ yếu là do chương trình khuyến mãi cho bạn bè và người
thân mà công ty đang chạy trong khoảng thời gian này để tăng nhận thức về trò
chơi (Hình 9.8).

179
Hình 9.8

180
Có sự tăng trưởng vô cùng đều đặn trong khoảng thời gian còn lại của năm 2014
khi chúng ta tạm ngưng các chương trình tiếp thị và tập trung vào việc cải thiện
chất lượng trò chơi (Hình 9.9).

Hình 9.9

Và trong khoảng thời gian năm nay lại vô cùng đáng ngạc nhiên, khi sự tăng
trưởng đã vượt qua cả sự mong đợi của chúng tôi. Phiên bản được cải thiện và
thay đổi đã được lan rộng. Các mối quan hệ mà chúng tôi tạo ra với các kênh
truyền thông là một sự thành công khi đóng góp phần lớn cho sự tăng trưởng
trong số lượng người chơi. Với tốc độ tăng trưởng gần đây, chúng tôi dự đoán
rằng số lượng người chơi sẽ vượt mức 100.000 vào tháng Sáu (Hình 9.10).

Hình 9.10
181
Và kết hợp với phiên bản chi tiết hơn đáp ứng cho việc thể hiện được các sự kiện
này trong phần tài liệu, trở thành một phần tóm tắt hay dành cho những ai không
thể tham dự phần thuyết trình trực tiếp của bạn. Bạn có thể sử dụng các chú thích
cho các điểm nổi bật trong câu chuyện của bạn trực tiếp trên biểu đồ đường, như
trong Hình 9.11.

Hình 9.11

Đây là một chiến thuật để tạo nên một biểu đồ cũng như một tập hợp biểu đồ để
đáp ứng cả nhu cầu thuyết trình trực tiếp lẫn nhu cầu tài liệu lưu hành. Lưu ý rằng
với phương pháp này, bạn cần phải có khả năng nắm rõ câu chuyện để có thể
thuật lại mà không cần phải nhờ đến các biểu đồ của bạn.

Nếu như bạn đang sử dụng phần mềm thuyết trình, bạn cũng có thể thiết lập để
tất cả các biểu đồ trên trong cùng một slide và sử dụng các hiệu ứng hình ảnh cho
phần thuyết trình trực tiếp, để làm ẩn và xuất hiện từng ảnh từng lúc từ đó tạo nên
sự tiến triển theo mong muốn. Tuy nhiên luôn đặt phiên bản được chú thích ở trên
cùng để đây sẽ là phiên bản được thể hiện trong phần in. Nếu như bạn làm việc
này, bạn chỉ cần sử dụng cùng một slide cho cả phần thuyết trình và phần tài liệu
của bạn. Một cách khác là bạn có thể để các biểu đồ trong từng slide riêng biệt và
chuyển đổi giữa chúng trong phần thuyết trình còn với phần tài liệu lưu hành bạn
sẽ chỉ cần phiên bản chú thích cuối cùng.
182
Case study 3: Cách sắp xếp trật tự logic

Bạn nên luôn luôn thể hiện thông tin theo một thứ tự có logic.

Trước tiên cần tìm hiểu về ngữ cảnh. Cùng giả sử bạn làm cho một công ty bán
sản phẩm đa dụng, đa chức năng. Và đang khảo sát các khách hàng của công ty
để tìm hiểu về các chức năng của sản phẩm mà họ thường hay dùng cũng như độ
hài lòng của họ với sản phẩm và bạn đang muốn thể hiện các dữ liệu này. Biểu
đồ gốc mà bạn tạo ra có thể nhìn tương tự như Hình 9.12.

Hình 9.12: Sự hài lòng của khách hàng, biểu đồ gốc

Đây là một ví dụ thực tiễn và hình 9.12 thể hiện biểu đồ thực tế được tạo ra để
giải quyết cho yêu cầu này. Sự khác biệt duy nhất là chúng ta đã thay đổi tên của
các chức năng thành Chức năng A, Chức năng B và v,v… Ở đây có một sự sắp
xếp dữ liệu để ý ta sẽ thấy chúng được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ hạng mục
Hoàn toàn hài lòng sang Rất hài lòng. Điều này báo hiệu rằng đây là yếu tố mà
chúng ta nên chú ý đến. Nhưng nếu nhìn theo góc nhìn màu sắc, thị giác thì ta
chú ý đầu tiên đến màu đen đậm của hạng mục Chưa từng sử dụng. Và nếu chúng

183
ta dừng lại để suy nghĩ về ý nghĩa của các dữ liệu này, hạng mục Không hài lòng
sẽ là hạng mục đáng chú ý nhất.

Yếu tố khó khăn trong trường hợp này là phần kết quả của câu chuyện trong biểu
đồ này không được thể hiện. Chúng ta có thể kể một số câu chuyện khác nhau và
tập trung về các khía cạnh khác nhau của lượng dữ liệu này. Hãy cùng tìm hiểu
một số cách để thực hiện điều này nhưng vẫn lưu ý về việc sử dụng cách sắp xếp
thứ tự.

Đầu tiên, chúng ta sẽ nghĩ về cách để làm nổi bật mặt tích cực của câu chuyện:
Các chức năng mà người dùng cảm thấy hài lòng. Xem Hình 9.13

Hình 9.13

Trong Hình 9.13, được sắp xếp để các dữ liệu rõ ràng hơn bằng việc đặt 2 hạng
mục Hoàn toàn hài lòng và Rất hài lòng theo thứ tự giảm dần, cùng thứ tự như
biểu đồ gốc. Tuy nhiên ta đã làm nó dễ thấy hơn qua các gợi ý hình ảnh, cụ thể là
màu sắc, cũng như cách đặt vị trí của các phần đầu tiên của biểu đồ, để các khán
giả chú ý đến nó đầu tiên khi họ nhìn lướt qua chúng từ trái sang phải. Trong đó
184
có các văn bản giúp giải thích lý do bạn cần phải chú ý đến những yếu tố đó thông
qua việc sử dụng tiêu đề gợi hành động ở góc trên biểu đồ, từ đó nêu ra những gì
bạn sẽ nhìn thấy trong biểu đồ.

Chúng ta cũng áp dụng cùng chiến thuật thứ tự, màu sắc, cách đặt vị trí và văn
bản, để làm nổi bật một khía cạnh câu chuyện khác của lượng dữ liệu này: phần
người dùng cảm thấy ít hài lòng nhất. Xem hình 9.14.

Hình 9.14 Làm nổi bật sự không hài lòng.

Hoặc nếu câu chuyện cốt yếu ở đây là những chức năng không được sử dụng,
cũng có thể được làm nổi bật như Hình 9.15 dưới đây.

185
Hình 9.15: Tập trung vào những chức năng chưa được sử dụng.

Hãy lưu ý rằng trong Hình 9.15, bạn cũng có thể thấy các mức độ hài lòng khác
nhau trên từng thanh dữ liệu, nhưng chúng đã được đẩy vào thứ tự so sánh thứ 2
qua cách lựa chọn màu sắc. Trong khi cách đặt thứ tự của hạng mục Chưa sử
dụng như là một ẩn ý nói rằng đây chính là yếu tố trọng tâm mà chúng ta muốn
khán giả chú ý.

Nếu chúng ta muốn kể một trong các khía cạnh câu chuyện trên, ta có thể áp dụng
thứ tự, màu sắc, vị trí và văn bản như đã hướng dẫn cho các bạn để có thể thu hút
sự chú ý của khán giả tới những yếu tố theo cách mà chúng ta muốn họ để tâm
đến. Và nếu chúng ta muốn kể cả 3 khía cạnh của câu chuyện, thì lời khuyên cho
các bạn nên thực hiện theo một cách khác.

Việc thể hiện các dữ liệu cho khán giả theo một cách sắp xếp nào đó chỉ để thay
đổi nó sau khi họ đã bắt đầu làm quen với cách sắp xếp này. Làm như vậy tạo ra
một gánh nặng tinh thần cho khán giả, tương tự như gánh nặng trong việc tiếp
nhận thông tin đã được nhắc đến ở Chương 3 mà chúng ta cần phải tránh. Hãy
tạo ra một biểu đồ mẫu và giữ cách sắp xếp đó để các khán giả chỉ cần phải làm
quen với các chi tiết một lần. Đồng thời làm nổi bật các khía cạnh khác nhau của
câu chuyện qua cách sử dụng màu sắc.
186
Hình 9.16: Cách dựng lên biểu đồ

Hình 9.16 thể hiện biểu đồ gốc của chúng ta, không có bất kỳ chi tiết nào được
làm nổi bật. Nếu như muốn thể hiện biểu đồ này cho khán giả, ta sẽ dùng phiên
bản biểu đồ này để hướng dẫn họ ý nghĩa của những dữ liệu này: các kết quả từ
một cuộc khảo sát về sự hài lòng của khách hàng đối với các chức năng của một
sản phẩm, trên thang đánh giá từ tích cực với hạng mục Hoàn toàn hài lòng phía
bên phải đến tiêu cực là Không hài lòng tí nào và cuối cùng là hạng mục Chưa
sử dụng đến ở phía sát bên trái. Một mẹo nhỏ trong này là sử dụng liên kết tự
nhiên với sự tích cực ở sát bên phải và sự tiêu cực ở sát bên trái. Sau đó dừng lại
ở mỗi sự kiện để kể một khía cạnh câu chuyện của nó.

Đầu tiên là biểu đồ tương tự với biểu đồ mà chúng ta sử dụng ở trên khi mối quan
tâm chủ yếu là các khách hàng hài lòng nhất. Trong phiên bản này, việc sử dụng
các sắc thái khác nhau của màu xanh dương để thu hút sự chú ý đến phần thể hiện
cho số lượng người dùng hài lòng với sản phẩm, cụ thể hơn là hài lòng với chức
năng A và chức năng B của sản phẩm này, được thể hiện bằng các thanh dữ liệu
được xếp trên cùng trong biểu đồ, liên kết các thanh này với các văn bản để minh
họa rõ hơn quan điểm của chúng ta. Xem hình 9.17

187
Hình 9.17: Biểu đồ thể hiện sự hài lòng

Tiếp theo khía cạnh này là việc thể hiện cực còn lại của vấn đề thể hiện phần các
khách hàng cảm thấy không hài lòng, một lần nữa nhắc đến cũng như làm nổi
bật các điểm cụ thể của vấn đề. Xem qua Hình 9.18.

Hình 9.18: Biểu đồ thể hiện sự không hài lòng

188
Hãy để ý rằng việc nhận ra các thứ hạng sắp xếp của các chức năng được làm nổi
bật trong Hình 9.18 không thật sự dễ dàng như khi chúng được sắp xếp theo thứ
tự giảm dần như trong Hình 9.14 do chúng không được sắp xếp thẳng hàng cả về
bên trái hay bên phải. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể dễ dàng nhận ra 2 chức năng
không được hài lòng nhất (đó là chức năng J và chức năng N) do chúng nhiều
hơn hẳn các chức năng khác cũng như được làm nổi bật qua sử dụng sắc thái đậm
hơn. Nên đã thêm ô chú thích để có thể làm rõ nghĩa hơn cho yếu tố này bằng văn
bản.

Cuối cùng, vẫn giữ nguyên thứ tự đó, chúng ta thu hút sự chú ý của khán giả vào
hạng mục Chưa được sử dụng như trong hình 9.19.

Hình 9.19: Các chức năng chưa được sử dụng

Trong hình 9.19, nhận ra thứ hạng cao thấp của hạng mục này đơn giản hơn dù
các yếu tố trong biểu đồ không thật sự tăng hay giảm theo một thứ tự nhất định.
Bởi chúng được xếp thẳng hàng với một đường cơ sở nhất quán về phía bên trái
của biểu đồ. Trong hạng mục này, chúng ta muốn các khán giả chỉ tập trung chủ
yếu vào yếu tố bên dưới cùng của biểu đồ, chức năng O. Do chúng ta muốn giữ
nguyên thứ tự lúc ban đầu nên chúng ta không thể đặt yếu tố này lên trên cùng

189
biểu đồ, nơi mà khán giả sẽ nhìn thấy nó đầu tiên. Việc sử dụng sắc thái đậm hơn
cũng như ô chú thích giúp thu hút sự chú ý đến phía dưới cùng của biểu đồ.

Các biểu đồ ở trên thể hiện các bước mà tôi sẽ làm ở trong một buổi thuyết trình
trực tiếp. Cách sử dụng màu sắc có chọn lọc và có chiến lược đã cho phép tôi thu
hút sự chú ý của khán giả tới một yếu tố trong dữ liệu một lúc. Nếu như bạn đang
soạn thảo một tài liệu văn bản để chia sẻ với các khán giả của bạn, bạn nên tổng
hợp lại tất cả các biểu đồ này thành một biểu đồ toàn diện tương tự như hình 9.20.

Hình 9.20 Biểu đồ toàn diện

Khi phân tích biểu đồ 9.20, sự chú ý của ta sẽ có xu hướng đi theo hình chữ Z.
Đầu tiên là chú ý vào các thanh dữ liệu màu xanh đậm từ đó nhìn qua ô chú thích
để biết về ý nghĩa của các thanh dữ liệu này. Bạn có thể nhận ra rằng cách giải
thích này có hướng phân tích giải thích, phần lớn là do sự bảo mật thông tin của
trường hợp này, còn theo một cách chính xác hơn, các ô chú thích này nên được
sử dụng để cung cấp góc nhìn cụ thể hơn cho vấn đề. Sau đó sẽ nhìn tới ô chú
thích màu cam, đọc qua nó rồi nhìn các dẫn chứng để bổ sung cho kết luận trong
ô chú thích này. Cuối cùng ta chú ý đến các thanh dữ liệu màu xanh da trời và
nhìn tới ô chú thích giải thích cho yếu tố này. Cách sử dụng màu sắc có chiến
lược giúp phân biệt các yếu tố khác nhau của cùng một biểu đồ nhưng cũng thể
190
hiện rõ cho khán giả họ nên tập trung vào các yếu tố nào và biết được yếu tố nào
đang được giải thích trong các ô chú thích phía bên trái biểu đồ.

Hãy lưu ý rằng với biểu đồ 9.20, việc khán giả rút ra một kết luận khác các kết
luận mà bạn đã đưa ra là gần như không thể, do sự chú ý của họ chỉ được tập
trung vào các yếu tố được làm nổi bật. Nhưng như chúng ta đã nói rất nhiều lần,
một khi bạn đã đi đến một kết luận nào đó mà bạn muốn thể hiện, bạn sẽ luôn
luôn cần một câu chuyện hay một kết luận cụ thể mà bạn muốn làm nổi bật lên
cho họ, thay vì để các khán giả của bạn tự rút ra kết luận của riêng họ. Hình 9.20
là quá chi tiết cho bối cảnh thuyết trình trực tiếp nhưng sẽ rất phù hợp cho một
tài liệu văn bản để họ có thể lưu trữ.

Trong một vài trường hợp, các hạng mục của bạn sẽ có một trật tự tự nhiên. Như
trong trường hợp này, thay vì các chức năng, các hạng mục của bạn có thể là độ
tuổi (0 – 9, 10 – 19, 20 – 29, v.v...) bạn nên sắp xếp các hạng mục theo thứ tự các
con số. Việc này tạo ra một kết cấu quan trọng cho khán giả của bạn để họ có thể
áp dụng trong quá trình phân tích dữ liệu. Và sau đó hẵng dùng các phương pháp
khác như màu sắc, cách đặt vị trí, các ô chú thích với các văn bản giải thích để
thu hút sự chú ý của khán giả tới những yếu tố mà chúng ta muốn.

Nói tóm lại: Bạn luôn cần một trật tự logic cho các dữ liệu mà bạn thể hiện.

Case study 4: Cách để tránh biểu đồ spaghetti

Nếu như bạn vẫn nghĩ rằng bạn chưa nhìn thấy dạng biểu đồ này, cá là bạn đã
tiếp xúc với nó. Một biểu đồ spaghetti là một biểu đồ đường mà các đường dữ
liệu của nó bị đè lên nhau nhiều lần, khiến việc tập trung vào một yếu tố trong
biểu đồ trở nên vô cùng khó khăn. Dạng biểu đồ này nhìn tương tự như hình 9.21.

191
Hình 9.21 Biểu đồ spaghetti

Các biểu đồ như hình 9.21 thường được gọi là biểu đồ spaghetti do chúng nhìn
giống như một ai đó nắm một đống mì spaghetti sống và quẳng nó lên biểu đồ.
Và nếu xét về khía cạnh cung cấp thông tin của biểu đồ này thì nó ....

có thể nói rằng .....

chẳng cung cấp được một chút thông tin nào.

Hãy lưu ý rằng việc tập trung vào một đường dữ liệu khó khăn như thế nào trong
mớ hỗn độn đó, do sự trồng chéo lên nhau cũng như có quá nhiều yếu tố tranh
giành sự chú ý.

Có một số chiến thuật để biến đống mì spaghetti này thành một biểu đồ có nghĩa
hơn. Sẽ có hướng dẫn dành riêng cho bạn là 3 chiến thuật cũng như các cách áp
dụng để thiết kế biểu đồ cho các dữ liệu trong hình 9.21. Dữ liệu thể hiện về các
loại phi lợi nhuận được tài trợ bởi các nhà hảo tâm trong một khu vực nhất định.

Đầu tiên, chúng ta sẽ nói về chiến thuật mà có lẽ bạn đã quen thuộc với nó: sử
dụng các yếu tố nhận biết để làm nổi bật một đường dữ liệu tại một thời điểm.
Sau đó chúng ta sẽ tìm hiểu về các cách để giúp phân biệt các đường dữ liệu đó
192
trong cùng một biểu đồ. Và cuối cùng là tìm chiến thuật tổng hợp kết hợp các yếu
tố của 2 cách đầu tiên.

Cách làm nổi bật một đường dữ liệu

Một cách để hạn chế biểu đồ spaghetti quá choáng ngợp là sử dụng các yếu tố
nhận biết để thu hút sự chú ý đến một đường dữ liệu tại một thời điểm. Ví dụ như,
chúng ta có thể thu hút sự chú ý của khán giả vào sự tăng trưởng trong tỉ lệ tài trợ
qua thời gian vào các yếu tố phi lợi nhuận về y tế. Xem hình 9.22.

Hình 9.22 Cách nhấn mạnh một đường dữ liệu

Hoặc chúng ta cũng có thể áp dụng chiến thuật này để làm nhấn mạnh vào sự
giảm thiểu trong việc tài trợ cho các yếu tố phi lợi nhuận về giáo dục. Xem hình
9.23.

193
Hình 9.23 Cách làm nổi bật đường dữ liệu khác

Trong Hình 9.22 và 9.23, màu sắc, độ dày của các đường cũng như các điểm đánh
dấu hay các nhãn dán dữ liệu, đóng vai trò các gợi ý hình ảnh giúp thu hút sự chú
ý của khán giả vào các yếu tố mà chúng ta muốn. Chiến thuật này cũng có thể áp
dụng trong một buổi thuyết trình trực tiếp, từ đó bạn có thể lần lượt giải thích các
khía cạnh khác nhau của vấn đề. Nhờ đó nói rõ cho khán giả bạn hiểu về từng yếu
tố quan trọng và tại sao chúng ta cần phải chú ý tới chúng. Hãy lưu ý rằng với
chiến thuật này bạn không cần thêm bất kỳ phụ đề của người thuyết trình hay bất
cứ văn bản giải thích về lý do tại sao chúng ta đang làm nổi bật yếu tố này cũng
như giải thích bối cảnh vấn đề cho khán giả.

Cách phân biệt trong cùng biểu đồ

Chúng ta cũng có thể gỡ rối cho một biểu đồ spaghetti bằng việc phân chia chúng
theo hàng ngang hay hàng dọc. Trước hết, chúng ta hãy xem qua phiên bản mà
các đường dữ liệu được phân tách theo hàng ngang tương tự như hình 9.24.

194
Hình 9.24 Phân tách các đường dữ liệu theo hàng ngang

Trong hình 9.24, cùng một trục hoành thể hiện các năm và được đặt ở phía trên
được sử dụng cho toàn bộ 5 biểu đồ. Với cách giải quyết này, ta tạo ra 5 biểu đồ
riêng biệt nhưng đã sắp xếp chúng để nhìn như trong cùng một biểu đồ. Trục tung
trong từng biểu đồ không được thể hiện; thay vì vậy, các dán nhãn dữ liệu cho
các điểm bắt đầu và kết thúc đã đóng vai trò giải thích ngữ cảnh. Mặc dù chúng
không được thể hiện, nhưng việc các điểm cực đại và các điểm cực tiểu của các
trục tung này là tương tự như cho cả 5 biểu đồ là vô cùng quan trọng, để các khán
giả có thể so sánh một yếu tố nào đó cho toàn bộ các biểu đồ này.

Nếu như mối quan tâm của chúng ta không phải như vậy, chúng ta có thể phân
tách các đường dữ liệu theo hàng dọc, tương tự như hình 9.25.

195
Hình 9.25 Phân tách các đường dữ liệu theo hàng dọc

Với biểu đồ Hình 9.24, chúng ta sử dụng cùng một trục hoành (năm) cho cả 5
hạng mục, trong hình 9.25, chúng ta sử dụng cùng trục tung (phần trăm các nhà
tài trợ) cho 5 hạng mục này. Với cách này trình vị trí tương đối của các hạng mục
giup người xem có thể so sánh chúng dễ dàng hơn. Chúng ta có thể nhận ra phần
lớn các nhà hảo tâm tài trợ cho các yếu tố phi lợi nhuận về Y tế trong năm 2015,
tỷ lệ phần trăm thấp hơn với yếu tố về Giáo dục, và với các yếu tố nhân văn thì tỉ
lệ còn thấp hơn nữa và cứ như vậy.

Cách tổng hợp

Một lựa chọn khác là kết hợp 2 chiến thuật mà chúng ta đã tìm hiểu ở trên. Cùng
phân tách chúng ra và làm nổi bật một đường dữ liệu tại một thời điểm, và vẫn
giữ các yếu tố khác để khán giả có thể so sánh nhưng làm mờ chúng đi trong
background. Và cũng như chiến thuật thứ 2, chúng ta cũng có thể phân tách chúng
theo hàng ngang như hình 9.26 hay theo hàng dọc như hình 9.27.

196
Hình 9.26 Chiến thuật kết hợp, với cách phân tách theo hàng dọc

Hình 9.27 Chiến thuật kết hợp, với cách phân tách theo hàng ngang

Như đã lưu ý ở trên, các chi tiết của từng biểu đồ giống nhau: các cực đại và cực
tiểu của trục tung và trục hoành, là bắt buộc để khán giả có thể nhanh chóng so
sánh các hạng mục được làm nổi bật giữa các biểu đồ đó.

Chiến thuật này được thể hiện trong Hình 9.26 và Hình 9.27, có thể được áp dụng
nếu như ngữ cảnh của toàn bộ dữ liệu là cần thiết nhưng bạn vẫn muốn có thể tập

197
trung vào từng đường dữ liệu tại một thời điểm. Nhưng do sự chi tiết của dữ liệu,
chiến thuật kết hợp này sẽ phù hợp với các tài liệu, một bản báo cáo hay một file
được lưu trữ và có thể xem lại hơn là với một buổi thuyết trình trực tiếp, khi bạn
khó có thể thu hút sự chú ý của khán giả vào những yếu tố mà bạn muốn với 2
biểu đồ trong hình trên.

Như thường lệ, sẽ không chỉ có duy nhất một đáp án đúng hoàn toàn. Thay vào
đó, cách giải quyết sẽ phụ thuộc vào tình huống. Bài học chính ở đây là: nếu bạn
gặp phải biểu đồ spaghetti, đừng chỉ dừng lại ở đó. Hãy suy nghĩ về các thông tin
mà bạn muốn thể hiện nhất, câu chuyện mà bạn muốn kể, cũng như những thay
đổi trong biểu đồ để giúp bạn hoàn thành những yếu tố trên một cách hiệu quả.
Nhưng hãy lưu ý rằng trong một số trường hợp, việc này cũng đồng nghĩa với
việc thể hiện ít dữ liệu hơn. Hãy tự hỏi bản thân: Liệu mình có thật sự cần tất cả
các dữ liệu này hay không. Nếu như có thể hãy giảm số lượng dữ liệu cũng giúp
đơn giản hóa việc thiết kế biểu đồ như trong ví dụ này.

Case study 5: Các thay thế cho biểu đồ tròn

Hãy nhớ về ví dụ mà chúng ta đã giả sử ở Chương 1 về khóa học hè cho môn


khoa học. Để giúp bạn nhớ lại: bạn vừa hoàn tất một khóa học hè thử nghiệm cho
môn khoa học nhằm nâng cao sự thích thú của các em học sinh tiểu học lớp 2 và
lớp 3 đối với môn học này. Bạn đã thực hiện một cuộc khảo sát khi vừa bắt đầu
khóa học và khi hoàn thành khóa học và muốn sử dụng các dữ liệu này để làm
dẫn chứng cho sự thành công của chương trình học hè với mong muốn được nhận
thêm sự tài trợ. Hình 9.28 thể hiện biểu đồ gốc mà bạn đã thiết kế.

198
Hình 9.28 Biểu đồ gốc

Các dữ liệu từ cuộc khảo sát thể hiện cho chúng ta rằng, dựa trên việc các em trở
nên thích thú hơn với môn khoa học thì chương trình này đã một thành công mỹ
mãn. Khi mới bắt đầu khóa học, phần lớn các em học sinh (40%, vòng cung màu
xanh lá trong biểu đồ phía bên trái của hình 9.28) chỉ cảm thấy OK với môn học
này. Nguyên do là các em chưa thật sự có sự thích thú hay chán nản. Tuy nhiên
sau khóa học với biểu đồ bên phải trong hình 9.28, chúng ta thấy phần trăm của
vòng cung màu xanh lá giảm xuống còn 14%. Cảm giác chán (màu xanh dương)
và Không thích lắm (màu đỏ) tăng thêm 1% với cả 2 hạng mục này, nhưng phần
lớn sự thay đổi đều theo chiều hướng tích cực. Sau chương trình, gần 70% các
em (phần màu tím và màu xanh da trời) đều thể hiện sự thích thú ở một cấp nào
đó cho môn khoa học này.

Hình 9.28 đã không thể hiện được mức độ quan trọng mà sự thành công này mang
lại. Đúng là bạn vẫn có thể nắm bắt được câu chuyện qua Hình 9.28 nhưng bạn
sẽ phải thật sự chú tâm cũng như bỏ qua cảm giác khó chịu khi phải so sánh các
hạng mục giữa 2 biểu đồ. Như đã tìm hiểu, chúng ta muốn giới hạn cũng như loại
bỏ việc khán giả phải nỗ lực để có thể rút ra được kết luận và ta chắc chắn sẽ
không muốn tạo cho họ bất cứ cảm giác khó chịu nào. Chúng ta có thể tránh các
khó khăn này bằng việc thay đổi dạng biểu đồ.

199
Hãy xem qua 4 cách thay thế trong việc thể hiện dữ liệu này, thể hiện các con số
trực tiếp cùng biểu đồ cột căn bản, biểu đồ thanh chồng và biểu đồ dốc. Đồng thời
cân nhắc của từng cách.

Cách thay thế thứ 1: Thể hiện các con số trực tiếp

Nếu như sự cải thiện trong sự thích thú của các em là quan điểm chính mà chúng
ta muốn truyền đạt tới các khán giả của chúng ta, chúng ta có thể cân nhắc đến
việc sử dụng yếu tố này làm yếu tố duy nhất mà chúng ta thể hiện. Xem hình 9.29.

Hình 9.29 Thể hiện các con số trực tiếp

Hầu hết các trường hợp, chúng ta nghĩ rằng việc bao gồm tất cả các dữ liệu là cần
thiết và bỏ qua sức mạnh của sự đơn giản cũng như tác động của việc chỉ thể hiện
một hay 2 con số trực tiếp. Như đã được thể hiện trong Hình 9.29. Tuy nói như
vậy, nếu như bạn cảm thấy bạn cần phải thể hiện nhiều hơn, hãy cân nhắc một
trong các lựa chọn thay thế sau.

Cách thay thế thứ 2: Biểu đồ cột căn bản

Nếu như muốn so sánh 2 yếu tố, bạn thông thường sẽ đặt vị trí của 2 yếu tố này
gần nhau nhất có thể cũng như sắp xếp chúng thẳng hàng với cùng một đường
căn bản để việc so sánh này đơn giản hơn. Biểu đồ đường căn bản này có thể giải

200
quyết vấn đề này bằng việc sắp thẳng hàng cuộc kết quả của Trước và Sau cuộc
khảo sát với cùng một đường cơ sở ở phía bên dưới biểu đồ. Xem hình 9.30.

Hình 9.30 Biểu đồ cột căn bản

Không thật sự ủng hộ sử dụng dạng biểu đồ này với trường hợp cụ thể này do bố
cục đã khiến việc đặt dụng các văn bản chú thích ngay sát bên các dữ liệu mà nó
giải thích gần như là không thể. Hhãy chú ý rằng các dữ liệu khác vẫn được thể
hiện để bổ sung cho ngữ cảnh nhưng đã bị đẩy vào background qua cách sử dụng
màu sắc nhạt hơn. Đồng thời, bằng cách phân loại Trước và Sau cho từng hạng
mục, chúng ta có thể giới hạn màu sắc của biểu đồ trong 2 màu là màu xám và
màu xanh. Với cách thay thế tiếp theo, bạn có thể thêm 1 màu nữa vào giới hạn
màu sắc của bạn.

Cách thay thế thứ 3: Biểu đồ thanh chồng với tổng 100%

Mặc dù khái niệm các thành phần so với tổng thể là vô cùng quan trọng. Một
yếu tố mà bạn không thể thể hiện trong cách thay thế thứ 1 hay thứ 2. Biểu đồ
thanh chồng với tổng 100% có thể đáp ứng điều này. Xem hình 9.31. Ở đây, bạn
có một đường cơ sở nhất quán để có thể sử dụng cho việc so sánh cho cả phần
tiêu cực ở phía bên trái và phần tích cực ở bên phải của 2 thanh dữ liệu. Vì lý do

201
này, biểu đồ này vô cùng phù hợp để thể hiện kết quả của các cuộc khảo sát nói
chung.

Hình 9.31 Biểu đồ thanh chồng với tổng 100%

Trong Hình 9.31, giữ trục hoành thay vì dán nhãn các con số dữ liệu trực tiếp lên
các thanh. Cách này thường hay sử dụng biểu đồ thanh chồng do bạn có thể sử
dụng thang đo ở phía trên cùng biểu đồ để có thể phân tích từ trái sang phải hay
theo chiều ngược lại. Trong trường hợp này, nó cho phép chúng ta sử dụng các
con số thể hiện sự thay đổi từ Trước đến Sau về phía tiêu cực của thang đo Chán
nản hay Không thật sự thích thú hoặc từ phía bên phải sang trái, áp dụng tương
tự cho phía tích cực của thang đo Cũng có vẻ thích và Thật sự thích. Trong biểu
đồ cột căn bản ở trên (Hình 9.30), loại bỏ các trục và dán nhãn dữ liệu trực tiếp.
Việc này thể hiện rằng với các dạng biểu đồ khác nhau bạn sẽ đưa ra các lựa chọn
thiết kế khác nhau. Hãy luôn nghĩ về cách mà bạn muốn các khán giả sử dụng
biểu đồ của bạn và đưa ra các lựa chọn thiết kế cho phù hợp: luôn đưa ra lựa chọn
tùy theo trường hợp.

202
Cách thay thế thứ 4: Biểu đồ dốc

Cách thay thế cuối cùng mà được giới thiệu ở đây là biểu đồ dốc. Tương tự như
với cách sử dụng biểu đồ cột đơn giản, bạn sẽ không thể thể hiện toàn bộ ngữ
cảnh cũng như khái niệm các thành phần so với tổng thể với biểu đồ này.

Ngoài ra, nếu như thứ tự sắp xếp các hạng mục của bạn thật sự quan trọng, việc
sử dụng một biểu đồ dốc không hoàn toàn hợp lý do cách sắp xếp trong biểu đồ
này phụ thuộc vào các giá trị thực tế của các hạng mục. Trong phía bên phải của
Hình 9.32, bạn vẫn có thể thể hiện các hạng mục tích cực ở phía trên, nhưng hãy
lưu ý rằng 2 hạng mục Chán và Không thật sự thích thú được đổi chỗ, đặt theo
cách sắp xếp thứ tự của giá trị thực tế của chúng. Nếu như bạn cần phải sử dụng
một cách sắp xếp nhất định, hãy sử dụng biểu đồ cột đơn giản hay biểu đồ thanh
chồng, dạng biểu đồ mà bạn có thể sắp xếp theo cách bạn muốn.

Hình 9.32 Biểu đồ dốc

Với biểu đồ dốc trong Hình 9.32, bạn có thể nhìn thấy sự thay đổi trong tỷ lệ phần
trăm của Trước và Sau của từng hạng mục thông qua sự dốc của từng đường dữ
liệu. Việc nhận ra rất nhanh chóng hạng mục tăng nhiều nhất là Thích thú (do độ
dốc lớn) và hạng mục giảm rõ rệt là hạng mục Cảm thấy OK. Biểu đồ dốc cũng
203
thể hiện một thứ tự hình ảnh rõ rệt của các hạng mục từ lớn nhất cho đến nhỏ nhất
(thông qua vị trí của nó từ trên xuống dưới ở phía bên trái và phía bên phải của
biểu đồ).

Bất cứ cách thay thế nào cũng có thể là lựa chọn tốt nhất cho trường hợp này, tùy
thuộc vào cách bạn muốn các khán giả tương tác với các thông tin hay bạn muốn
nhấn mạnh một yếu tố hoặc nhiều yếu tố nào. Bài học chính ở đây là bạn có một
số cách thay thế cho biểu đồ tròn nhưng lại hiệu quả hơn trong việc thể hiện quan
điểm của bạn.

Tóm lại

Trong chương này, chúng ta đã tìm hiểu về các cân nhắc cũng như các cách giải
quyết cho một số khó khăn thường gặp trong việc trực quan hóa dữ liệu. Bạn
đương nhiên sẽ gặp các khó khăn khác mà tôi có thể chưa đề cập đến. Ngoài việc
nắm bắt các đáp án, các cách giải quyết trên, bạn cũng có thể học hỏi rất nhiều từ
quá trình suy nghĩ để đưa đến các cách giải quyết đó. Như đã nói trên, về việc
trực quan hóa dữ liệu thì không có một đáp án nào thật sự là hoàn toàn chính xác.

Nếu như bạn đang vướng vào trường hợp mà bạn không thật sự biết bước kế tiếp
bạn nên làm gì, chúng ta có một gợi ý chiến lược tương tự: dừng lại và cân nhắc
về các khán giả của bạn. Bạn cần họ biết và làm những gì? Bạn đang muốn kể
cho họ câu chuyện gì? Thông thường, bằng việc trả lời các câu hỏi này, cách tốt
nhất để thể hiện dữ liệu của bạn sẽ trở nên rõ ràng hơn. Nếu như bạn vẫn cảm
thấy chưa hài lòng với một biểu đồ, hãy tự thiết kế ra nhiều loại và nhờ đến sự
giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp hay người thân.

204
CHƯƠNG 10: TỔNG KẾT

Trực quan hóa dữ liệu có sự giao thoa giữa khoa học và mỹ thuật. Ở khía cạnh
khoa học có các hướng dẫn cũng như phương thức áp dụng thực chúng ta đã học
để làm theo đạt kết quả tốt nhất. Nhưng trong đó cũng có khía cạnh nghệ thuật.
Chính vì thế chuyên ngành này mang đến đến rất nhiều điều thú vị. Dù chung một
vấn đề nhưng những người khác nhau sẽ tiếp cận nó theo những cách khác nhau
và ra những giải pháp khác nhau, cho nên không chỉ có duy nhất một đáp án đúng.
Thường có rất nhiều giải pháp khả thi để thể hiện dữ liệu hiệu quả, và bạn hãy áp
dụng những bài học học được từ cuốn sách này để tạo ra hướng đi riêng cho mình.
Mục tiêu của chúng ta là sử dụng “tấm bằng nghệ thuật” tích lũy được để đơn
giản hóa thông tin cho khách hàng.
Xuyên suốt cuộc hành trình này bạn đã học được rất nhiều kiến thức giúp bạn đến
gần với trực quan hóa dữ liệu thành công hơn bao giờ hết. Cho nên trong chương
cuối này sẽ bổ sung thêm cho bạn vài mẹo hay để bạn có thể lựa chọn hướng triển
khai và cách cải thiện kỹ năng kể chuyện qua dữ liệu một cách toàn diện. Nó
không chỉ có ích cho cá nhân, thậm chí cho cả nhóm bạn lẫn công ty của bạn.
Cuối cùng sẽ kết thúc bằng một tóm tắt các bài học chính giúp bạn gợi nhớ lại tất
cả những gì đã học, hành trang chu đáo cho con đường kể chuyện qua dữ liệu thú
vị của bạn phía trước.

Bước tiếp theo

Việc đọc cách kể chuyện với dữ liệu hiệu quả là một chuyện nhưng áp dụng vào
thực tiễn như nào. Có một cách để trở nên giỏi hơn trong bất kỳ kỹ năng nào
chính là: luyện tập, luyện tập nhiều và luyện tập nhiều hơn nữa. Hãy kiếm tìm các
cơ hội trong công việc hằng ngày của bạn để áp dụng những bài học của chúng
ta. Lưu ý rằng bạn không nhất thiết phải áp dụng tất cả các bài học trong cùng
một lúc, tốt hơn hết là cải thiện từng sản phẩm trong công việc đang dang dở hay
chưa hoàn thiện. Đương nhiên cũng hãy cân nhắc xem liệu bạn có thể áp dụng
205
toàn bộ quá trình kể chuyện với dữ liệu như chúng ta đã làm từ đầu đến cuối
không.

Thực hành bằng bảng báo cáo hàng tháng của nhóm

Bạn đương nhiên sẽ nhìn nhận biểu đồ bằng một cách khác so với khi bạn vừa
bắt đầu cuộc hành trình của chúng ta. Tự nhận xét cách bản thân trực quan hóa
dữ liệu cũng là một phương pháp tốt. Đừng để những mục tiêu xa vời làm choáng
ngợp cũng như làm chậm bước đi của bạn. Hãy luôn cân nhắc những cải thiện
nho nhỏ mà bạn có thể thực hiện khi bạn tiến gần tới đỉnh điểm trong việc kể
chuyện với dữ liệu.
Ví dụ như nếu bạn đang muốn chỉnh sửa toàn bộ các bản báo cáo hằng ngày của
bạn thì bước đầu tiên mà bạn có thể làm là xem bản báo cáo cũ như một phụ lục.
Hãy để các dữ liệu ở đó để tham chiếu tuy nhiên hãy đẩy nó vào background để
nó không làm xao nhoãng khỏi quan điểm chính. Hãy thêm một vài slide hay một
vài chú thích ở phía trước dùng nó làm yếu tố nổi bật để bạn có thể kể câu chuyện
của bạn, áp dụng các bài học mà chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu. Bằng cách này,
bạn có thể thu hút sự chú ý của khán giả dễ hơn từ đó đưa ra những gợi ý hành
động thích đáng.
Để biết cụ thể tiếp theo cần làm gì, với 5 lời khuyên cuối cùng này: hãy thật sự
làm quen các công cụ của bạn, hãy tạo ra nhiều ví dụ và nhờ đến sự giúp đỡ. Luôn
nên đầu tư nhiều thời gian cho quá trình này, luôn tìm kiếm những sáng kiến hay
từ những ví dụ mẫu. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là hãy luôn
tìm thấy niềm vui trong công việc của bạn. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về từng lời
khuyên này nhé!

Lời khuyên thứ 1: Hãy thật sự làm quen các công cụ của bạn

Hãy cố gắng tìm cách đừng để các công cụ của bạn trở thành các giới hạn khiến
bạn không thể trực quan hóa dữ liệu một cách hiệu quả. Nên chọn một công cụ
và trở nên nhuần nhuyễn với nó. Khi bạn bắt đầu làm quen với một công cụ nào
206
đó, một khóa học căn bản có thể sẽ giúp bạn rất nhiều. Theo kinh nghiệm nhiều
năm thì cách tốt nhất để làm quen với một công cụ là hãy sử dụng nó thật nhiều.
Khi bạn gặp phải một thắc mắc trong một vấn đề nào đó liên quan đến công cụ
này thì đừng bỏ cuộc. Hãy tìm trên Google cách giải quyết cũng như trải nghiệm
các chức năng của công cụ của bạn. Bất cứ công sức hay nỗ lực nào bạn bỏ ra sẽ
vô cùng đáng giá khi bạn có thể sử dụng công cụ theo ý muốn của bạn!
Bạn không cần một công cụ xịn xò để có thể trực quan hóa dữ liệu một cách hiệu
quả nhất. Các ví dụ mà chúng ta thấy trong cuốn sách này đều được tạo ra bằng
Microsoft Excel, một ứng dụng phổ biến nhất trong bối cảnh kinh doanh.
Tuy nhiên bạn không nhất thiết cần phải làm như vậy. Có vô vàn các công cụ vẫn
có thể làm tốt việc này. Danh sách dưới đây là một số các công cụ phổ biến thường
được dùng cho việc trực quan hóa dữ liệu như những ví dụ mà chúng ta đã đề
cập:
- Google spreadsheets miễn phí, online và có thể chia sẻ cho phép nhiều người
dùng có thể chỉnh sửa (tuy nhiên công cụ này có một số giới hạn trong chức năng
chỉnh sửa biểu đồ khiến việc áp dụng các bài học về việc loại bỏ các phức tạp
cũng như thu hút sự chú ý trở nên khó khăn).
- Tableau là một công cụ trực quan hóa dữ liệu phổ biến và vô cùng hiệu quả cho
cách phân tích khám phá do nó cho phép bạn thiết kế nhiều biểu đồ đẹp mắt từ
dữ liệu của bạn một cách rất nhanh chóng. Ứng dụng này cũng có thể áp dụng
cho cách giải thích thông qua chức năng Story Points. Ứng dụng này rất đắt tiền,
tuy nhiên phiên bản miễn phí cũng có thể hữu dụng nếu bạn không ngại chia sẻ
các các dữ liệu của bạn trong server công cộng.
- Các ngôn ngữ lập trình – như R, D3 (JavaScript), Processing và Python lại
yêu cầu bạn phải đầu tư thời gian để học và làm quen nhiều hơn do ứng dụng này
cho phép bạn vô cùng linh hoạt trong việc thiết kế biểu đồ, do bạn có thể tùy
chỉnh các yếu tố cụ thể của biểu đồ và lặp lại các thay đổi của bạn thông qua việc
viết code.
- Một số người lại dùng Adobe Illustrator, có thể chỉ một mình ứng dụng này hay
kết hợp với các ứng dụng vẽ đồ thị khác như Excel hay qua một ngôn ngữ lập

207
trình, để có thể chỉnh sửa các yếu tố trong biểu đồ dễ dàng hơn từ đó tạo ra một
biểu đồ hay một bản báo cáo nhìn chuyên nghiệp và phong cách.
- Power Point: Nó chỉ là một công cụ cho phép tôi thiết kế tài liệu hay một phần
thuyết trình.Thường nên bắt đầu với một slide trống và không sử dụng các gạch
đầu dòng mặc định của nó do các gạch đầu dòng này dễ dàng biến một nội dung
được đầu tư cho biểu thuyết trình thành một teleprompter (máy nhắc).
Bạn cũng có thể thiết kế biểu đồ trực tiếp trên Power Point, nhưng sự thật thì
không nên như vậy. Với Excel, bạn có sự linh hoạt và đa dạng hơn, ngoài các
biểu đồ, bạn cũng có thể chỉnh sửa các yếu tố hình ảnh như tiêu đề hay nhãn dán,
trực tiếp trên các cell, và việc này đôi khi rất hữu dụng. Do đó, bạn có thể thiết
kế biểu đồ trong Excel, sau đó copy và paste vào Power Point theo dạng hình ảnh.
Nếu phải kết hợp giữa văn bản và biểu đồ. Ví dụ như cần phải thu hút sự chú ý
vào một yếu tố nào đó bạn có thể làm việc này bằng các ô văn bản (Text box)
trong Power Point.
Các chức năng hiệu ứng hình ảnh trong Power Point rất hiệu quả trong việc dẫn
dắt khán giả qua một câu chuyện với nhiều phiên bản khác nhau của cùng một
biểu đồ như đã được thể hiện trong Chương 8 hay một số case study trong Chương
9. Khi sử dụng các hiệu ứng trong Power Point, bạn nên chỉ sử dụng 2 hiệu ứng
Appear hay Disappear (trong một số trường hợp, Transparency cũng hữu dụng).
Cần tránh xa các hiệu ứng hình ảnh khiến fly in hay fade out, một chức năng
thuyết trình tương tự như hiệu ứng 3D trong các biểu đồ. Nó không cần thiết như
cực kỳ dễ gây xao nhãng!
Một công cụ đơn giản nhưng cực kỳ cần thiết trong việc trực quan hóa dữ liệu
không được bao gồm trong danh sách ở trên là giấy trắng, bạn sẽ thấy trong mẹo
tiếp theo.

Lời khuyên thứ 2: Tạo ra nhiều bản sao và tìm kiếm sự giúp đỡ

Trên lý thuyết có thể ta thấy việc trực quan hóa dữ liệu như một con đường thẳng,
đi một mạch là đến. Nhưng thực tế thì lại không phải như vậy. Thay vào đó, bạn
cần phải lặp đi lặp lại để có thể tìm ra giải pháp cuối cùng. Nếu bạn không xác
208
định được con đường tốt nhất để trực quan hóa dữ liệu của mình, hãy bắt đầu trên
một tờ giấy trắng. Việc này cho phép bạn động não suy nghĩ mà không có bất cứ
giới hạn nào về công cụ cũng như cách để thực hiện điều bạn muốn trên công cụ
đó. Hãy phác thảo ra nhiều dạng biểu đồ và đặt chúng kế bên nhau sau đó hẵng
quyết định xem dạng biểu đồ nào là phù hợp nhất để thể hiện quan điểm của bạn
tới khán giả. Như chúng ta đã đề cập, bản thân thường ít có cảm giác gắn bó với
các sản phẩm mà chúng ta làm trên giấy trắng hơn là trên máy tính khi cần phải
xóa bỏ chúng. Có một cảm giác tự do trong việc phác thảo trên giấy trắng từ đó
đơn giản hóa việc xác định các cách tiếp cận mới nếu như bạn đang cảm thấy
đang bị mắc kẹt. Một khi bạn đã có cách tiếp cận mà mình hài lòng, hãy cân nhắc
về các yếu tố bổ sung mà bạn có trong tay: các công cụ, các chuyên gia trong và
ngoài lĩnh vực. Từ đó hãy bắt tay vào việc thiết kế biểu đồ.
Khi thiết kế biểu đồ trong ứng dụng vẽ đồ thị của bạn (ví dụ như Excel) và biến
một biểu đồ từ tạm ổn đến tuyệt vời, bạn có thể áp dụng cách sau. Tạo một phiên
bản của biểu đồ (tạm gọi là A) sau đó tạo một phiên bản tương tự của nó và chỉnh
sửa một yếu tố (B). Đặt A và B kế bên nhau và xác định xem biểu đồ nào nhìn
đẹp mắt hơn. Thông thường việc nhìn thấy sự khác nhau nho nhỏ giữa 2 đối tượng
sẽ đơn giản hóa việc xác định đối tượng nào là tốt hơn. Hãy tiếp tục cải thiện biểu
đồ của bạn theo cách này, giữ phiên bản tốt nhất gần nhất của bạn và thay đổi
một yếu tố nào đó trong bản sao của biểu đồ đó. Tất nhiên việc thay đổi trong bản
sao cho phép bạn có thể quay lại với biểu đồ tốt nhất của bạn nếu như thay đổi
làm xấu biểu đồ đi. Việc lặp đi lặp lại này đưa bạn đến gần hơn với biểu đồ lý
tưởng của bạn.
Và nếu tại bất cứ thời điểm nào, bạn vẫn không rõ đâu là cái tốt hơn, bạn cũng có
thể nhờ đến phản hồi từ người thân. Hoặc là góc nhìn mới của bạn bè hay đồng
nghiệp có thể đem đến các thay đổi vô giá đến cho bạn. Hãy đưa cho họ biểu đồ
của bạn và nhờ họ giải thích toàn bộ quá trình phân tích: họ chú ý vào những yếu
tố nào, các kết luận của họ là gì, họ có những thắc mắc gì, cũng như bất cứ sáng
kiến nào để bạn có thể truyền đạt quan điểm của bạn dễ dàng hơn. Những thông
tin này sẽ cho phép bạn biết liệu biểu đồ mà bạn thiết kế đã chuẩn hay chưa, và

209
trong trường hợp nó chưa thật sự hoàn hảo, cũng cho bạn biết bạn nên thay đổi
những yếu tố nào cũng như tiếp tục quá trình này.
Khi nói đến quá trình lặp đi lặp lại, có một yếu tố mà bạn cần nhiều hơn bất kỳ
cái khác để có thể thành công: thời gian.

Lời khuyên thứ 3: Đầu tư nhiều thời gian vào câu chuyện của mình

Mỗi bước mà chúng ta đã tìm hiểu trong cuốn sách này đều cần thời gian nghiền
ngẫm. Bạn sẽ cần dành thời gian để nắm rõ ngữ cảnh, thời gian để tìm ra những
thứ thúc đẩy khán giả, thời gian để xác định câu chuyện 3 phút và Big Idea. Bạn
cũng cần dành thời gian để nhìn nhận dữ liệu theo nhiều cách và xác định cách
phù hợp nhất. Cần dành thời gian để loại bỏ sự phức tạp cũng như xác định những
dữ liệu cần phải được chú ý, lặp lại biểu đồ của mình và tìm kiếm sự phản hồi,
lặp lại nhiều hơn nữa để có thể thể hiện dữ liệu một cách hiệu quả nhất. Và bạn
sẽ cần rất nhiều thời gian để tổng hợp toàn bộ quá trình và dựng nên câu chuyện
cũng như tìm cách kể chuyện rành mạch và thu hút.
Và toàn bộ quá trình này sẽ cần phải được đầu tư rất rất nhiều thời gian.
Một trong những lời khuyên lớn nhất để có thể thành công trong việc kể chuyện
thông qua dữ liệu là cần phải dành đủ thời gian cho nó. Nếu chúng ta không thật
sự ý thức được rằng quá trình này cần thời gian để có một kết quả tốt và sắp xếp
tương ứng với việc đó thì thời gian của chúng ta sẽ bị ngốn mất bởi các phần khác
trong quá trình phân tích. Hãy lưu ý về quá trình phân tích điển hình: bạn bắt đầu
với một câu hỏi hay một giả định, sau đó bạn thu nhập dữ liệu, tiếp theo chắt lọc
các dữ liệu đó và phân tích dữ liệu của bạn. Với toàn bộ công sức mà bạn bỏ ra,
việc thay toàn bộ dữ liệu mà bạn phân tích vào biểu đồ và cho đó là ổn là vô cùng
hấp dẫn.
Tuy nhiên chúng ta không thật sự tôn trọng bản thân chúng ta hay dữ liệu với
cách tiếp cận này. Định dạng mặc định của các ứng dụng vẽ đồ thị thông thường
không thật sự hoàn hảo. Các công cụ của chúng ta không biết được câu chuyện
mà chúng ta đang muốn kể là gì. Kết hợp 2 việc này bạn đang có nguy cơ mất
một lượng lớn các thông tin quan trọng, bao gồm cả cơ hội để thúc đẩy hành động
210
và thay đổi. Nếu như bạn không dành đủ thời gian cho bước cuối cùng của quá
trình phân tích: bước kể chuyện, là phần duy nhất của toàn bộ quá trình mà khán
giả thực sự sẽ được nhìn thấy thì công sức tới giời trở nên vô nghĩa. Hãy đầu tư
thời gian cho bước quan trọng này. Hãy chuẩn bị tinh thần rằng bước này sẽ mất
nhiều thời gian hơn bạn nghĩ để có thể lặp lại và xác định được biểu đồ thật sự
hoàn hảo cho câu chuyện của bạn.

Lời khuyên thứ 4: Luôn tìm kiếm những yếu tố hay từ những ví dụ điển hình

Sự bắt chước là hình thức khen một cái gì đó tốt nhất. Nếu như bạn thấy một trực
quan hóa hay một cách kể chuyện khiến bạn thích, hãy suy nghĩ cách để áp dụng
cách tiếp cận này theo cách riêng của mình. Dừng lại và suy nghĩ xem tại sao nó
lại hiệu quả. Lưu nó lại và tạo một tập hợp các biểu đồ mẫu để bạn có thể nhìn lại
và học hỏi. Cuối cùng cố gắng để đạt được những điều mà bạn học theo từ những
biểu đồ mẫu và các cách tiếp cận hiệu quả.
Nói một cách khách quan hơn thì việc bắt chước là điều tốt. Chúng ta học hỏi từ
việc bắt chước những nhà chuyên gia. Đó là lý do bạn hay thấy mọi người thường
mang các giá vẽ cùng các bản phác thảo tại các viện bảo tàng nghệ thuật. Bởi vì
họ đang cố gắng phân tích các kiệt tác mỹ thuật. Ý tưởng dùng các ví dụ gương
mẫu giúp chúng ta có thể học hỏi cũng có thể áp dụng trong việc trực quan hóa
dữ liệu.
Bạn cũng có thể học từ những ví dụ tồi nữa
Thông thường bạn cũng có thể học hỏi những điều không nên làm từ những trực
quan hóa nghèo nàn như cách bạn học từ những trực quan hóa hiệu quả. Rất thú
vị nếu bạn dừng lại và xác định được lý do mà biểu đồ đó không thật sự đạt chuẩn
cũng như cách để cải thiện nó.
Bạn bây giờ đã có một con mắt tinh tường khi nói đến việc thể hiện dữ liệu qua
hình ảnh. Bạn hẳn sẽ không bao giờ nhìn nhận những biểu đồ một cách đơn giản
như trước nữa. Hãy tiếp tục học hỏi cũng như áp dụng những điều mà bạn thấy
hay từ những ví dụ mẫu, đồng thời tránh mắc những sai lầm mà bạn thấy trong

211
những ví dụ tồi tệ. Nói cách khác đây là nguồn cảm hứng phong phú để bạn bắt
đầu hành trình xây dựng lên phong cách trực quan hóa dữ liệu của mình.

Lời khuyên thứ 5: Trải nghiệm tìm ra phong cách cho bản thân

Khi nhắc đến dữ liệu thì một trong những yếu tố mà người ta thường ít nghĩ đến
nhất là sự sáng tạo. Tuy nhiên trong lĩnh vực này, sự sáng tạo đóng vai trò rất
quan trọng. Các dữ liệu có thể được thể hiện một cách đẹp ngoạn mục. Đừng sợ
hãi trong việc thử trải nghiệm nhiều cách tiếp cận khác nhau. Bạn sẽ dần dần biết
được cách nào sẽ phù hợp và cách nào không.
Bạn cũng sẽ tìm ra được phong cách trực quan hóa của bản thân. Ví dụ như những
nhiều người thường sẽ nhận ra ngay một biểu đồ mà người khác thiết kế. Trừ khi
khách hàng yêu cầu một cách thiết kế cụ thể, không thì hãy sử dụng màu xám cho
hầu hết các dữ liệu và sử dụng màu xanh một cách có chọn lọc cho các yếu tố
quan trọng, phong cách được ưa chuộng hiện tại là tối giản và font chữ Arial.
Tuy nhiên bạn không cần thiết phải bắt chước toàn bộ phong cách của một ai đó
để có thể thành công. Phong cách thường phát triển theo sở thích cá nhân cũng
như những điều mà học được từ những trải nghiệm và sai sót.
Chỉ cần bạn hoàn thành tốt được yêu cầu được giao, đừng ngại trải nghiệm với
phong cách cá nhân của mình cũng như hãy để sự sáng tạo của bạn được phát
triển khi bạn thể hiện dữ liệu. Thương hiệu của công ty cũng đóng vai trò trong
việc phát triển phong cách trực quan hóa dữ liệu của bạn; hãy cân nhắc thương
hiệu công ty của bạn và tìm xem liệu bạn có phù hợp với phong cách đó hay
không. Tuy nhiên cần bảo đảm rằng việc áp dụng phong cách của bạn hỗ trợ việc
phân tích dữ liệu của khách hàng chứ không làm phức tạp hóa nó hơn.
Sau khi chúng ta đã tìm hiểu những lời khuyên cụ thể để bạn có thể làm theo, bây
giờ hãy tìm hiểu về những ý tưởng để có thể cải thiện khả năng kể chuyện thông
qua dữ liệu của những đồng nghiệp của bạn.

212
Cải thiện khả năng kể chuyện qua dữ liệu của đồng nghiệp

Bất cứ ai cũng có thể cải thiện khả năng thể hiện dữ liệu bằng cách học và áp
dụng những bài học mà chúng ta đã đề cập. Tuy nói như vậy nhưng việc này cũng
sẽ phụ thuộc vào những người có mong muốn cũng như năng khiếu trong lĩnh
vực này không. Và đề cập đến việc cải thiện khả năng kể chuyện thông qua dữ
liệu của nhóm hay công ty của bạn, có một số chiến thuật khả thi để làm điều đó:
nâng cao kỹ năng của từng người, đầu tư vào một chuyên gia, hoặc nhờ đến một
dịch vụ bên ngoài. Hãy cùng tìm hiểu từng chiến thuật nhé.

Nâng cao kỹ năng của từng người


Như chúng ta đã biết một phần dẫn đến khó khăn này là việc trực quan hóa dữ
liệu chỉ là một bước trong toàn bộ quá trình phân tích dữ liệu. Những người được
tuyển vào vị trí phân tích thường có một nền tảng vững chắc trong việc thực hiện
những bước còn lại: tìm dữ liệu, tổng hợp nó, phân tích dữ liệu và xây dựng các
mô hình. Tuy nhiên có thể sẽ không được đào tạo bài bản trong khâu thiết kế để
họ có thể thể hiện dữ liệu một cách hiệu quả. Ngoài ra, càng ngày lại càng có
nhiều người không có nền tảng trong chuyên ngành phân tích được yêu cầu phải
phân tích và thể hiện dữ liệu.
Dù với nhóm nào, việc tìm ra cách để truyền đạt những kiến thức cần thiết cho
họ đều sẽ giúp họ cải thiện. Bạn cũng có thể đầu tư vào việc đào tạo hay chỉ đơn
thuần sử dụng những bài học ở đây để tạo tiền đề. Và ở dưới đây là các ý tưởng
cụ thể cho bạn:
- Lập một câu lạc bộ đọc sách cho việc kể chuyện thông qua dữ liệu: bạn hãy
đọc cho họ một chương vào một buổi và cùng thảo luận với nhau, xác định
các ví dụ cụ thể trong công việc mà bạn có thể áp dụng các bài học này.
- Hãy tự tạo một workshop: Sau khi đã đọc và hiểu rõ cuốn sách này, bạn
hãy tự lập một workshop của riêng bạn. Kết hợp với các ví dụ về việc thể
hiện dữ liệu trong công việc thực tiễn và thảo luận trong workshop cách để
cải thiện những ví dụ đó.

213
- Một ngày cải thiện biểu đồ: Hãy thử thách các nhân viên, đồng nghiệp của
bạn tự cải thiện một ví dụ kém hiệu quả. Bằng cách áp dụng các bài học ở
đây vào một ngày nào đó hàng tuần.
- Lập một nhóm nhận xét: Hãy tự đặt ra một yêu cầu rằng mỗi người cần
phải chia sẻ các sản phẩm chưa hoàn thiện và nhờ đến những người trong
nhóm nhận xét về biểu đồ của họ sử dụng các bài học ở đây.
- Và chọn ra một người giỏi nhất: Hãy lập ra một cuộc thi nho nhỏ hàng
tháng hay hàng quý, nơi mà các đội hay các cá nhân tự bầu chọn cho một
biểu đồ hiệu quả sau đó lập ra một danh sách các ví dụ mẫu, cải thiện và
thêm vào danh sách đó thông qua cuộc thi này.
Dù sử dụng đơn lẻ hay kết hợp bất cứ cách nào trên đây cũng có thể giúp bạn tạo
ra cũng như đảm bảo luôn có một sự tập trung được duy trì cho việc trực quan
hóa dữ liệu hiệu quả cũng như có thể kể chuyện thông qua dữ liệu.

Đầu tư vào một hoặc 2 chuyên gia


Một cách khác là xác định một hay 2, 3 cá nhân trong nhóm hay công ty của bạn
có vẻ thích thú với việc trực quan hóa dữ liệu và đầu tư vào những người này để
họ trở thành chuyên gia nội bộ của bạn. Nói với họ là bạn kỳ vọng vào khả năng
trở thành một chuyên gia tư vấn nội bộ của công ty trong vấn đề trực quan hóa
dữ liệu, người mà những người khác trong nhóm có thể xin lời khuyên về cách
thiết kế, xin nhận xét cũng như cách để vượt qua giới hạn của các công cụ. Việc
đầu tư này có thể thông qua sách vở, các công cụ, đào tạo, các buổi thực hành hay
những lớp chuyên ngành. Hãy cung cấp cho họ thời gian cũng như cơ hội để học
và thực hành. Đây là một cách để thể hiện sự tin tưởng, công nhận cũng như
những cơ hội phát triển nghề nghiệp cho nhân viên. Nếu như người đó vẫn tiếp
tục nghiên cứu, họ có thể chia sẻ những kiến thức đó với nhóm như một cách tiếp
tục phát triển đội ngũ.

214
Nhờ đến dịch vụ

Trong vài trường hợp bạn cần phải nhờ đến dịch vụ của một chuyên gia bên ngoài.
Nếu như giới hạn về thời gian cũng như kỹ năng là quá lớn cho một yêu cầu nhất
định thì việc cân nhắc đến một chuyên gia tư vấn trong việc trực quan hóa dữ liệu
hay thuyết trình là việc nên làm.
Khuyết điểm lớn nhất trong việc nhờ đến dịch vụ là bạn không thể phát triển kỹ
năng cũng như học hỏi theo cách mà bạn tự giải quyết khó khăn này. Để có thể
vượt qua việc này, bạn hãy tìm các cơ hội để học hỏi chuyên gia tư vấn trong suốt
quá trình. Bạn cũng nên cân nhắc liệu kết quả này có thể cho bạn các ý tưởng để
hoàn thiện các sản phẩm khác không hay sản phẩm này có thể được cải thiện nếu
như bạn phát triển kỹ năng cá nhân của bạn hay không.

Cách kết hợp


Đây là một xu hướng thường thấy ở nhiều công ty.
Họ nhận ra được tầm quan trọng của việc kể chuyện thông qua dữ liệu và đầu tư
vào đào tạo và thực hành để xây dựng nền tảng vững chắc cho nhân viên về trực
quan hóa dữ liệu hiệu quả. Họ xác định cũng như ủng hộ một chuyên gia nội bộ,
người mà toàn bộ nhóm có thể xin lời khuyên để giải quyết một vấn đề cụ thể.
Đồng thời cũng thuê những chuyên gia bên ngoài để biết được những yếu tố hiệu
quả. Họ nhận ra giá trị của khả năng kể chuyện thông qua dữ liệu một cách hiệu
quả và đầu tư vào những nhân viên của họ để xây dựng kỹ năng này.

Cuốn sách này đã cung cấp cho bạn nền tảng kiến thức cũng như cách để giúp
nhóm hay công ty của bạn trở nên vượt trội hơn trong việc giao tiếp thông qua dữ
liệu. Hãy nghĩ cách mà bạn có thể nhận xét bằng những kiến thức trong các bài
học mà chúng ta cùng nhau tìm hiểu để giúp cải thiện kỹ năng cũng như khả năng
thể hiện dữ liệu một cách hiệu quả.

Hãy tóm tắt lại toàn bộ quá trình mà chúng ta đã học về cách kể chuyện thông
qua dữ liệu.
215
Tổng hợp: một tóm tắt nho nhỏ về những gì mà chúng ta đã học

Chúng ta đã học được rất nhiều điều xuyên suốt cuốn sách này, từ yếu tố ngữ
cảnh đến việc loại bỏ sự phức tạp và cách để thu hút sự chú ý để có thể kể một
câu chuyện hùng hồn. Chúng ta cũng đã sử dụng các kiến thức thiết kế và tìm
hiểu cách để nhìn qua góc nhìn của khán giả. Ở dưới đây là tóm tắt về các bài học
chính mà chúng ta đã đề cập:
1. Hiểu ngữ cảnh: Hãy xây dựng một sự hiểu biết chi tiết về người mà bạn
sẽ nói chuyện, những điều mà bạn muốn họ biết hay làm, những dữ liệu
mà bạn có thể bổ trợ cho quan điểm của bạn. Áp dụng các khái niệm như
câu chuyện 3 phút, Big Idea và lập nên dàn ý để có thể viết nên câu chuyện
của bạn, lên kế hoạch cho nội dung cần thiết cũng như dòng sự kiện.
2. Chọn cách thể hiện dữ liệu phù hợp: Khi chỉ phải làm nổi bật một hoặc 2
con số thì văn bản đơn thuần là lựa chọn tốt nhất. Biểu đồ đường thường
là dạng nên dùng để thể hiện dữ liệu qua thời gian. Biểu đồ thanh sẽ phù
hợp nhất cho dạng dữ liệu được chia theo hạng mục nhưng cần phải có một
đường cơ sở chung. Hãy để cách bạn muốn thể hiện dữ liệu quyết định
dạng biểu đồ mà bạn chọn. Tránh biểu đồ tròn, biểu đồ bánh donuts, 3D và
các trục thứ 2 trong cùng 1 biểu đồ do khó khăn mà nó mang lại trong việc
phân tích dữ liệu.
3. Loại bỏ sự phức tạp. Hãy xác định các yếu tố không bổ sung thêm bất kỳ
giá trị thông tin nào và loại bỏ nó ra khỏi biểu đồ của bạn. Áp dụng nguyên
tắc Gestalt để có thể hiểu cách thị giá con người hoạt động từ đỏ loại bỏ
các yếu tố không cần thiết. Và sử dụng sự tương phản một cách có chọn
lọc. Xếp thẳng hàng các yếu tố cũng như sử dụng khoảng trắng có mục
đích để không gây cảm giác khó chịu cho khán giả.
4. Thu hút sự chú ý vào những yếu tố bạn muốn. Hãy sử dụng các yếu tố
nhận biết như màu sắc, kích thước cũng như cách đặt vị trí để báo hiệu
những yếu tố quan trọng. Sử dụng các yếu tố chiến lược này để thu hút sự
chú ý vào nơi bạn muốn và dẫn dắt khán giả qua biểu đồ của mình. Đánh
216
giá cách bạn sử dụng các yếu tố nhận biết bằng bài kiểm tra: “Con mắt của
bạn chú ý vào yếu tố nào đầu tiên?”
5. Suy nghĩ như một nhà thiết kế. Hãy tạo ra tính tương tác trong biểu đồ
bằng các gợi ý về cách phân tích dữ liệu: làm nổi bật các yếu tố quan trọng,
loại bỏ sự xao nhãng và thiết lập nên một trật tự thông tin. Khiến các thiết
kế của bạn trở nên dễ hiểu bằng việc đơn giản hóa cũng như sử dụng các
văn bản để dán nhãn và giải thích. Hãy tăng tính thẩm mỹ của biểu đồ để
khán giả có thể dễ dàng bỏ qua những sai sót trong khâu thiết kế của bạn.
Nên cố gắng để khán giả có thể chấp nhận thiết kế biểu đồ của mình.
6. Kể một câu chuyện. Xây dựng một câu chuyện với mở đầu (bối cảnh), thân
(diễn biến) và kết (lời kêu gọi hành động). Sử dụng xung động và căng
thẳng để thu hút cũng như giữ được sự chú ý của khán giả. Hãy cân nhắc
về thứ tự cũng như cách mà bạn kể chuyện. Tận dụng sức mạnh của sự lặp
lại để làm cho khán giả nhớ đến câu chuyện của bạn. Áp dụng các chiến
thuật như logic hàng ngang và logic hàng dọc, cốt truyện ngược, cũng như
tìm kiếm một góc nhìn mới để đảm bảo rằng câu chuyện của bạn được thể
hiện rõ ràng trong cuộc trò chuyện của bạn,
Tất cả những bài học này đã đưa bạn đến thành công trong việc kể chuyện với dữ
liệu.

Lời kết

Mong rằng bạn sẽ không còn thấy bất kỳ cảm giác khó chịu hay thiếu chuyên
môn trong việc thể hiện dữ liệu khi đã hoàn thành cuốn sách này. Bạn bây giờ đã
có một nền tảng vững chắc, có các ví dụ để làm theo, cũng như các bước cụ thể
để vượt qua các khó khăn trong việc trực quan hóa dữ liệu của bản thân.
Bạn bây giờ đã có một góc nhìn mới. Sẽ không bao giờ chỉ nhìn biểu đồ một cách
đơn thuần nữa.
Luôn có một câu chuyện cụ thể trong các dữ liệu của bạn. Nếu bạn không tin vào
điều này lúc bắt đầu hành trình của chúng ta, thì mong rằng bây giờ bạn đã tin
217
vào điều này. Sử dụng các bài học mà chúng ta đã đề cập để thể hiện câu chuyện
một cách rõ ràng cho khán giả của bạn. Giúp tạo ra những quyết định tốt hơn và
tạo ra động lực để thúc đẩy các khán giả của bạn đưa ra hành động.
Bạn sẽ không bao giờ chỉ đơn thuần là thể hiện dữ liệu. Thay vào đó sẽ tạo ra các
trực quan được thiết kế một cách có đầu tư để truyền đạt quan điểm và thúc đẩy
hành động.
Hãy bước đi trên hành trình kể chuyện thông qua dữ liệu của riêng mình!

218

You might also like