You are on page 1of 27

ĐỖ VĂN TÀI

LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế hội nhập cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghê, thông tin đã tác động
lớn tới các lĩnh vực kinh doanh hiện nay. Các nhà kinh doanh cần phải năng động, linh
hoạt và bài bản thì mới có thể trụ vững được trên thị trường. Đặc biệt là marketing- trận
chiến giành ngôi vị Top of mind trong tâm trí khách hàng.

Cộng đồng iSocial được thành lập vào năm 2012, trải qua hơn 5 năm hoạt động với gần
200,000 thành viên ( tính tới T10/2017), iSocial được biết tới là cộng đồng hàng đầu tại
Việt Nam chia sẻ về marketing. Nhờ hệ thống kênh thông tin đa dang, những bài viết chia
sẻ thực tế từ các thành viên trong cộng đồng đã góp phần bổ sung kiến thức cho iSocialers
nói riêng và những cộng đồng marketer nói chung, hoàn toàn phi lợi nhuận đúng như
tinh thần: Một cộng đồng vì cả cộng đồng!

Sau hơn 1 tháng đội ngũ biên tập đã tổng hợp lại được những bài viết hay nhất, giúp
thành viên iSocial và những bạn quan tâm yêu thích marketing dễ dàng theo dõi hơn.
Được sự đồng ý của các tác giả, các ebook được tổng hợp đã có sự chỉnh sửa câu văn cho
phù hợp. Cuối cùng, xin chân thành cám ơn các tác giả đã chia sẻ những kiến thức kinh
nghiệm tích lũy của mình cho cộng đồng. Cảm ơn đội ngũ biên tập đã tích cực thu thập
và chỉnh sửa để hoàn chỉnh bộ ebook.

Mặc dù BQT và đội ngũ biên tập đã có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong sự nhận xét, góp ý của các thành viên để ebook được hoàn thiện
hơn.

Cộng đồng iSocial

Mail: contact@congdongisocial.com
ĐỖ VĂN TÀI

MỤC LỤC

1. FACEBOOK MARKETING VÀ TÁN GÁI

2. LẬP KẾ HOẠCH FACEBOOK MARKETING

3. HIỂU VÀ TẠO ĐƯỢC QUẢNG CÁO FACEBOOK ADS

4. TỐI ƯU QUẢNG CÁO

5. TỐI ƯU CHỈ SỐ REACH VÀ HIỂN THỊ

6. TỐI ƯU CHỈ SỐ TƯƠNG TÁC

7. LÀM SAO ĐỂ TĂNG DOANH THU, ĐỂ SCALE DOANH THU BỀN

8. CÁCH GIÚP BẠN TĂNG GẤP ĐÔI, GẤP 3, GẤP N....LẦN LỢI NHUẬN ĐIỂM

CHẠM ĐỈNH CỦA LỢI NHUẬN

BÀI 1. FACEBOOK MARKETING VÀ TÁN GÁI

Càng ngày càng cảm thấy chạy quảng cáo Facebook Ads không khác gì tán gái luôn.
Bạn: là SẢN PHẨM
Gái: là KHÁCH HÀNG
Làm sao để bán được hàng = làm sao để tán được gái

Mail: contact@congdongisocial.com
ĐỖ VĂN TÀI

Chạy quảng cáo Facebook Ads bao gồm 3 yếu tố chính: Hình ảnh, nội dung + target

Hình ảnh và nội dung là: vẻ bề ngoài của bạn, là nhà mặt phố bố làm to, tiền tiêu thả ga,xe riêng,hồ
bơi để nuôi cá....1 thằng ngon rai, bóng bẩy như beckham, rai đẹp ngoài hành tinh, hậu duệ mặt
trời sẽ dễ tiếp cận và tán gái hơn 1 thằng lôi thôi, xấu xí => tập trung vào content hay, độc, lạ
hình ảnh lung linh, sáng tạo. Nhưng đừng quên CTA nhá. CTA: Tôi chưa có người yêu đâu, tôi
đang độc thân, tôi muốn có người yêu. Không đẹp rai đến mấy mà làm các chị em tưởng là có
người yêu rồi thỳ ai dám lại gần.

Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Đẹp rai rồi, nhà mặt phố bố làm to rồi. Mà cứ suốt ngày ru rú ở nhà,
đi làm xong chỉ chờ giờ về nhà quay tay với chơi game thỳ GÁI đâu ra. (Giống mang nhạc Sơn
Tùng rất hay đấy nhưng lại cho các cụ ở quê nghe ấy) Lúc đó là bài toán của TARGET đấy. Phải
tạo cho mình nhiều cơ hội. Tiệc tùng, cafe, bar bủng,..... thỳ mới có gái chứ  Đưa sản phẩm của
bạn đến người cần.

Đốt tiền chạy quảng cáo cũng như chi phí đi tán gái vậy. Nhiều khi mất 1 đống tiền mà không tán
được nó ấy chứ. Anw, có chia ra làm 2 loại nhé: 1 loại GÁI tự lao vào và 1 loại phải đi tìm GÁI

Loại 1: là bạn bán những sản phẩm độc đáo, mình bạn bán hoặc ai cũng cần thỳ bạn chẳng cần
show ra nhiều vẫn bán được hàng (Là bọn ngon rai, nhà giầu, bố làm to đó)

Loại 2: Sản phẩm của bạn nhiều người bán, mang tính chất đặc thù, không phải ai cũng mua được.
Lúc đó lại phải nghĩ đến việc lập kế hoạch tán gái như thế nào để cho nó đổ

Việc lập kế hoạch tán gái như thế nào cho nó đổ mình sẽ viết vào bài sau nhé.
Tóm lại: Các bạn cứ nghĩ mình bán hàng như đi tán gái ấy. Các bạn tán gái như thế nào, gái muốn
gì ở mình, mình làm gì để gái nó thích, nó đổ thỳ bán hàng cũng như vậy.

Mail: contact@congdongisocial.com
ĐỖ VĂN TÀI

BÀI 2. LẬP KẾ HOẠCH FACEBOOK MARKETING


Với mình, lập 1 kế hoạch facebook marketing chỉ đơn giản trải qua 7 bước như sau. Và mình cũng
thường xuyên áp dụng nó.

1. Xác định mục tiêu

2. Phân tích insight khách hàng và đối thủ

3. Chọn kênh hoặc hình thức chạy trong kênh

4. Xác định các mục tiêu cụ thể, đo lường được

5. Xây dựng kế hoạch nội dung

6. Dự tính chi phí

7. Đo lường, báo cáo

Cụ thể như sau

I. Xác định mục tiêu: Mục tiêu của cả chiến dịch của bạn sẽ là gì?

- Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp

- Phát triển kinh doanh, bán hàng, lợi nhuận

- Tiếp cận được bao nhiêu người

- Xây dựng thương hiệu cá nhân

- Phát triển cộng đồng hướng tới thương hiệu

- Phát triển cộng đồng phi lợi nhuận (lợi nhuận về sau)

II. Phân tích insight khách hàng và đối thủ

- Kết hợp Audience Insight

Nội dung phân tích

+ Demographics

Mail: contact@congdongisocial.com
ĐỖ VĂN TÀI

+ Các kênh họ thường tương tác

+ Nội dung thích tương tác

+ Thói quen mua hàng

+ Thói quen sử dụng Facebook

- Vào page của đối thủ phân thích sở thích của những người like và để lại thông tin mua hàng

- Lên hướng đánh giá với sản phẩm và mục tiêu của mình sẽ target đến đối tượng như thế nào,
sở thích và hành vi là gì?

III. Chọn kênh hoặc hình thức chạy trong kênh

Tùy thuộc vào mục tiêu mà có những phương án chọn mục tiêu khác nhau. Mình khuyên nên
kết hợp và chia % cho từng mục tiêu và luôn luôn dự trù ngân sách để test thêm các cái mới
Click To Web

BoostPost

Conversion Lead

Tăng Like…

IV. Xác định các mục tiêu cụ thể, đo lường được

Xác định được mục tiêu KPI về:

- Giá CPC, CPM, CPA,…

- Giá 1 Số Điện Thoại mang về, chi phí cho 1 comment

- Chi phí sẵn sàng chi trả cho 1 đơn hàng thành công

- Chỉ số tần suất chấp nhận được

Mail: contact@congdongisocial.com
ĐỖ VĂN TÀI

V. Xây dựng kế hoạch nội dung

Tùy thuộc vào mục tiêu mà có những hướng xây dựng kế hoạch nội dung khác nhau

- Xây dựng thương hiệu

- Phát triển kinh doanh

Nội dung mình luôn chia ra làm 2 loại: xôi thịt và chia sẻ.

VI. Dự trù chi phí: Phân bổ cho từng hình thức

1. Chi phí tăng like

2. Chi phí chạy promote, boost post

3. Chi phí chạy vào website

4. Chi phí test hình thức mới, hướng đánh mới

VII. Đo lường, báo cáo

1. Đo lường hiệu quả của các hình thức chạy

2. Lập báo cáo, rút kinh nghiệm

3. Mở rộng

Mail: contact@congdongisocial.com
ĐỖ VĂN TÀI

BÀI 3. HIỂU VÀ TẠO ĐƯỢC QUẢNG CÁO FACEBOOK ADS

Quảng cáo chia ra làm 3 phần:

1. Chiến dịch: Nơi tạo mục tiêu: đẩy bài viết, tăng like, click to web, conversion… 2. Nhóm quảng
cáo: Nơi để anh em ta target, ngân sách là bao nhiêu, chọn hình thức trả tiền…(Phần này là quan
trọng nhất nên mình sẽ đi sâu ở phía dưới nhé)
3. Quảng cáo: Nơi mình chọn hoặc lên nội dung quảng cáo và chọn hình thức hiển thị: cột phải,
máy tính, mobile, instagram…

Mình đi chi tiết vào NHÓM QUẢNG CÁO nhé. Vì phần này anh em quan tâm nhất. Mình sẽ đi từ
trên xuống dưới.

1. Đối tượng mới: Trong này sẽ có đối tượng mới và đối tượng đã lưu. Đối tượng đã lưu là đối
tượng mà các bạn target xong rồi lưu lại để dùng cho mẫu quảng cáo lần sau đỡ công target
lại đó mà.

2. Đối tượng tùy chỉnh: Là đối tượng bạn có thể up tệp mail, SĐT lên hoặc look a like (tệp
facebook tự tìm cho mình 1 tệp tương tự như tệp mình đã up)

3. Vị trí: bao gồm 4 loại:

- Mọi người ở địa điểm này

- Mọi người sống ở địa điểm này

- Người ở địa điểm này trong khoảng thời gian gần đây

- Người ghé thăm địa điểm này


Ở đây mình có thể chon quốc gia, thành phố bạn muốn chạy hoặc có thể thả ghim ở trí mà
bạn mong muốn chạy (Thêm được cả bán kính quanh chỗ thả ghim của bạn nhé<3) 4. Tuổi 5.
Giới Tính

Mail: contact@congdongisocial.com
ĐỖ VĂN TÀI

6. Ngôn ngữ

7. Nhắm mục tiêu chi tiết: Sẽ có 3 trường: Bao gồm, Cũng Phải và Loại trừ. Mình giả sử: Bao gồm
là A, Cũng phải là : B, Loại trừ: C -----> Phần này là phần quan trọng để mọi người tư duy và sáng
tạo nè.

Trong A: sẽ là hoặc. Ví dụ A mình để là thích sơ mi nam, thích giầy nam. Thì sẽ là tệp người hoặc
là thích sơ mi nam hoặc là thích giầy nam

Còn giữa A, B và C là VÀ: Thích A cũng phải thích B và không được thích C. VD: thích sơ mi nam
những cũng phải thích quần âu nam nhưng không được thích váy. Mình ví dụ thế.
=> Phần này RẤT RẤT quan trọng nhá.

8. Kết nối

- Mọi người có thể chạy: Đến những người thích fanpage của bạn: Nên dùng khi bạn bán
nhiều sản phẩm hoặc sản phẩm họ phải dùng nhiều lần

- Bạn bè của những người thích trang của bạn:Rất hay luôn. Vì bạn bè của mình thường hay
có sở thích và hành vi giống mình (không đúng 100% nhé)

- Loại trừ những người thích trang của bạn: có thể dùng với sản phẩm người ta mua 1 lần
dùng cả đời.

9. Ngân sách

- Có ngân sách trọn đời và hàng ngày

Trọn đời: Tiêu trong cả chiến dịch của bạn. VD: 3 ngày mỗi này 100k là 300k. Tuy nhiên nó sẽ tiêu
không đều . ngày 1: 50k, ngày 2: 200k. ngày 3: 50k

Hàng ngày: là đặt bao nhiêu nó sẽ tiêu bấy nhiêu trong ngày hôm đó (nhưng bạn không được đặt
bid tay nhá. không đặt thấp quá thỳ có để 1tr nó chưa chắc đã tiêu 10k. kè kè)

10. Lịch trình

Là bạn có thể lên được lịch trình quảng cáo của bạn. ngày giờ nào bắt đầu, ngày giờ nào kết thúc

Mail: contact@congdongisocial.com
ĐỖ VĂN TÀI

11. Tối ưu hóa theo phân phối quảng cáo

Nếu chạy theo đẩy bài viết sẽ là:

- Tương tác theo bài viết: đại đa số anh em hay dùng cái này

- Hiển thị

- Tiếp cận 1 người 1 lần trong ngày

12. Giá thầu

Tự động: Quảng cáo của bạn sẽ được FB tự động đánh giá và tự cạnh tranh với các quảng cáo
khác (cùng tệp hoặc cùng sản phẩm)

Thủ công: Mức giá trần (là mức cao nhất) bạn sẵn sàng trả cho FB. cái này mà để thấp quá thỳ
đừng hỏi sao quảng cáo của bạn lại chậm và không tiêu được tiền nhé. trả cao quá thỳ đừng hỏi
tại sao lại cắn tiền nhanh thế nhá.
13. Khi bạn bị tính phí

- CPM

- Tương tác

14. Lên lịch quảng cáo

Cái này chỉ dùng cho ngân sách trọn đời nhá: Bạn có thể khung giờ mà quảng cáo được hiển thị

những khung giờ còn lại sẽ không được hiển thị (Cái này hay khi bạn biết được khung giờ vàng

người dùng dễ tương tác với quảng cáo của bạn nhất ---> cái này mình sẽ hướng dẫn sau nha.

15. Phân phối

- Chuẩn: nên chọn nhé

- Đã tăng tốc: FB sẽ đẩy nhanh quảng cáo của bạn tuy nhiên sẽ khó kiểm soát và giá sẽ cao

Mail: contact@congdongisocial.com
ĐỖ VĂN TÀI

BÀI 4: TỐI ƯU QUẢNG CÁO


4.1 CÁI NHÌN ĐÚNG VỀ BẢN CHẤT CỦA FACEBOOK MARKETING & FACEBOOK ADS

Marketing = Market + Ing. Là cách tạo ra 1 cái chợ.


Đương nhiên chợ là phải có người mua và người bán rồi. Người mua mang sản phẩm đến chợ
còn người bán đem tiền và nhu cầu đến chợ. Sau quá trình trao đổi, mua bán, người bán sẽ mang
tiền về còn người mua ra về cùng sản phẩm& sự thoả mãn. 1 phần tiền người bán thu được sẽ
đem trả cho ông chủ trợ. Đó là tiền thuê kiot, tiền bảo kê, tiền chỗ ngồi…
Và Facebook hay bất cứ 1 đơn vị phân phối quảng cáo nào đều đang đóng vai trò là MỘT ÔNG
CHỦ CHỢ.
Facebook Marketing có chia thành: Trả phí & Ít mất phí (Không có gì là 0đ nhé, vì chi phí về thời
gian, chi phí cơ hội đều là chi phí cả)

- Trả phí: Facebook Ads, mua bài viết trên các hot profile, fanpage, group

- Ít mất phí: Tự xây hệ sinh thái trên Facebook: Profile, fanpage, group, hashtag. Sau đó khai thác
trong ngắn, trung & dài hạn
Trong Facebook Marketing trả phí mình chỉ bóc tách ra 1 phần nhỏ là: Facebook Ads. Là kênh mà
anh em dùng và quan tâm nhiều nhất:D.
Facebook Ads là dịch vụ quảng cáo trực tuyến mà Facebook cung cấp cho các cá nhân, tổ chức,
doanh nghiệp muốn truyền đạt những thông điệp như quảng cáo, ưu đãi khuyến mại, hình ảnh
thương hiệu, sản phẩm … đến với người dùng Facebook
Bản chất tính tiền của Facebook là CPM (Cost Per Mille). Chi phí theo lượt hiển thị. Và Facebook
làm đúng 1 nhiệm vụ của mình là phân phối hiển thị, đưa sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của các
bạn đến với người dùng. Còn việc có tương tác, click, comment, submit, mua hàng… hay không
không thuộc quyền quyết định của Facebook.
Facebook đã hỗ trợ gần như tận răng các nhà quảng cáo. Từ việc tạo ra “UI” (Giao diện người
dùng) và “UX” (Trải nghiệm người dùng) về Facebook, công cụ sử dụng trong Facebook, giao diện
tài khoản quảng cáo. Cũng như hệ thống AI (Trí tuệ nhân tạo) giúp hiển thị quảng cáo của các

Mail: contact@congdongisocial.com
ĐỖ VĂN TÀI

bạn đến đúng đối tượng quan tâm nhất. Nghĩ ra nhiều mục tiêu quảng cáo, mở rộng người dùng
để có thêm vị trí, hình thức chạy, đối tượng hiển thị.

Facebook dựa vào đâu để hiển thị quảng cáo?

- Nhân khẩu học: Những thông tin bạn khai báo trên Facebook: tuổi, giới tính, tính trạng quan
hệ, học vấn…

- Sở thích: Những thứ bạn quan tâm và tương tác trên Facebook (bài viết, quảng cáo khác,
fanpage, group…)

- Hành vi: Những hành động bạn tạo ra trên nền tảng của Facebook (Chủ của fanpage, online
FB bằng Samsung S8, thường xuyên đăng ảnh trên Facebook,…)

- Search những từ khoá trên thanh công cụ tìm kiếm của


Facebook

- Hành động và mối quan tâm, tương tác các sản phẩm, dịch vụ trên 1 website nào đó. (Khi có
gắn code pixel Facebook trên đó)

- Chat với bạn bè về những từ khoá có liên quan (Cái này không chắc nhé, nhưng mình có hỏi
1 vài anh em thì có chat là muốn mua đôi giày da thì thấy ngay lập tức quảng cáo về giày hiển
thị
ra)

4.2 BẢN CHẤT CẠNH TRANH, ĐẤU GIÁ CỦA FACEBOOK?


Như ở phần 1 mình có viết. Bản chất tính tiền của Facebook là CPM (Cost Per Mille), chi phí theo
hiển thị. Như vậy bản chất cạnh tranh của Facebook là cạnh tranh về hiển thị. Mỗi khi Facebook
cá nhân của mọi người bật lên hoặc F5 lại là 1 phiên đấu giá. Và các nhà quảng cáo cùng nhau
trả giá cho phiên đấu giá đó để được hiển thị quảng cáo.
Về phần đấu giá này các bạn có thể search Google về: thuật toán đấu giá VCG sẽ hiểu rõ hơn về
cơ chế nhé.

Vì mỗi 1 lần tài khoản các bạn bật hoặc F5 là 1 phiên đấu giá nên tệp đối tượng cũng như hành
vi của tệp đối tượng ảnh hưởng rất nhiều đến chỉ số Frequency (Tần suất) quảng cáo. Frequency
(Tần suất) = Số lần trung bình mỗi người nhìn thấy quảng cáo

Mail: contact@congdongisocial.com
ĐỖ VĂN TÀI

- Nếu các bạn chạy quảng cáo vào tệp đối tượng trẻ: chỉ số Frequency (Tần suất) sẽ thường bị
cao lên rất nhanh. Vì hành vi của đối tượng này là online nhiều lần trong ngày và thường hay
F5
(Ấn vào Trang Chủ) để loading lại Facebook xem có tin gì mới không.
- Đối với tệp đối tượng trung tuổi và già: Hành vi của họ thường ít lần online Facebook trong
ngày cũng như ít khi F5 lại nên chỉ số Frequency (Tần suất) thường tăng lên chậm. Đồng thời
chỉ số Frequency (Tần suất) khi các bạn chạy quảng cáo trên Mobile và PC (laptop, máy tính
bàn) cũng sẽ có sự chênh lệch vì hành vi của người dùng online Facebook trên các thiết bị
cũng khác nhau.

Ngoài ra các nên cần nhớ rõ. Facebook sẽ không bao giờ reach hết đến 100% tệp khách hàng mà
bạn target. Nên bạn sẽ thấy tần suất này tăng lên rất nhanh nếu các bạn chạy lâu đồng thời với
nó là giảm hiệu quả của quảng cáo.

Vậy chỉ số Frequency (Tần suất) này cao hay thấp thì tốt.

Câu trả lời là tuỳ sản phẩm và hành vi mua hàng của tệp đối tượng mục tiêu

- Nếu là dòng sản phẩm là thông dụng, giá tốt. Khả năng quyết định mua hàng của tệp đối
tượng mục tiêu nhanh thì chỉ số Frequency nên thấp (thường là <1.5). Vì nếu quảng cáo lặp
đi lặp lại nhiều lần các bạn sẽ chỉ mất tiền hiển thị chứ không thu được lợi ích bán hàng

- Tuy nhiên đối với những dòng sản phẩm đặc thù, giá cao, khác hàng mục tiêu cần nhiều thời
gian để quyết định mua hàng. Thì chỉ số Frequency cần cao 1 chút để chạm thúc đẩy và chạm
tới điểm mua hàng của họ. Hay đối với những sản phẩm mới trên thị trường cũng cần chỉ số
Frequency cao để educate họ, định vị trong đầu họ về sản phẩm trước khi tung ra chiến lược
bán hang

Như vậy các bạn có thể thấy. Facebook tạo ra hệ sinh thái, tạo ra cộng đồng để mọi người kết nối
với nhau. Đồng thời tạo ra dịch vụ Ads để phân phối hiển thị. Còn chiến lược bán hàng phụ thuộc
vào phần còn lại của các bạn: Sản phẩm, giá, content (text+ảnh), thời điểm, chiến lược & thị
trường.

Mail: contact@congdongisocial.com
ĐỖ VĂN TÀI

Và 1 điều cực kỳ quan trọng khi chạy Facebook Ads đó là hệ thống Facebook là 1 hệ thống Big
Data và nó cần nguồn Data đầu vào để có thể phân tích cũng như tiến hành reach tiếp theo. Điều
này giải thích cho việc chạy 1 mẫu quảng cáo càng lâu hiệu quả sẽ càng bị thấp đi. Khi nội dung
quảng cáo đã bị nhàm chán, chỉ số Frequency tăng cao. Hành vi tương tác với quảng cáo bị giảm
xuống. Facebook sẽ khó có nguồn data tương tác đầu vào để phân tích và tiến hành Reach

Vậy Facebook đã, đang và sẽ làm gì tại các thị trường nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng?

4.3 BIÊN ĐỘ TĂNG CỦA CÁC NHÀ QUẢNG CÁO & BIÊN ĐỘ TĂNG NGÂN SÁCH CÁI HƠN
RẤT NHIỀU VỚI VIỆC TĂNG NGƯỜI DÙNG FACEBOOK . VẬY FACEBOOK SẼ LÀM GÌ ĐỂ
KHẮC PHỤC ĐIỀU ĐÓ!
Nếu như hơn 1 năm trước đây thôi, mọi người để ngân sách hàng ngày và để giá thầu auto chắc
chắn quảng cáo sẽ tiêu hết ngân sách đó dù các bạn có để bao nhiêu. Nhưng bây giờ thì KHÔNG.
Mọi người chạy Facebook Ads hẳn không xa lạ gì với việc có những chiến dịch quảng cáo không
phân phối được, không cắn được tiền hoặc tiêu tiền không hết được dù các bạn đang để với ngân
sách hàng ngày&giá thầu auto. Không phải vì Facebook chê tiền của của các bạn đâu. là việc
Facebook đang khan hiếm hiển thị với việc tăng quá nhanh các nhà quảng cáo và biên độ tăng
ngân sách chạy lên gấp nhiều lần khi ai cũng đều thấy Facebook Ads là kênh quảng cáo Marketing
Online đem lại hiệu quả nhanh và lớn nhất.

Hãy coi Facebook hiện tại như Hà Nội của chúng ta. Việc bùng nổ các nhà quảng cáo + ngân sách
lớn dần đều theo mỗi tháng giống như việc Hà Nội đang ngày càng phải chịu 1 lượng lớn dân cư
đổ bộ vào càng đông. Vấn nạn về nhà ở, tắc đường, rác thải…. Cũng giống như việc
Facebook không còn đủ hiển thị để cung cấp và phục vụ cho toàn bộ các nhà quảng cáo. Hà Nội
chọn việc mở rộng sang Hà Tây, giãn trường đại học và khu hành chính ra ngoại thành, đẩy mạnh
việc xây chung cư thay vì nhà mặt đất. Vậy Facebook đã, đang và sẽ làm gì?

Facebook ĐÃ:

- Mở rộng thêm các mục tiêu quảng cáo: Nếu trước đây chỉ có quảng cáo tương tác, click to web,
Chuyển đổi. Thì giờ đã có thêm Lead Ads, xem video, doanh số của danh mục sản phẩm,… để
đa dạng lựa chọn cho nhà quảng cáo

Mail: contact@congdongisocial.com
ĐỖ VĂN TÀI

- Mở rộng đất bằng các vị trí quảng cáo mới Nếu trước đây chỉ có Newfeed, mobile, cột phải. thì
giờ đã có thêm: bài viết tức thời, video đề xuất, Instagram, audience network, tin nhắn…

- Tạo them những định dạng quảng cáo mới: bản chính chiếu, bộ sưu tập…

- Thêm những liên kết mới

Facebook ĐANG:

- Đẩy mạnh việc dò xét và khóa các TK quảng cáo, fanpage vi phạm. Giúp giảm thiểu nhà quảng
cáo vi phạm.

- Test tài khoản quảng cáo trả trước. Để tránh vấn nạn chạy bùng

- Educate thị trường theo các mục tiêu quảng cáo khác. Facebook tạo ra hệ sinh thái và dịch vụ
quảng cáo. Tuy nhiên ở mỗi nước khác nhau, các nhà quảng cáo dựa vào hành vi, sơ thích và
nhu cầu của người tiêu dùng sẽ tự cấu thành nên những tỷ lệ % chênh lệch giữa các mục tiêu
quảng cáo. VD: Ở VN chủ yếu đa phần là chạy theo tương tác. Tuy nhiên ở Mỹ thói quen của họ
là mua hàng trên website nên chiếm đa phần lại và CTW hoặc CVS. Nên gần đây VN đang đẩy
mạnh việc educate theo Landingpage, conversion, dynamic ads, collection đó.

- Educate thị trường theo các ngành hàng khác nhau để giảm sức nóng và cạnh tranh

Facebook SẼ (Cái này là mình đoán thôi nhé)

- Nhân bản Instagram giống như Facebook (all tính năng giống như Facebook)

- Cho bán hàng trên facebook cá nhân như 1 cửa hàng

- Cho hiển thị quảng cáo trên trang cá nhân & chủ TK như 1 Publicsher

- Cho quảng cáo trên video (die&live) dưới dạng banner

- Xây dựng hệ sinh thái video như Youtube

- Tập trung phát triển công cụ tìm kiếm Facebook như Google Adwords.

4.4 LIVESTREAM & HOT TREND

Như mình có chia sẻ tại phần 2 của bài 1. Bản chất tính tiền của Facebook là CPM (Cost Per

Mail: contact@congdongisocial.com
ĐỖ VĂN TÀI

Mille), chi phí theo hiển thị. Như vậy bản chất cạnh tranh của Facebook là cạnh tranh về hiển thị.

Mỗi khi Facebook cá nhân của mọi người bất lên hoặc F5 lại là 1 phiên đấu giá. Và các nhà quảng
cáo cùng nhau trả giá cho phiên đấu giá đó để được hiển thị quảng cáo. Tuy nhiên, với sự bùng
nổ của LiveStream hiện nay, người người, nhà nhà livestream. Tham gia các group để livestream
bán hàng , livestream phim, livestream sex, livestream khoe hàng,….. Lướt Facebook 1 lúc mà ngập
tràn livestream thì đất đâu cho quảng cáo có cơ hội hiển thị nữa. Đó cũng là 1 phần lý do mọi
người thấy giá CPM thời gian gần đây bị tăng lên khá mạnh.

Nếu Facebook không có động thái gì cho việc này, có thể là giảm tỷ lệ hiển thị của livestream
hoặc tạo ra 1 hệ sinh thái như youtube (nơi chỉ chứa video) thì các nhà quảng cáo sẽ rất khó thở
trong việc cạnh tranh hiển thị.

HOT TRENDS

Trends là tốt, tận dụng được trend là điều cực tốt. Tận dụng trend ở nội dung, hình ảnh giúp thu
hút người dùng tương tác. Bán hàng tốt hơn. Tuy nhiên mình lại rất sợ những trends lớn, những
trends không thể tận dụng để bán hàng. Vì sao ạ?

Phương diện hiển thị:

- Khi đó cá nhân, các group, fanpage thi nhau đưa tin về trend đó. Đất đâu cho quảng cáo
hiển thị nữa.

Phương diện tâm lý:

- Người dùng lên Facebook chỉ chăm chăm hóng tin, đọc tin. Thấy quảng cáo là lướt nhanh
qua, không thèm quan tâm. Quảng cáo hiển thị được cũng không có tương tác và rất khó bán
được hàng.
Vì vậy tại sao mình lại nói mình đang rất sợ LiveStream và Hot Trends bây giờ.

Hiển thị và cạnh tranh hiển thị là điều kiện quan trọng đầu tiên. Sản phẩm có tốt mấy, nội dung,
hình ảnh có tốt mấy, giá có tốt đến mấy mà người dùng không biết tới, không nhìn thấy được thì
bán làm sao.

Nên phần tiếp mình sẽ nói về: Tối ưu chỉ số hiển thị nhé

Mail: contact@congdongisocial.com
ĐỖ VĂN TÀI

BÀI 5. TỐI ƯU CHỈ SỐ REACH VÀ HIỂN THỊ


I. THẾ NÀO LÀ TIẾP CẬN VÀ HIỂN THỊ?
Tiếp cận: Là số người nhìn thấy quảng cáo của bạn
Hiển thị: Số lần quảng cáo của bạn được người dùng nhìn thấy

Như các phần trước của bài 1 mình có nói: Bản chất tính tiền của Facebook là CPM (Cost Per Mille),
chi phí theo hiển thị. Như vậy bản chất cạnh tranh của Facebook là cạnh tranh về hiển
thị.
Bạn có sản phẩm tốt, mức giá cạnh tranh, nội dung (text+hình ảnh) thu hút. Tuy nhiên không hiển
thị được đến người dùng, không cho người dung nhìn thấy thì vẫn không thể bán được hàng.

Ngoài ra Facebook là 1 hệ thống Big Data. Hệ thống cần nguồn data đầu vào để phân tích sau đó
mới đưa ra những hướng tối ưu, hướng tiếp cận dựa vào nguồn dữ liệu đầu vào đó. Facebook tạo
ra hệ sinh thái để kết nối người dùng nên luôn luôn ưu tiên hiển thị những nội dung có ích cho
người xem. Trước khi đi vào nguyên nhân, những yếu tố gây ảnh hưởng & hướng tối ưu chỉ số
hiển thị. Mình cần mọi người hiểu về “Thuật toán Edge Rank” của Facebook.

Từ “Edge” được định nghĩa như là tất các hoạt động trên facebook mà có khả năng xuất hiện trên
newfeed của người dùng, bao gồm: like, comment, share, tags hoặc bất kì hành động nào của
người dùng. Facebook tối ưu thuật toán này để lọc các kết quả xuất hiện trên newfeed của người
dùng liên quan vì không phải bất kì hành động nào cũng đều được xuất hiện.

Các nhân tố của thuật toán

Thuật toán bao gồm 3 thành phần chính: Affinity (mối quan hệ), Weight (Loại bài post) và Decay
(Thời gian post)

thủ thuật tăng edgerank

Edge Affinity – Mối quan hệ (kết nối)

“Affinity” được đo lường bởi các mối quan hệ mà bạn có với những người tạo ra “Edge”. Nếu mối
quan hệ này càng gắn kết (tương tác với nhau thường xuyên, cùng tương tác hoặc sở thích nào

Mail: contact@congdongisocial.com
ĐỖ VĂN TÀI

đó) thì điểm số Affinity càng cao. Ví dụ nếu bạn có 1 số lượng lớn bạn bè mà like cùng 1 page thì
những hành động “like” của những bạn này sẽ hiển thị trên newfeed của bạn.

Edge Weight – Loại bài post

Có 2 loại Weight: post và interaction (tương tác). Post là bao gồm các dạng như: photo ,video,

link, status trong đó photo là dạng có trọng số cao nhất. Trong khi interaction bao gồm: Share,

comment, tag và like trong đó Like có trọng số thấp nhất. Share sẽ được đánh tỷ trọng cao nhất

Time Decay

1 story (nội dung có khả năng xuất hiện trên newfeed) quá lâu sẽ không có khả năng xuất hiện
trên newfeed. Facebook không sắp xếp các story theo thứ tự thời gian làm yếu tố chính, tuy nhiên
yếu tố này cũng có ảnh hưởng đến việc xuất hiện trên newfeed

EdgeRank cũng tương đương với độ Reach (khả năng tiếp cận của 1 bài viết đến 1 lượng người
nhất định

Khi mà EdgeRank được sử dụng để quyết định xem 1 bài viết có thể tiếp cận tới bao nhiêu người
thì kết quả này cũng tương đượng như độ Reach.

II, Tối ưu chỉ số Reach (tiếp cận) và hiển thị. Hay làm sao để giảm giá CPM

Mọi người tạm hiểu là CPM của mỗi mặt hàng sẽ khác nhau. Nó dựa vào mức độ cạnh tranh, bao
nhiêu nhà quảng cáo đang đánh vào sản phẩm đó, tệp người đó. - Giảm giá CPM tức là
cùng 1 số tiền quảng cáo của bạn bung reach được càng nhiều người, càng nhiều lần càng tốt.
Dưới đây là 1 số yếu tố theo kinh nghiệm của mình ảnh hưởng đến giá CPM:

2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến dữ liệu đầu vào (những tương tác ban đầu khi bài viết xuất hiện)
giúp Facebook có thể tối ưu được. Hiểu nôm na là bài viết của bạn đầu tiên xuất hiện (hoặc nếu
quảng cáo thì 0h00 sẽ reset lại sự liệu ) thì làm sao để nhiều người tương tác.

a. Thời điểm đăng ads mỗi sản phẩm khác nhau có 1 khung giờ lên ads khác nhau. Cái này
phải test nhiều lần mới đúc rút ra được. Có mẫu mình lên buổi sáng thỳ tốt, mẫu buổi trưa
tốt,có mẫu đêm mới tốt. Cần nghiên cứu rõ hành vi sử dụng Facebook của tệp khách hàng

Mail: contact@congdongisocial.com
ĐỖ VĂN TÀI

mục tiêu và đưa ra thời gian lên bài phù hợp. Mình hay lên ads trước giờ khách mình hay
online khoảng 1 tiếng. Nên mọi người cố gắng test nhiều thời điểm và lưu lại kết quả nhé.

b. Nội dung (hình ảnh+text) quảng cáo của bạn: Nội dung quảng cáo hay. Điểm phù hợp
cao. Sẽ được ưu tiên reach hơn. dẫn đến giá CPM cũng sẽ thấp hơn. Vì vậy việc sáng tạo
nội dung là điều cực kỳ quan trong trong việc chạy quảng cáo. Không tự nhiên lại có câu:
Content is King phải không.

c. Target: Giống như nhạc Sơn Tùng hay thì phải đem cho Sky nghe vậy thế nó mới trất’ss.
Còn lại đem cho các cụ ở quê nghe thì lại thành ra dở. Khi target sai, quảng cáo của bạn
hiển thị đến những người không quan tâm, họ sẽ không tương tác. Facebook sẽ đánh giá
quảng cáo của bạn không tốt như vậy khó cho việc reach tiếp theo. Vì vậy mọi người cần
nên thường xuyên A/B testing để tìm ra đối tượng và tệp khác hàng mục tiêu phù hợp với
sản phẩm của mình.

d. Đa dạng các hình thức chạy: Video chẳng hạn. Sẽ hiển thị tốt hơn Click to web hay
boostpost

2.2 Những yếu tố từ tài khoản, fanpage

a. Cơ cấu tài khoản quảng cáo

Nếu Tài khoản quảng cáo của bạn là cá nhân sẽ có cơ câu: Tài khoản quảng cáo – Chiến dịch –
Nhóm quảng cáo – Quảng cáo

Còn nếu TK là TK BM (Business Manager) cơ cấu sẽ là: Agency Business – Business admin – TK

quảng cáo – Chiến dịch – Nhóm quảng cáo – Quảng cáo

Việc cơ cấu tài khoản quảng cáo không hợp lý và rõ rang. VD: Có quá nhiều adset trong 1 chiến
dịch , quá nhiều quảng cáo trong 1 nhóm quảng cáo. Dẫn tới Facebook sẽ tối ưu để quảng cáo,
nhóm quảng cáo tốt nhất được hiển thị nhiều hơn. Ngoài ra việc cạnh tranh nhiều giữa các tệp
audience trong cùng 1 TK, 1 chiến dịch dẫn tới việc khó hiển thị quảng cáo

b. Tình trạng Fanpage

Mail: contact@congdongisocial.com
ĐỖ VĂN TÀI

Nó chính là sức khoẻ Fanpage của bạn. Có những fanpage khả năng hiển thị rất tốt nhưng có
những fanpage hiển thị kém. Cái này mọi người có thể đo chỉ số JEViC (Join - Engagement –
Viral – Cross) số liệu lấy trong phần "thông tin chi tiết " page của bạn nhé.

c. Tài khoản quảng cáo

Nhiều trường hợp xảy ra 1 chiến dịch quảng cáo chạy cùng tệp Audience. Tuy nhiên TK này tốt,
TK khác không tốt. Đó ra do sự phân phổ hiển thị của Facebook đang chưa được đồng đều. Do
vậy mọi người nên chạy nhiều tài khoản khác nhau. Chiến dịch bên TK nào tốt mọi người nên đẩy
trên tài khoản đó.

Mail: contact@congdongisocial.com
ĐỖ VĂN TÀI

BÀI 6. TỐI ƯU CHỈ SỐ TƯƠNG TÁC


(NẾU CHẠY THEO CTW, CVS LÀ TỐI ƯU CHỈ SỐ CLICK)

Trước hết chúng ta sẽ đi dần dần từng bước theo chiều cảm xúc của khách hàng nhé. Nhìn thấy
quảng cáo – Tương tác (hoặc không) – Comment (hoặc không) – Mua hàng (hoặc không). Vậy
bài thứ 2 chúng ta đã giải quyết việc làm sao để cho quảng cáo của bạn được nhiều người nhìn
thấy nhất. Vì nhiều người nhìn thấy, tỷ lệ người ta tương tác sẽ cao hơn. Hôm nay chúng ta sẽ đi
giải quyết vấn đề về Tương tác nhé. Làm sao để nhiều người tương tác nhất, vì nhiều người
tương tác % họ comment sẽ cao hơn.

Tương tác ở đây bao gồm: Cảm xúc (Like, thả<3, tức giận…), Share, Comment, Xem ảnh, ……

Tối ưu chỉ số tương tác chính là việc trong 1 CPM (1000 lượt hiển thị) làm sao càng nhiều người
tương tác càng tốt. Bản chất tính tiền của Facebook là tính tiền theo lượt hiển thị, do vậy trong
1000 lượt hiển thị càng nhiều người tương tác thì giá tương tác sẽ càng rẻ và ngược lại.

Vậy làm sao để tăng được chỉ số tương tác:


1.Content (text&hình ảnh) phải thực sự cuốn hút. ĐIỀU NÀY KHÔNG PHẢI BÀN CÃI NHIỀU phải
không. Content is King mà. Content giúp thúc đẩy việc tương tác và tiềm năng mua hàng của
khách từ 10% lên 50%, 80%, 100%. Thậm trí từ 0% lên 100%
Có vô vàn hướng viết content khác nhau. Tuy nhiên mình chỉ mong muốn mọi người viết content
cần chạm vào nhu cầu, giải quyết được vấn đề & cảm xúc của người đọc. Nếu mọi người theo dõi
các quảng cáo thì họ luôn có 1 concept chạm vào cảm xúc của người đọc, người xem khác nhau.
Coca-cola, pepsi là sảng khoái, kem đánh răng Colgate là sợ hãi khi bị xâu răng , xấu hổ, thiếu tự
tin về hơi thở, dầu nhớt Castrol là cảm giác an toàn,….
Nội dung phải có CTA (call to action - lời kêu gọi hành động): " Comment SĐT để nhận tư vấn
miễn phí hoặc giảm giá 20-30%,....". Ảnh cũng vậy. Ảnh cũng phải có CTA: Xem Thêm, Click Ngay,
Mua Ngay....Luôn luôn sáng tạo về nội dung và content nhé. Nhiều lúc điên điên, ý tưởng điên rồ
lại nhận được tương tác khủng luôn.
" STAY HUNGRY STAY FOOLISH " nhé mọi người

Mail: contact@congdongisocial.com
ĐỖ VĂN TÀI

2. Nên giật title và cho CTA ở 6 dòng đầu tiên. Tránh để ở dưới phần see more (Xem thêm)

3. Xem lại đối tượng bạn đang hướng tới. Vì nội dung có hay, hình ảnh có đẹp mà target không
trúng đối tượng thỳ cũng không ai tương tác hay click đâu. Giống như nhạc Sơn Tùng MTP có hay
mà mang cho các cụ già nghe í . Tuy nhiên mọi người cũng cần phân biệt giữa sản phẩm thông
dụng & sản phẩm đặc thù nhé. Sản phẩm thông dụng là những sản phẩm ai cũng cần hoặc nhu
cầu cần cao. Khi đó tập trung mạnh vào phần sản phẩm, content, giá. Còn target chỉ là 1 phân
nhỏ trong thành công của chiến dịch. Hơn nữa Facebook giờ đã ngày càng thông minh trong việc
tìm kiếm đối tượng phù hợp cũng như ra nhiều tính năng retargeting, share tệp audience, look a
like rồi mà. Còn sản phẩm đặc thù thì cần chú trọng kỹ vào phần target nhé.

4. Ăn theo trend

Cái này không cần mình nói nhiều mọi người cũng biết mức độ hiệu quả của nó đúng không ạ.
Ăn theo trend từ hình ảnh đến nội dung. Tuy nhiên nên cẩn thận nhé, không lại chỉ thấy tương
tác, comment trẻ trâu không bán được hàng. Ngoài ra vận dụng trend cũng là cả 1 nghệ thuật để
không bị phản cảm, không bị ăn chửi, khủng hoảng truyền thông, không bị phản tác dụng.

5. Có thể thêm link rút gọn web mà bạn muốn người xem quảng cáo tới.Có thể dùng bit.ly,
goo.gl,... tùy mọi người vào phần nội dung để tăng việc người ta đọc bài sẽ click luôn vào link.
Giúp tăng click vào website.

6. THỊ TRƯỜNG - THỜI ĐIỂM – CHIẾN LƯỢC


Đây là phần cực kỳ QUAN TRỌNG nhé.
Nhu cầu mua hàng của 1 người tại từng thời điểm, thời gian (giờ trong ngày, ngày trong tháng,...),
mùa,…. Sẽ khác nhau. Đầu tháng khi người đi làm mới có lương,khi sinh viên mới được nhận viện
trợ nhu cầu mua hàng của họ khác, giữa tháng khi 1 phần lương đã tiêu hết và nhiều thứ phải lo,

Mail: contact@congdongisocial.com
ĐỖ VĂN TÀI

nhu cầu của họ khác & cuối tháng khi viêm màng túi sẽ khác. Nên cần đưa ra chiến lược bán hàng
thật rõ và rành mạch trong từng khoản thời gian, thời kỳ.

- Đầu tháng: Cross Sells, Up sells

- Giữa tháng: Giảm giá, khuyến mãi

- Cuối tháng: đặt cọc 1 phần để giữ hàng. Sang đầu tháng có tiền anh/chị chuyển khoản nốt phần
còn lại cũng được ạ. Lúc đó đầu tháng rồi lại chuyển sang “ anh chị có muốn mua thêm sản
phẩm này không ạ” lại up sells, cross sells được rồi.

BÀI 7. LÀM SAO ĐỂ TĂNG DOANH THU, ĐỂ SCALE DOANH THU BỀN
TĂNG CHI PHÍ QUẢNG CÁO ĐỂ TĂNG DOANH THU LÀ CÁCH NGU NGỐC NHẤT ?

Mail: contact@congdongisocial.com
ĐỖ VĂN TÀI

Mọi người chắc không còn xa lạ gì với mô hình 4P chiến lược Marketing: Product (sản phẩm), Price
(Giá), Promotion (xúc tiến thương mại hay truyền thông), Place (Kênh phân phối).

Tuy nhiên trong kinh doanh và MKT hiện nay nó không còn chỉ nằm trong 4P đó nữa mà đã thêm
People (con người), Process (Qui trình) & Philosophy (Triết lý, tư tưởng & văn hoá) để trở thành
mô hình 7P. Và chính ở 3 P đó là nơi sẽ giúp bạn tăng DOANH THU 1 cách nhanh & bền vững
nhất.

Cần đảm bảo hệ thống đã làm việc ăn khớp & tối ưu triệt để sức người, sử dụng hệ thống, công
cụ để tăng hiệu quả, kiểm soát hiệu quả trước khi đẩy chi phí quảng cáo giúp tăng DOANH
THU.

Vậy cần làm gì?

Review lại số liệu để xem thực trạng sức khỏe doanh nghiệp của mình đang nằm ở đâu. Yếu ở
khâu nào: Sản phẩm - MKT - Sales - Vận đơn - CSKH. Làm rõ các vấn đề:

Bước 1: Tỷ lệ của từng bộ phận đã thực sự ngon và đạt max chưa. (thông thường sẽ là chưa trong
1 đến nhiều bộ phận). Cái này review và cơ cấu lại chưa cần tăng quảng cáo thì doanh thu sẽ tự
lên. Đặt câu hỏi: MKT có thể tối ưu hơn được nữa không để tăng inbox, cmt? Sales có thể tăng tỷ
lệ chốt trên số contacts được nhận không? Vận đơn có kiểm soát được hơn nữa để giảm tỷ lệ
hoàn không? Chăm sóc khách hàng có đẩy tỷ lệ khách mua lần 2, khách chưa mua thành mua lên
được nữa hay không hay không?

Bước 2: Tìm ra bộ tỷ lệ làm việc giữa các bộ phận để chuẩn bị đẩy scale. Cố gắng tìm ra công thức
đạt max. MKT sản xuất bao nhiêu contacts, số contacts Sales có thể care max, số đơn hàng chăm
sóc max được 1 ngày. Tìm ra công thức + tối ưu được bước 1. Đẩy $ cho quảng cáo (hoặc phát
triển kênh 0đ nếu chưa muốn đầu tư mạnh) để chuỗi vận hành phía sau đi theo bằng việc tăng
nhân sự sales, tăng nhân sự CSC, tăng số người care vận đơn.

Bước 3: Xây dựng tìm kiếm sản phẩm backup hoặc đa dạng mẫu mã sản phẩm hiện tại. Giúp bán
sản phẩm mới cho khách hàng mới, bán sản phẩm mới cho khách hàng cũ. Đồng thời có thêm
lựa chọn và giảm thiểu rủi ro về KPI doanh thu đặt ra.

Mail: contact@congdongisocial.com
ĐỖ VĂN TÀI

Ngoài ra nên nghĩ đến việc tự chủ động sản xuất sản phẩm nếu hàng đó đang phải nhập để chủ
động về nguồn hàng và chi phí sản xuất.

Bước 4: Xây dựng dần hệ sinh thái. (web vệ tinh, fanpage vệ tinh, group vệ tinh, apps,....) - Hệ sinh
thái cho khách hàng cũ để tiến hành upsell, cross sale, bán lại.

- Hệ sinh thái tiềm năng. Những người sẽ là khách hàng của mình trong vòng 1-2 năm tới. Cho
dần vào phễu và hệ sinh thái của mình.

Bước 5: Xây dựng và định vị dần thương hiệu trong tâm trí người dùng

Doanh thu là hệ quả của 1 chuỗi các hoạt động và mắt xích. Đừng kêu tăng doanh thu chỉ cần tối
ưu các mắt xích trong đó doanh thu tự nhiên tăng.

Hãy nghĩ tới: Tư duy hệ thống, xây dựng hệ thống, kiểm soát hệ thống, kiểm soát chất lượng bộ
phận, nhân sự, tiêu chí đánh giá, nghiệm thu. Các chiều: Tinh thần, sức ép, sự thỏa mãn, công
bằng, thách thức,minh bạch, khả thi...của nhân viên

Tối ưu hệ thống và con người là cách scale doanh thu nhanh & bền vững nhất " 1 chiếc kiềng với
những chiếc chân không đều nhau. Chiếc kiềng đó sẽ SẬP khi chịu 1 trọng lượng QUÁ LỚN"

BÀI 8. CÁCH GIÚP BẠN TĂNG GẤP ĐÔI, GẤP 3, GẤP N....LẦN LỢI NHUẬN
ĐIỂM CHẠM ĐỈNH CỦA LỢI NHUẬN

Tăng lợi nhuận đồng nghĩa với việc tăng DOANH THU và giảm CHI PHÍ

Mail: contact@congdongisocial.com
ĐỖ VĂN TÀI

Mình xin phép chia sẻ 1 trong những cách giúp các bạn tăng được lợi nhuận. gấp 2, gấp 3 thậm
trí gấp n lần.

Nó xoay quanh 3 lần đề:

- CON NGƯỜI

- CÔNG CỤ

- HỆ THỐNG

NGUỒN HÀNG - MARKETING - CHỐT SALES - VẬN ĐƠN - QUẢN LÝ HÀNG TỒN - CHĂM SÓC
KHÁCH HÀNG

I. CON NGƯỜI

Hãy review lại đầu việc và timeline làm việc của nhân viên bạn trong từng bộ phận để biết: - Trước
khi nghĩ tới việc tuyển dụng thêm người thì với số nhân viên hiện tại có đủ để vận hành hay
không?. Timeline làm việc của từng nhân viên để biết thực tế họ đang chi bao nhiêu thời gian cho
việc sản xuất, bao nhiêu thời gian chết, thời gian rảnh cần lấp đầy ----> GIÚP BẠN KHÔNG MẤT
CHI PHÍ VỀ NGƯỜI VÀ CHẢY MÁU TRONG CHI PHÍ NHÂN SỰ

- Biết được khả năng nhân sự của mình max vận hành như thế nào. Đưa ra bộ tỷ lệ chính xác:
1 MKTer kiểm contacts đủ dùng cho 3 Sales

Với đơn hàng của 3 Sales cần 1 người đống gói và vận chuyển

 GIÚP TRONG VIỆC MỞ RỘNG QUI MÔ THEO ĐÚNG TỶ LỆ HIỆN CÓ

II. CÔNG CỤ

- Giúp giải quyết sức người

- Giúp quản lý biết được vấn đang tồn tại ở đâu? nằm ở bộ phận nào

- Giúp bộ phận biết được vấn đề đang nằm ở những chỉ số nào?

Mail: contact@congdongisocial.com
ĐỖ VĂN TÀI

Cần thiết phải tạo 1 hệ thống để xem contacts từ Marketing thu về nó đi như thế nào? Ở mỗi bộ
phận, mỗi khâu, nó đang nằm ở level nào? Hệ thống quản lý chất lượng contacts. Có kế hoạch xử
lý như thế nào đối với những đơn hàng không chốt được sales (kịch bản ra sao, kế hoạch giảm
giá sales, theo đuổi như thế nào?). Tận dụng tối đa việc contacts từ marketing thu về phải chuyển
thành đơn hàng (Giúp tăng doanh thu tối đa từ chi phí đã mất)
=> GIÚP QUẢN LÝ BIẾT ĐƯỢC BỘ PHẬN NÀO ĐANG LÀ BỘ PHẬN NHẠY CẢM NHẤT, BỘ PHẬN
BIẾT ĐƯỢC CHỈ SỐ NÀO ĐANG LÀ CHỈ SỐ NHẠY CẢM NHẤT ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẤN ĐỀ CỦA
TOÀN HỆ THỐNG. ĐỂ ĐƯA RA HƯỚNG GIẢI QUYẾT MÀ KHÔNG LÀM ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC
BỘ PHẬN HOẶC CHỈ SỐ CÒN LẠI

III. HỆ THỐNG

Đây là vấn đề vô hình chung đang giết chết 1 cá nhân hay thậm trí 1 doanh nghiệp lớn. Không

phải lúc nào số contacts mang về càng nhiều sẽ càng tốt. Nó phải là sự phát triển đồng đều, hài

hòa của tất cả các bộ phận.

Khi phòng MKT mở rộng đồng nghĩa số lượng contacts mang về lớn hơn. Nhưng phòng Sales

chưa nở ra đủ kịp dẫn đến : Chất lượng contacts bị thiu –và Số lượng contacts nhiều hơn --->

Quá tải trong việc chốt sales, Sales care contacts không sát

=> Giảm tỷ lệ chuyển đổi nhưng lại tăng chi phí chung

Giống như chiếc kiềng 3 chân. khi 1 chân bị ngắn hơn so với 2 chân còn lại. Chịu 1 sức nặng vừa
đủ nó vẫn đứng vững. Nhưng khi 1 sức nặng đủ lớn. Sẽ sập toàn bộ hệ thống.

 CÁI NÀY MÌNH THƯỜNG GỌI LÀ ĐIỂM CHẠM ĐỈNH CỦA LỢI NHUẬN KHI CÁC BỘ

PHẬN ĐỀU ĐẠT MAX. (Hãy liên tưởng đến mô hình SIN)

 ĐỪNG NGHĨ TỚI SCALE HAY MỞ RỘNG QUY MÔ KHI CHƯA TỐI ƯU VÀ VỮNG!

Mail: contact@congdongisocial.com
ĐỖ VĂN TÀI

ĐỖ VĂN TÀI – CỘNG ĐỒNG ISOCIAL

Đọc nhiều hơn tại: congdongisocial.com


Tham gia group nhận thêm nhiều kiến thức: Cộng đồng iSocial
Hỏi đáp, tâm sự nghề nghiệp, trải lòng: Tâm Sự iSocial
Tham gia kết nối việc làm: www.facebook.com/vieclamisocial/
Gửi "nỗi lòng" của bạn cho iSocial để đuợc lắng nghe và tư vấn tại: goo.gl/JYLqHc

Mail: contact@congdongisocial.com

You might also like