You are on page 1of 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TPHCM


KHOA BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: QUẢNG CÁO


LỚP: BÁO CHÍ K20 CQTT
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN TRUNG NHƯ VIỆT
MSSV: 2056030172

THÁNG ..../2022
Đề:
Đọc bài phân tích ở đường link trên và viết bài luận tối thiểu 500 chữ để trả lời câu hỏi sau:
Theo anh/chị, BP đã ứng dụng trường lý thuyết nào để xây dựng quảng cáo trên? Anh/chị
chọn 1 lý thuyết trong trường đã các định để chứng minh.

Bài Làm
Dựa trên các trường phái lý thuyết đã được học, theo em BP đã sử dụng trường phái lý
thuyết Trường ưu việt – Mô hình phản hồi tri nhận để xây dựng quảng cáo và đăng tải lên
The Green Magazine.
Cụ thể về lý thuyết, Trường ưu việt – Mô hình phản hồi tri nhận sẽ giúp cho những người
tiếp xúc với quảng cáo hình thành nên các luồng suy nghĩ tích cực hay tiêu cực từ thông
điệp mà họ vừa tiếp nhận. Những suy nghĩ này đến từ nguồn gốc thông điệp, sản phẩm,
nội dung thông điệp hay thậm chí là cách truyền tải những thông điệp đến với độc giả,
khách hàng.
Từ những cảm nhận có được thông qua quảng cáo, độc giả sẽ đưa ra những quyết định
mua, không mua, sử dụng hay không sử dụng các sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, theo nhận
thấy của Ambler và Burne (1999) thì những người có ấn tượng tốt bởi quảng cáo sẽ có khả
năng mua hàng cao hơn những người cảm thấy quảng cáo tiêu cực.
Cách lựa chọn sử dụng trường ưu việt với mô hình phản hồi tri nhận của tập đoàn BP cứ
ngỡ là mạo hiểm, nhưng rõ ràng sự mạo hiểm của họ đã có tính toán và đã mang lại hiệu
quả to lớn. Nói vậy là bởi, lĩnh vực dầu khí là một lĩnh vực rất nhạy cảm với môi trường
và con người. Nắm bắt được điều này, các nhà làm quảng cáo của BP đã mạo hiểm khi đi
ngược lại với số đông, họ không chủ trương làm những quảng cáo để thanh minh hay giải
thích quá rườm rà. Thay vào đó, họ truyền đi thông điệp: Nếu các bạn muốn chỉ trích,
chúng tôi sẵn sàng nghe và cải thiện.
Cách sử dụng trường ưu việt với mô hình phản hồi tri nhận lại càng phù hợp trong việc
truyền tải thông điệp kiểu như vậy. Bởi đây là mô hình giúp cho những người tiếp xúc với
quảng cáo hình thành lên các luồng suy nghĩ tích cực hoặc tiêu cực. Và với việc thể hiện
thái độ cầu thị, sẵn sàng lắng nghe thay vì thanh minh và tìm lý do né tránh của BP chắc
chắn sẽ khiến người tiếp nhận có thiện cảm tốt.
Trong bài quảng cáo này của BP, họ đã thể hiện thông điệp của mình rất tinh ý. Với hình
ảnh để tay ra phía sau vành tai biểu thị cho thái độ lắng nghe đồng thời sử dụng kết hợp
với các từ ngữ như “chúng tôi”, “hoan nghênh và khuyến khích chỉ trích”... BP đã cho
những khách hàng tương lai niềm tin về thái độ và tinh thần cầu tiến nhưng có trách nhiệm.
Có thể sẽ có một bộ phận người tiếp nhận vẫn sẽ chỉ trích BP sau những quảng cáo ấy,
nhưng chắc chắn sau khi chỉ trích họ sẽ ở lại và chờ đợi sự thay đổi của BP.
Không chỉ có chừng đó, mà về bố cục, bức ảnh ghép của những nhân viên nam, nữ, nhân
viên da màu, nhân viên da trắng đại diện cho tập đoàn được xếp xen kẽ biểu thị hình ảnh
bình đẳng. Còn hình ảnh người mặc âu phục nhưng không đeo cà vạt, lại là hình ảnh đại
diện của những người đứng bên ngoài nội bộ và lợi ích tập đoàn. Từ hình ảnh người mặc
âu phục được đặt trang trọng ở vị trí trung tâm tập đoàn, ta có thể thấy được tầm quan trọng
của việc lắng nghe ý kiến những khách hàng ảnh hưởng tới tương lai, quyết định sự phát
triển hưng thịnh hay thụt lùi của một tập đoàn.
Quảng cáo này cũng cho thấy cách tiếp cận gần gũi của BP với khách hàng. BP không đưa
ra những lời gượng ép hay ra lệnh cho người đọc, mà chỉ khuyến khích trao đổi, góp ý. Do
đó khi đọc bài quảng cáo này độc giả chính là người nắm trong tay quyền chủ động, quyền
phán quyết ủng hộ hay phản bác các hoạt động hướng tới sự hài hòa giữa công ty dầu khí
và các hoạt động môi trường. Họ cũng đưa ra những dẫn chứng xác đáng về việc mình
đang cố thay đổi và cải thiện từng ngày.
Như chúng ta đều biết, dầu khí rõ ràng là một lĩnh vực quan trọng ở nền kinh tế của 1 đất
nước, vì thế vai trò và vị thế của BP trong nền kinh tế cũng như xã hội sẽ rất cao. Nhưng
họ vẫn hạ mình để chờ đón những lời chỉ trích. Cộng với đó là cách quảng cáo hết sức khoa
học, tâm lý và phù hợp. Họ có thông điệp rõ ràng, họ định hướng bằng các ẩn ý hết sức
tinh tế, họ khiến người tiếp cận quảng cáo phải suy nghĩ và trăn trở về việc này.
Và đó đồng thời cũng tạo ra một bước đệm hữu ích để người tiếp nhận quảng cáo của BP
bày tỏ thái độ tích cực về bài quảng cáo ấy. Và một khi đã có thái độ tích cực, theo lý thuyết
của Trường ưu việt – mô hình phản hồi tri nhận, những người này cũng sẽ có thái độ tích
cực với thương hiệu, mà ở đây là BP.
Có thể thấy, từ sự củng cố lòng tin thông qua việc lắng nghe góp ý, BP không chỉ xoa dịu
mà còn giúp công chúng đánh tan những mối lo về hiềm khích, bất mãn giữa của các công
ty dầu khí và nhà hoạt động môi trường để từ đó tạo ra sự đồng cảm cũng như hỗ trợ qua
lại. Do đó sẽ không quá nếu như ví Trường ưu việt – Mô hình phản hồi tri nhận đã làm rất
tốt vai trò trung gian gắn kết giữa BP và các khách hàng của tập đoàn trong tương lai. Đặc
biệt, phải dành lời khen ngợi cho những người làm công tác định hướng quảng cáo cho tập
đoàn, bởi họ đã lựa chọn hướng đi khá mạo hiểm là tiếp nhận chỉ trích, nhưng chính vì đã
có sự tính toán kỹ lưỡng, cùng việc áp dụng mô hình quảng cáo phù hợp nên đã khiến sự
mạo hiểm ấy trở nên hiệu quả không ngờ.

You might also like