You are on page 1of 5

NGƯỜI THUYẾT TRÌNH 5 (Văn Hoàng hoặc Hữu Kha)

Slide 17
2. Nghiên cứu về CSR ở Việt Nam
Theo Carroll (1991), CSR ra đời từ những năm 1960 và phát triển mạnh mẽ
trong vòng 30 năm sau đó. Nghiên cứu “Corporate Social Responsibility in
Vietnam: Integration or Mere Adaptation?” do Hamm B. (2012) thực hiện chỉ
ra rằng “CSR đã được các tác nhân phương Tây truyền tải sang các nước sản
xuất của phía Nam bán cầu”. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vấn đề liên quan đến
CSR vẫn còn là một điều chưa được quan tâm đúng với tầm cỡ của nó.

Slide 18

2.1. Thực trạng

2.1.1. Những bất cập:

Những tài liệu và thông tin về CSR hầu như rất hiếm hoi và những đầu sách lẫn
tác giả bàn về lĩnh vực này vẫn còn thiếu hụt. Các tài liệu về CSR nằm rải rác
trong các bài thuyết trình hội thảo, các trang web liên quan đến các nhóm hỗ
trợ CSR.

Thông tin xoay quanh CSR nằm rải rác ở một số tài liệu trong chương trình
giảng dạy của trường đại học. Một số trường đại học Việt Nam đang bắt đầu
giới thiệu chủ đề CSR trong một số ngành nhất định, chẳng hạn như Marketing,
Quản lý và Quản trị Kinh doanh. Một số luận văn của sinh viên trong và ngoài
nước cũng thảo luận về chủ đề chung của CSR ở Việt Nam, nhưng không có
luận văn nào đi sâu vào cách giới truyền thông nhìn nhận CSR như thế nào.

Ví dụ: Một phần nghiên cứu “Corporate Social Responsibility in Vietnam: A


study of stakeholders’ perceptions of CSR” của Pham V. T. (2010) đã cố gắng
tìm hiểu sâu hơn nhận thức của các bên liên quan về CSR ở Việt Nam, nhưng
“các bên liên quan” chỉ giới hạn ở các nhà đầu tư trong nước.

Trong cả nước, không có tạp chí chính thức nào về CSR hoặc quan hệ công
chúng, ngoại trừ một diễn đàn CSR do UNIDO và VCCI thành lập với tư cách
liên doanh, được tài trợ bởi Chương trình Chuyển đổi Châu Á của Ủy ban Châu
Âu. Nghiên cứu này nhằm nâng cao năng lực CSR cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ ở Việt Nam.

Slide 19

2.1.2 Nỗ lực đưa CSR phổ biến tại Việt Nam:


Hiện nay, có những người đã thực hành CSR trong một số công ty dưới dạng
các chuyên gia CSR. Các tập đoàn lớn như Intel, Unilever và Coca-Cola có
nhân viên CSR để đảm trách chương trình nghị sự CSR. Cũng không có gì lạ
khi một công ty công bố báo cáo CSR của mình như là một phần trong quá
trình giao tiếp với các bên liên quan của họ.

Nói chung, TNCs là động lực chính trong việc phát triển CSR với tác động gia
tăng và hiệu ứng lan tỏa được truyền đến phần còn lại của cộng đồng doanh
nghiệp. Chính các TNC đã làm cho thuật ngữ CSR trở nên nổi bật và dễ thấy
đối với công chúng Việt Nam, bao gồm cả giới truyền thông.

Các phương tiện truyền thông đã thể hiện sự quan tâm ngày càng lớn đến CSR.
Trong khi hầu hết các tổ chức truyền thông ở Việt Nam từ lâu đã có “Phòng
CSR” (thường được gọi là Sở Xã hội) hoặc thậm chí điều hành các tổ chức từ
thiện để quyên tiền cho các mục đích nhân đạo, các hoạt động này chủ yếu chỉ
giới hạn trong lĩnh vực từ thiện.

Ví dụ:

- Saigon Times, một tập đoàn truyền thông báo chí kinh doanh địa
phương, tổ chức hội thảo CSR hàng năm với sự tham gia của đại diện
giới truyền thông, các viện sĩ và các giám đốc điều hành doanh nghiệp.
Saigon Times là một trong những đơn vị tiên phong thành lập Quỹ CSR
hiện đại mang tên “Saigon Times Foundation” hay STF. Tờ báo này
cũng đi tiên phong trong việc tổ chức các cuộc thảo luận và hội thảo về
CSR nhằm thiết lập đối thoại với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong
lĩnh vực CSR.

- FBNC, một kênh truyền hình tin tức kinh doanh địa phương, có chương
trình “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” do ông Phạm Phú Ngọc
Trai, nguyên Tổng Giám đốc Pepsi Việt Nam chủ trì hàng tuần. Chương
trình này dành riêng cho các cuộc thảo luận và trao đổi cởi mở về các
vấn đề khác nhau liên quan đến CSR và cộng đồng doanh nghiệp.

- Từ năm 2005, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã
trao tặng cho các doanh nghiệp giải thưởng CSR hàng năm nhằm “tôn
vinh và biểu dương những doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội tốt và đạt
thành tích xuất sắc trong lĩnh vực lao động và môi trường”.

Tóm lại, có thể nhìn nhận thực trạng CSR tại Việt Nam theo ghi nhận của Tiến
sĩ Trương Thị Nam Thắng tại CFVG (Trường Kinh doanh Pháp tại Việt Nam)
rằng: “CSR đã có mặt ở Việt Nam, với mức độ phổ biến rộng rãi hơn trong các
TNC. Số lượng các nhà thực hành CSR ngày càng tăng nhưng các nghiên cứu
trong lĩnh vực này vẫn còn hạn chế. Đây là một trong những lý do chính khiến
nghiên cứu này có tiềm năng đóng góp vào việc hiểu rõ hơn về CSR ở Việt
Nam, bắt đầu bằng việc đánh giá cách nhìn nhận của CSR bởi một trong những
lĩnh vực có ảnh hưởng nhất - truyền thông”.

NGƯỜI THUYẾT TRÌNH 6 (Văn Hoàng hoặc Hữu Kha)

Slide 20

2.2. Vận dụng mô hình CSR vào đơn vị công tại Việt Nam

2.2.1. Về khu vực công:

Khu vực công là một bộ phận cơ bản thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước
và cung cấp dịch vụ công nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và phát triển
chung của nền kinh tế, xã hội. Chất lượng hoạt động của khu vực công sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng và tiến trình vận hành chung của toàn bộ nền
kinh tế và đảm bảo ngân sách hiệu quả theo một hướng thống nhất của một
quốc gia.

Tại Việt Nam, nguồn ngân sách nhà nước cũng có tính giới hạn nhưng phải
đảm bảo thực hiện một khối lượng công việc và chương trình lớn. Cùng với đó,
quá trình hoạt động của khu vực công rại Việt Nam có một sự tách biệt tương
đối trong các hoạt động của nền kinh tế.

Slide 21

Khu vực công lại cùng với khu vực tư nhân sẽ thực hiện một số chức năng do
nhà nước giao nhằm mang lại tính hiệu quả hơn cho người dân của quốc gia
trong việc sản xuất, cung cấp hàng hóa hoặc những dịch vụ nhất định. Điều này
thường được thể hiện ở một số hoạt động có tính chất đặc thù như:

- Quản lý chất thải

- Quản lý nguồn nước

- Chăm sóc sức khỏe

- Dịch vụ an ninh

- Khu vực trú ẩn cho những người vô gia cư hoặc người gặp phải hoàn cảnh
khó khăn.

- v.v…
CSR với các nhân tố trong khu vực công có thể biểu đạt qua sơ đồ sau:

(Nguồn: Michael Kerr (2006) – Natural Advantage Lead Counsel)

Đối với quá trình cung cấp hàng hóa công hay dịch vụ công thì một trong
những đặc điểm hoạt động quan trọng chính là khu vực công luôn cung cấp sản
phẩm mang tính đặc thù mà không cần thu về bất kỳ khoản nào và việc cung
cấp này sẽ nhằm mang lại lợi ích cho toàn xã hội chứ không phải cho bất kỳ
một người sử dụng dịch vụ cụ thể nào, cũng thông qua điều này sẽ mang lại và
khuyến khích tạo ra các cơ hội bình đẳng cho các đối tượng trong xã hội.

Slide 22

2.2.2. Vai trò của CSR đối với khu vực công:

Những hoạt động có tính chất đặc thù nêu trên cần phải đưa vào báo cáo hướng
đến vì mục tiêu sự phát triển bền vững trong khu vực công bởi do có nhiều hoạt
động mà nhà nước không có nguồn thu hay khoản bồi hoàn nào nhưng phải chi
ra những khoản ngân sách nhất định cho các đối tượng đó.

Báo cáo trong khu vực công cũng đồng thời là báo cáo cho sự bền vững sẽ bao
gồm các thành phần (Nguồn: WB (2017) – Public Sector with CSR – An
adoption for improvement):
Các yếu tố bên trong và bên ngoài thường gắn liền với khuôn mẫu lý thuyết và
các yếu tố đặc thù của vùng miền. Những yếu tố này có tác động không nhỏ
đến việc áp dụng CSR vào đơn vị công. Nếu như thông tin trong đơn vị công
đã minh bạch và số liệu kế toán rõ ràng, thì việc đóng góp cho xã hội hoàn toàn
mang tính rõ ràng và có thể kiểm chứng.

You might also like