You are on page 1of 2

2.

3 Thực trạng nguồn nhân lực Công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay

Những thành tựu của CTXH

- Tháng 8/2021, giai đoạn cao trào của dịch bệnh Covid-19, các nhân viên công tác xã hội đã ngày
đêm đồng hành cùng các nhân viên y tế để kịp thời hỗ trợ bệnh
nhân-https://bvndtp.org.vn/cong-tac-xa-hoi-trong-cong-tac-phong-chong-dich-covid-19/

- 2020 là một năm thiên tai, dịch bệnh có diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt dải đất
miền Trung liên tiếp hứng chịu các trận bão chồng bão, lũ chồng lũ gây thiệt hại nặng nề
về người và tài sản.
- Với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau,” Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam đã kích
hoạt đội ứng phó thảm họa 4 cấp đồng hành cùng người dân vượt qua bão lũ; nhanh
chóng triển khai dự án “Lời kêu gọi khẩn cấp về ứng phó, phục hồi và tái thiết sau mưa lũ
miền Trung tháng 10/2020.”
- Hội đã triển khai nhiều hoạt động cứu trợ thiết thực, đa dạng mang tính phát triển bền
vững để hỗ trợ người dân vùng chịu thiệt hại nặng nề bởi mưa lũ các tỉnh gồm Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam.
- Ngay sau khi bão đổ bộ, lũ xảy ra khiến nhiều địa phương bị cô lập, những “chiến sỹ áo
đỏ” không quản nguy hiểm, tổ chức các đoàn cứu trợ khẩn cấp hỗ trợ kịp thời lương thực,
nước sạch, thùng hàng gia đình, bộ dụng cụ sửa nhà cho người dân vùng bị cô lập.
https://www.vietnamplus.vn/hoi-chu-thap-do-viet-nam-tich-cuc-ho-tro-nguoi-dan-vuot-
qua-bao-lu/755529.vnp
- Hưởng ứng "Tháng Nhân đạo 2019" do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt
Nam phát động, sáng ngày 31/05/2019 Hội Chữ thập đỏ Thành phố Hà Nội,
Hội Chữ thập đỏ quận Hoàn Kiếm phối hợp cùng Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp - giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố tổ chức Chương trình Tết
Thiếu nhi 01/6, tặng học bổng và quà cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn. -https://hoichuthapdohanoi.vn/vi/news/Cong-tac-xa-hoi/tang-qua-
cac-em-hoc-sinh-khiem-thi-hoc-sinh-xoa-mu-chu-518.html
-

Hạn chế

Thứ nhất là nhận thức về nghề CTXHvà các dịch vụ CTXH trong còn hạn chế. Các ngành, các cấp và người dân
chưa biết nhiều đến ngành CTXH; cán bộ, nhân viên CTXH, chưa nhận dạng được họ là ai, làm việc gì và ở
đâu. Vai trò, nhiệm vụ CTXH là gì, sự khác biệt giữa CTXH với các ngành nghề liên quan khác. Vì vậy để CTXH
được hoàn toàn công nhận là một nghề chuyên nghiệp ngang bằng với những nghề nghiệp khác như giáo
viên hay bác sỹ cần có thời gian và những phương pháp tuyên truyền hiệu quả.
Thứ hai là chưa hoàn thiện cơ sở pháp lýđể xác định vài trò, vị trí và quyền hạn cho nhân viên công tác xã
hội để họ thực hiện tốt hơn công tác hỗ trợ đối tượng yếu thế và những người có nhu cầu dịch vụ CTXH.
Thứ ba là quy mô và phạm vi hoạt động các dịch vụ xã hộicủa hoạt động CTXH còn hạn chế. Hiện nay hệ
thống các tổ chức liên quan đến cung cấp các dịch vụ về CTXH chủ yếu hình thành ở ngành lao động, thương
binh và xã hội, chưa hình thành ở các ngành y tế, giáo dục và tư pháp v.v.
Bên cạnh đó, các hình thức trợ giúp, các dịch vụ CTXH chưa phong phú và chất lượng cũng như hiệu quả còn
hạn chế. Các hoạt động hiện tại mang nặng tính quản lý nhà nước hơn là hướng dẫn, hỗ trợ cung cấp dịch vụ
công cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, nhằm giúp họ tự giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh. Thêm
vào đó, phương thức can thiệp giải quyết vấn đề chủ yếu là xử lý vấn đề khi sự việc xảy ra chứ chưa trú trọng
đến cả biện pháp phòng ngừa, do vậy kết quả chưa thực sự hiệu quả.
Thứ tư là những hạn chế về số lượng cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ tham gia cung cấp các dịch vụ
CTXH. Đa số những cán bộ làm việc trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ CTXH chưa được qua đào tạo chuyên môn
nghiệp vụ hoặc chỉ được tập huấn chuyên môn trong thời gian ngắn.
Thứ năm là những yếu kém trong công tác đào tạo nghề CTXH như thiếu tài liệu giảng dạy, chương trình
giảng dạy nhiều trường chưa hoàn thiện, thiếu giảng viên có đủ trình độ, thiếu cơ sở thực hành và những cán
bộ hướng dẫn thực hành tại cơ sở (kiểm huấn viên cơ sở), thiếu các chương trình đào tạo sau đại học về
CTXH.
Thứ sáu là sự thiếu vắng của các hiệp hội nghề nghiệp về thực hành và đào tạo. Hiện nay chúng ta chỉ mới có
được chi hội nghề CTXH.

Về mặt thể chế, cơ sở pháp lí cho sự phát triển ngành, nghề CTXH và đào tạo cán bộ xã hội ở
nước ta còn rất mới mẻ, chưa hình thành một cách đầy đủ và có hệ thống. Mặc dù đến thời
điểm hiện nay, nhiều cấp lãnh đạo đã nhận thức được vai trò của ngành, nghề CTXH đóng góp
cho sự phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam, nhưng thực tế vẫn chưa có sự đồng bộ trong nhận
thức về vị trí, vai trò cũng như sự thừa nhận chính thức một cách rộng rãi đối với CTXH, dịch
vụ CTXH.
Về tổ chức bộ máy, nước ta chưa có hệ thống tổ chức mang tính chuyên nghiệp về CTXH, đặc
biệt ở các cấp huyện, cơ sở và cộng đồng, mặc dù ở cả cấp trung ương và địa phương vẫn có
một số cơ quan chức năng đảm nhiệm thực thi CTXH. Tình trạng nhiều cơ quan hoạt động bán
chuyên nghiệp vẫn là chủ yếu dẫn đến chất lượng, hiệu quả CTXH chưa cao, lãng phí nguồn
lực. Do thiếu cơ sở pháp lí và các điều kiện cần thiết khác như nhân sự, bộ máy... nên đến nay
các Hội, Hiệp hội liên quan đến CTXH ở Việt Nam còn rất mới, non trẻ và mới chỉ đang dần
hình thành.
Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các giảng viên có trình độ cao về CTXH
còn rất ít. Mặt khác chưa có cơ chế và sự phối kết hợp trong công việc để huy động tổng hợp
các nguồn sức mạnh hiện có đang hoạt động trong lĩnh vực CTXH, các cán bộ được đào tạo
trong ngoài nước về CTXH từ nhiều nguồn khác nhau, các sinh viên được đào tạo về CTXH
mới ra trường...

You might also like