You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

----------

BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN KẾ TOÁN QUỐC TẾ

Đề tài: Báo cáo phát triển bền vững và bài học cho Việt Nam

Họ và tên sinh viên: Lê Anh Thư – 11217897


Trần Thị Thương – 11217901
Hoàng Kiều Trang – 11217905
Cầm Đức Hùng – 11217815
Nguyễn Duy Thắng - 11215267

Lớp học phần: KTKE1108(222)_10

Ngày 1 tháng 4 năm 2023

1|Page
MỤC LỤC

A. TRANG BÌA…………………………………………………………….....1

B. MỤC LỤC……….………………………………………………………….2

C. NỘI DUNG CHÍNH: Báo cáo phát triển bền vững và bài học cho Việt Nam

1. Khái niệm ……………………………………………………………3

2. Sự hình thành và phát triển…………………..………………..……3

3. Lợi ích của báo cáo……………………………………………...……4

4. Chuẩn mực của báo cáo……………………………………………...4

5. Báo cáo bền vững: Bắt buộc hay không bắt buộc……………….......6

6. Bài học dành cho Việt Nam……………………………………….....6

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………..…………………..8

2|Page
NỘI DUNG CHÍNH

BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

I. Khái niệm báo cáo phát triển bền vững:

- Cụm từ “phát triển bền vững” được nhắc đến chính thức lần đầu tiên trong Báo
cáo Brundtland năm 1987 của Liên hợp quốc. Theo đó, phát triển bền vững được
định nghĩa là “sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không ảnh
hưởng đến khả năng thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của chính họ”.
- Có rất nhiều khía cạnh của phát triển bền vững nhưng thường được nhắc đến
nhiều nhất là ba yếu tố: kinh tế bền vững, xã hội bền vững và môi trường bền
vững. Báo cáo phát triển bền vững ra đời là sự bổ sung cho các báo cáo tài chính
truyền thống trên các khía cạnh thông tin về chính sách và thực hành các vấn đề
liên quan đến xã hội và môi trường của doanh nghiệp (DN). Hiện nay, đa số các
công ty đại chúng lớn trên thế giới đều thực hiện một dạng nào đó của báo cáo phát
triển bền vững. Thông thường, những công ty này sẽ công bố một báo cáo phát
triển bền vững riêng biệt song song với báo cáo thường niên của công ty.
- Các công ty tại Mỹ thường nhắc đến báo cáo phát triển bền vững này như là báo
cáo trách nhiệm xã hội. Trong giai đoạn những năm 1990, báo cáo này lại thường
được biết đến như là báo cáo ba dòng cuối (triple-bottom-line report, gọi tắt là
TBL), hàm ý nhắc đến ba yếu tố được quan tâm trong các báo này bao gồm kinh
tế, xã hội, và môi trường. Báo cáo ESG (Environment – môi trường, Social – xã
hội, Governance – quản trị) cũng là một tên gọi thường được nhắc đến của loại báo
cáo này, hàm ý về mối quan hệ chặt chẽ giữa trách nhiệm xã hội và cách thức một
tổ chức được quản lý.

II. Sự hình thành và phát triển của báo cáo phát triển bền vững:

- Báo cáo phát triển bền vững xuất hiện từ cuối những năm 1990, gắn liền với sự ra
đời của sáng kiến báo cáo toàn cầu (Global Reporting Initiative, gọi tắt là GRI),
một tổ chức tiêu chuẩn độc lập quốc tế giúp các DN, chính phủ và các tổ chức khác
hiểu và truyền đạt tác động của họ đối với các vấn đề về phát triển bền vững như
biến đổi khí hậu, nhân quyền và tham nhũng. Tuy nhiên, sự hình thành của báo cáo
phát triển bền vững nằm trong một quá trình phát triển lâu dài hơn của các báo cáo
phi tài chính (non-financial reporting). Từ những năm 1970, tại các nước Âu – Mỹ
đã xuất hiện các báo cáo xã hội bổ sung thông tin cho các báo cáo tài chính truyền

3|Page
thống. Những báo cáo này thể hiện các thông tin về trách nhiệm xã hội của DN.
Đến những năm 1980, mối quan tâm về các yếu tố phi tài chính của DN chuyển
dịch sang các vấn đề liên quan đến môi trường như là lượng khí thải hay xử lý rác
thải của DN. Trong giai đoạn này, các báo cáo môi trường xuất hiện thay thế cho
báo cáo xã hội. Đến cuối những năm 1990, những người nghiên cứu và thực hành
báo cáo DN bắt đầu xem xét các yếu tố tác động đến xã hội và môi trường một
cách đồng thời và công bố các thông tin này trong một báo cáo chung song song
với các báo cáo tài chính truyền thống, từ đó hình thành báo cáo phát triển bền
vững như chúng ta biết hiện nay.

III.  Lợi ích của báo cáo phát triển bền vững:

 Báo cáo phát triển bền vững là công cụ đo lường, ghi nhận và công bố các
mục tiêu, trách nhiệm của doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững.

 Bên cạnh những thông tin về tài chính, thông tin về hoạt động của doanh
nghiệp trên khía cạnh môi trường, xã hội cũng được quan tâm đến.

 Báo cáo bền vững có vai trò quan trọng đối với các bên có liên quan và nội
bộ doanh nghiệp: 
- Báo cáo công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình => củng cố
lòng tin của các bên liên quan, làm gia tăng uy tín, thương hiệu.
- Đối với nội bộ DN: quá trình xác định khía cạnh phát triển bền vững
và lập báo cáo bền vững giúp DN cân nhắc lợi ích của các bên có liên
quan, nhận biết rủi ro và cơ hội kinh doanh, nâng cao khả năng thích
nghi trong môi trường thay thay đổi nhanh=> chuẩn bị cho xu thế phát
triển mới, phân cấp trách nhiệm và cải tiến hệ thống quản lý.

 Báo cáo phát triển bền vững GRI:


 Được sử dụng và công nhận rộng rãi
 Đề cập đến vấn đề cốt lõi của phát triển bền vững bao gồm tác động
tới kinh tế, xã hội và môi trường.

IV. Chuẩn mực về báo cáo phát triển bền vững (gồm GRI và các khung khác)
*) Chuẩn mực báo cáo phát triển bền vững GRI:
- Bộ chuẩn mực GRI được sắp xếp thành bốn nhóm lớn: tổng quát, kinh tế, môi
trường và xã hội. Các chuẩn mực tổng quát, từ số 101 đến số 103, cung cấp cho
người đọc thông tin tổng quan về các chính sách báo cáo của tổ chức/DN. Ví dụ,
4|Page
chuẩn mực 101 đề cập đến các vấn đề cơ bản của báo cáo như độ tin cậy, tính kịp
thời, và khả năng so sánh. Các chuẩn mực kinh tế, từ số 201 đến số 207, cung cấp
các dữ liệu kinh tế cơ bản nhưng đồng thời cũng đề cập nhắm đến giải quyết các
vấn đề đạo đức về tham nhũng, các hành vi phản cạnh tranh. Các chuẩn mực môi
trường, từ số 301 đến 308, đề cập đến các vấn đề như là tiêu thụ năng lượng và
nước, đa dạng sinh học, và sự phát thải các chất ô nhiễm. Các chuẩn mực xã hội, từ
số 401 đến số 419, đề cập đến nhiều vấn đề như là điều kiện lao động, quyền con
người, trách nhiệm với sản phẩm… Mỗi chuẩn mực trong số này lại yêu cầu một
nhóm các chỉ tiêu cần được báo cáo.
Nhiều chỉ tiêu báo cáo trong bộ chuẩn mực GRI là định lượng. Ví dụ, chỉ tiêu thứ
sáu trong chuẩn mực GRI 305 – Khí thải yêu cầu các công ty báo cáo khối lượng
phát thải làm suy giảm tầng ozon theo trọng lượng. Những chỉ tiêu khác mang tính
định tính hơn. Chẳng hạn như chỉ tiêu 405-1, yêu cầu các công ty xác định các hoạt
động hay nhà cung cấp tiềm ẩn nguy cơ sử dụng lao động trẻ em. Những người sử
dụng đã quen thuộc với sự định lượng chính xác trong các báo cáo tài chính truyền
thống cần phải làm quen với tính định tính trong báo cáo phát triển bền vững. Rất
nhiều vấn đề quan trọng về xã hội và môi trường mà xã hội đang phải đối mặt sẽ
được miêu tả tốt nhất, bằng các thang đo kết hợp giữa định tính và định lượng. Ví
dụ, các vấn đề liên quan đến tái chế và khí thải sẽ phù hợp hơn với các thang đo
định định lượng chính xác, trong khi đó những vấn đề liên quan đến đa dạng sinh
học và quyền con người sẽ phù hợp hơn với các miêu tả định tính. Tuy nhiên, tầm
quan trọng của một vấn đề sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc vấn đề đó được báo cáo
bằng các chỉ tiêu định tính hay hay các chỉ tiêu định lượng.
*)Các khung báo cáo phát triển bền vững khác:
  - Hội đồng Chuẩn mực Kế toán phát triển bền vững (Sustainability Accounting
Standards Board – SASB) là một tổ chức phi chính phủ của Mỹ, đã phát triển một
hệ thống báo cáo phát triển bền vững toàn diện được thiết kế để đáp ứng nhu cầu
thông tin ngày càng mở rộng của các nhà đầu tư, cũng như để đáp ứng lại các yêu
cầu ngày càng tăng của Uỷ ban Chứng khoán Mỹ.
 - Dự án báo cáo khí thải Carbon (Carbon Disclosure Project – CDP) là một hệ
thống báo cáo khí thải carbon tự nguyện, được thiết lập bởi một nhóm các nhà đầu
tư tổ chức lớn. Năm 2015, có 827 nhà đầu tư tổ chức với số quỹ quản lý hơn
100.000 tỷ USD, đã ký tham gia vào dự án. CDP làm việc với hơn 6.000 công ty
khắp nơi trên thế giới, để phát triển và thúc đẩy việc báo cáo khí thải nhà kính. Gần
đây, CDP đã vận dụng chuyên môn trong lĩnh vực đo lường và báo cáo của họ để
mở rộng phạm vi khung báo cáo sang các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững
khác như nước, chuỗi cung ứng và rừng.
 - Đánh giá tính bền vững của DN của RobecoSAM (Corporate Sustainability
Management – CSA) là một cuộc khảo sát hàng năm, đối với hơn 3.400 DN toàn
cầu. Cuộc khảo sát này sử dụng 80 đến 120 bộ câu hỏi cụ thể theo từng ngành liên
5|Page
quan đến các vấn đề về kinh tế, môi trường, và xã hội. Khảo sát RobecoSAM được
thiết kế, để chấm điểm hiệu quả hoạt động của công ty dưới góc nhìn đầu tư có
trách nhiệm xã hội và đây là công cụ xếp hạng chính được sử dụng để xây dựng bộ
chỉ số bền vững Dow Jones (Dow Jones Sustainability Indices).
- Chuẩn mực liên quan đến phát triển bền vững phát hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn
quốc tế (International Standards Organization – ISO). ISO đã phát triển nhiều tiêu
chuẩn khác nhau liên quan đến phát triển bền vững. ISO 26000 liên quan một cách
rõ ràng với trách nhiệm xã hội và thường được sử dụng cùng với báo cáo GRI.
Ngoài ra, rất nhiều các tiêu chuẩn ISO khác nhắm đến các mục tiêu phát triển bền
vững như là quản lý môi trường (ISO 14001); chất lượng thiết bị y tế (ISO 13485);
sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp (ISO 45001); và hệ thống quản lý chống hối lộ
(ISO 37001).

V. Báo cáo bền vững: Bắt buộc hay không bắt buộc

- Báo cáo phát triển bền vững vẫn được nhắc đến chủ yếu như là một hệ thống báo
cáo tự nguyện. Không giống như hệ thống báo cáo tài chính được dựa trên các quy
định pháp lý đi kèm cùng các biện pháp trừng phạt, nền tảng tự nguyện của hệ
thống báo cáo phát triển bền vững được dựa trên niềm tin phát triển giữa bên báo
cáo và các bên liên quan sử dụng báo cáo mà hệ thống cung cấp. Trong nền tảng tự
nguyện này, các công ty sẽ có thể lựa chọn hệ thống chuẩn mực họ sẽ sử dụng,
mức độ họ sẽ tuân thủ theo hệ thống chuẩn mực đó, định dạng của báo cáo họ sẽ
thực hiện và có thuê bên thứ ba để xác minh các thông tin mà họ công bố trong báo
cáo này hay không.
- Tuy nhiên, trong khoảng mười năm trở lại đây, một số Chính phủ, các tổ chức
xuyên quốc gia, các sàn chứng khoán đã yêu cầu bắt buộc báo cáo đối với một số
thông tin phát triển bền vững quan trọng, đưa hệ thống báo cáo phát triển bền vững
tiến gần hơn với hệ thống báo cáo tài chính truyền thống xét về mặt hình thức và
tính đồng nhất.

VI. Bài học dành cho Việt Nam:

Theo các chuyên gia kinh tế, báo cáo phát triển bền vững là một sản phẩm
báo cáo phi tài chính hữu ích. Nhưng phải thừa nhận một thực tế rằng, quá trình lập
báo cáo bền vững còn quá mới mẻ, tương đối lạ lẫm đối với nhiều doanh nghiệp
Việt Nam. Để báo cáo bền vững trở thành phổ biến, có chất lượng, trước hết các
doanh nghiệp cần nhận thức được vai trò quan trọng của quá trình phát triển bền
vững và báo cáo bền vững. Chỉ khi doanh nghiệp đảm bảo phát triển bền vững về
môi trường, xã hội thì mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp mới ổn định và phát
triển. Thực tế tại các doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua cũng cho thấy, đa số
6|Page
các doanh nghiệp rất cần có hướng dẫn, tư vấn cụ thể hơn về nội dung và cách lập
báo cáo bền vững. Họ có thể áp dụng khung báo cáo bền vững của sáng kiến GRI,
hoặc học hỏi báo cáo của các doanh nghiệp có truyền thống quản trị tốt như
Vinamilk, Tập đoàn Bảo Việt, ... Việc cải thiện quá trình lập báo cáo bền vững sẽ
mang lại lợi ích không những cho các bên liên quan mà còn cho chính doanh
nghiệp, cho cả nền kinh tế, cộng đồng và môi trường.
Qua các báo cáo bền vững quốc tế, chúng ta cũng có thể rút ra bài học cho
Việt Nam về phát triển bền vững như sau:

1. Quản lý tài nguyên bền vững: Khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên
quốc gia.
Nguồn tài nguyên quốc gia đang cạn kiệt dần, đặc biệt nghiêm trọng chính là: tài
nguyên rừng, nước và dầu. Việc khai thác trái phép, quá mức, thậm chí phá hoại
nguồn tài nguyên thiên nhiên chính là vấn đề nhức nhối nhất của toàn xã hội, làm
biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến đời sống con người. Các doanh nghiệp trên mọi
lĩnh vực cần khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên quốc gia bằng
các hình thức như: giới hạn nguồn nguyên nhiên liệu sử dụng, thay thế nguyên
nhiên liệu cũ bằng các nguồn có thể tái tạo, có biện pháp tái tạo đối với các nguồn
tài nguyên khai thác, ... Ngoài ra, tài nguyên con người cũng cần được chú trọng và
sử dụng hợp lý, ngày càng đề cao lợi ích của người lao động qua các chính sách
khen thưởng, chăm sóc nhân viên, đặc biệt là khía cạnh tâm lý.

2. Thiết kế có tính bền vững: Giải quyết các vấn đề không chỉ cho người sử dụng
không gian mà còn cho cả môi trường xung quanh không gian đó.
Thiết kế bền vững là việc thiết kế các tòa nhà để chúng tồn tại đồng thời với
thiên nhiên. Yếu tố quan trọng trong thiết kế kiến trúc bền vững là chất lượng của
môi trường trong công trình bao gồm không khí, ánh sáng, các điều kiện nhiệt độ,
độ ẩm và âm thanh. Các tòa nhà mang trong mình lối thiết kế bền vững sẽ góp
phần giảm tác động tới môi trường từ quá trình xây dựng cho tới suốt vòng đời sử
dụng của tòa nhà.
Không tiêu tốn năng lượng - Net zero energy building: Việc xây dựng
những công trình với lượng tiêu thụ năng lượng thực bằng không (hoặc thậm chí là
âm) được xem như là một phương tiện để giảm lượng khí thải các bon và giảm sự
phụ thuộc vào việc khai thác các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn
kiệt. Giải pháp này đang dần trở nên quan trọng và phổ biến, đặc biệt là ở các nước
phát triển.
Bảo tồn và phục hồi nguồn nước: Nhận thức về vấn đề khủng hoảng nguồn
nước trên quy mô toàn cầu hiện đang được nâng cao, do đó việc sử dụng công
nghệ tiết kiệm nước trong lĩnh vực xây dựng đang được quan tâm. Bên cạnh các
thiết bị lưu lượng sử dụng thấp và các biện pháp bảo tồn thông thường, hiện nay
7|Page
nhiều kiến trúc sư và kĩ sư đang hướng tới việc thu – xử lý – tái sử dụng ngay tại
chỗ.
Sử dụng vật liệu sáng tạo: vật liệu tái tạo, vật liệu thân thiện với môi
trường: Vật liệu xây dựng hiện không còn bị giới hạn bởi các vật liệu thông
thường được đặt hàng từ các xưởng sản xuất hay nhà máy. Kiến trúc sư ngày càng
có nhiều sự lựa chọn, từ vật liệu tự nhiên như rơm, vật liệu tái chế hay các
container vận chuyển cũ cho tới các vật liệu tiên tiến sử dụng công nghệ chuyển
pha. Bất cứ là gì, miễn là vật liệu đó thỏa mãn tiêu chí thẩm mỹ và hiệu quả sử
dụng. Việc sử dụng những vật liệu tái chế, vật liệu thân thiện với môi trường sẽ
giảm lượng rác thải sẽ gây ô nhiễm môi trường đáng kể.
Sử dụng cây xanh, tích hợp nông nghiệp – đô thị: Mái xanh – mái công
trình được phủ bởi lớp đất mỏng và thực vật – một xu hướng đang phát triển mạnh
mẽ trong xây dựng bền vững. Mái xanh làm giảm chi phí cho việc sưởi ấm và làm
mát, lọc nước mưa và giảm tốc độ dòng chảy, cải thiện chất lượng không khí và
đồng thời kéo dài tuổi thọ cho kết cấu mái. Ngoài ra, mái xanh còn đóng góp
không nhỏ vào tính thẩm mỹ cho công trình. Mái xanh không phải là phương thức
sử dụng cây cối duy nhất để tăng tính bền vững cho công trình đang được áp dụng
trong bối cảnh hiện tại. Ngoài cây xanh trồng trên mái, còn có thể sử dụng cây
xanh bên trong và trên mặt đứng công trình, điều hòa vi khí hậu, đảm bảo sức khỏe
và hấp thụ khí thải CO2.
Thêm vào đó, sự gia tăng nhu cầu các sản phẩm địa phương ngẫu nhiên đã dẫn
tới việc khám phá ra nhiều phương thức để tích hợp giữa sản xuất thực phẩm với
môi trường đô thị, điều này được thực hiện ngay trong chính bản thân ngôi nhà.
Các công trình trong đô thị có thể vận dụng để tạo ra các khu vườn trên mái, vườn
rau hoa quả được trồng bằng công nghệ hiện đại, giúp giải quyết vấn đề tự chủ về
lương thực, thực phẩm sạch
Sử dụng hệ thống tự động hóa: Khi xét đến hiệu năng sử dụng, công tác vận
hành và bảo dưỡng công trình có vai trò quan trọng tương đương với bản thân kết
cấu công trình. Hệ thống điều khiển máy tính đang được sử dụng ngày càng rộng
rãi để theo dõi và kiểm soát các hệ thống bên trong công trình, bao gồm HVAC,
chiếu sáng, hệ thống cơ khí và kiểm soát độ ẩm. Lợi ích từ những hệ thống này là
vô cùng to lớn, bao gồm cả tiết kiệm năng lượng, phát hiện sớm hơn và giải quyết
các vấn đề, hỏng hóc, đồng thời giảm nhu cầu sử dụng lao động cho bảo dưỡng,
giảm cả chi phí bảo hiểm. Hầu hết các công trình hiện đại ngày nay đều sử dụng hệ
thống tự động hóa ở các mức độ khác nhau.
Tích hợp yếu tố công nghệ cao và yếu tố sinh thái: Đối với các công trình
công cộng và các tòa nhà cao tầng, việc sử dụng công nghệ cao là điều tất yếu
trong xây dựng và kiến trúc. Để tích hợp được tính bền vững là một yêu cầu khó
đòi hỏi các kiến trúc sư phải phát triển các loại kỹ thuật sinh thái, sử dụng năng

8|Page
lượng, vật liệu có thể tái sinh,..nhưng cũng cần phải căn cứ theo điều kiện địa
phương để thực hiện mục tiêu thiết kế.
Đồng bộ với hệ thống sinh thái  bên ngoài:
            - Một công trình “Xanh” được xem là thành công nếu nó kết hợp tốt với hệ
thống tự nhiên trong Sinh quyển.
            - Một công trình “Xanh” phải có tác động phá hoại môi trường nhỏ nhất và
có tác động tích cực lớn nhất tới môi trường.
Với các đề xuất đó, KTS. Keneth Yeang là người tiên phong trong việc xây dựng
các công trình kiến trúc trở thành 1 hệ thống sinh thái đồng bộ với hệ thống sinh
thái bên ngoài. Theo ông : “ Đó là sự gắn kết đồng bộ với hệ thống sinh thái trong
khí quyển trong suốt cuộc đời của công trình...…Thiết kế kiến trúc bền vững có thể
được định nghĩa như là thiết kế sinh thái – là thiết kế kết hợp chặt chẽ với hệ thống
sinh thái trong sinh quyển trên toàn bộ chu trình sống của hệ thống xây dựng”.
Học tập từ kiến trúc truyền thống: Không như các công trình sử dụng các
giải pháp công nghệ hiện đại, việc sử dụng các vật liệu địa phương, giải quyết các
vấn đề thông gió chiếu sáng tự nhiên tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguồn nước
hiệu quả và kết hợp với cây xanh dựa trên các yếu tố vi khí hậu của địa phương lại
là giải pháp ít tốn kém chi phí đầu tư ban đầu, phù hợp với những công trình quy
mô nhỏ và thấp tầng.
Hình thành những khu dân cư hay khu đô thị sinh thái: Một công trình
xanh riêng lẻ thôi cũng là rất tốt tuy nhiên ảnh hưởng của nó ít nhiều sẽ bị hạn chế.
Do đó việc mở rộng cơ sở hạ tầng khu dân cư xanh, bền vững cho toàn bộ cộng
đồng cùng có thể chung tay mang tới những hiệu quả sâu rộng hơn vì lợi ích môi
trường và xã hội. Tương tự như những chứng chỉ xanh dành cho công trình riêng
biệt, các nhà phát triển đang mong muốn ghi nhận nỗ lực của các khu phố, khu dân
cư thông qua chứng nhận tương tự như LEED dành cho Phát triển vùng lân cận.
Một lợi thế của công trình bền vững ở quy mô cộng đồng là nó có thể mang lại cơ
hội tiếp cận công trình xanh dành cho các gia đình với mức thu nhập thấp và những
đối tượng khác không đủ khả năng tiếp cận. 

3. Tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn.


Giải pháp tiết kiệm năng lượng xuất phát từ chính việc thay đổi thói quen của
con người trong đời sống hàng ngày:
Đối Với Các Món Đồ Gia Dụng:
 Tăng nhiệt độ tủ lạnh, bởi tủ lạnh tiêu thụ khoảng 20% lượng điện so với
các món đồ gia dụng trong nhà. Hãy đảm bảo cho chế độ tiết kiệm điện
luôn được bật. 
 Dùng máy giặt ở chế độ nước lạnh hoặc ấm. Bạn nên tránh dùng chế độ
giặt nước nóng. Việc này sẽ giúp bạn giảm được khoảng 227kg khí CO2. 

9|Page
 Khi sử dụng máy rửa bát hãy đảm bảo báy đũa được sắp đầy ở trong giá
chứa. Bạn có thể tiết kiệm thêm 20% lượng điện tiêu thụ nhờ việc tắt chế
độ sấy bát đũa.
 Giảm nhiệt độ của bình đun nướng nóng.
 Khi thay thế các món đồ cũ, bạn nên sử dụng các sản phẩm có tích hợp
tiết kiệm năng lượng. Đầu tiên, bạn nên chọn mua các sản phẩm thích hợp
với nhu cầu sử dụng của gia đình. Đồng thời, bạn nên ưu tiên sử dụng các
thiết bị có nhãn tiết kiệm năng lượng.
Với Hệ Thống Làm Mát Và Sưởi
 Không nên sử dụng làm dụng máy sưởi, điều hòa. Chỉ cần bạn giảm khoảng
2 độ của các thiết bị này cũng giúp giảm khoảng 6% lượng CO2 phát thải.
 Thường xuyên thay tấm lọc và làm sạch.
 Dùng các sản phẩm compact tiết kiệm điện để cho hiệu quả ánh sáng tốt
hơn.
 Tự điều hòa không khí trong nhà mình.
Trong Việc Di Chuyển
 Nên đi bộ, đi xe đạp, sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc đi
chung xe bất cứ khi nào có thể.
 Lúc mua phương tiện di chuyển mới, bạn nên chọn dòng tiết kiệm xăng. Đây
cũng chính là cách giúp giảm sự phát thải khí CO2.
Tái Chế, Giảm Thiểu
 Giảm chất thải sinh hoạt bằng cách hạn chế sử dụng các sản phẩm đóng gói
sẵn. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn các sản phẩm tái chế, tái sử dụng. Việc
cắt giảm các chất thải ra ngoài môi trường cũng giúp tiết kiệm năng lượng
và khí phát thải ra ngoài môi trường.
Cải Tiến, Cải Tạo Tòa Nhà
 Cách nhiệt cho tường và mái.
 Hiện đại hóa hệ thống cửa sổ.
 Trồng thêm nhiều cây xanh và sơn tường nhà màu trắng.

4. Nhãn sinh thái và Chứng nhận: Nhãn sinh thái là một công cụ quan trọng giúp
người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường hơn và tạo động
lực thúc đẩy các nhà sản xuất phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường.
 Cần xây dựng chương trình quốc gia về Nhãn xanh Việt Nam để tập trung
nguồn lực và xác định các ưu tiên thực hiện. Việc hình thành chương trình
quốc gia sẽ góp phần thể chế hóa và chiến lược hóa các hành động của quốc
gia về Nhãn xanh Việt Nam , qua đó, đẩy mạnh tầm quan trọng và tính
thực thi .Chương trình nên được lồng ghép và triển khai một cách đồng thời

10 | P a g e
với các Chương trình hiện có liên quan cũng như nhấn mạnh vào những ưu
tiên phù hợp với điều kiện của đất nước;
 Các chính sách, giải pháp nhằm thúc đẩy việc sản xuất và cung ứng các sản
phẩm Xanh cần được phối hợp với việc thúc đẩy lối sống và mô hình tiêu
dùng bền vững trong tất cả các giai đoạn của quá trình triển khai chương
trình. Cần tạo lập và thúc đẩy phát triển thị trường, các kênh mua sắm,
phân phối phù hợp đối với các hàng hóa và dịch vụ bền vững;
 Cần lựa chọn những trọng tâm, ưu tiên phù hợp với yêu cầu cũng như điều
kiện phát triển, nguồn lực tài chính để triển khai Chương trình . Các trọng
tâm cần tập trung vào các vấn đề: sản xuất công nghiệp bền vững, xây dựng
và giao thông, xử lý chất thải, du lịch bền vững, năng lượng và nước, sản
phẩm bền vững, sản xuất sạch hơn, nông nghiệp bền vững;
 Chương trình quốc gia về Nhãn xanh Việt Nam là vấn đề mang tính liên
Bộ/ngành, do vậy, cần có sự phối hợp chính sách để đảm bảo sự hợp tác
trong thực thi. Bên cạnh đó, cần huy động sự tham gia của tất cả các lực
lượng trong xã hội trong thực hành, chia sẻ và nhân rộng các sáng kiến
thành công. Chính vì vậy, bên cạnh Chính phủ, khu vực kinh doanh, các
tổ chức dân sự xã hội cũng cần được khuyến khích tham gia trong tất cả
các quá trình.
 Khu vực doanh nghiệp cần được nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua
sản xuất bền vững, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
(SMEs). Khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào chương trình cũng là
một nội dung quan trọng cần được quan tâm;
 Bên cạnh sử dụng các công cụ kiểm soát thông qua tiêu chuẩn kỹ thuật, cần
đa dạng hóa các nhóm công cụ liên quan đến khuyến khích hành động
hướng tới bền vững của nhà sản xuất, người tiêu dùng và các tổ chức xã hội
dân sự;
 Thành công của chương trình phụ thuộc mạnh mẽ vào nỗ lực của doanh
nghiệp và nguồn tài chính cho triển khai các hoạt động. Chính vì vậy, việc
phân bổ nguồn ngân sách, kêu gọi tài trợ từ các tổ chức bên ngoài như xây
dựng các mối quan hệ đối tác chiến lược, sử dụng các công cụ kinh tế
(thông qua thuế, phí, phạt…) trong triển khai đóng vai trò quan trọng.
Trong điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay, có thể lựa chọn thực hiện
chương trình cấp nhãn sinh thái cho một số nhóm sản phẩm thân thiện môi trường
như:
- Các nhóm sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, dây
chuyền công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên, phát tán ít chất
thải (chè, dừa, gỗ cao su, vật liệu xây dựng…)

11 | P a g e
- Các loại sản phẩm mà việc tiêu thụ chúng không ảnh hưởng xấu đến môi trường
mà còn có các tác động tích cực trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường đất, nước,
không khí như các sản phẩm tái chế, tái sử dụng, các sản phẩm tiêu thụ ít năng
lượng hoặc các sản phẩm thay thế (sản phẩm dệt, giấy lụa, thuỷ tinh, nhựa tái chế,
giấy bao gói, bóng đèn tiết kiệm điện…)
- Các loại hình dịch vụ được coi là thân thiện với môi trường như dịch vụ thu gom
rác thải, thu gom phế liệu, dịch vụ xử lý chất thải bệnh viện, dịch vụ công viên cây
xanh, dịch vụ du lịch sinh thái....
Trong giai đoạn đầu thử nghiệm chương trình ở Việt Nam, chỉ nên giới hạn ở
việc đánh giá các thuộc tính của sản phẩm cuối cùng, sau đó sẽ dần điều chỉnh và
mở rộng đến việc đánh giá các quá trình khác. Trước mắt, các nhóm tiêu chí cơ bản
sau có thể được sử dụng:
- Tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu
- Phát sinh ít chất thải
- Có khả năng tái chế, tái sử dụng
- Giảm ô nhiễm và có tác dụng cải thiện môi trường đất, nước, không khí.
Các tiêu chí cần được xem xét thường xuyên trên cơ sở những thay đổi của công
nghệ, thị trường, yêu cầu ưu tiên về môi trường, sự xuất hiện của các sản phẩm
mới cũng như thay đổi nhận thức về môi trường và sản phẩm của các nhà sản xuất
và người tiêu dùng…Trong những khoảng thời gian nhất định (3 đến 5 năm theo
kinh nghiệm của nhiều nước), Chương trình nhãn sinh thái sẽ có những quyết định
phù hợp về việc có nên huỷ bỏ các tiêu chí đã được xây dựng hay nên sửa đổi, bổ
sung, nâng cao… hoặc tiếp tục thực hiện tiêu chí.

5. Mua sắm bền vững: Việc mua sắm có tác động tích cực nhất về môi trường, xã
hội và kinh tế có thể có trong toàn bộ vòng đời của hàng hóa hoặc dịch vụ, tức là từ
lúc thu thập hoặc tạo ra nguyên liệu thô từ nguồn tài nguyên thiên nhiên đến thải
bỏ cuối cùng.

12 | P a g e
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://l.facebook.com/l.php?u=http%3A%2F%2Fvaa.net.vn%2Fsu-hinh-thanh-
va-phat-trien-cua-bao-cao-phat-trien-ben-vung-tren-the-gioi%2F%3Ffbclid
%3DIwAR2xg3xdzuJM6mo4l-
RUB3a7rEbd3SWA7PasdmI9SkhwpPs2NWozAsxh5Fo&h=AT3LjcLEAldgnvbA
elmOr3tfbfuJBL7ngNH8r8toE1XNgFso2xwRLTuqNUGJS6m6mLByec6RNh2U
UcBHAl5Er2sUsIqiCivCvELrL70Kj2z2kTbixWk24hhxakUPBdzi_eyr0jQBbIcRq
P9xoozNqw
2. https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fkinhtemoitruong.vn%2F5-
bai-hoc-sau-sac-ve-phat-trien-ben-vung-tu-quoc-te-cho-viet-nam-64767.html
%3Ffbclid
%3DIwAR3HjXEyzyQqtRpArrKzZiX01WuKBGkRDDu6RV86vuzWkLZwGvF3
R-
G9WcI&h=AT3LjcLEAldgnvbAelmOr3tfbfuJBL7ngNH8r8toE1XNgFso2xwRLT
uqNUGJS6m6mLByec6RNh2UUcBHAl5Er2sUsIqiCivCvELrL70Kj2z2kTbixWk
24hhxakUPBdzi_eyr0jQBbIcRqP9xoozNqw

13 | P a g e

You might also like