You are on page 1of 12

Mẫu Thuyết minh đề tài KH&CN cấp cơ sở

ĐẠI HỌC HUẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
1. TÊN ĐỀ TÀI 2. MÃ SỐ
Nghiên cứu khả năng phục hồi của các doanh nghiệp lữ hành
tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh bình thường mới

3. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 4. LOẠI HÌNH NGHIÊN


Tự nhiên: Kinh tế, XHNV: Giáo dục: CỨU
 Cơ bản
Kỹ thuật: Nông Lâm: Môi trường: 
Ứng dụng

Triển khai

5. THỜI GIAN THỰC HIỆN: 12 tháng


Từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 12 năm 2023

6. CƠ QUAN CHỦ TRÌ


Tên cơ quan: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
Địa chỉ: 99 Hồ Đắc Di, Thành phố Huế
Điện thoại: 0234.3.691333 Email: vanthudhkt@hce.edu.vn
7. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Họ và tên : Trần Huỳnh Quang Minh Chức danh, học vị: Cử nhân
E-mail: thqminh@hce.edu.vn Điện thoại di động: 0793 649437
8. NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI
Đơn vị Nội dung nghiên cứu
TT Họ và tên Chữ ký
công tác cụ thể được giao

1 Trần Huỳnh Bảo Châu Khoa KT&PT Điều tra, xử lý số liệu

2 Trần Hồng Hiếu Khoa KT&PT Điều tra, xử lý số liệu


Mẫu Thuyết minh đề tài KH&CN cấp cơ sở

9. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH


TT Tên đơn vị Nội dung nghiên cứu Họ và tên người đại diện
1 Trường Du lịch - Đại học Huế Định hướng nghiên cứu Trần Hữu Tuấn
2 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Hỗ trợ thu thập số liệu Phạm Thị Ngân Hà
3 Sở Du lịch Thừa Thiên Huế Hỗ trợ thu thập số liệu La Thị Thanh Luyến

10. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
10.1. Trên thế giới (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trên thế giới,
liệt kê các tài liệu đã được trích dẫn khi đánh giá tổng quan).
Trên thế giới, nhiều tác giả đã đưa ra những lý luận nền móng nghiên cứu về khả năng
phục hồi của các tổ chức nói chung và các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch nói riêng. Tuy
nhiên, việc đo lường khả năng phục hồi của tổ chức là vấn đề phức tạp (McManus và cộng sự,
2008). Điểm bắt đầu là tính dễ bị tổn thương đối với khung khả năng phục hồi (mô hình V2R -
Vulnerability to Resilience), được sử dụng để phân tích và phát triển các kế hoạch hành động
nhằm giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương và củng cố khả năng phục hồi của cá nhân, hộ gia
đình và cộng đồng, bao gồm những nhân tố như: tăng cường sinh kế, ứng phó với thiên tai, xây
dựng năng lực thích ứng và giải quyết các lĩnh vực khác nhau của môi trường.
Một công cụ khác để đo lường khả năng phục hồi của tổ chức là mô hình khả năng phục
hồi tổng thể tương đối (ROR) của McManus (2008) nghiên cứu khả năng phục hồi của tổ chức ở
New Zealand. McManus và cộng sự (2008) đề xuất một định nghĩa về khả năng phục hồi của tổ
chức là “chức năng nhận thức về tình hình tổng thể, quản lý các lỗ hổng nền tảng và năng lực
thích ứng trong một môi trường phức tạp, năng động và kết nối với nhau”. Mô hình ROR ban đầu
của McManus (2008) với ba nhân tố và 15 chỉ số. Dựa trên mô hình này, Lee và cộng sự (2013)
đã phát triển mô hình này với bốn nhân tố và 23 chỉ số. Mô hình ROR điều chỉnh là phiên bản
điều chỉnh của mô hình ROR của McManus (2008). Mô hình này gợi ý rằng khả năng phục hồi
của tổ chức bao gồm bốn yếu tố, bổ sung thêm một yếu tố mới là đặc tính khả năng phục hồi.
Nghiên cứu: “Factors Supporting Business and its Distrubution to Business Resilience In
New Normal Era” của Muhammad HIDAYAT1 và cộng sự (2021) đã xác định các yếu tố hỗ trợ
hoạt động kinh doanh cũng như mức độ ảnh hưởng của những yếu tố này đến khả năng phục hồi
kinh doanh của doanh nghiệp trong kỷ nguyên bình thường mới thông qua việc khảo sát 97
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Makassar, Nam Sulawesi, Indonesia. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng phục hồi kinh doanh (Business Resilience - BR): năng lực kinh doanh (Entrepreneurial
Mẫu Thuyết minh đề tài KH&CN cấp cơ sở

Competence - EC), sử dụng công nghệ (Utilization of Technology - UT) và sự hỗ trợ của Chính
phủ (Government Support - GS). Sự tồn tại của ba yếu tố này hỗ trợ tinh thần kinh doanh (ES) để
các doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động kinh doanh của mình trong thời đại bình thường này.
Bên cạnh đó, một tinh thần kinh doanh cao sẽ giúp chủ thể doanh nghiệp hoàn toàn tin tưởng vào
sự thành công của doanh nghiệp mình, từ đó trở thành nền tảng vững chắc để các doanh nghiệp
có thể đạt được khả năng phục hồi khi đối mặt với khủng hoảng. Kết quả nghiên cứu cho thấy
năng lực kinh doanh (EC) và việc sử dụng thành thạo công nghệ (UT) trong bối cảnh cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 có tác động tích cực và đáng kể đến tinh thần kinh doanh (ES), đặc biệt là
những doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp doanh nghiệp đủ năng lực tồn tại trong các cuộc khủng
hoảng và đưa doanh nghiệp trở nên mạnh mẽ hơn trong kỷ nguyên mới. Bên cạnh đó, các doanh
nghiệp không đánh giá quá cao các chính sách hỗ trợ của Chính phủ (như nới lỏng thuế, gia hạn
các khoản thanh toán tín dụng, ... ) vì những chính sách này không giúp doanh nghiệp thoát khỏi
những gánh nặng tài chính mà chỉ mang tính chất trì hoãn, gia hạn. Nghiên cứu này cũng chỉ ra
rằng tinh thần kinh doanh (ES) có vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng phục hồi
kinh doanh của doanh nghiệp.
Để dự đoán các cuộc khủng hoảng trong tương lai, rút kinh nghiệm từ một số cuộc khủng
hoảng trước đây, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải bắt đầu suy nghĩ về việc đưa ra dự đoán và
nỗ lực ứng phó với các điều kiện bất lợi bằng cách xây dựng một hệ thống quản lý khủng hoảng.
Hệ thống này không chỉ là công cụ để lường trước cuộc khủng hoảng hiện tại mà còn cần thiết để
lường trước các điều kiện kinh tế thay đổi theo sự phát triển của khoa học và công nghệ.
Nghiên cứu: “Assessing tourism business resilience in Virginia Beach” của Usher và cộng
sự (2019) đã nghiên cứu khả năng phục hồi của kinh doanh du lịch ven bờ biển Virginia, nằm ở
phía đông nam Virginia đối với các hiểm họa và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Khung đánh
giá khả năng phục hồi được xây dựng dựa trên Chỉ số khả năng phục hồi của Du lịch (TRI) được
phát triển bởi Mississippi Alabama Sea Grant như một công cụ tự đánh giá cho các chủ doanh
nghiệp và các nhà lãnh đạo, cung cấp thông tin cho “dự đoán xem các doanh nghiệp du lịch riêng
lẻ và ngành du lịch khu vực có chuẩn bị để duy trì hoạt động trong và sau thiên tai hay không”.
Khung nghiên cứu bao gồm 5 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phục hồi: Tính dễ bị tổn thương,
hoạt động và kế hoạch kinh doanh, sự chuẩn bị và kế hoạch phục hồi, truyền thông và lực lượng
lao động. Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp không cảm thấy dễ bị tổn thương do các
nỗ lực giảm nhẹ ảnh hưởng các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt mà thành phố thực hiện. Bên
Mẫu Thuyết minh đề tài KH&CN cấp cơ sở

cạnh đó, các doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng kế hoạch kinh doanh, chuẩn bị và lập kế hoạch
phục hồi cũng như đào tạo nhân viên ứng phó trong những trường hợp (xấu) có thể xảy ra là
những nhân tố tác động đến khả năng phục hồi của doanh nghiệp.
Usher và cộng sự (2019) cũng tập trung nghiên cứ vào rủi ro truyền thông trong lĩnh vực
du lịch. Hoạt động du lịch bao gồm nhiều quá trình truyền tải thông tin giữa các bên liên quan
như doanh nghiệp, cơ quan chức năng và du khách, đây là những đối tượng dễ bị tổn thương ở
các mức độ khác nhau trước những cú sốc, cuộc khủng hoảng. Vì vậy, các bên liên quan cần có
sự chuẩn bị, lên kế hoạch truyền thông thông qua các hiệp hội, chính quyền địa phương, cơ quan
quản lý điểm đến để ứng phó và thích ứng với những thảm họa. Đồng thời đưa ra những bài học
kinh nghiệm để hạn chế tối thiểu và khắc phục những rủi ro.
10.2. Trong nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trong nước, liệt
kê các tài liệu đã được trích dẫn khi đánh giá tổng quan). Thực tế ở Việt Nam chưa có nhiều các
nghiên cứu về khả năng phục hồi của các doanh nghiệp trong ngành du lịch nói chung và doanh
nghiệp lữ hành nói riêng. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung đánh giá khả năng phục hồi của các
doanh nghiệp và nền kinh tế trước các cuộc khủng hoảng.
Bùi Trọng Tiến Bảo và cộng sự (2021) đã nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng phục hồi du lịch trong đại dịch Covid - 19: Nghiên cứu thực nghiệm Việt Nam”. Mục tiêu
của nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phục hồi du lịch trong đại dịch
Covid -19 và ảnh hưởng của những yếu tố này đến khả năng ứng phó với những thay đổi và gián
đoạn của du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy có bốn yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng phục hồi du lịch: khả năng phục hồi kinh tế, khả năng phục hồi xã hội, khả
năng phục hồi thể chế và khả năng phục hồi sinh thái. Kết quả nghiên cứu nhất quán với quan
điểm của Jamaliah và Powell (2017). Nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với chính quyền địa
phương trong việc xây dựng các chính sách hỗ trợ và đảm bảo hệ thống du lịch phục hồi trong
tương lai. Điểm mới của nghiên cứu đã đóng góp về phương pháp luận bằng cách xem xét mối
quan hệ tác động giữa các yếu tố và khả năng phục hồi của du lịch. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ
thực hiện khảo sát 274 mẫu, kết quả không thể suy rộng cho toàn bộ thành phố Hồ Chí Minh.
Mặt khác, những phát hiện của nghiên cứu đóng vai trò là bàn đạp để phát triển các sáng kiến
phục hồi du lịch trong tương lai.
Ngô Văn Bình (2021) trong luận văn của mình với đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng khả
năng phục hồi của doanh nghiệp”, tác giả đã tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phục
Mẫu Thuyết minh đề tài KH&CN cấp cơ sở

hồi của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid - 19 thông qua khảo sát 250 doanh nghiệp
đang hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh, dữ liệu phân tích được thực hiện thông qua kỹ thuật
PLS - SEM. Kết quả xác định ba yếu tố: công nghệ, năng lực lãnh đạo và vốn xã hội tác động
mạnh mẽ đến khả năng phục hồi của doanh nghiệp. Từ đó, nghiên cứu đưa ra các giải pháp nâng
cao khả năng phục hồi doanh nghiệp, đồng thời đề xuất các hàm ý quản trị, góp phần khôi phục
và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong điều kiện hiện nay.
Trong kỷ yếu hội thảo quốc gia: “Kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022”,
Huỳnh Bá Thúy Diệu (2022) đã nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phục hồi kinh tế
sau đại dịch Covid - 19 của Việt Nam. Sự bùng phát của đại dịch Covid - 19 đã gây ra những cú
sốc lớn cho các nền kinh tế. Đến thời điểm hiện nay, tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát,
nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn phục hồi sau đại dịch. Vì vậy, việc đo lường khả năng
phục hồi nền kinh tế rất quan trọng để xác định nhân tố nào tác động mạnh mẽ đến sự phục hồi
nền kinh tế, từ đó làm căn cứ đề xuất những kiến nghị, hoạch định các chính sách vĩ mô. Kết quả
nghiên cứu cho thấy 5 nhân tố tác động đến khả năng phục hồi nền kinh tế: Sự ổn định của môi
trường kinh tế vĩ mô, hiệu quả của thị trường tài chính, năng lực quản lý - điều hành của Chính
Phủ, phát triển xã hội và sự ủng hộ của người dân. Trong đó, sự ổn định môi trường kinh tế - vĩ
mô là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngô Văn Bình (2021), Các yếu tố ảnh hưởng khả năng phục hồi của doanh nghiệp, Luận
văn Thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
Huỳnh Bá Thúy Diệu (2022), Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phục hồi
kinh tế sau đại dịch Covid - 19 của Việt Nam. Hội thảo quốc gia: “Kinh tế Việt Nam năm 2021
và triển vọng năm 2022”, 2022 (trang 54). NXB ĐH Kinh tế quốc dân.
Trong Tien Bao BUI, Thanh Phuong Quynh NGO (2022), Factors Impacting on Tourism
Resilience During the COVID-19 Pandemic: An Empirical Study from Vietnam, Journal of
Asian Finance, Economics and Business Vol 9 No 1 (2022) 0213–0218.
McManus, S., Seville, E., Vargo, J. and Brunsdon, D. (2008) Facilitated process for
improving organizational resilience. Natural Hazards Review 9(2), 81-90 .
Muhammad HIDAYAT, Fitriani LATIEF, Andi WIDIAWATI, Nurkhalik W. ASBARA,
Nurhaeda ZAENI. (2021) Factors Supporting Business and its Distrubution to Business
Resilience In New Normal Era. Journal of Distribution Science 19-11,5-15.
Mẫu Thuyết minh đề tài KH&CN cấp cơ sở

Usher, L. E., Yusuf, J. E. W., & Covi, M. (2019). Assessing tourism business resilience in
Virginia Beach. International Journal of Tourism Cities.Vol. 6 No. 2, pp. 397-
414. https://doi.org/10.1108/IJTC-02-2019-0019.
11. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Những năm gần đây, ngành du lịch đã và đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi
nhọn của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Cùng với sự nỗ lực của
Chính Phủ, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, ngành du lịch Việt Nam đã có
bước phát triển rõ rệt và đạt được những kết quả quan trọng. Sự phát triển của ngành du lịch đã
và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, tài
nguyên thiên nhiên, tạo nhiều việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, đẩy mạnh quá trình hội
nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh, đất nước và con người Việt Nam đến bạn bè thế giới.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động du lịch toàn cầu. Việc
hạn chế đi lại nhằm giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt
động giải trí và du lịch ở tất cả các quốc gia. Theo UNWTO (2020), du lịch thế giới đã trải qua
một cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19, sụt giảm
73,9% lượng khách du lịch quốc tế so với năm 2019, tương đương trên 1 tỷ lượt khách, thiệt hại
khoảng 1,3 nghìn tỷ USD doanh thu từ du lịch, làm mất đi từ 100 đến 120 triệu việc làm du lịch
trực tiếp, điều này ảnh hưởng đến 80% các doanh nghiệp du lịch nhỏ và vừa trên thế giới. Chính
vì vậy, khả năng phục hồi của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp du lịch nói riêng đang
là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trong bối cảnh bình thường mới.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với khả năng phục hồi của tổ chức, với cách tiếp cận
khả năng phục hồi là kết quả cho rằng khả năng phục hồi là khả năng của tổ chức để chống lại
(khả năng kháng chịu) các tình huống bất lợi và/hoặc khả năng phục hồi sau những xáo trộn và
trở lại trạng thái bình thường (McCreight, 2010). Để hiểu được bản chất và cách thức đạt được
khả năng phục hồi cần xem xét khả năng phục hồi là một quá trình với các năng lực cụ thể của
từng giai đoạn, Duchek (2020) cho rằng khả năng phục hồi của tổ chức là khả năng của tổ chức
trong việc lường trước các mối đe dọa tiềm ẩn, đối phó hiệu quả với các sự kiện bất lợi và thích
ứng với các điều kiện thay đổi. Trong kinh doanh, khả năng phục hồi (resilience) đề cập đến
“năng lực để một doanh nghiệp tồn tại, thích ứng và phát triển trước những thay đổi hỗn loạn”
(Fiksel, 2006).
Tỉnh Thừa Thiên Huế với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt về tài nguyên thiên nhiên, văn
Mẫu Thuyết minh đề tài KH&CN cấp cơ sở

hoá, xã hội đã góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Hiện nay,
trên địa bàn tỉnh có 72 đơn vị lữ hành và văn phòng, đại lý du lịch (Sở Du lịch Thừa Thiên Huế,
2022). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và các biện pháp phòng chống dịch bệnh
của Chính phủ khiến các doanh nghiệp du lịch nói chung và doanh nghiệp lữ hành nói riêng chịu
ảnh hưởng nặng nề, hoạt động du lịch gần như bị “đóng băng”, gần 90% doanh nghiệp du lịch
phải tạm dừng hoạt động, nhiều lao động ngành du lịch thất nghiệp. Xuất phát từ những vấn đề
trên, tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng phục hồi của các doanh
nghiệp lữ hành tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh bình thường mới”.
12. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
12.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu khả năng phục hồi của các doanh nghiệp lữ hành tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh
bình thường mới, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng phục hồi của
các doanh nghiệp trong bối cảnh bình thường mới.
12.2. Mục tiêu cụ thể
1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về khả năng phục hồi của các doanh nghiệp và
kinh doanh lữ hành trong bối cảnh bình thường mới.
2. Phân tích và đánh giá khả năng phục hồi của các doanh nghiệp lữ hành tỉnh Thừa Thiên Huế
trong bối cảnh bình thường mới
3. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng phục hồi của các doanh nghiệp lữ hành tỉnh
Thừa Thiên Huế trong bối cảnh bình thường mới.
13. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
13.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn về khả năng phục hồi của các doanh
nghiệp lữ hành tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh bình thường mới.
- Đối tượng khảo sát: đại diện các doanh nghiệp lữ hành tỉnh Thừa Thiên Huế.
13.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu tập trung vào đánh giá khả năng phục hồi của các doanh nghiệp lữ
hành tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phạm vi thời gian: + Số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2018 - 2022.
+ Số liệu sơ cấp: điều tra năm 2023.
14. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu Thuyết minh đề tài KH&CN cấp cơ sở

14.1. Nghiên cứu định tính


Nghiên cứu định tính với phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng ở giai đoạn đầu nhằm
xác định các chỉ tiêu có thể phản ánh khả năng phục hồi của các doanh nghiệp lữ hành trong bối
cảnh bình thường mới, tiếp đến là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của các
doanh nghiệp lữ hành trước đại dịch và các cuộc khủng hoảng, từ đó đề xuất khung nghiên cứu
đánh giá khả năng phục hồi.
14.2. Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng được thực hiện ở giai đoạn tiếp theo nhằm đánh giá khả năng phục
hồi của các doanh nghiệp lữ hành trong bối cảnh bình thường mới.
+ Đối tượng khảo sát: đại diện các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Kích thước mẫu: Nghiên cứu sử dụng kết hợp nhiều phương pháp xử lý thì sẽ lấy kích thước
mẫu cần thiết lớn nhất trong các phương pháp. Nghiên cứu vừa sử dụng phân tích EFA vừa phân
tích hồi quy. EFA luôn đòi hỏi cỡ mẫu lớn hơn rất nhiều so với hồi quy, chính vì vậy, nghiên cứu
sử dụng công thức tính kích thước mẫu tối thiểu cho EFA làm công thức tính kích thước mẫu.
Năm 2022, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 72 đơn vị lữ hành và văn phòng, đại lý du
lịch, kích thước mẫu được xác định dựa theo công thức sau:

Trong đó: + n: kích thước mẫu cần xác định.


+ N: quy mô tổng thể
+ e: sai số cho phép (e = 0,05 là mức sai số phổ biến nhất được lựa chọn).
Như vậy, với N = 72 và e = 0,05, ta có n = 61. Tuy nhiên, để tăng tính đại diện cho số liệu, tác
giả dự kiến điều tra toàn bộ 72 đơn vị lữ hành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
15. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (trình bày dưới dạng đề cương nghiên cứu chi tiết)
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHỤC HỒI CỦA CÁC
Mẫu Thuyết minh đề tài KH&CN cấp cơ sở

DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TRONG BỐI CẢNH BÌNH THƯỜNG MỚI


1.1. Tổng quan về kinh doanh lữ hành
1.2. Tổng quan về khả năng phục hồi
1.3. Tổng quan về đại dịch Covid - 19 và trạng thái bình thường mới
1.4. Mô hình nghiên cứu, giả thiết và thang đo
1.5. Tác động của đại dịch Covid - 19 đến hoạt động lữ hành
1.6. Các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi trong bối cảnh bình thường mới
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHỤC HỒI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LỮ
HÀNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG BỐI CẢNH BÌNH THƯỜNG MỚI
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.2. Tình hình phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
2.3. Thực trạng ứng phó của các DNLH tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh bình thường mới
2.4. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của các doanh nghiệp lữ hành tỉnh Thừa
Thiên Huế trong bối cảnh bình thường mới
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG PHỤC HỒI
CỦA CÁC DNLH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG BỐI CẢNH BÌNH THƯỜNG MỚI
3.1. Định hướng
3.2. Giải pháp
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
16. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
TT Nội dung, công việc Sản phẩm Thời gian Người thực hiện
1 Thuyết minh đề tài Thuyết minh đề tài 12/2022 Trần Huỳnh Quang Minh
Hoàn chỉnh thuyết minh
- Thuyết minh Trần Huỳnh Quang Minh
2 Thiết kế phiếu điều tra 1 - 2/2023
- Phiếu điều tra Trần Huỳnh Bảo Châu
và điều tra thử.
Trần Huỳnh Quang Minh
Điều tra thu thập tài liệu, Phiếu khảo sát và bộ
2 2 - 4/2023 Trần Huỳnh Bảo Châu
thông tin sơ cấp số liệu thô
Trần Hồng Hiếu
5 Xử lý số liệu, Bài báo, bản thảo 5 - 6/2023 Trần Huỳnh Quang Minh
Mẫu Thuyết minh đề tài KH&CN cấp cơ sở

Trần Huỳnh Bảo Châu


Viết báo và báo cáo
Trần Hồng Hiếu
Bài báo đăng Trần Huỳnh Quang Minh
6 Viết báo 7 - 9/2023
tạp chí Trần Hữu Tuấn
Hoàn thiện đề tài. Báo cáo tổng kết.
6 10 - 12/2023 Trần Huỳnh Quang Minh
Báo cáo nghiệm thu. Báo cáo tóm tắt.
17. SẢN PHẨM DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI
17.1 Sản phẩm khoa học
01 Bài báo đăng Tạp chí quốc tế

01 Bài báo đăng Tạp chí trong nước  01 Bài đăng Kỷ yếu Hội thảo khoa học

17.2 Sản phẩm đào tạo


01 Khoá luận cử nhân 01 Luận văn thạc sĩ

17.3 Sản phẩm ứng dụng


Đề án Báo cáo phân tích  Chương trình máy tính

17.4 Các sản phẩm khác (ghi rõ sản phẩm gì): Không có
18. HIỆU QUẢ
- Hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội:
+ Đề tài sẽ cung cấp các thông tin hữu ích về thực trạng ứng phó của các doanh nghiệp lữ hành
tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn Covid - 19 bùng phát mạnh mẽ.
+ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của các doanh nghiệp lữ hành tỉnh
Thừa Thiên Huế trong bối cảnh bình thường mới
+ Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng phục hồi của các doanh nghiệp lữ hành tỉnh Thừa Thiên
Huế trong bối cảnh bình thường mới.
- Hiệu quả về mặt giáo dục và đào tạo: Là tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành Kinh
tế và quản lý du lịch - Khoa Kinh tế và Phát triển.
Mẫu Thuyết minh đề tài KH&CN cấp cơ sở

19. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ


Tổng kinh phí: 15 (triệu đồng)
Nhu cầu kinh phí: Năm 2023: 15 (triệu đồng)
Dự trù kinh phí theo các mục chi (phù hợp với nội dung nghiên cứu):
Số tiền
TT Khoản chi, nội dung chi Ghi chú
(đồng)
1 Xây dựng đề cương chi tiết 1.000.000
2 Thiết kế phiếu điều tra và điều tra thử 1.000.000
3 Điều tra thu thập số liệu 6.000.000
4 Nhập và xử lý số liệu điều tra 2.500.000
5 Viết báo cáo 2.500.000
6 Thiết kế Powerpoint và báo cáo 800.000
7 In ấn 800.000
8 Thông tin liên lạc 400.000
TỔNG CỘNG 15.000.000

Ghi chú: Các khoản chi bao gồm:


1. Chi công lao động của sinh viên trực tiếp tham gia thực hiện đề tài và chi công lao động
khác phục vụ triển khai đề tài
2. Chi mua nguyên nhiên vật liệu: vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu, tài liệu, tư liệu, số liệu,
sách, tạp chí tham khảo, tài liệu kỹ thuật, tài liệu chuyên môn, các xuất bản phẩm.
3. Chi khác: Công tác phí, Hội nghị, Hội thảo khoa học; Văn phòng phẩm, in ấn, dịch tài
liệu; Chi khác liên quan trực tiếp đến đề tài.

Ngày …… tháng …… năm … Ngày …. tháng …. năm ….


Cơ quan chủ trì Chủ nhiệm đề tài
(Ký, họ và tên, đóng dấu) (Ký, họ và tên)

Trần Huỳnh Quang Minh

Thanh toán không dùng tiền mặt hiện đang là một xu thế phổ biến trong xã hội
ngày nay, đặc biệt là giới trẻ, đây là nhóm đối tượng tiêu dùng tiềm
Mẫu Thuyết minh đề tài KH&CN cấp cơ sở

năng đối với nền kinh tế, được đề cập là nhóm đối tượng gen Z. Đặc
biệt trong thời kì Covid-19 diễn ra phức tạp trong những năm vừa qua, thanh toán không
dùng tiền mặt đã và đang trở thành phương tiện thanh toán phổ biến có thể đáp ứng nhu
cầu thanh toán của người tiêu dùng mà không cần phải mất thời gian
giống như khi lựa chọn các phương thức thanh toán truyền thống. Chỉ cần một chiếc điện
thoại thông minh và kết nối Internet
thì người dùng có thể truy cập vào một ứng dụng thanh toán trực tuyến và tiến hành thành
toán.
Phương thức thanh toán không dùng tiền mặt là một nghiên cứu giúp ngành ngân hàng
nói chung và các ngành ngân hàng thương mại nói riêng, tiếp tục có những đối mới hoạt
động mạnh mẽ các hoạt động Ngân hàng theo xu hướng hội nhập nâng cao theo năng lực
cạnh tranh, một mặt đáp ứng nhu cầu kinh tế, một mặt tăng thu nhập từ dịch vụ, tăng lợi
nhuận cho mỗi Thanh toán không dùng tiền mặt.
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của các cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ đã tạo ra những dấu ấn quan
trọng trong lịch sử phát triển xã hội mà thế hệ trẻ là thế hệ có nhiều
cơ hội tiếp xúc và dễ dàng tiếp thu với cái mới hơn các thế hệ khác,
do đó nhóm chúng em đã lựa chọn nghiên cứu tình hình thanh toán không dùng tiền mặt
của sinh viên Đại học Kinh tế - Đại học Huế thông qua đề tài: “ Nghiên cứu tình hình
thanh toán không dùng tiền mặt của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế”

You might also like