You are on page 1of 12

PHƢƠNG PHÁP FMEA TRONG ĐÁNH GIÁ RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG

ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

ThS. Vũ Ph ng Thảo
Trường Đại học Thương mại
TÓM TẮT
Quản lý chuỗi cung ứng trong thời đại toàn cầu theo định hướng phát triển bền vững phải đối
diện với nhiều rủi ro tiềm tàng. Do tính chất của chuỗi cung ứng toàn cầu có sự tham gia của nhiều
bên liên quan, nhà sản xuất, nhà cung cấp nguyên vật liệu, nhà cung cấp dịch vụ logistics… và bao
gồm nhiều công đoạn, rủi ro trong vận hành chuỗi cung ứng rất khác nhau đáng kể về nguồn đe dọa,
mức độ tác động hoặc khả năng xảy ra. Vì lý do này, các nhà quản lý quan tâm đến việc tìm ra cách
phân bổ nguồn lực một cách phù hợp trong quản lý rủi ro. FMEA là công cụ phân tích rủi ro định
lượng, đưa ra kết quả số mà từ đó người dùng có thể xếp loại mức độ nghiêm trọng của rủi ro tiềm
ẩn trong chuỗi cung ứng của tổ chức họ. Dựa vào đó, các nhà quản lý có thể tạo ra một kế hoạch
quản lý rủi ro thích hợp. Sau khi đặt vấn để, nghiên cứu tổng hợp và phân tích ưu điểm và nhược
điểm của công cụ FME này khi được áp dụng trong quản lý rủi ro, các kết luận về vài trò của
FME đặc biệt trong quá trình ra quyết định và hoạt động hiệu quả được đã được đưa ra, và việc
ứng dụng một cách tích hợp được khuyến nghị với điểm nổi bật là FMEA hoạt động tốt ở giai đoạn
đầu của quy trình quản lý rủi ro.
Từ khóa: FMEA, quản trị rủi ro, chuỗi cung ứng, phát triển bền vững
ABSTRACT
Supply chain management in global era towards sustainability have to face with a wide
variety of potential failures. Owning to the nature of global supply chain having different entities,
like manufacturers, suppliers, logistics providers and so on, involved and including several stages,
risks in supply chain operations vary significantly in terms of threat sources, level of impacts or
likelihood of occurrence. For this reason, managers have a number of concerns about figuring out
how to allocate resources appropriately in risk management. As a risk analysis tool, FMEA is
quantity-based, offering numeric outcomes from which users may initial ideas on seriousness level
of potential risks in their organization supply chain. Based on them, managers may create a proper
risk management plan. After describing the issue in detail and reviewing literatures on FMEA, the
paper critically analyzes the both sides of this tool when being applied in operational risks
management. Then, implications for decision making process and effective performance are
elaborated, and an integrated application is recommended with the highlight that FMEA works well
at the beginning stage of risk management process.
Keywords: FMEA, risk management, supply chain, sustainability

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Do tiến trình toàn cầu hóa, các hoạt động của chuỗi cung ứng ngày càng đối mặt với các mối
đe dọa khác nhau (Xanthopoulos và cộng sự, 2012) chẳng hạn, sự gián đoạn thị trường do xung đột
chính trị, cung cầu bất ổn, thiên tai. Ngoài ra, các chuỗi cung ứng theo định hướng phát triển bền
vững cũng mang lại nhiều rủi ro mới mà các nhà quản lý cần xử lý. Quản lý rủi ro mặc dù không

879
phải là chức năng cốt lõi trong chuỗi cung ứng nhưng phần này đóng vai trò rất quan trọng vì luôn
có khả năng xảy ra sự cố ở bất cứ phân đoạn nào trong chuỗi cung ứng. Đặc biệt trong các lĩnh vực
hoạt động, một sai sót nhỏ trong quá trình tạo ra và cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng đã
có thể coi như thất bại. Ngoài những sai sót rất dễ xảy ra hoặc có tác động tiêu cực lớn, cũng có thể
có những sai sót có thể không xảy ra hoặc thậm chí xảy ra nhưng không ảnh hưởng nhiều. Do đó,
nếu sự chú ý trong quản lý rủi ro được phân bổ đồng đều cho tất cả các thất bại, có thể là một sự
lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức. Bài viết này sẽ thảo luận về một công cụ đánh giá trong
quản trị rủi ro - FMEA trong bối cảnh các chuỗi cung ứng được xây dựng theo định hướng phát
triển bền vững, đương đầu với nhiều rủi ro khác nhau. Ở phần đầu, cơ sở lý thuyết về rủi ro trong
chuỗi cung ứng, đặc biệt những rủi ro do xu hướng phát triển bền vững được trình bày chi tiết để
phản ánh sự cần thiết của một công cụ quản trị rủi ro cho phép cân đối ba giá trị bền vững cốt lõi:
kinh tế - xã hội - môi trường; và trình bày tổng quan tài liệu cập nhật để mô tả về FMEA, ứng dụng,
ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng. Sau đó, nó sẽ thảo luận thêm về quan điểm tích cực và
tiêu cực về FMEA theo hai khía cạnh: hiệu quả hoạt động và ra quyết định và một số khuyến nghị
cho người quản lý rủi ro.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan về phát triển bền vững
Kể từ những năm 1960s, chủ đề phát triển bền vững đã bắt đầu được quan tâm nghiên cứu về
phương diện môi trường, ví dụ như Carson, Darling và Darling (1962) nghiên cứu về những ảnh hưởng
của việc sử dụng thuốc trừ sâu lên hệ sinh thái. Phát triển bền vững ban đầu được định nghĩa đơn giản
và rất khái quát: “Sự phát triển có thể tiếp tục mãi mãi hoặc trong một khoảng thời gian cho trước”
(Dernbach, 2003; Stoddart, 2011), chủ yếu mới chỉ nhấn mạnh vào đặc điểm liên tục, kéo dài.
Về bản chất, chủ đề này được cấu thành từ hai nội dung, bao gồm: “phát triển” và “bền
vững”. Mỗi nội dung này đều được nghiên cứu và đưa ra định nghĩa trong nhiều lĩnh vực khác
nhau, từ các quan điểm, góc độ nghiên cứu đa dạng. Vì lẽ đó, mà cho đến nay đã có nhiều khái
niệm về phát triển bền vững được đưa ra. Trong số đó, khái niệm được dẫn trích phổ biến nhất được
nêu trong Báo cáo của Brundtland:
“Phát triển bền vững là việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả
năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của chính họ”. (UNWECD,1987)
Như vậy, quá trình phát triển bền vững là việc các mục tiêu của con người vẫn được đáp ứng,
đồng thời các điều kiện cho sự vận hành của nền kinh tế xã hội (VD: nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ
sinh thái,…) được đảm bảo và duy trì. Theo cách tiếp cận này, phát triển bền vững không chỉ xoay quay
việc bảo vệ môi trường. Thay vào đó, phạm vi này đã được mở rộng, nhằm đảm bảo ba vấn đề chính:
tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và cân bằng môi trường; hay còn được biết đến là Triple Bottom Line
(Elkington, 1994). Nhiều nghiên cứu sau này trong lĩnh vực phát triển bền vững cũng nhắc tới ba vấn đề
trên, với những tên gọi gần tương đồng, ví dụ: tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường vàcông bằng xã
hội (Taylor, 2016). Để thống nhất, trong bài viết này, ba phương diện cốt lõi của phát triển bền vững lần
lượt là: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường.
Bền vững kinh tế (Economic sustainability) là việc tăng trưởng kinh tế dài hạn, có tác động
tích cực với nền kinh tế địa phương, Quốc gia và quốc tế mà không có tác động tiêu cực đến xã hội
và môi trường. Trước đây, các nhà kinh tế đã lầm giả định rằng nguồn tài nguyên thiên nhiên là

880
không giới hạn, nên lợi ích kinh tế chỉ được nhìn nhận từ góc độ phân bổ, khai thác các nguồn lực
một cách hiệu quả và ứng dụng tiến bộ công nghệ vào trong sản xuất (Cooper và Vargas, 2004).
Tuy nhiên, trong bối cảnh ngày nay, cách tiếp cận này không còn phù hợp, vì có những nguồn tài
nguyên không vô tận hoặc không thể tái tạo. Dân số gia tăng và các nhu cầu của con người cũng
tăng lên; cùng với đó là sự mở rộng quy mô của các hệ thống kinh tế nhưng không thể tăng các
phương tiện và nguồn lực sẵn có trên thế giới để đáp ứng yêu cầu mãi mãi. Vì vậy, để đảm bảo bền
vững kinh tế, trong việc tính toán lợi nhuận phải xét đến các thành phần chi phí liên quan đến các
tác động đến thiên nhiên (VD: làm cạn kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường,…). Ngoài ra, còn
một yếu tố nữa, đảm bảo sự tăng trưởng dài hạn của kinh tế là những tác động kinh tế tích cực, tạo
ra nhiều gia trị cho xã hội như tạo việc làm, tạo sự đổi mới, nộp thuế,… mà vẫn tạo ra lợi nhuận duy
trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bền vững xã hội (Social sustainability) là việc thúc đẩy sự phát triển của con người, cộng
đồng và nền văn hóa để đạt được cuộc sống có ý nghĩa (Saith, 2006). Bền vững xã hội không
chỉ dừng lại ở mức độ đáp ứng nhu cầu của mọi người, mà phải góp phần tạo ra môi trường,
điều kiện để con người thực hiện được những nhu cầu đó. Bất cứ điều gì cản trở khả năng này
đều được coi là rào cản, cần được giải quyết để hướng tới sự bền vững của xã hội. Diễn giải một
cách cụ thể hơn, bền vững xã hội bao gồm những vấn đề như: quyền con người, công bằng, sự
bình đẳng giới, sự tham gia của cộng đồng, bản sắc văn hóa, sự ổn định của thể chế, pháp quyền
(Guo, 2017).
Bền vững môi trường (environmental sustainability) tức là đảm bảo tính toàn vẹn của hệ
sinh thái, tài nguyên thiên nhiên không được khai thác nhanh hơn tốc độ tái tạo, chất thải không
được thải ra ngoài nhanh hơn tốc độ chúng có thể phân hủy trong môi trường. Mối quan tâm về tính
bền vững của môi trường đang gia tăng (ICSU, 2017) do sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, gây ra
những thay đổi đáng kể và lâu dài trong tự nhiên như: sự ấm lên của bầu khí quyển & đại dương,
băng tan, mực nước biển dâng, axit hóa đại dương, hiệu ứng nhà kính. Biến đổi khí hậu có dấu hiệu
ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học, với tốc độ nhanh hơn tốc độ tuyệt chủng tự nhiên (UNSD,
2018). Tất cả những điều này là những vấn đề quan trọng cần được giải quyết, và mang tính định
hướng cho các hoạt động về bền vững môi trường: làm thế nào để môi trường tự nhiên vẫn ổn định,
có khả năng phục hồi để hỗ trợ cuộc sống và sự phát triển của con người.
2.2. Chuỗi cung ứng định h ớng phát triển bền vững
Chuỗi cung ứng định hướng phát triển bền vững hay chuỗi cung ứng bền vững là một lĩnh vực
đang rất được quan tâm và nghiên cứu rộng rãi bằng cả cách tiếp cận định tính và định lượng. Cho
đến nay, có rất nhiều khái niệm về chuỗi cung ứng bền vững được đưa ra tùy thuộc vào các yếu tố
mà các tác giả muốn đưa vào công trình của mình để nghiên cứu. Một trong các khái niệm khái quát
nhất được đưa ra bởi Raut và cộng sự (2015) chỉ ra rằng việc quản trị một chuỗi cung ứng bền vững
là một quá trình quản trị có tích hợp việc cân nhắc các vấn đề về môi trường, biểu hiện xã hội và
đóng góp kinh tế.
Từ khái niệm trên, có thể thấy rằng một chuỗi cung ứng bền vững là chuỗi cung ứng mà ở
đó những vấn đề/mối quan tâm về sự phát triển bền vững được hợp nhất vào các giai đoạn chức
năng cốt lõi của chuỗi, ví dụ như: mua, sản xuất, dự trữ, v.v. Điều này có nghĩa rằng, một chuỗi
cung ứng bền vững vẫn bao gồm các hoạt động vận hành vật chất tương tự như một chuỗi cung
ứng thông thường (Linton và cộng sự, 2007): cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, sản xuất, phân

881
phối,… Điểm khác biệt là mọi hoạt động trong chuỗi cung ứng bền vững cần được lập kế hoạch
và tổ chức thực hiện kèm với các mục tiêu phát triển bền vững. Bởi lẽ đó, một chuỗi cung ứng
bền vững thường được nhìn nhận thông qua ba phương diện - tương ứng với ba phương diện về
phát triển bền vững đã thảo luận ở phần 2.1: phương diện môi trường, phương diện xã hội và
phương kinh tế (hình 1).

H nh 1. Ba ph ng diện của chuỗi cung ứng bền vững


Ngu n: Tổng hợp từ Bahinipati vàJain, 2018

2.3. Rủi ro chuỗi cung ứng định h ớng phát triển bền vững
2.3.1. Các loại rủi ro chuỗi cung ứng định hướng phát triển bền vững
Trong bối cảnh hiện tại, sự nhận thức của cộng đồng và thị trường về xu hướng kinh
doanh bền vững ngày một gia tăng. Điều này tạo ra thêm nhiều rủi ro mới cho doanh nghiệp
(Blackburn, 2007). Bằng góc độ tiếp cận thông qua ba phương diện cốt lõi của phát triển bền
vững (tripple bottom line) đã được thảo luận ở phần 2.1 và chuỗi cung ứng bền vững được phản
ánh qua ba phương diện thảo luận ở phần 2.2, những rủi ro trong chuỗi cung ứng định hướng
phát triển bền vững có thể được phân chia thành ba loại: rủi ro môi trường, rủi ro xã hội, rủi ro
kinh tế-tài chính. Rủi ro môi trường xuất phát từ việc tuân thủ các yêu cầu, quy định để duy trì
chất lượng của hệ sinh thái tự nhiên.Ví dụ theo báo cáo bởi UNGC (United nationas global
compact), các rủi ro môi trường bao gồm việc kiểm soát khi thải nhà kính, thiên tai, việc tiêu
thụ năng lược, rác thải từ các bao bì, các tác động đến môi trường từ hoạt động vận tải (BSR,
2010). Rủi ro xã hội xuất phát từ việc không đảm bảo các trách nhiệm của doanh nghiệp đối với
nhân viên, khách hàng, đối tác kinh doanh, chính phủ và cộng đồng (Pullman và cộng sự, 2009),
ví dụ như không tuân thủ pháp luật tại nước sở tại, bóc lột sức lao động của nhân viên… Rủi ro
tài chính bắt nguồn từ rủi ro tiền tệ trong lĩnh vực tài chính, hành vi gian dối của các tập doàn
và cá nhân hoặc những vấn đề phát sinh do nỗ lực để tăng trưởng kinh tế bền vững (Jeucken,
2004). Áp dụng bảy loại rủi ro điển hình theo Slack vàcộng sự, cùng cách phân loại theo: rủi ro
nội sinh và rủi ro ngoại sinh, các loại rủi ro trong chuỗi cung ứng theo định hướng phát triển
bền vững được liệt kê và tổng hợp trong Bảng 1.

882
Bảng 1. Rủi ro trong chuỗi cung ứng định h ớng phát triển bền vững
Rủi ro nội sinh Rủi ro ngo i sinh
Môi trƣờng  Tai n n môi trường (VD: cháy, n )  Thiên tai (B o ũ t đ ng đất)
 Ô nhi m môi trường: hông h đất nước  Khan hi m nước
 Không tuân thủ các luật đ nh về bền vững  Sóng nhiệt và h n hán
 Thải khí gây hiệu ứng nhà kính, thủng t ng ozone
 Tiêu th n ng ư ng không hiệu quả
 Đ ng g i quá mức ho c không c n thi t
 Ph ph m
Xã hội  Thời gian làm việc quá nhiều; mất cân b ng công việc cu c sống  D ch bệnh
 Trả ương hông công ng  Mất cân b ng xã h i
 L m d ng ao đ ng (VD: ao đ ng tr em)  Dân số già hóa
 Phân biệt đối x (chủng t c, giới tính, tu i tác quan đi m
chính tr , v.v.)
 Các chính sách tuy n d ng bóc l t (VD: không có h p
đồng, không có bảo hi m)
 Đối x vô đ o đức: với con người (môi trường làm việc
không an toàn, không tốt cho sức kh e); với đ ng vật
Tài chính -  Hối l  B t y chay
Kinh tế  Các tuyên bố sai/không trung th c  Kiện t ng
 Các cáo bu c ấn đ nh giá  Bất n giá n ng ư ng
 Vi ph m sáng ch  Khủng hoảng tài chính
 Trốn thu
 Vi ph m chống đ c quyền
Ngu n: tổng hợp từ BSR, 2010; Blackburn, 2007
2.3.2. Đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng định hướng phát triển bền vững
Đánh giá chuỗi cung ứng là một trong 5 bước chính của quá trình quản trị rủi ro chuỗi cung
ứng, bao gồm lần lượt: xác định rủi ro, đánh giá rủi ro, phân tích rủi ro, xử lý rủi ro và kiểm soát rủi
ro. Đối với quản trị rủi ro chuỗi cung ứng bền vững cũng được mô tả các bước cơ bản này
(Giannakis và Papadopoulos, 2016) (Hình 2).
Xác định rủi ro là bước đầu tiên, xây dựng một danh mục gồm tất cả các rủi ro liên quan đến
chuỗi cung ứng phát triển bền vững.

H nh 2. Quy tr nh đánh giá rủi ro chuối cung ứng

883
Đánh giá rủi ro là bước sẽ đánh giá các rủi ro đã được xác định ở bước 1, căn cứ theo khả
năng xuất hiện và mức độ tác động đến hiệu quả chuỗi cung ứng.
Phân tích rủi ro là một bước quan trọng. Sau khi rủi ro đã được đánh giá, đây là bước sẽ phân
tích nguyên nhân, cội nguồn dẫn đến rủi ro cũng như phân tích chuyên sâu hơn về những hệ quả mà
rủi ro có thể mang lại. Trên cơ sở đó, các phương án xử lý phù hợp sẽ được đưa ra.
Xử lý rủi ro gồm có bốn cách thức xử lý chính, thường gặp. Đó là né tránh rủi ro, ngăn ngừa
và giảm thiểu rủi ro, chia sẻ rủi ro và chấp nhận rủi ro. Né tránh rủi ro là việc tránh thực hiện những
hoạt động mà có thể dẫn tới rủi ro. Trong khi đó, phòng ngừa và giảm thiểu thường được áp dụng
cho những rủi ro khó có thể tránh được (ví dụ: rủi ro từ môi trường do thiên tai). Cách xử lý này
nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các thiệt hại mà rủi ro mang lại. Chia sẻ rủi ro thì bao gồm việc hợp
tác, ví dụ hợp tác giữa các nhà cung cấp, để xử lý rủi ro. Cách xử lý này có thể bao gồm việc
chuyển giao rủi ro như việc mua bảo hiểm cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Kiểm soát rủi ro là bước cuối cùng bao gồm việc liên tục kiểm soát những tác động của các
chiến lược xử lý cho mỗi rủi ro cụ thể, xác định có cần phải thay đổi do bản chất vận động của
chuỗi cung ứng mang lại.
Mặc dù quản trị đối với các rủi ro chuỗi cung ứng bền vững theo cùng một logic các bước với
quản trị đối với các rủi ro chuỗi cung ứng nói chung, một vài khác biệt căn bản vẫn tồn tại trong quá
trình thực hiện từng bước. Cụ thể ở mục này, tác giả đang đề cập tới đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng
bền vững, thì vấn đề này trở nên phức tạp hơn so với đánh giá các rủi ro chuỗi cung ứng thông
thường. Một trong hai yếu tố cơ bản trong đánh giá là mức độ tác động, hay có thể hiểu đơn giản là
thiệt hại mà rủi ro mang lại. Thông thường, các thiệt hại sẽ được lượng hóa, quy đổi về một hệ quy
chiếu ví dụ thiệt hại về tài sản, chí phí (hao tổn bao nhiêu doanh thu, tốn bao nhiêu chi phí để khắc
phục xử lý, v.v.). Tuy nhiên, trong định hướng để phát triển bền vững với các môi lo ngại về thiệt
hại môi trường và thiệt hại xã hội, không dễ dành để lượng hóa giá trị bằng tiền đối với những ảnh
hưởng lâu dài đối với môi trường hay đối với danh tiếng và uy tín của doanh nghiệp (Hoffman và
cộng sự, 2014). Bởi lẽ đó, nhà quản lý cần phải lựa chọn một phương pháp phù hợp áp dụng tại
bước này để có được một kết quả đánh giá thiết thực, có thể hỗ trợ quá trình đưa ra quyết định ở
những bước tiếp theo.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Phương pháp nghiên cứu lý thuyết định tính được áp dụng, khai thác các nguồn dữ liệu thứ
cấp từ các báo cáo, sách và các nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển bền vững, quản trị rủi ro chuỗi
cung ứng và quản trị rủi ro chuỗi cung ứng trong xu hướng phát triển bề vững.
Nội dung từ các tài liệu được tổng hợp, sắp xếp và phân loại để phân định các phương diện
của phát triển bền vững một cách toàn diện, lấy đó làm nền tảng để đối chiếu với các loại rủi ro điển
hình trong chuỗi cung ứng. Tác giả kết hợp với những dữ liệu thứ cấp từ báo cáo để phân loại các
rủi ro xuất hiện trong chuỗi cung ứng phát triển bền vứng, làm cơ sở cho việc phân tích quản trị rủi
ro cho đối tượng chuỗi cung ứng này.
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết được áp dụng đối với các lý luận, tài liệu và nghiên
cứu về ứng dụng FME , để phân tích những lợi ích và khiếm khuyết của ứng dụng này khi được sử
dụng trong quản trị rủi ro của chuỗi cung ứng bền vững, từ đó tác giả rút ra những hàm ý và đề xuất cho
các nhà quản lý trong quá trình áp dụng công cụ này để đánh giá các rủi ro trong chuỗi.

884
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Ứng dụng của FMEA trong đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng
4.1.1. Tổng quan về FMEA
FMEA (Failure Mode và Effect Analysis) là một phương pháp để đánh giá mức độ của các rủi
ro tiềm ẩn nhằm phân loại các rủi ro the mức độ ưu tiên (Riplova, 2007). Phương pháp FME có
thể hỗ trợ các nhà quản lý tối ưu hóa quá trình đưa ra quyết định trong quản trị rủi ro bằng việc xác
định các nguy cơ tiềm ẩn trước khi sản phẩm/dịch vụ được đưa đến tay người tiêu dùng (Puente và
cộng sự, 2002) và xếp hạng những vấn đề đó theo một thứ tự căn cứ theo hệ số rủi ro ưu tiên. Trên
cơ sở thứ hạng được đưa ra, nhà quản lý chuỗi cung ứng có thể xây dựng một kế hoạch xử lý rủi ro
phù hợp với thực trạng nguồn lực vốn có của doanh nghiệp và của chuỗi.
Phương pháp FME đánh giá rủi ro thông qua ba vấn đề chính: (1) Rủi ro gì và khả năng rủi
ro đó xảy ra trong chuỗi cung ứng; (2) Tác động của rủi ro đến sự vận hành của chuỗi cung ứng; (3)
Khả năng phát hiện và ngăn chặn các vấn đề trước khi tác động đến khách hàng. Đặc điểm chính
của FMEA là câu trả lời cho ba vấn đề trên sẽ được lượng hóa thông qua ba biến lần lượt (hình 2)

H nh 3. Ba bi n l ợng hóa trong ph ng pháp FMEA


Nhân các biến này lại ta được hệ số rủi ro ưu tiên (RPN - Risk Priority Number).
RPN = O × S × D
Dựa trên kết quả RPN, các nhà quản lý có thể sắp xếp các rủi ro theo thứ tự ưu tiên, quyết định rủi
ro nào cần lưu tâm nhất, giải quyết đầu tiên, đề xuất kế hoạch hành động phù hợp để ngăn chặn.
FME được áp dụng trong quản trị rủi ro liên quan đến thiết kế sản phẩm và dịch vụ sẽ được
gọi là DFMEA và với quản trị rủi ro trong quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ được gọi là PFMEA
(Segismundo và Miguel, 2008). DFMEA tập trung vào các rủi ro của thiết kế, trước khi sản phẩm và
dịch vụ được tạo ra (Riplova, 2007), có nghĩa là rủi ro trong công nghệ sản xuất cũng như hạn chế về
năng lực. PFME đánh giá quá trình tạo ra sản phẩm/dịch vụ, được tiến hành theo quá trình sản xuất.
Vì thế PFMEA bao gồm không chỉ đánh giá tác động của rủi ro mà còn phải đề xuất các hành động để
giảm thiểu và xử lý rủi ro đó. Điều này có nghĩa là phụ thuộc vào từng bối cảnh cụ thể của doanh
nghiệp cũng như mục đích của việc đánh giá rủi ro, nhà quản lý có thể lựa chọn DFMEA hoặc
PFMEA hoặc lần lượt cả hai trong trường hợp doanh nghiệp chuẩn bị cho ra mắt sản phẩm mới.
Thông thường FME được áp dụng vào những hoạt động vận hành đã diễn ra.Như vậy sẽ
thuận lợi trong việc xác định loại rủi ro nào có thể hình thành và tính toán xác suất (O). Sau khi rủi
ro đó đã từng xuất hiện trong chuỗi cung ứng, mức độ nghiêm trọng (S) cũng như khả năng phát
hiện (D) có thể được tính toán phù hợp để ngăn chặn cho tình huống tương tự trong tương lai. Tuy

885
nhiên thực tế chỉ ra rằng quy trình áp dụng công cụ này không nhất thiết phải tuân thủ theo trật tự
trên. Thứ tự xác định các biến có thể biến đổi. Trong hàm tính RPN, hiển nhiên rằng trọng số của ba
biến S, O, D là tương đương về mặt toán học. Vì vậy thứ tự xác định giá trị mỗi biến hoàn toàn có
thể thay đổi để phù hợp với từng bối cảnh, miễn là loại rủi ro được xác định trước tiên.
Dữ liệu định lượng cho tính toán RPN được thu thập theo xếp hạng O, S, D trên thang đo
thiết kế sau khi các rủi ro được xác định. Về mặt lý thuyết, thang đo là một hệ thống gồm mười
cấp từ 1 đến 10.Tuy nhiên, trong thực tế một số thang đó khác như 1, 3, 5 hoặc 2, 4, 6, 8 cũng
có thể được áp dụng (Zhao và Bai, 2010). Các kết quả RPN lớn hơn "mức có thể chấp nhận
được” được phân loại là "mối nguy cấp cao" đòi hỏi các hành động thích hợp để giảm thiểu.
Đây là ý nghĩa của việc thiết lập mức độ ưu tiên. Tuy nhiên điều này dẫn đến lo ngại về độ
chính xác của kết quả, vì giá trị của các biến được đưa ra từ chủ quan nhà quản lý thông qua
kinh nghiệm và quan sát.
4.2. Ưu và nh ợc điểm của FMEA trong quản trị rủi ro chuỗi cung ứng định h ớng phát triển
bền vững
4.2.1 Ưu điểm
Điều đầu tiên và rất quan trọng đó là FME hỗ trợ phân bổ một cách phù hợp các nguồn lực
cả về tài chính và nhân sự nhờ ưu tiên rủi ro. Căn cứ vào hệ thống phân loại, ví dụ nhưchia thành
các mức: rủi ro có thể chấp nhận được và mức độ rủi ro cao (Zhao và Bai, 2010) hay chia thành các
cấp độ: màu xanh lá cây (có thể chấp nhận được), màu vàng (trung bình, cần một hành động) và
màu đỏ (cao, cần nhiều hơn một hành động) (Puente và cộng sự, 2002), các nhà quản lý vận hành
có thể dễ dàng khoanh vùng những mảng rủi ro cần tập trung để hoàn thiện trong bối cảnh cụ thể
của doanh nghiệp. Thông thường, đó là một vòng phát triển, nghĩa là FME được kết hợp với một
phương pháp cải tiến liên tục như chu trình PDC (Segismundo và Miguel, 2008) để giảm rủi ro
xuống mức có thể chấp nhận được. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi các chuỗi cung ứng phát triển
theo định hướng phát triển bền vững. Như đã thảo luận ở trên, việc đáp ứng các yêu cầu về bền
vững xã hội và đặc biệt bền vững môi trường gia tăng chi phí trong chuỗi cung ứng, tạo nên gánh
nặng tài chính và nguy cơ gây ra các rủi ro nguy hại bền vững kinh tế. Ví dụ, để giảm thiểu các tác
động tới môi trường, các doanh nghiệp sản xuất bán lẻ phải phân tích tác động của công ty mình lên
hệ sinh thái một cách kỹ lưỡng trong mọi khâu, bắt đầu từ thiết kế sản phẩm cũng như toàn bộ quá
trình sản xuất, duy trì các mặt hàng trên thị trường, giao hàng và thậm chí thải bỏ.Procter và
Gamble (P&G) là một nhà tiên phong rất tích cực trong lĩnh vực này, ví dụ, chiến dịch tiết kiệm
nước của họ. Dự án này nhằm mục đích giảm sử dụng nước trong sản xuất toàn cầu của họ, bắt đầu
với nghiên cứu hoạt động thông qua tất cả các cơ sở sản xuất để phát hiện các cơ sở có rủi ro về
nước cao để đề xuất các hành động thích hợp như kỹ thuật tái sử dụng ở Pakistan và California
(Mỹ) hoặc giảm thiểu nước vệ sinh ở Trung Quốc (P&G). Ngoài ra, P&G còn nổi tiếng với những
cải tiến trong lĩnh vực tiết kiệm nước với sự ra đời của dầu gội đầu 2 trong 1 (Head và Shoulder)
hoặc sản phẩm nước xả vải cho phép giặt quần áo chỉ một lần ngay sau khi rửa (P&G).Như vậy,
P&G đã phải đầu tư thêm chi phí cho lĩnh vực R&D và các công nghệ kỹ thuật phát sinh ở các bước
hạ nguồn (xử lý chất thải). Tuy nhiên, so sánh với thiệt hại từ rủi ro so với nguy cơ các ảnh hưởng
trong quá trình sản xuất, và việc sử dụng sản phẩm của họ lên môi trường gây ra bê bối và các làn
sóng tẩy chay sản phẩm trên thị trường, P&G đã đặt mức độ ưu tiên của các rủi ro về môi trường
cao hơn và cần có hành động xử lý phù hợp.

886
Một ưu điểm khác của FMEA là góp phần thúc đẩy việc tao ra các mẫu sản phẩm tốt nhất
trong phạm vi điều kiện năng lực của doanh nghiệp (Riplova, 2007). Ví dụ việc triển khai DFMEA
trong sản xuất ô tô, các phiên bản mẫu khác nhau sẽ được tạo ra và thử nghiệm ngay từ công đoạn
thiết kế, trước khi đưa mẫu đó vào dây chuyền sản xuất đại trà. Như vậy, những lỗi sai hỏng trong
thiết kế sẽ được loại bỏ một cách tối đa, tuy những rủi ro này nguy cơ xảy ra tương đối thấp ở các
doanh nghiệp lớn có tính chuyên môn hóa cao, nhưng mức độ thiệt hại là rất lớn, đặc biệt khi các
thiết kế được sản xuất đại trà và phân phối toàn cầu vì việc sai hỏng ảnh hưởng đến bền vững xã hội
khi gây nguy hiểm cho người tiêu dùng sẽ đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện thu hồi, bồi thường
(Segismundo và Miguel, 2008).
Liên quan đến việc vận chuyển vòng lặp ở trên, ứng dụng FMEA kích thích việc tạo ra các
sản phẩm/thiết kế có thể tốt nhất trong điều kiện năng lực của nhà sản xuất bị hạn chế (Riplova,
2007). Điều này có thể dễ dàng được xây dựng thông qua việc triển khai DFMEA, ví dụ, trong sản
xuất ô tô, các phiên bản nguyên mẫu khác nhau được tạo ra và kiểm tra để có mức độ rủi ro thấp
hơn (Segismundo và Miguel, 2008).
Ngoài ra, FMEA còn có một lợi thế nữa là lưu giữ hồ sơ hoặc tài liệu hóa toàn bộ quá trình
(Cassanelli và cộng sự, 2006). Do đó, tiến trình cải thiện được lưu giữ (Riplova, 2007) có thể cho
các ứng dụng tiếp theo như xem xét đánh giá rủi ro, đề xuất các hành vi phòng ngừa cho các trường
hợp tương tự trong tương lai.
4.2.2 Nhược điểm
Nhược điểm đầu tiên là quản trị rủi ro bằng FMEA tốn thời gian, vì bản chất phải kiểm tra
từng công đoạn đơn lẻ trong chuỗi cung ứng (Trammell và cộng sự, 2004).Điều này cần được xem
xét cùng với năng lực của chuỗi cung ứng cũng như tầm quan trọng của quản lý rủi ro so với các
chức năng cốt lõi khác, ví dụ, sản xuất hoặc tiếp thị. Do đó, FME khó có thể áp dụng cho các hệ
thống phức tạp với một số lượng lớn sự cố hoặc các hệ thống gồm nhiều lớp (Riplova, 2007).
Một vấn đề khác là sự nghi ngờ về độ chính xác của tính toán RPN.Sự nghi hoặc về độ chính
xác được thể hiện ở hai điểm: tính chủ quan khi cho điểm từng biến và sự ngang bằng về trọng số
của ba biến trong phép tính. Đối với điểm thứ nhất, không có quy định chính xác cách tính xác suất
xảy ra (O) và khả năng phát hiện (D) mà chủ yếu phụ thuộc vào giả định của người điều tra
(Segismundo và Miguel, 2008). Về điểm thứ hai, việc không để các trọng số liên quan đến vai trò
của O và D trong kết quả RPN. Như đã đề cập ở trên, hai biến này có vai trò như nhau về mặt toán
học, khi đó các giá trị khác nhau của O và D có thể tạo ra kết quả RPN giống nhau (Ví dụ: RPN 1 =
S10 × O5 × D2; RPN 2 = S10 × O2 × D5). Tuy nhiên, rủi ro có thể khác (Puente và cộng sự, 2002),
đối với sự cố với tỷ lệ xuất hiện cao có lẽ cần các hành động giảm thiểu khẩn cấp hơn so với sự cố
khó xảy ra nhưng dễ phát hiện.
4.3. Ý nghĩa của FMEA trong đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng định hướng phát triển bền vững.
FMEA hỗ trợ quá trình ra quyết định
Có thể thấy rõ từ lợi ích đầu tiên của FME đã thảo luận ở trên, công cụ này hỗ trợ đáng
kể cho các nhà quản lý vận hành trong quá trình ra quyết định. Thứ tự ưu tiên và kết quả định
lượng của RPN góp phần làm cơ sở cho các nhà quản lý trong việc quyết định cách phân bổ

887
ngân sách một cách hợp lý và nhân viên tập trung vào việc giải quyết những thất bại tiềm ẩn.
Ngoài ra, các đặc điểm về lưu trữ tài liệu cho phép FMEA cung cấp cho các nhà quản lý rủi ro
những thông tin hữu ích như dữ liệu lịch sử về phân tích lỗi trong chu kỳ sản xuất hoặc thậm
chí một số ý tưởng kiểm soát và cải tiến nếu các tình huống tương tự xảy ra với quy trình thiết
kế và vận hành (Riplova, 2007). Mặt khác, vì không phân tích chính xác, cách sử dụng của
FMEA cần được tích hợp với một số mô hình khác để hỗ trợ việc ra quyết định tốt hơn. Ví dụ,
FME được kết hợp với chu trình PDC trong trường hợp phát triển sản phẩm mới, điều này
cũng có ý nghĩa tích cực rằng FMEA có thể hoạt động hiệu quả với sự cải tiến liên tục vốn đã
tương đối phổ biến trong quản lý vận hành.
FMEA hỗ trợ hiệu quả của chuỗi cung ứng
Hiệu quả có thể được ghi nhận trong việc tiết kiệm thời gian và nguồn lực (tài chính và con
người) cho các công ty trong việc quản lý rủi ro. Chắc chắn, thay vì cảnh giác với tất cả các loại thất
bại chỉ nghi ngờ xảy ra, nghĩa là vẫn có khả năng không xảy ra, các nhà quản lý bây giờ chỉ cần tập
trung vào một khu vực mục tiêu cụ thể. Những nỗ lực có thể được duy trì cho các nhiệm vụ khác
tương đương hoặc thậm chí quan trọng hơn như bán hàng, sản xuất hoặc tiếp thị. Hơn nữa, hồ sơ
cũng tiết kiệm ngân sách cho các doanh nghiệp nếu tình huống tương tự xảy ra, không cần phải thực
hiện phân tích lại.
Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra về phạm vi của FMEA về mặt tài chính, cụ thể là FMEA
không bao hàm nhiều tác động của rủi ro đến ngân sách hoặc chi phí (Segismundo & Miguel,
2008). Do đó, chi phí quản lý rủi ro có thể được tiết kiệm theo "phương thức tổng chi phí" đề cập
đến "làm đúng mọi việc ngay ở lần đầu tiên" (Slack, 2016). Sau đó, nếu rủi ro được loại bỏ trước
khi đến tay khách hàng, thì có thể tránh được chi phí và giảm thiểu tổn thất tiềm ẩn ví dụ làm mất đi
sự hài lòng của khách hàng. Tuy nhiên, người ta vẫn băn khoăn rằng chi tiêu cho FMEA và các hoạt
động giám sát có thể ảnh hưởng đến chi phí hoạt động như thế nào vì cần phải thực hiện một loạt
các cải tiến trước khi sản phẩm/dịch vụ được cung cấp cho người tiêu dùng. Ví dụ, trong trường
hợp của các công ty ô tô, nhiều nguyên mẫu được tạo ra để giảm kết quả RPN.
5. KẾT LUẬN
Từ những nhược điểm và phân tích nêu trên, các nhà quản lý nên cân nhắc để tích hợp việc sử
dụng FMEA với các công cụ hoặc mô hình khác để có kết quả tốt nhất có thể. Đơn giản, FMEA có
thể được kết hợp với chu trình PDC để hiệu chỉnh liên tục hoặc mở rộng với HazOp (Phân tích
nguy cơ và khả năng vận hành) để có thông số của khách hàng tốt hơn nhằm tránh rủi ro từ phía
khách hàng và chất lượng cao hơn của sản phẩm và quy trình cho phép giảm thiểu lỗi thiết kế sản
phẩm (Trammell và cộng sự, 2004).
Nói chung, FMEA là một công cụ phân tích rủi ro có thể được thực hiện khi bắt đầu thiết kế
sản phẩm/dịch vụ (ví dụ: DFME ) để tránh việc thiết kế dễ bị thất bại. FME cũng có thể được áp
dụng cùng với các hoạt động đã xảy ra (PFMEA). Ngay cả khi các lỗi đã xảy ra, công cụ này có thể
được sử dụng để phát hiện nguyên nhân và bố trí hành động thích hợp để loại bỏ. Do đó, trong hoạt
động, FME đóng góp đáng kể vào việc cải tiến quy trình và thiết kế sản phẩm, giúp tránh một số
lỗi nêu trên như lỗi thiết kế, lỗi khách hàng (mức độ hài lòng của khách hàng cao hơn), lỗi công
nghệ và cơ sở vật chất và/hoặc lỗi tổ chức.

888
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Australia, C. S. (2008) 2008: Analysis techniques for system reliability - Procedure for failure
mode and effects analysis (FMEA). Australia.
2. Blackburn, W.R.,2007.The Sustainability Handbook: The Complete Management Guide to
Achieving Social, Economic and Environmental Responsibility. Earth-scan, London.
3. Bullermer, P. & Laberge, J. C. (2010) Common operations failure modes in the process
industries. Journal of Loss Prevention in the Process Industries, 23(6), 928-935.
4. Cooper, P. J., & Vargas, M. (2004). Implementing sustainable development: From global
policy to local action.Lanham, MD: Rowman and Littlefield Publishers, Inc.
5. Dernbach, J. C. (2003). Achieving sustainable development: The Centrality and multiple facets
of integrated decision making. Indiana Journal of Global Legal Studies, 10, 247.
6. Cassanelli, G., Mura, G., Fantini, F., Vanzi, M. & Plano, B. (2006) Failure Analysis-assisted
FMEA. Microeletronics Reliability, 46(9-11), 1795-1799.
7. Choi, T.M., Wallace, S. W., & Wang, Y., 2016. Risk management and coordination in service
supply chains: information, logistics and outsourcing. Journal of Operational Research Society.
67, 159-164.
8. Guo, F. (2017). The spirit and characteristic of the general provisions of civil law. Law and
Economics, 3, 5-16, 54
9. Milsterin, J. A., Singer, S. J. & Toffel, M. W. (2009) Operational Failures and Problem
Solving: An Empirical Study of Incident Reporting. Havard Business School.
10. Puente, J., Pino, R., Priore, P. & Fluente, D. (2002) A decision support system for applying
failure mode and effects analysis. International Journal of Quality and Reliability Management,
19(2), 137-150.
11. Pullman, M.E.,Maloni,M.J.,Carter,C.R.,2009.Food for thought: social versus environmental
sustainability practices and performance outcomes. J.Supply Chain Manag.45,38-54.
12. Riplova, K. (2007) Tool of risk management: failure mode and effect analysis and failure
mode, effects and criticality analysis. Journal of Information, Control and Management
Systems, 5(1), 111-120.
13. Saith, A. (2006). From universal values to millennium development goals: Lost in translation.
Development and Change, 37(6), 1167-1199.
14. Segismundo, A. & Miguel, P. A. C. (2008) Failure mode and effects analysis (FMEA) in the
contex of risk management in new product development. A case study in an automotive
company. International Journal of Quality and Reliability Management, 25(9), 899-912.
15. Slack, N., Brandon-Jones, A. & Johnston, R. (2016) Operations Management, Eighth edition.
Upper Saddle River: Pearson.
16. Stoddart, H., Schneeberger, K., Dodds, F., Shaw, A., Bottero, M., Cornforth, J., & White, R.
(2011). A pocket guide to sustainable development governance.Stakeholder Forum 2011.

889
17. Trammell, S., Lozenzo, D. & Davis, B. (2004) Integrated Hazards Analysis: Using the
Strengths of Multiple Methods to Maximize Effeciveness, ASSE Professional Development
Conference and Exposition. Denver, Colorado, 23-25 June. American Society of Safety
Engineers.
18. UnitedNationsGlobalcompactandBSR,2010. Supply Chain Sustainability: A Practical Guide
for Continuous Improvement.United Nations(UN).
19. Xanthopoulos, A. Vlachos, D. Iakovou, E. 2012. Optimal newsvendor policies for dual-
sourcing supply chain: a disruption risk management framework. Computers & Operations
Research. 39, 350-357.
20. Zhao, X. & Bai, X. (2010) The application of FMEA Method in the Risk Management of
Medical Device during Lifecyle, e-Business and Information System Security (EBISS). Wuhan,
China, 22-23 May. IEEE.

890

You might also like