You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN


KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ

BÁO CÁO MÔN HỌC


QUẢN TRỊ HỌC
CHAP.13. CASE STUDY ANALYSIS
CASE APPLICATION 1: MXit and Facebook in South Africa
Nhóm 5
Thành viên nhóm:

ST
Họ Và Tên MSSV
T

1 Huỳnh Ngọc Lan Anh 2180428

2 Lê Thị Ngọc Anh 2195609

3 Kiều Thị Ngọc Diệp 22000092

4 Phạm Thị Hương Thơm 22013305


BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC

Họ Và Tên MSSV Đánh Giá

Huỳnh Ngọc Lan Anh 2180428 100%

Lê Thị Ngọc Anh 2195609 100%

Kiều Thị Ngọc Diệp 22000092 100%

Phạm Thị Hương Thơm 22013305 100%

2
Quản Trị Học - 1602
MỤC LỤC

BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC..........................................................................................II


MỤC LỤC....................................................................................................................................III
PHẦN I: CASE STUDY...........................................................................................................4
PHẦN II: CÂU HỎI THẢO LUẬN.......................................................................................5
Câu 13-30:..............................................................................................................5
Câu 13-31:..............................................................................................................5
Câu 13-32:..............................................................................................................6
Câu 13-33:..............................................................................................................6
Câu 13-34:..............................................................................................................7

3
Quản Trị Học - 1602
PHẦN I: CASE STUDY
MXit và Facebook ở Nam Phi

MXit là một nền tảng truyền thông xã hội miễn phí được tạo ra vào năm 2004.
Trong một cuộc khảo sát của Liên Hợp Quốc, khoảng 30% những người trẻ tuổi
Nam Phi nói rằng họ đã dành phần lớn thời gian trên Mxit. Thói quen này có ý
nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp Nam Phi.
Hai mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay ở Nam Phi là Mxit và Facebook. Mxit
ước tính có khoảng 10 triệu người dùng đang hoạt động, còn Facebook có khoảng
4,2 triệu người dùng, nhưng thực tế chỉ có 3,2 triệu người hoạt động. Twitter có 1,1
triệu người dùng Nam Phi, là mạng xã hội có sự tăng trưởng người dùng cao nhất
từ 2010 tới 2011.
Các doanh nghiệp Nam Phi đang thích ứng với việc sử dụng các trang mạng xã
hội cho các thông điệp tiếp thị. Vấn đề là mức độ tương tác cho các doanh nghiệp
trên các kênh này là rất cao và việc tham gia đồng nghĩa với việc đầu tư lớn về thời
gian. Chi phí cho việc tương tác với khách hàng ở mức chất lượng cũng chắc chắn
sẽ cao.
Ở một khía cạnh khác về mạng xã hội thì Afrigator, công cụ tìm kiếm mạng xã
hội và thư mục blog đã lập chỉ mục cho hàng nghìn trang blog ở Nam Phi. Với sự
bùng nổ về doanh số và sự sử dụng điện thoại di động, rõ ràng là các doanh nghiệp
Nam Phi không thể bỏ qua mạng xã hội.
Rael Levitt, CEO của Auction Alliance tin rằng Facebook sẽ thay đổi cách các
doanh nghiệp tiếp thị sản phẩm của họ. Từ cuộc khảo sát, Rael nhận ra rằng ngày
càng có nhiều người sử dụng Facebook. Trong mắt Levitt, việc sử dụng các trang
mạng xã hội như Facebook mang lại cho công ty cảm giác cởi mở hơn. Levitt tin
rằng các trang mạng xã hội đã cách mạng hóa cách mọi người giao tiếp với nhau và
thay đổi cách thức chia sẻ thông tin. Việc các doanh nghiệp giữ bí mật về những gì
họ đang làm không còn là một điều có thể làm được hay nên được khuyến khích.
Các trang mạng xã hội như Facebook đã trở thành một công cụ kinh doanh quan
trọng cho những người như Levitt vì sự dễ sử dụng và không cần đến giám đốc
điều hành tiếp thị tốn kém.

4
Quản Trị Học - 1602
PHẦN II: CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 13-30:
Ưu điểm
- Dễ sử dụng: Số lượng đông đảo người tham gia. Internet phổ biến dễ dàng sử dụng
được đa số mọi người ở mọi độ tuổi và ở mọi người ở các nơi khác nhau tham gia.
- Đưa công ty trở nên phổ biến: hình ảnh và sản phẩm công ty sẽ được xuất hiện
rộng rãi, thu hút sự quan tâm của khách hàng.
- Không tốn quá nhiều chi phí cho hoạt động marketing: chỉ cần đưa lên web hoặc
các bài quảng cáo trên YouTube, Google là mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy.
- Tiết kiệm chi phí in ấn.
- Cơ hội hiểu khách hàng: có thêm nhiều cơ hội tiếp cận khác hàng, nắm thông tin,
thị hiếu của khách hàng nhanh chóng và tiện lợi hơn.
Nhược điểm:
- Dễ nhìn thấy nhưng chỉ có số ít người dành thời gian để đọc nó. Bởi thông tin quá
đại trà.
- Xuất hiện quá nhiều lần sẽ gây sự nhàm chán.
- Những loại quãng cáo những nội dung không phù hợp.
- Quảng cáo quá dài.
- Nội dung không rõ ràng làm cho người xem không hiểu rõ nội dung.

Câu 13-31:
Theo quan điểm của nhóm, mặc dù có rất nhiều ưu điểm trong việc giao tiếp khi sử dụng
phương tiện truyền thông hay mạng xã hội nhưng đồng thời cũng có ít, nhiều các rào cản.
Điển hình là tổng số người dùng Facebook tại Việt Nam chiếm gần khoảng 76 triệu người
- hơn 70% dân số toàn quốc. Cho chúng ta thấy được sự phổ biến của mạng xã hội; cũng
như thông tin được chia sẻ nhanh chóng, rộng rãi và có thể giao tiếp được với tất cả mọi
người trên thế giới.
Mặc khác, khi giao tiếp qua mạng xã hội cũng có những mặt trái. Về cảm xúc của đối
phương, chúng ta không thể biết hoặc đánh giá được cảm xúc hay danh tính thật của một
người thông qua màn hình máy tính vì chúng ta không có trực tiếp tiếp xúc hay mặt đối
mặt với họ. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình truyền đạt thông tin bị sai lệch và
người nhận thông điệp cũng không nắm bắt thông tin một cách hiệu quả.

5
Quản Trị Học - 1602
Câu 13-32:
1. Xác định khách hàng của doanh nghiệp là ai?
Bước đầu tiên nhưng rất quan trọng, doanh nghiêp cần xác định được bức chân dung
khách hàng của mình – những người tiếp nhận nội dung của mình là ai? Như thế nào?
Nhờ vậy chúng ta sẽ dễ dàng tiếp cận và giao tiếp với họ một cách hiệu quả hơn.
2. Xác định nội dung, chủ đề và thông điệp chính muốn truyền tải
Bước tiếp theo, không kém phần quan trọng đó chính là doanh nghiệp cần phải xác
định nội dung họ muốn truyền tải đến khách hàng là gì. Bên cạnh đó doanh nghiệp
cần đảm bảo những nội dung đăng tải phải phù hợp với đạo đức văn hoá xã hội,
phong cách doanh nghiệp và khách hàng. Ngoài ra, việc truyền tải thông điệp như thế
nào đến với khách hàng cũng rất quan trọng, chúng ta nên giao tiếp bằng giọng văn
của doanh nghiệp, sử dụng từ ngữ phù hợp khi giao tiếp trước công chúng.
3. Luôn sáng tạo và cập nhật thông tin mới cho khách hàng
Đừng viết những nội dung bán hàng nhàm chán, chuyên ngành, lặp đi lặp lại. Thay
vào đó, hãy sáng tạo và cập nhật những xu hướng mới, đăng tải những hình ảnh sản
phẩm mới, những câu nói truyền cảm hứng, hoặc tạo những chuyên mục hoặc tiểu
mục mới trên các trang mạng xã hội của doanh nghiệp, để khách hàng không cảm
thấy nhàm chán và ở lại doanh nghiệp lâu hơn.
4. Tương tác và lắng nghe khách hàng nhiều hơn
Việc lắng nghe khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu được khách hàng muốn gì, cần gì
và đâu là lựa chọn phù hợp nhất dành cho họ. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có những cải
tiến mới phù hợp hơn trong tương lai. Hơn thế nữa, thông qua việc lắng nghe, khách
hàng cũng sẽ cảm nhận được sự gần gũi và nhiệt tình của doanh nghiệp dành cho họ,
xây dựng mối quan hệ ngày càng tốt đẹp hơn.

Câu 13-33:
Quy tắc 1: Không tiết lộ những thông tin mật, hoặc những hoạt động, sự kiện tổ chức
đang chuẩn bị tiến hành.
Quy tắc 2: Không được tạo nhóm riêng, hoặc group chat để bàn luận xấu về tổ chức.
Quy tắc 3: Không dùng tên tuổi của tổ chức để chuộc lợi riêng hay quảng cáo trá hình.
Quy tắc 4: Không được tự ý phát tán hình ảnh xấu về tổ chức trên mạng xã hội.

6
Quản Trị Học - 1602
Câu 13-34:
Kinh nghiệm của tôi dưới góc nhìn của việc kinh doanh online với phương tiện truyền
thông xã hội đều có tích cực và cả tiêu cực.
Tích cực:
- Tiếp cận được với lượng khách hàng siêu lớn
Ví dụ: khi tâm lý khách hàng bây giờ là thích feedback đồ mình mua được, từ tâm
lý này thì khách hàng đang giới thiệu sản phẩm của mình cho bạn bè và người
thân. Này được gọi là truyền miệng.
- Có nhiều mặt hàng đa dạng
Ví dụ: Tôi đang kinh doanh in ảnh, sản phẩm chính sẽ là ảnh. Nhưng tôi có thể
nhập về những phụ kiện liên quan tới ảnh để bán kèm. Hoặc tôi có thể lấn sang
những mặt hàng tiềm năng khác nếu như thấy được lượng cầu về sản phẩm đó đủ
lớn.
- Giảm chi phí quảng cáo và tăng doanh thu đáng kể từ các đơn hàng onl
Ví dụ: thay vì là mình sẽ dùng những quảng cáo phổ thông như phát tờ rơi, hay
đăng tin lên tivi hoặc là treo baner lên các phố đông người, thì mạng xã hội là nơi
mà mọi người sử dụng mỗi ngày và thường xuyên nên mình chỉ cần tạo một cái bài
viết bắt mắt và chạy quảng cáo cho bài viết đó xuất hiện trên các trang xu hướng
của khách hàng cũng là một cách tăng lượt tương tác.
- Giúp kết nối với nhiều khách hàng tiềm năng hơn
Ví dụ: một tổ chức hay một shop thậm chí là một doanh nghiệp khi kinh doanh sẽ
luôn có những khách hàng tiềm năng và quen thuộc để hợp tác lâu dài hoặc tương
tác thường xuyên. Ví dụ về công việc kinh doanh online của tôi thì tôi đã có những
khách hàng thân quen, luôn giới thiệu với bạn bè về chất lượng sản phẩm của tôi
và đặt hàng thường xuyên bên tôi.
Tiêu cực:
- Không có tính xác thực về thông tin của mặt hàng
Ví dụ: Việc kinh doanh in ảnh của tôi cũng là một mặt may rủi vì nhiều khách
hàng sẽ không chắc chắn về chất ảnh, hoặc màu sắc mực in và cũng như độ bền.
Điều này đã tạo cho khách hàng một tâm lí sợ mua hàng ở những nơi ít feedback
hoặc những shop mới mở.
- Có quá nhiều nick ảo
Ví dụ: có rất nhiều khách hàng sợ lộ thông tin cá nhân nên đã tạo những tài khoản
ảo để đặt hàng và không sợ bị lộ thông tin khi boom hàng.
- Không đảm bảo độ bảo mật và an toàn

7
Quản Trị Học - 1602
Ví dụ: có những tài khoản của tổ chức có lượng lớn khách hàng theo dõi và lượng
tương tác cũng rất cao nên có khả năng cao là sẽ bị hack mất nick và phải bắt đầu
lại từ đầu.
Từ kinh nghiệm của tôi, tôi có thể đề xuất cho các quản lý và tổ chức sau:
- Chăm chỉ chạy quảng cáo nhưng phải cung cấp những thông tin chính xác và có
bằng chứng xác thực.
Ví dụ: có thể đăng tải những feedback của khách hàng nhắn riêng cho mình, hoặc
tự chụp chất lượng sản phẩm để đưa ra thông tin chính xác về chất lju
- Tạo nhiều hoạt động tương tác với khách hàng để bài viết có thể xuất hiện trên
trang xu hướng của họ.
- Nên tạo một content thú vị về sản phẩm để thu hút sự chú ý của khách hàng.
- Tìm hiểu thông tin khách hàng khi đặc hàng để tránh trường hợp boom hàng và
gặp nick ảo.

8
Quản Trị Học - 1602

You might also like