You are on page 1of 2

Đề:

Đọc bài phân tích ở đường link trên và viết bài luận tối thiểu 500 chữ để trả lời
câu hỏi sau:
Theo anh/chị, BP đã ứng dụng trường lý thuyết nào để xây dựng quảng cáo
trên? Anh/chị chọn 1 lý thuyết trong trường đã các định để chứng minh.

BÀI LÀM

Sau khi đã đọc nội dung văn bản quảng cáo của BP và dựa trên các trường lý
thuyết đã được học, theo em BP đã sử dụng trường phái lý thuyết Trường ưu
việt – Mô hình phản hồi tri nhận để xây dựng quảng cáo.

Cụ thể về lý thuyết, Trường ưu việt – Mô hình phản hồi tri nhận sẽ giúp cho
những người tiếp xúc với quảng cáo hình thành nên các luồng suy nghĩ tích cực
hay tiêu cực từ thông điệp mà họ vừa tiếp nhận. Những suy nghĩ này đến từ
nguồn gốc thông điệp, sản phẩm, nội dung thông điệp hay thậm chí là cách
truyền tải những thông điệp đến với độc giả, khách hàng. Từ những cảm nhận
có được thông qua quảng cáo, độc giả sẽ đưa ra những quyết định mua, không
mua, sử dụng hay không sử dụng các sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, theo nhận
thấy của Ambler và Burne (1999) thì những người có ấn tượng tốt bởi quảng
cáo sẽ có khả năng mua hàng cao hơn những người cảm thấy quảng cáo tiêu
cực.

Lựa chọn trường ưu việt với mô hình phản hồi tri nhận của tập đoàn BP là một
sự lựa chọn khá thông minh vì nó đã mang lại một hiệu quả to lớn. Bởi dầu khí
là một trong những lĩnh vực hết sức nhạy cảm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến
môi trường và con người. Vậy nên nhà quảng cáo của BP đã rất khôn khéo khi
không lựa chọn những quảng cáo để thanh minh hay giải thích mà lựa chọn
cách lắng nghe để người tiếp nhận có thiện cảm tốt hơn.

BP đã lựa chọn một thông điệp rất tinh tế trong bài quảng cáo này. Với hình
ảnh thế hiện một thái độ sẵn sàng lắng nghe khi để tay ra phía sau vành tai và
kết hợp với thông điệp với các từ ngữ như “chúng tôi”, “hoan nghênh và
khuyến khích chỉ trích”... BP đã cho thấy trách nhiệm, thái độ và tinh thần cầu
khiến của mình. Đồng ý vẫn sẽ có những khách hàng không đồng tình với
quảng cáo này tuy nhiên học vẫn sẽ ở lại và chờ đợi vào sự thay đổi của BP.

Quảng cáo đã cho thấy sự tiếp nhận gần gủi hơn giữa khách hàng và BP. Khi
khuyến khích người đọc đưa ra những trao đổi và góp ý, đấy sự chủ động về
phía độc giả, làm họ cảm thấy thoải mái và sẵn sàng để đưa ra những phán
quyết ủng hộ hay phản bác các hoạt động hướng tới sự hài hòa giữa công ty
dầu khí và các hoạt động môi trường. Không những vậy họ còn đưa ra các dẫn
chứng xác đáng về việc thay đổi và cải thiện của mình.
Bên cạnh đó bức ảnh được lựa chọn cho bài quảng cáo cũng cực kỳ phù hợp.
Khi tạo ra một cảm giác bình đẳng vì các nhân viên được xếp xen kẻ với nhau
không phân biệt màu da, giởi tính.

BP đã có một cách quảng cáo hết sức khoa học, tâm lý và phù hợp. Họ có
thông điệp rõ ràng, họ định hướng bằng các ẩn ý hết sức tinh tế, họ khiến người
tiếp cận quảng cáo phải suy nghĩ và trăn trở về việc này. Đồng thời BP cũng
tạo ra một bước đệm hữu ích để người tiếp nhận quảng cáo của họ bày tỏ thái
độ tích cực. Đây là một sự thành công rất lớn khi theo lý thuyết của Trường ưu
việt – mô hình phản hồi tri nhận, những người này cũng sẽ có thái độ tích cực
với thương hiệu, mà ở đây là BP.

Trường ưu việt – Mô hình phản hồi tri nhận thực sự đã làm rất tốt vai trò trung
gian khi đã thành công tạo ra sự kết nối giữa BP với các khách hàng tương lai
của mình. Những người làm công tác định hướng quảng cáo cho tập đoàn đã
lựa chọn một hướng đi cực kỳ sáng suốt để tạo ra một mô hình phù hợp và hiệu
quả một cách không ngờ cho quảng cáo của mình.

You might also like