You are on page 1of 19

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA MARKETING

Môn học: Quan hệ công chúng


GV: Th.S Nguyễn Anh Tuấn

BÀI TẬP NHÓM:


PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ THỊ TRƯỜNG
SỮA TƯƠI TẠI TP. HCM
Nhóm: 3
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT Họ và Tên Lớp MSSV
1 Phan Công Thành 18DMC2 1821003831
2 Nguyễn Đức Toàn 18DMC1 1821003891
3 Trần Ngọc Thảo Uyên 18DMC2 1821000518
4 Lưu Nguyễn 18DMC2 1821003735
5 Vưu Khai Triển  18DMC1 1821003920
6 Lưu Ngọc Diễm Quyên 18DMC1 1821003810
7 Phạm Thị Thảo Lợi 18DMC3 1821003659
8 Phan Thành 18DQH1 1821000691
9 Bùi Khánh Hoài An 18DMC2 1821003504
10 Phạm Thảo Trang 18DQH2 1821003904
11 Hồ Trương Phương Trâm 18DQH1 1821000552
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
Hình thức:
- KHẢO SÁT NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI ĐIỂM BÁN (B2C)
- QUAN SÁT, KHẢO SÁT TẠI ĐIỂM BÁN (B2B)
1. B2C:
Mẫu khảo sát: 287

TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN

47%
53%

Độc thân Đã có gia đình


END-USERS
11%

89%

Cá nhân Gia đình

LÝ DO MUA
Chất lượng
Hương vị
3% 14% Thương hiệu nổi tiếng
8%0%
Sở thích
12% Phổ biến, tiện lợi
Giá cả phù hợp
5% Quen thuộc
Quảng cáo
13% 40%
Khác
5%

TOM

Vinamilk
9% TH True Milk
3%
Đà Lạt Milk
8%
43% Dutch Lady
5% Long Thành
Khác

32%
ĐỘ TUỔI

Dưới 18
11% 2%
3% Từ 18 đến 24
21% Từ 25 đến 35
16% Từ 35 đến 45
Từ 45 đến 60
Trên 60

47%

Segmen Age Dưới Từ 15 Từ 18 Từ 26 Từ 36 Từ 46 Trên 60


t Geo 14 đến đến 25 đến 35 đến 45 đến 60
dưới 18
TP Thủ Đức
Quận 1
Quận 3
Quận 4
Quận 5
Quận 6
Quận 7
Quận 8
Quận 10
Quận 11
Quận 12
Quận Tân Bình
Quận Phú Nhuận
Quận Gò Vấp
Quận Bình Thạnh
Quận Bình Tân
Huyện Củ Chi
Huyện Hóc Môn
Huyện Bình Chánh
Huyện Nhà Bè
Huyện Cần Giờ
2. B2B:
ST Địa điểm Quận khảo sát Thương hiệu có mặt Tần suất Cường Công ty Lý do Hình thức
T khảo sát nhập độ nhập lấy hàng nhập nhập hàng
hàng hàng nhiều nhiều
nhất
1 Tiệm tạp hoá Phú Nhuận 1-2 20 thùng Vinamilk Bán Giao đến tận
111 Trần lần/tuần chạy cửa hàng
Khắc Chân, nhất
Phường 9,
Quận Phú
Nhuận
2 Tạp hoá 1 - Phú Nhuận Hàng 8 thùng Vinamilk Giao đến tận
Chợ Trần Hữu ngày cửa hàng
Trang
3 Tạp hoá 2 - Phú Nhuận 15 30 thùng Vinamilk Bán Giao đến tận
Chợ Trần Hữu lần/tháng chạy cửa hàng
Trang nhất
4 Tạp hoá 1 - Tân Bình Mỗi ngày 4 thùng Duy nhất Thông Giao đến tận
Chợ Phạm Vinamilk dụng cửa hàng
Văn Hai
5 Tạp hoá 2 - Tân Bình 2 lần/tuần 30 thùng Vinamilk Giao đến tận
Chợ Phạm cửa hàng
Văn Hai
6 Tạp hoá 3 - Tân Bình Mỗi ngày 10 thùng Vinamilk Giao đến tận
Chợ Phạm cửa hàng
Văn Hai
7 Bách Hoá
Xanh chợ
Trần Hữu
Trang
8 Lotte Mart
Cộng Hoà
9 Coop Mart
Nguyễn Kiệm
10 Vincom Cộng
Hoà
11 Sạp C-10 - Quận 10 Các sạp tạp hóa bán sữa ở chợ Lê Hồng Phong 1 15 đến 20 Vinamilk Bán Giao đến kho
Chợ Lê Hồng chỉ nhập Vinamilk và Milo, các sữa còn lại không lần/tháng thùng (10 chạy của chợ Lê
Phong nhập hoặc nhập khá ít thùng nhất Hồng Phong
dạng bịch
220 ml, 5
đến 10
thùng
dạng hộp
180 ml)
12 Sạp C-11 - Quận 10 1 lần/tuần 2 đến 3 Vinamilk Bán
Chợ Lê Hồng thùng (1 chạy
Phong thùng nhất
dạng sữa
bịch 220
ml, 1 đến
2 thùng
sữa hộp
180 ml)
13 Sạp C-12 - Quận 10 1 lần/tuần 5 thùng (2 Vinamilk Bán
Chợ Lê Hồng thùng chạy
Phong dạng bịch nhất
220 ml, 3
thùng
dạng hộp
180 ml)
14 Sạp C-13 - Quận 10 1 lần/tuần 1 thùng Vinamilk Bán Giao đến nhà
Chợ Lê Hồng dạng bịch chạy của chủ sạp
Phong 220 ml nhất
15 Sạp C-14 - Quận 10 1 lần/tuần 1 thùng Vinamilk Bán Giao đến nhà
Chợ Lê Hồng hộp 180 chạy của chủ sạp
Phong ml nhất
16 Tạp hóa Tân Phú Có bán Vinamilk, TH True Milk, Dutch Lady 2-3 ngày/ 4-5 thùng Vinamilk Bán Giao đến tận
Tường Vy 1 - lần chạy cửa hàng
61 Sơn Kỳ, nhất
quận Tân Phú (chủ
yếu
bán
cho
các
quán
cà phê
xung
quanh),
chiết
khấu
tốt,
được
nhận
nhiều
ưu đãi
(các kệ
trưng
bày)
17 Tạp hóa Tân Phú Có bán Vinamilk, TH True Milk, Dutch Lady 1 tuần/ 2-3 thùng Vinamilk Bán Lấy từ kho của
Tường Vy 2 - lần , TH chạy tạp hóa Tường
262/20 Lũy True nhất Vy 1
Bán Bích, Milk
quận Tân Phú
18 Tạp hóa số Tân Phú Có bán Vinamilk, Dutch Lady. 1 lần/ 2-3 thùng Vinamilk Thông Chủ tạp hóa tự
262/4 Lũy Bán tháng dụng đến siêu thị để
Bích, quận nhất, mua hàng
Tân Phú dễ bán
19 Circle K - 29 Tân Phú Có bán Vinamilk, TH True Milk, Dutch Lady,
Trịnh Đình Lothamilk
Thảo
20 Circle K - 120 Tân Phú Có bán Vinamilk, TH True Milk, Dutch Lady,
Hòa Bình Lothamilk, Dalat Milk, Devondale, Farm Milk (ST
Thanh Trùng)
21 Bách Hóa Tân Phú - Bình Có bán Vinamilk, TH True Milk, Dutch Lady,
Xanh - 28 Tân Lothamilk, Dalat milk, Nuti, Pure Milk Nepean
Trịnh Đình River Dairy, Inex, Lomi, Australia's Own
Thảo, 135B
Bình Long - Q.
Bình Tân
22 Coop Mart Quận Tân Phú Có bán Vinamilk, TH True Milk, Dutch Lady,
Hòa Bình Lothamilk, Dalat Milk, Nuti, Pure Milk Nepean
River Dairy, Promess, Meadow Fresh, Devondale
23 Big C Phú Quận Tân Phú Có bán Vinamilk, TH True Milk, Dutch Lady,
Thạnh Lothamilk, Dalat Milk, Nuti, Promess, Meadow
Fresh, Devondale, Paysan Breton, Bridel,
Prosperite
PHÂN TÍCH NGÀNH
1. Số lượng các doanh nghiệp, thương hiệu
Đính kèm phụ lục
Theo số liệu thống kê của nhóm có số lượng các doanh nghiệp và thương hiệu
trong ngành sữa – nhóm sữa nước – dòng sữa tươi như sau:
- Sữa tươi tiệt trùng: có 23 công ty với 87 thương hiệu
- Sữa tươi thanh trùng: có 10 công ty với 33 thương hiệu
 Tổng: Có khoảng 33 công ty với 120 thương hiệu sữa nước thuộc nhóm sữa tươi.
2. Thị phần – Market Share
Ghi nhận, nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm sữa ít bị ảnh hưởng hơn bởi
COVID-19, chỉ giảm -6,1% về giá trị so với mức giảm -7,5% đối với tiêu thụ FMCG
trong 9 tháng đầu năm 2020 (Nielsen) và tăng trưởng doanh thu bán lẻ danh nghĩa của
cả nước là 4,98% (GSO). Tiêu thụ sữa chiếm 11,9% tiêu thụ FMCG tại Việt Nam,
không thay đổi so với năm 2019. Người dân tăng cường sử dụng sữa tươi và sữa chua
để tăng khả năng miễn dịch trong thời kỳ dịch bệnh, trong khi nhu cầu bị ảnh hưởng
bởi các trường học trên toàn quốc phải đóng cửa gần ba tháng.
Theo số liệu nghiên cứu từ Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor
International,
Trong nhóm ngành sữa nước, thị phần của các công ty lần lượt như sau: Công ty Cổ
phần sữa Việt Nam (Vinamilk) chiếm 42%, Công ty FrieslandCampina Việt Nam
chiếm 19%, Công ty Cổ phần sữa TH chiếm 11%, Công ty sữa đậu nành Việt Nam
(Vinasoy) chiếm 8%, Công ty TNHH Nestle Việt Nam chiếm 7%, Công ty Cổ phần
sữa quốc tế (IDP) chiếm 3%, Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood
chiếm 2% Và doanh nghiệp khác chiếm 11% (các doanh nghiệp nước ngoài.
3. Tình hình các công ty, doanh nghiệp trong ngành
 Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)
Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 và lũy kế 6 tháng đầu năm 2020 của
Vinamilk, ta có thể thấy:
Trong Quý 2 năm 2020 (“Q2/2020”), doanh thu thuần hợp nhất đạt 15.495 tỷ đồng,
tăng 9,5% so với Q1/2020 và tăng 6,1% so với cùng kỳ 2019, trong đó:
Hoạt động kinh doanh nội địa ghi nhận doanh thu thuần 13.364 tỷ đồng, tăng 10,5%
so với Q1/2020 và tăng 7,6% so với cùng kỳ 2019, chiếm tỷ trọng 86% trong doanh
thu thuần hợp nhất. Mức tăng trưởng này đến từ:
- Vinamilk bắt đầu hợp nhất kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP
GTNFoods/Mocchau Milk (“GTN/MCM”) từ Q1/2020.
- Doanh thu thuần Công ty Mẹ đạt 13.622 tỷ đồng, tăng trưởng 13,6% so với
Q1/2020 và 4% so với cùng kỳ 2019. Việc dỡ bỏ lệnh cách ly xã hội từ ngày
22/4 đã có tác động tích cực đến tình hình kinh doanh trong Q2/2020.
Hoạt động xuất khẩu: Tuy tình hình kinh tế trong nước và thế giới chịu ảnh hưởng
bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng Vinamilk vẫn chủ động tìm kiếm cơ hội tại các thị
trường tiềm năng. Hoạt động xuất khẩu trong giai đoạn này ghi nhận các kết quả tích
cực như xuất khẩu sữa đi Trung Đông với hợp đồng trị giá 20 triệu USD, xuất khẩu
sữa đặc qua Trung Quốc, xuất sữa hạt và trà sữa vào thị trường Hàn Quốc… đã đóng
góp trực tiếp vào doanh thu thuần 1.370 tỷ đồng của Q2/2020, tăng 26,8% so với
Q1/2020 và tăng 7,1% so với cùng kỳ 2019, chiếm tỷ trọng 9% trong doanh thu thuần
hợp nhất. Tháng 6 vừa qua, Vinamilk cũng là công ty sữa đầu tiên của Việt Nam được
cấp phép xuất khẩu sữa vào các quốc gia thuộc Liên minh kinh tế Á Âu (EAEU).
Các chi nhánh nước ngoài ghi nhận doanh thu thuần 761 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5%
trong doanh thu thuần hợp nhất. Hoạt động kinh doanh của công ty con Driftwood tại
Mĩ bị ảnh hưởng khi các trường học tại bang California – nhóm khách hàng chính của
Driftwood – vẫn đóng cửa do dịch cúm Covid-19. Ở khía cạnh tích cực, doanh thu của
công ty con Angkor Milk tại Campuchia đã ghi nhận mức tăng trưởng trên 20% trong
Q2/2020 nhờ nhu cầu tốt đối với sản phẩm sữa tại thị trường này.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020 (“6T/2020”), doanh thu thuần hợp nhất đạt 29.648 tỷ
đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ 2019 và hoàn thành 50% kế hoạch năm. Trong đó,
doanh thu thuần kinh doanh nội địa đạt 25.456 tỷ đồng và xuất khẩu trực tiếp đạt
2.451 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng lần lượt là 7,7% và 7,3% so với cùng kỳ
2019. Đối với GTN/MCM, doanh thu thuần đạt 1.368 tỷ đồng; riêng MCM, doanh thu
thuần 6T/2020 tăng 8% so với cùng kỳ 2019.
Năng lực sản xuất:
Vinamilk không ngừng phát triển và hoàn thiện hệ thống trang trại chăn nuôi bò sữa
quy mô công nghiệp và công nghệ cao: Công ty đã đầu tư và áp dụng sáng tạo công
nghệ tiên tiến vào điều kiện đặc thù về môi trường và khí hậu tại Việt Nam. Năm
2006, Vinamilk là doanh nghiệp tiên phong phát triển trang trại bò sữa với quy mô
công nghiệp hiện đại bậc nhất lúc bấy giờ với tổng số tiền đầu tư lên đến 500 tỷ đồng.
Toàn bộ hệ thống trang trại được xây dựng khép kín, tự động hóa với giống bò được
tuyển chọn kỹ lưỡng nhằm đem đến năng suất sữa cao nhất. Toàn bộ bò sữa của
Vinamilk đều là giống HF thuần chủng được nhập khẩu từ Úc, Mỹ, và New Zealand.
Theo thống kê từ báo cáo thường niên năm 2019 của Vinamilk: năng suất sữa bình
quân cả năm tại trang trại Vinamilk là 27kg/con bò/ngày. Tổng đàn bò cung cấp sữa
tươi nguyên liệu là 130.000 con và tổng sản lượng sữa tươi nguyên liệu bình quân là
950 – 1.000 tấn/ ngày.
Công nghệ:
Việc cung ứng điều vận của Công ty đã được cải tiến và áp dụng việc quản lý các
chuyến xe của Xí nghiệp Kho vận và các đơn vị vận chuyển khác bằng phần mềm chia
tuyến đường, giúp tiết kiệm 1,5 tiếng thời gian vận chuyển hàng ngày cho mỗi Xí
nghiệp, đồng thời quản lý sát sao được các đơn vị thuê ngoài. Ngoài ra, Vinamilk đã
mã hóa và áp dụng truy xuất nguồn gốc ngay trên hệ thống ERP của Công ty đối với
NVL của hơn 500 nhà sản xuất trên toàn cầu mua để đảm bảo minh bạch trong chất
lượng.
Song song đó, Vinamilk cũng thiết lập và đưa vào quản lý tồn kho NVL tại kho của
các nhà cung cấp trên hệ thống ERP. Bằng việc công nghệ hóa các nghiệp vụ quản lý
cung ứng điều vận, NVL cũng như vật tư kỹ thuật, Vinamilk đảm bảo đáp ứng kịp
thời nhu cầu điều vận chứa trữ, sử dụng NVL hay vật tư kỹ thuật cũng như truy xuất
nguồn gốc khi cần thiết.
Các công việc tiếp theo của hoạt động Cung ứng sẽ tiếp tục phát triển và triển khai các
hệ thống theo dõi tích hợp vào ERP của Công ty nhằm giúp tăng hiệu suất làm việc
của đội xe cũng như tài xế giao hàng, đồng thời đảm bảo thời gian giao hàng đúng hạn
cam kết tại các nhà phân phối, siêu thị, v.v. để sản phẩm tới tay người tiêu dùng luôn
ở điều kiện tốt nhất.
Thị trường bao phủ:
Theo báo cáo thường niên 2019 của Vinamilk:
- Hiện Vinamilk có hơn 200 nhà phân phối với tổng số điểm bán lẻ đạt 251.000
điểm.
- Phủ rộng hầu hết các siêu thị và cửa hàng tiện lợi
- Nhóm khách hàng đặc biệt liên tục được mở rộng
- Chuỗi cửa hàng “Giấc mơ sữa Việt” tăng lên 430 điểm
Hoạt động bán hàng phủ sóng rộng khắp 63 tỉnh thành, sự đa dạng trong các kênh
phân phối sản phẩm, cũng như sự gia tăng dấu ấn thương hiệu trên bản đồ quốc tế đã
khẳng định vị thế dẫn đầu của Vinamilk. Đồng thời, điều này cũng thể hiện sự đón
nhận và tin tưởng của người tiêu dùng đối vối chất lượng sản phẩm. Không chỉ là
trong nước mà cả ở thị trường nước ngoài, các sản phẩm của Vinamilk cũng được yêu
thích và đánh giá cao.
 Công ty FrieslandCampina Việt Nam
Doanh thu của liên doanh FrieslandCampina Việt Nam (sở hữu thương hiệu sữa Cô
gái Hà Lan) tăng chậm trong 3 năm qua khi chịu sự cạnh tranh của nhiều thương hiệu
sữa trong nước.
Năm 2017, doanh thu thuần của FrieslandCampina đạt 7.290 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so
với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp đạt 2.501 tỷ đồng, giảm 2% do giá vốn tăng.
Thay vào đó, công ty tập trung nhiều hơn vào hoạt động thắt chặt chi phí. Chi phí bán
hàng năm 2017 đạt 1.287 tỷ đồng, giảm 9,1% so với cùng kỳ.
Mặc dù vậy, do doanh thu tài chính năm 2017 giảm hơn 300 tỷ đồng so với năm 2016,
lợi nhuận ròng của FrieslandCampina trong năm cũng giảm tương ứng, đạt 808 tỷ
đồng so với mức 1.146 tỷ đồng năm trước đó.

Nhìn chung, kết quả kinh doanh của FrieslandCampina không thực sự ấn tượng trong
bối cảnh quy mô ngành sữa tại Việt Nam đã tăng trưởng rất nhanh trong vòng 1 thập
kỷ qua. Dù hiện tại, thị trường đã có dấu hiệu chững lại, tốc độ tăng trưởng ngành vẫn
ở mức 5 – 7%/năm, cao hơn khá nhiều so với tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp sữa
này.
 Công ty Cổ phần sữa TH
Theo công ty nghiên cứu thị trường Kantar World Pane
Ngay từ khi thành lập, TH true Milk đã đặt mục tiêu chiếm 50% thị trường sữa tươi
vào 2020. Tập đoàn rút “hầu bao” 1,2 tỉ USD cũng như nhiều nhân lực nhằm xây
dựng dự án trang trại chăn nuôi bò sữa lớn nhất châu Á và nhà máy sữa lớn nhất Đông
Nam Á.
Việc tập trung vào dòng sản phẩm mới đã giúp TH true Milk có những bước phát
triển. Chỉ 5 năm sau ngày ra mắt sản phẩm đầu tiên, đến năm 2015, TH true Milk là
doanh nghiệp sở hữu đàn bò sữa lớn nhất Việt Nam với quy mô đàn lên tới 45.000
con, trên diện tích trang trại rộng 8.100 ha tập trung ở Nghệ An.
Năng lực sản xuất:
Chủ sở hữu thương hiệu TH True Milk nhập 4.500 bò sữa cao thuần chủng Holstein
Friesian từ Mỹ. Đàn bò được các chuyên gia di truyền của TH chọn lọc kỹ qua lý lịch
đời trước và phả hệ ba đời, là bò tơ có độ tuổi từ 12-17 tháng tại thời điểm phối giống
tại Mỹ. Toàn bộ số bò này đều đã được các trang trại giống bò tại Mỹ đăng ký tiêu
chuẩn giống bò sữa HF với các tiêu chí cao về di truyền và đặc điểm giống. Bò có có
khả năng cho năng suất sữa trung bình lên đến 11.000-12.500 lít một con mỗi chu kỳ
305 ngày, tương đương 36-41 lít sữa mỗi ngày. Hàm lượng chất béo trong sữa đạt tới
3,6-3,8% và hàm lượng chất đạm trên 2,7%.
Đại diện Tập đoàn TH cho biết những đặc điểm này phù hợp với tiêu chí của doanh
nghiệp là chỉ nhập những giống bò cao sản thuần chủng từ các quốc gia có nền chăn
nuôi phát triển nhất thế giới, giống xuất sắc, cho sản lượng, chất lượng sữa tốt nhất.
 Công ty Cổ phần sữa quốc tế (IDP)
Theo SSI Research, Blue Point và Chứng khoán Bản Việt mua lại IDP cũng giúp công
ty sữa này đổi chiều tăng trưởng sau nhiều năm. Cụ thể, IDP lỗ triền miên trong giai
đoạn 2016-2018 thì mới đây kết quả kinh doanh quí 2 đã gây bất ngờ lớn khi đạt
1.114,5 tỉ đồng, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ, khấu trừ giá vốn công ty đạt 405,5 tỉ
đồng lãi gộp - cải thiện mạnh so với mức 160 tỉ của cùng kỳ năm 2019. Chốt quí này,
IDP thu về mức lãi ròng hơn 114 tỉ đồng, cao gấp gần 3 lần so với thực hiện cùng kỳ
năm 2019. Lũy kế nửa đầu năm, IDP đạt doanh thu 1.905,5 tỉ đồng, tăng 117% và lợi
nhuận sau thuế 150,5 tỉ đồng, tăng 146% so với nửa đầu năm ngoái. Nhờ lợi nhuận
tăng mạnh và huy động được thêm 332 tỉ đồng từ việc bán cổ phiếu, vốn chủ sở hữu
của IDP từ mức âm (-) 41 tỉ đồng hồi đầu năm đã tăng lên 441 tỉ đồng.
Sau đó, CTCP Sữa Quốc tế IDP đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2020 ghi nhận
kết quả kinh doanh tăng trưởng bằng lần so với cùng kỳ năm 2019. Quý IV/2020, IDP
đạt 1.008 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 88% so với cùng kỳ năm 2019.
Lợi nhuận gộp tăng hai lần trong khi chi phí chiếm tỷ trọng lớn là chi phí bán hàng lại
giảm giúp công ty ghi nhận lãi đột biến gấp 9,8 lần lên 196 tỷ đồng. Luỹ kế cả năm
2020, IDP đạt 3.836 tỷ đồng doanh thu thuần, 505 tỷ đồng lãi sau thuế; tăng lần lượt
106% và 347% so với năm 2019.
Năm 2020, công ty đặt mục tiêu doanh thu 3.850 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 500 tỷ
đồng. Như vậy, IDP gần hoàn thành kế hoạch doanh thu còn chỉ tiêu lợi nhuận đã vượt
mục tiêu đề ra. Trước đó, IDP liên tục thua lỗ, cho tới năm 2019 lợi nhuận của IDP
bắt đầu dương trở lại, đạt 113 tỷ đồng.  Không chỉ có lãi trở lại từ 2019 mà năm 2020,
lợi nhuận của IDP còn tăng đột biến giúp khoản lỗ luỹ kế của công ty tại cuối năm thu
hẹp còn hơn 74 tỷ đồng.
 Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood
Thị trường bao phủ: Từ năm 2003, NutiFood đã phát triển hệ thống phân phối rộng
khắp 64 tỉnh thành, song song đó doanh nghiệp này cũng đầu tư xây dựng các nhà
máy sản xuất trải dài từ Bắc vào Nam tại một số tỉnh thành như Bình Dương, Hưng
Yên, Hà Nam và Gia Lai.
NutiFood không phải là cái tên xa lạ trong lĩnh vực dinh dưỡng, nhưng với khoản đầu
tư quy mô cho trang trại bò sữa NutiMilk đã bước đầu khẳng định vị thế trong ngành
sữa. Trong năm qua doanh nghiệp này cũng đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác cùng các
đối tác ngoại, được cấp giấy chứng nhận của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm
Hoa Kỳ (FDA)… có thể sẽ là bàn đạp để họ tính toán tới bước đi táo bạo và tham
vọng hơn là lấn sân thị trường EU sau Hiệp định EVFTA.
Tốc độ tăng trưởng: Theo báo cáo thị trường của Nielsen từ tháng 5/2019 đến 6/2020,
NutiFood GrowPLUS+ chiếm 22% thị trường doanh thu, chênh lệch gấp 1,77 lần doanh
nghiệp xếp kế tiếp. Với thành tích này, NutiFood hiện đang dẫn đầu ngành hàng sữa trẻ em.
4. Tổng kết và dự báo
Theo nghiên cứu của nhóm tác giả, hiện với nhóm ngành sữa nước, dòng sữa tươi có
khoảng 33 công ty, tương ứng với hơn 120 thương hiệu. Cho thấy, số lượng các đơn
vị sản xuất trong ngành sữa nước là khá nhiều và mức cung đủ lớn để đáp ứng nhu cầu
của người tiêu dùng.
Ngành sữa Việt Nam năm 2019 có mức tăng trưởng tương đối tốt, đặc biệt là sữa
nước, sữa chua và sữa đặc. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê, sản lượng
sữa nước trong năm 2019 đạt hơn 1 triệu lít, tăng 8.32% so với năm 2018. Cả nước
sản xuất được khoảng 390 nghìn tấn sữa chua, tăng 17.65%; sản lượng sữa đặc trên
150 nghìn tấn, giảm 4.98% so với năm trước. 
Về doanh thu tiêu thụ, sữa nước tăng 8.32%, sữa chua tăng 17.8% và sữa đặc tăng
khoảng 5% so với năm 2018. Thị trường sữa đặc mặc dù tăng trưởng chậm nhưng vẫn
sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định quanh mức 5%/năm trong vòng 5 năm tới. 
Về kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa được nhập về Việt Nam đạt hơn 1 triệu
USD năm 2019, tăng 8.8% so với cùng kỳ 2018. Các thị trường chủ yếu thông bao
gồm: Newzealand, Đông Nam Á, EU và Mỹ. Xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa của Việt
Nam cũng đạt được những bước phát triển đáng kể. Xuất phát chỉ có 3 doanh nghiệp
xuất khẩu tới 10 quốc gia năm 2015 thì nay đã tăng mạnh với khoảng 10 doanh nghiệp
xuất khẩu tới hơn 50 quốc gia, chủ yếu là Vinamilk, TH True Milk, Mộc Châu Milk…
Kim ngạch xuất khẩu sữa và các sản phẩm sữa ước năm 2019 đạt giá trị khoảng trên
10 nghìn tỷ đồng, tăng 13.46% so với năm 2018.
Với những phân tích về các doanh nghiệp ta có thể thấy:
- Theo Euromonitor, sản lượng tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt
Nam đạt 1.76 triệu tấn (+8.6% ) trong năm 2020. Việt Nam thuộc top các quốc
gia có mức tiêu thụ sữa khá thấp, chỉ với 26-27 kg/người/năm (trung bình thế
giới đạt khoảng 100 kg/người/năm và trung bình tại châu Á đạt 38
kg/người/năm). Sau giai đoạn giảm tốc 2016 – 2019, tăng trưởng thị trường sữa
và các sản phẩm từ sữa trong nước đang có dấu hiệu cải thiện. Năm 2020,
doanh thu các sản phẩm sữa tại Việt Nam đạt 64,4 nghìn tỷ đồng, đạt mức tăng
trưởng 10,3%. Doanh thu sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam dự kiến sẽ
duy trì ở mức 7-8%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025, đạt tổng giá trị khoảng
93,8 nghìn tỷ đồng vào năm 2025. Trong đó, sữa chua được kỳ vọng có tốc độ
tăng trưởng cao nhất với tốc độ tăng trưởng CAGR là 12%/năm.
- Vinamilk vẫn giữ được phong độ và vị thế đứng đầu của mình trong ngành sữa,
nhất là sữa nước. Kết quả kinh doanh năm 2020 cũng đã khẳng định các doanh
nghiệp sữa ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Năm 2020, Vinamilk đạt tổng doanh
thu hợp nhất gần 60.000 tỷ đồng, tăng gần 6% so với cùng kỳ 2019 và đưa các
công ty thành viên GTN, MCM tăng trưởng ấn tượng chỉ sau 1 năm sáp nhập.
Với mức tăng trưởng doanh thu 7,4% so với 2019, hoạt động xuất khẩu của
Vinamilk trong năm 2020 đã tạo nhiều dấu ấn trong bối cảnh khó khăn chung,
đóng góp tích cực cho ngành sữa cả nước.
- Các công ty lớn như Công ty FrieslandCampina Việt Nam, Công ty Cổ phần
sữa TH cũng theo sau, tuy nhiên trong năm 2019 với tình hình dịch Covid, 2
doanh nghiệp này có biểu hiện chững lại.
- Nhờ hàm lượng protein cao, giàu dưỡng chất mà mức tiêu thụ sữa thực vật tăng
đáng kể trong vài năm gần đây. Theo Nielsen, tổng giá trị tiêu thụ sữa đậu nành
có thương hiệu tăng 13% trong 10 tháng đầu năm 2019 và tăng trưởng doanh
thu của Vinasoy đạt 15% sau 9 tháng đầu năm 2019. Gây tác động và ảnh
hưởng đến các ông lớn như Vinamilk, Dutch Lady, TH true MILK.
- Công ty Cổ phần sữa quốc tế (IDP) từng thua lỗ rất lớn trong giai đoạn 2016-
2018, đã gây bất ngờ lớn khi ghi nhận mức doanh thu 1.114 tỷ đồng trong quý
II/2020, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ. Biên lãi gộp của IDP tăng lên mức
36%.
Dự báo năm 2021:
- Nguồn cung sản xuất trong nước và nhập khẩu tiếp tục dồi dào đảm bảo đủ
cung cấp cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, do nhu cầu tăng trong nước tăng lên
bởi hoạt động kinh tế đã khôi phục dần cộng với giá sữa thế giới tăng trở lại sẽ
tác động tới giá sữa, nhưng mức tăng sẽ không mạnh.
- Người tiêu dùng trong nước ngày càng quan tâm nhiều hơn đến nguồn gốc
nguyên liệu cũng như xuất xứ và sự an toàn của các sản phẩm sữa. Do đó, họ
thường lựa chọn các sản phẩm sữa được sản xuất trực tiếp từ sữa tươi so với
các sản phẩm sữa hoàn nguyên. Xu thế lựa chọn này được thể hiện rõ tại khu
vực đô thị, nơi nhận thức người tiêu dùng tốt hơn và với thu nhập cao hơn, họ
sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho những sản phẩm tốt nhất.  Các “ông lớn”
trong ngành sữa như Vinamilk, TH Milk, Dutch Lady cũng đã loại bỏ dần sử
dụng sữa hoàn nguyên để sản xuất sữa nước. Tuy nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu
và công nghệ nông nghiệp tối ưu cho bò sữa vẫn còn nhiều hạn chế.

You might also like