You are on page 1of 39

CHƯƠNG 7:

QUÁ TRÌNH CUNG ỨNG TIỀN TỆ

ü  Lượng tiền cung ứng và các tác nhân tham gia vào
quá trình cung ứng tiền tệ
ü  Ngân hàng trung ương và cơ số tiền tệ
ü  Quá trình tạo tiền gửi của hệ thống NHTM
ü  Mô hình lượng tiền cung ứng đầy đủ

Instructor: Lê Vân Chi


LƯỢNG TIỀN CUNG ỨNG (1)

MS (Money Supply)
Là tổng các phương tiện thanh toán có tính thanh
khoản cao được chấp nhận trong lưu thông tại một
thời điểm nhất định, bao gồm tiền mặt và tiền gửi
không kỳ hạn tại các NHTM
LƯỢNG TIỀN CUNG ỨNG (2)

Các khối tiền trong lưu thông


(xếp theo tính thanh khoản giảm dần)

¢  M1 =C+D

¢  M2 = M1 + Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn


tại NH

¢  M3 = M2 + TG tại các định chế tài chính khác

¢  L (Khối tiền tệ) = M3 + Giấy tờ có giá


LƯỢNG TIỀN CUNG ỨNG (3)
Một số ký hiệu
¢  MS (Money supply): Lượng tiền cung ứng
¢  MB (Money base): Cơ sớ tiền tệ
¢  MM (Money multiplier): Số nhân tiền
¢  C(Currency in circulation): Tiền mặt đang lưu thông
ngoài hệ thống ngân hàng
¢  D(Deposit): Tiền gửi thanh toán, TG có khả năng
phát séc do các NH tạo ra
¢  c (currency ratio) tỷ lệ sử dụng tiền mặt của dân cư
LƯỢNG TIỀN CUNG ỨNG (4)

Một số ký hiệu (tiếp)


¢ RR (Required reserves): DTBB
¢ r (Required reserves rate): Tỷ lệ DTBB
¢ ER (Excess reserves): DT vượt mức
¢ e (Excess reserve rate): Tỷ lệ dự trữ vượt mức
¢ R (Reserves): Dự trữ
R = RR + ER
CÁC TÁC NHÂN THAM GIA VÀO QUÁ
TRÌNH CUNG ỨNG TIỀN TỆ (1)

¢  NHTW: Đây là cơ quan giám sát hệ thống ngân


hàng và chịu trách nhiệm thực thi CSTT

¢  Hệ thống NHTM: Hệ thống NHTM tạo ra bội số


dư tiền lớn gấp nhiều lần số dự trữ mới được đưa
vào hệ thống
CÁC TÁC NHÂN THAM GIA VÀO QUÁ
TRÌNH CUNG ỨNG TIỀN TỆ (2)

¢ Người gửi tiền: Quyết định tới quá trình


cung ứng tiền tệ thông qua quyết định về
phương tiện thanh toán bằng tiền mặt hay
thanh toán qua hệ thống NH
¢ Người vay tiền: tương tự người gửi tiền
NHTW VÀ CƠ SỐ TIỀN TỆ (1)

Bảng Cân đối tiền tệ rút gọn của NHTW

Có Nợ

Chứng khoán chính phủ Tiền mặt đang lưu thông

Các khoản cho vay chiết ngoài hệ thống NH (C)


khấu Dự trữ (R)
NHTW VÀ CƠ SỐ TIỀN TỆ (2)

Bên Nợ
+ C: Là số tiền do NHTW phát hành, được
lưu thông ngoài hệ thống NH

+ R: tiền dự trữ của các NHTM bao gồm:


tiền mặt trong két của NH và tiền gửi của
NHTM tại NHTW.
NHTW VÀ CƠ SỐ TIỀN TỆ (3)

Tiền cơ sở (MB – Money base)


Tổng khoản nợ tiền tệ của NHTW (tiền lưu
hành và tiền dự trữ) và các khoản nợ tiền tệ
của kho bạc (tiền mặt kho bạc lưu hành,
chủ yếu là tiền kim loại) được gọi là cơ số
tiền tệ
=> MB = C + R
NHTW VÀ CƠ SỐ TIỀN TỆ (4)
Bên Tài sản
+ Chứng khoán: TS tài chính do NHTW nắm giữ
(trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc).
+ Cho vay chiết khấu: Là các khoản tiền NHTW
cho các NHTM vay
=> Sự thay đổi các khoản mục bên tài sản đều dẫn
đến việc thay đổi dự trữ bên nguồn vốn của
NHTW, từ đó làm thay đổi lượng tiền cung ứng.
QUÁ TRÌNH NHTW KIỂM SOÁT TIỀN DỰ
TRỮ CỦA HỆ THỐNG NHTM VÀ KIỂM
SOÁT CƠ SỐ TIỀN TỆ

¢  Quá trình NHTM cung cấp dự


trữ cho các NHTM
¢  Phân tích khả năng của NHTW
trong kiểm soát cơ số tiền tệ
QUÁ TRÌNH NHTW LÀM THAY ĐỔI DỰ
TRỮ CỦA CÁC NHTM
THAY ĐỔI KHOẢN MỤC CHỨNG KHOÁN (1)

NHTW mua vào hoặc bán ra chứng khoán


với NHTM để làm thay đổi tiền dự trữ của
NHTM
VD: NHTW mua vào 100 tỷ tín phiếu kho
bạc từ NHTM A
QUÁ TRÌNH NHTW LÀM THAY ĐỔI DỰ
TRỮ CỦA CÁC NHTM
THAY ĐỔI KHOẢN MỤC CHỨNG KHOÁN (2)

¢  Bảng CĐKT của NHTW


Tài sản Nguồn vốn

Chứng khoán + 100 Dự trữ +100


QUÁ TRÌNH NHTW LÀM THAY ĐỔI DỰ TRỮ
CỦA CÁC NHTM
THAY ĐỔI KHOẢN MỤC CHỨNG KHOÁN (3)
¢  Bảng CĐKT của NHTM sẽ thay đổi như sau:

Tài sản Nguồn vốn

Dự trữ: + 100 tỷ  

Chứng khoán: - 100 tỷ

¢  Kết luận: Khi NHTW mua Chứng khoán từ NHTM sẽ làm dự
trữ của NHTM tăng lên, dẫn đến việc tăng cơ số tiền tệ và
ngược lại
QUÁ TRÌNH NHTW LÀM THAY ĐỔI DỰ TRỮ
CỦA CÁC NHTM
THAY ĐỔI KHOẢN MỤC CHO VAY CHIẾT KHẤU (1)

¢  VD: NHTW cho NHA vay chiết khấu 100 tỷ

¢  Bảng CĐTS của NHTW

Tài sản Nguồn vốn

Cho vay chiết khấu: + 100 tỷ Dự trữ: + 100 tỷ


QUÁ TRÌNH NHTW LÀM THAY ĐỔI DỰ TRỮ
CỦA CÁC NHTM
THAY ĐỔI KHOẢN MỤC CHO VAY CHIẾT KHẤU (2)

¢  Bảng CĐKT của NHTM

Tài sản Nguồn vốn

Dự trữ: + 100 tỷ Vay CK từ NHTW: + 100 tỷ

¢ KL: Khi NHTW cho NHTM vay CK sẽ làm tăng


dự trữ của NHTM từ đó làm tăng cơ số tiền tệ
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CỦA NHTW TRONG
KIỂM SOÁT CƠ SỐ TIỀN TỆ (1)

Mua trên thị trường mở từ một ngân hàng.


Ví dụ, NHTW mua vào 100 tỷ trái phiếu kho
bạc (TPKB) từ NHĐN
=> Bảng CĐKT của NHTW và NHĐN thay đổi
như thế nào?
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CỦA NHTW TRONG
KIỂM SOÁT CƠ SỐ TIỀN TỆ (2)
¢  Bảng CĐ tiền tệ của NHTW

Có Nợ
Chứng khoán + 100 tỷ Dự trữ + 100 tỷ
¢  Bảng CĐKT của NHĐN

Tài sản Nguồn vốn


Dự trữ +100 tỷ
Chứng khoán -100 tỷ

¢  Kết quả của nghiệp vụ này là làm dự trữ của NHTM tăng 100 tỷ và
cơ số tiền tệ tăng 100 tỷ
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CỦA NHTW TRONG
KIỂM SOÁT CƠ SỐ TIỀN TỆ (3)

Mua trên thị trường mở từ một tổ chức phi ngân hàng


-  Trong trường hợp NHTW mua vào TPKB từ một tổ
chức phi ngân hàng và giao dịch được thanh toán bằng
tiền mặt thì tác động tới dự trữ và cơ số tiền tệ là khác
nhau.
-  Ví dụ: NHTW mua vào 100 tỷ TPKB từ Công ty Hoàng
Sơn và công ty này rút tiền ra dưới dạng tiền mặt
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CỦA NHTW TRONG
KIỂM SOÁT CƠ SỐ TIỀN TỆ (4)
¢  Bảng CĐTT của NHTƯ

Có Nợ
Chứng khoán + 100 tỷ Tiền lưu hành + 100 tỷ

¢  Bảng CĐKT của Công ty Hoàng Sơn


Tài sản Nguồn vốn

Tiền mặt +100 tỷ


Chứng khoán -100 tỷ
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CỦA NHTW TRONG
KIỂM SOÁT CƠ SỐ TIỀN TỆ (5)
Mua trên thị trường mở
từ một tổ chức phi ngân hàng (tiếp)
¢  Kếtquả của việc mua từ giới phi ngân hàng là cơ số tiền
tệ tăng lên nhưng dự trữ của ngân hàng không thay đổi.
¢  Phântích này cho chúng ta thấy rằng tác động của nghiệp
vụ thị trường mở tới cơ số tiền tệ là như nhau, trong khi
tác động tới dự trữ của ngân hàng là khác nhau, phụ thuộc
vào đối tác tham gia thị trường mở và hành động của đối
tác đó.
QUÁ TRÌNH TẠO TIỀN GỬI CỦA HỆ THỐNG NHTM
TẠO TIỀN GỬI CỦA MỘT NGÂN HÀNG RIÊNG LẺ (1)

-  Ví dụ: NHTW mua chứng khoán của First National


Bank. Lúc này, bảng cân đối tài sản của First National
Bank thay đổi như sau:
Tài sản Nguồn vốn

Tiền dự trữ + 100 USD


Chứng khoán – 100 USD

=> Giả sử rằng, First National Bank không có thêm tiền


gửi có thể phát séc mới, và như vậy tiền dự trữ bắt buộc
vẫn giữ như cũ và ngân hàng này thấy rằng khoản tiền
dự trữ tăng thêm 100 USD của nó nghĩa là tiền dự trữ
vượt mức của nó đã tăng thêm 100 USD
QUÁ TRÌNH TẠO TIỀN GỬI CỦA HỆ THỐNG NHTM
TẠO TIỀN GỬI CỦA MỘT NGÂN HÀNG RIÊNG LẺ (2)

=> Giả sử rằng, First National Bank quyết định một


món cho vay với số tiền bằng số tiền dự trữ vượt
mức 100 USD tăng thêm nói trên

Tài sản Nguồn vốn

Tiền dự trữ + 100 USD Tiền gửi phát séc + 100


Chứng khoán – 100 USD
Tiền cho vay + 100 USD
QUÁ TRÌNH TẠO TIỀN GỬI CỦA HỆ THỐNG NHTM
TẠO TIỀN GỬI CỦA MỘT NGÂN HÀNG RIÊNG LẺ (3)

Kết luận:
First National Bank đã tạo ra tiền gửi phát séc
mới 100 USD bằng hành động cho vay của nó.
Do tiền gửi có thể phát séc là một bộ phận của
lượng tiền cung ứng (M1), hành động cho vay
của First National Bank đã tạo ra lượng tiền
cung ứng
QUÁ TRÌNH TẠO TIỀN GỬI CỦA HỆ THỐNG NHTM
TẠO TIỀN GỬI CỦA HỆ THỐNG NH (1)

Các giả thiết


¢  Nền kinh tế có nhiều NH khác nhau
¢  Tất cả các NH đều chịu chung tỷ lệ DTBB rr =
10%
¢  Các NH chỉ DTBB, không NH nào dự trữ thêm
(ER = 0)
¢  Trong nền kinh tế không có thanh toán bằng tiền
mặt (C = 0)
¢  Các NH cho vay hết số tiền có thể cho vay
QUÁ TRÌNH TẠO TIỀN GỬI CỦA HỆ THỐNG NHTM
TẠO TIỀN GỬI CỦA HỆ THỐNG NH (2)

¢  Quá trình tạo tiền bắt đầu từ việc NHTW mua vào
100 tỷ tín phiếu kho bạc từ NHA
¢  Bảng CĐKT của NTHW

NHTW

Chứng khoán: + 100 tỷ Dự trữ: + 100 tỷ


QUÁ TRÌNH TẠO TIỀN GỬI CỦA HỆ THỐNG NHTM
TẠO TIỀN GỬI CỦA HỆ THỐNG NH (3)

¢  Bảng CĐKT của NHTM A

NH A
Dự trữ: + 100 tỷ

Chứng khoán: - 100 tỷ

¢  NH A nhận thấy họ có thêm 100 tỷ DTBB mà không cần


DTBB tăng thêm, NH A sẽ cho vay hết số tiền 100 tỷ đó
cho khách hàng A
QUÁ TRÌNH TẠO TIỀN GỬI CỦA HỆ THỐNG NHTM
TẠO TIỀN GỬI CỦA HỆ THỐNG NH (4)

¢  KH A gửi vào NH B 100 tỷ

NH B
Dự trữ: + 100 tỷ Tiền gửi thanh toán: + 100 tỷ

¢  NHB nhận thấy họ chỉ phải DTBB là 10% số tiền gửi
thanh toán và số tiền còn lại họ có thể sử dụng để cho
KH vay
QUÁ TRÌNH TẠO TIỀN GỬI CỦA HỆ THỐNG NHTM
TẠO TIỀN GỬI CỦA HỆ THỐNG NH (5)

¢  NH B cho KH B vay 90 tỷ, KH B gửi tiền vào NH C

NH C

Dự trữ: + 90 tỷ Tiền gửi thanh toán: + 90 tỷ

¢  NH C chỉ phải DTBB là 9 tỷ đồng và cho KH C vay


81 tỷ, KH C gửi tiền vào NH D 81 tỷ…
QUÁ TRÌNH TẠO TIỀN GỬI CỦA HỆ THỐNG NHTM
TẠO TIỀN GỬI CỦA HỆ THỐNG NH (6)

¢ ΔMS = ΔD = 100 + 90 + 81+…. = 100/


(1-0.9) = 1000 tỷ
⇒ Kết quả của quá trình tạo tiền là lượng tiền
cung ứng tăng lên 1000 tỷ
⇒ Khái quát:

ΔD = 1/ r ΔR
QUÁ TRÌNH TẠO TIỀN GỬI CỦA HỆ THỐNG NHTM
QUÁ TRÌNH THU HẸP BỘI SỐ TIỀN GỬI

¢  Quá trình thu hẹp bội số tiền gửi của hệ


thống ngân hàng sẽ là một quá trình hoàn
toàn ngược lại với quá trình tạo ra bội số
tiền gửi.
¢  Khi một NHTM có sự giảm đi tiền dự trữ
thì quá trình thu hẹp bội số tiền gửi của hệ
thống ngân hàng bắt đầu diễn ra.
QUÁ TRÌNH TẠO TIỀN GỬI CỦA HỆ THỐNG NHTM
NHỮNG HẠN CHẾ CỦA MÔ HÌNH ĐƠN
Mô hình tạo tiền đơn giản chỉ đúng với 2 giả thiết sau đây:
¢  Thứ nhất, các ngân hàng không nắm giữ dự trữ vượt mức. Trên thực tế
các NHTM đều duy trì dự trữ vượt mức để đáp ứng yêu cầu thanh khoản
hàng ngày của ngân hàng, vì vậy số nhân tiền trên thực tế sẽ nhỏ hơn số
nhân tiền của mô hình đơn giản.
¢  Giả thiết thứ hai là một người vay từ ngân hàng lại đem số tiền đó gửi vào
ngân hàng tiếp theo không hoàn toàn phù hợp trên thực tế. Nếu như 1
người vay tiền không tiếp tục gửi tiền vào ngân hàng tiếp theo thì quá
trình tạo tiền sẽ dừng tại đó và cũng làm cho số nhân tiền trên thực tế nhỏ
hơn số nhân tiền đơn giản.
MÔ HÌNH LƯỢNG TIỀN CUNG ỨNG ĐẦY ĐỦ
DẪN XUẤT SỐ NHÂN TIỀN (1)

¢ Giả thiết: C ≠ 0, ER ≠ 0
¢ MS =C+D
¢ MB = C + R = C + ER + RR
¢ MS = MB x MM
MÔ HÌNH LƯỢNG TIỀN CUNG ỨNG ĐẦY ĐỦ
DẪN XUẤT SỐ NHÂN TIỀN (2)

¢  MS = MB x MM

⇒ MM = MS/ MB

⇒ MM = (C+D)/ (C + ER + RR)

⇒ MM = (C/D + 1)/ (C/D + ER/D + RR/D)

MM = (c + 1)/ (c + e + r)
MÔ HÌNH LƯỢNG TIỀN CUNG ỨNG ĐẦY ĐỦ
GIẢI THÍCH HÀNH VI CỦA CÁC TÁC NHÂN THAM GIA
VÀO QUÁ TRÌNH CUNG ỨNG TIỀN TỆ (1)

¢  Hành vi của người gửi tiền – Thay


đổi trong tỷ lệ tiền mặt/ tiền gửi
thanh toán (c = C/D)

¢  Hành vi của NHTM


¢  Hành vi của NHTW
MÔ HÌNH LƯỢNG TIỀN CUNG ỨNG ĐẦY ĐỦ
GIẢI THÍCH HÀNH VI CỦA CÁC TÁC NHÂN THAM GIA
VÀO QUÁ TRÌNH CUNG ỨNG TIỀN TỆ (2)

Hành vi của người gửi tiền


¢  Tỷ lệ c tăng lên nghĩa là người gửi tiền đang chuyển từ tiền
gửi ngân hàng thành tiền mặt
¢  Tiền gửi thanh toán tham gia vào việc mở rộng tiền gửi,
còn tiền mặt thì không. Do vậy về mặt cảm tính ta thấy có
sự chuyển đổi của bộ phận cung tiền được mở rộng (D)
sang bộ phận cung tiền không được mở rộng (C) sẽ làm số
nhân tiền giảm và lượng tiền cung ứng giảm.
¢  KL: Số nhân tiền và lượng tiền cung ứng có mối quan hệ
nghịch với tỷ lệ tiền mặt/ tiền gửi thanh toán
MÔ HÌNH LƯỢNG TIỀN CUNG ỨNG ĐẦY ĐỦ
GIẢI THÍCH HÀNH VI CỦA CÁC TÁC NHÂN THAM GIA VÀO
QUÁ TRÌNH CUNG ỨNG TIỀN TỆ (3)

Hành vi của NHTM


¢  Thay đổi trong tỷ lệ dự trữ vượt mức (e = ER/D): Khi
các NHTM gia tăng tỷ lệ dự trữ vượt mức, khối lượng
cho vay giảm xuống và làm giảm khối lượng tiền gửi
thanh toán và làm giảm lượng tiền cung ứng, số nhân
tiền giảm xuống.
¢  KL:Số nhân tiền và lượng tiền cung ứng có mối quan
hệ nghịch với tỷ lệ dự trữ vượt mức
MÔ HÌNH LƯỢNG TIỀN CUNG ỨNG ĐẦY ĐỦ
GIẢI THÍCH HÀNH VI CỦA CÁC TÁC NHÂN THAM GIA VÀO
QUÁ TRÌNH CUNG ỨNG TIỀN TỆ (4)

Hành vi của NHTƯ


¢  Nếu tỷ lệ DTBB tăng lên (các yếu tố khác không đổi) làm
cho các ngân hàng phải nắm giữ nhiều dự trữ hơn và giảm
số tiền có thể cho vay, từ đó làm giảm bớt tiền gửi và làm
giảm lượng tiền cung ứng. Ngay cả khi MB không đổi, tỷ lệ
DTBB tăng lên làm giảm số nhân tiền tệ và làm giảm lượng
tiền cung ứng.
¢  KL: Số nhân tiền và lượng tiền cung ứng có mối quan hệ tỷ
lệ nghịch với tỷ lệ DTBB

You might also like