You are on page 1of 29

BÀI 5

NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ


QUÁ TRÌNH CUNG ỨNG TIỀN TỆ
Giảng viên: TS. Đặng Anh Tuấn
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

v1.0013105228 1
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Lựa chọn định hướng thực thi chính sách tiền tệ

Năm 2012, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế là 5,03% (thấp hơn mục tiêu của Quốc hội
là 6,25%) và tỷ lệ lạm phát là 6,81% (cũng thấp hơn mục tiêu của Quốc hội là 10%). Số liệu
quý I/2013 về tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (4,89%) và lạm phát (6,64%) đều thấp hơn so với các
các mục tiêu mà Quốc hội đặt ra (tăng trưởng kinh tế 5,5% và kiểm soát lạm phát ở mức 8%).
Tình hình sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế đang gặp những khó khăn cơ bản.

Với những số liệu cơ bản nêu trên, theo Anh (Chị), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
nên thực thi chính sách tiền tệ như thế nào, và các công cụ của chính sách tiền tệ
được sử dụng như thế nào trong tình hình kinh tế nêu trên?

v1.0013105228 2
MỤC TIÊU

• Phân tích nội dung bảng cân đối tiền tệ rút gọn của NHTW.
• Mô tả quá trình tạo tiền đơn giản trong hệ thống ngân hàng và công thức mô
hình tạo tiền đơn giản.
• Phân tích các chức năng của ngân hàng trung ương và các hoạt động gắn
với các chức năng đó.
• Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa ngân hàng trung ương với ngân hàng
thương mại.
• Phân tích cơ chế hoạt động của chính sách tiền tệ.
• Phân tích các mục tiêu của chính sách tiền tệ và mối liên hệ giữa các mục
tiêu đó.
• Phân tích các công cụ của chính sách tiền tệ và việc sử dụng các công cụ đó
trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ.

v1.0013105228 3
NỘI DUNG

Bảng cân đối tiền tệ rút gọn của NHTW và quá trình thay đổi cơ số tiền tệ

Quá trình tạo tiền đơn giản trong hệ thống ngân hàng

Chức năng và các hoạt động chủ yếu của NHTW

Chính sách tiền tệ

v1.0013105228 4
1. BẢNG CÂN ĐỐI TIỀN TỆ RÚT GỌN CỦA NHTW VÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI CƠ SỐ TIỀN TỆ

1.1. Bảng cân đối tiền tệ rút gọn của NHTW

1.2. Quá trình NHTW làm thay đổi dự trữ của hệ thống NHTM

v1.0013105228 5
1.1. BẢNG CÂN ĐỐI TIỀN TỆ RÚT GỌN CỦA NHTW

NHTW

Tài sản Nợ

Chứng khoán Tiền lưu hành ngoài hệ thống


ngân hàng (C)
Dự trữ (R)
Tiền cho vay chiết khấu
Cơ số tiền tệ (MB)

Tổng các khoản mục bên Nợ trong Bảng cân đối tiền tệ của NHTW được gọi là tiền cơ
sở, cơ số tiền tệ hay tiền mạnh. Khoản mục này đóng vai trò quan trọng trong việc xác
định lượng tiền cung ứng.
MB = C + R

v1.0013105228 6
1.2. QUÁ TRÌNH NHTW LÀM THAY ĐỔI DỰ TRỮ CỦA HỆ THỐNG NHTM

Nghiệp vụ thị trường mở: là việc NHTW mua vào hoặc bán ra chứng khoán để làm
thay đổi dự trữ của NHTM.
Ví dụ: NHTW mua vào 100 tỷ TPKB từ ngân hàng Đệ nhất.

NHTW
Chứng khoán + 100 tỷ Dự trữ + 100 tỷ

Ngân hàng Đệ nhất

Dự trữ + 100 tỷ

Chứng khoán - 100 tỷ

v1.0013105228 7
1.2. QUÁ TRÌNH NHTW LÀM THAY ĐỔI DỰ TRỮ CỦA HỆ THỐNG NHTM (tiếp theo)

Nghiệp vụ cho vay chiết khấu: ví dụ NHTW cho ngân hàng Đệ nhất vay 100 tỷ.

NHTW

Cho vay Dự trữ + 100 tỷ

chiết khấu + 100 tỷ

Ngân hàng Đệ nhất


Dự trữ + 100 tỷ Vay từ NHTW + 100 tỷ

v1.0013105228 8
2. QUÁ TRÌNH TẠO TIỀN ĐƠN GIẢN TRONG HỆ THỐNG NHTM

• Giả thiết:
 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rd) = 10%
 Các ngân hàng cho vay hết số tiền có thể cho vay, tức là dự trữ vượt mức bằng 0.
• Quá trình tạo tiền diễn ra như sau:
Bước 1: NHTW mua vào 100 tỷ TPKB từ ngân hàng Đệ nhất;

v1.0013105228 9
2. QUÁ TRÌNH TẠO TIỀN ĐƠN GIẢN TRONG HỆ THỐNG NHTM (tiếp theo)

 Bước 2: Ngân hàng Đệ nhất cho Ngân hàng A1


ông A vay hết 100 tỷ, ông A rút Dự trữ + 100 tỷ Tiền gửi + 100 tỷ
tiền ra và gửi vào ngân hàng A1;

 Bước 3: Ngân hàng A1 cho ông B


Ngân hàng B1
vay 90 tỷ, ông này rút tiền ra và
Dự trữ + 90 tỷ Tiền gửi + 90 tỷ
gửi vào ngân hàng B1;

 Bước 4: Ngân hàng B1 cho ông


C vay 81 tỷ, ông này rút tiền ra và
Ngân hàng C1
gửi vào ngân hàng C1; Dự trữ + 81 tỷ Tiền gửi + 81 tỷ

 Bước 5: Quá trình trên được lặp


lại cho tới ngân hàng thứ n.

v1.0013105228 10
2. QUÁ TRÌNH TẠO TIỀN ĐƠN GIẢN TRONG HỆ THỐNG NHTM (tiếp theo)

Thay đổi trong lượng tiền cung ứng:


(M1 = C + D)
M =  D = 100 + 90 + 81 +… = 100 × 1/(1  0,9) = 100/0,1 = 1.000 tỷ.

1
Mô hình đơn giản: M  mR  R
rD

1
Số nhân tiền đơn giản: m
Rd

v1.0013105228 11
2. QUÁ TRÌNH TẠO TIỀN ĐƠN GIẢN TRONG HỆ THỐNG NHTM (tiếp theo)

• Quá trình thu hẹp bội số tiền gửi:

• Hạn chế của mô hình đơn giản:


 Các ngân hàng luôn nắm giữ dự trữ vượt mức.
 Giả thiết một người vay từ ngân hàng và mang sang gửi ở ngân hàng khác
không phải luôn luôn đúng.
→ Số nhân tiền trên thực tế nhỏ hơn số nhân tiền trong mô hình đơn giản.

v1.0013105228 12
3. CHỨC NĂNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHTW

• NHTW là ngân hàng phát hành và quản lý lưu thông tiền tệ.
• NHTW là ngân hàng của các ngân hàng:
 Mở tài khoản nhận tiền gửi và tổ chức hệ thống thanh toán cho các ngân hàng
thương mại.

 Cho các tổ chức tín dụng vay, là người cho vay cuối cùng.
• NHTW thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng và tín dụng:
 Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của các tổ chức tài chính.
 Điều chỉnh hoạt động của các tổ chức tài chính.
 Thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tài chính, tín dụng.
• NHTW là cơ quan thực thi chính sách tiền tệ.
• NHTW cung cấp các dịch vụ cho chính phủ.

v1.0013105228 13
4. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

4.1. Khái niệm và phân loại

4.2. Các mục tiêu của chính sách tiền tệ

4.3. Cơ chế hoạt động của chính sách tiền tệ

4.4. Các công cụ của chính sách tiền tệ

v1.0013105228 14
4.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI

• Chính sách tiền tệ bao gồm các công cụ và


phương pháp mà NHTW sử dụng để làm thay
đổi lượng tiền cung ứng nhằm đạt được các
mục tiêu của chính sách tiền tệ.

• Phân loại:

 Chính sách tiền tệ mở rộng (bành trướng).

 Chính sách tiền tệ thắt chặt (thu hẹp).

v1.0013105228 15
4.2. CÁC MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

• Tạo việc làm.


• Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
• Kiểm soát lạm phát.
• Ổn định thị trường tài chính, ổn định lãi suất.
Chú ý: Mối liên hệ giữa các mục tiêu.

v1.0013105228 16
4.3. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

• Giả sử NHTW nhận định nền kinh tế có thể rơi vào tình trạng suy thoái trong tương lai, do
vậy NHTW cần thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng để kích thích tăng trưởng và ngăn chặn
suy thoái.

Cơ chế: lượng tiền cung ứng tăng → lãi suất thị trường giảm → đầu tư tăng → sản lượng
tăng, thu nhập tăng (đạt được mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng và tạo thêm việc làm).

• Ngược lại, giả sử NHTW nhận định lạm phát đang tăng lên, do vậy để kiểm soát lạm phát
NHTW cần thực thi một chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát.

Lượng tiền cung ứng giảm → lãi suất tăng → đầu tư và chi tiêu giảm → sản lượng và thu
nhập giảm → áp lực tăng giá giảm đi.

v1.0013105228 17
4.4. CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Nghiệp vụ thị trường mở:


Là việc NHTW mua vào hoặc bán ra chứng khoán
(quan trọng nhất là tín phiếu kho bạc) để làm thay
đổi dự trữ của các NHTM và thay đổi lượng tiền
cung ứng.
• Cơ chế tác động: khi NHTW mua vào TPKB làm
tăng dự trữ của NHTM, tăng cơ số tiền tệ, tăng
lượng tiền cung ứng.
• Ưu điểm:
 NHTW kiểm soát được hoàn toàn nghiệp vụ
thị trường mở;
 Có thể đảo ngược tình thế dễ dàng;
 Linh hoạt, chính xác;
 Thực hiện nhanh chóng, không tốn thời gian
thông báo.

v1.0013105228 18
4.4. CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ (tiếp theo)

Nghiệp vụ cho vay chiết khấu: NHTW cho


NHTM vay.

• Lãi suất chiết khấu: Lãi suất tái chiết khấu,


lãi suất tái cấp vốn.

• Hạn mức chiết khấu.

Hạn chế: NHTW không kiểm soát được hoàn


toàn nghiệp vụ cho vay chiết khấu.

v1.0013105228 19
4.4. CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ (tiếp theo)

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: thay đổi tỷ lệ dự trữ


bắt buộc tác động tới dự trữ sẵn sàng cho
vay của NHTM và tác động tới số nhân tiền
(m = 1/ rd).

Hạn chế: đây là công cụ quá mạnh tác


động tới hoạt động của các ngân hàng
thương mại, có thể dẫn tới những sự xáo
trộn không thể kiểm soát được trong hoạt
động ngân hàng.

v1.0013105228 20
4.4. CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ (tiếp theo)

Các công cụ trực tiếp:

• Quy định hạn mức tín dụng: quy định


mức dư nợ tối đa hoặc tốc độ tăng
trưởng dư nợ tối đa mà một ngân hàng
có thể cho khách hàng của họ vay.

• Quy định lãi suất hoạt động của NHTM:


quy định lãi suất huy động, hoặc lãi suất
cho vay, hoặc cả hai loại lãi suất này và
yêu cầu các NHTM thực hiện để kiểm
soát lãi suất thị trường.

v1.0013105228 21
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên thực thi chính sách tiền tệ như thế nào, và các
công cụ của chính sách tiền tệ được sử dụng như thế nào trong tình hình kinh tế
nêu trên?

Trả lời:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng để thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế bằng cách:
• Mua vào trên thị trường mở.
• Hạ thấp lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu, tái cấp vốn.
• Hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

v1.0013105228 22
CÂU HỎI MỞ

So sánh sự khác nhau chủ yếu giữa NHTW với NHTM?

Trả lời:
Khác nhau về mục đích hoạt động, chức năng và các hoạt động chủ yếu.
• NHTW hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, có 5 chức năng và các hoạt động gắn
với chức năng đó.
• NHTM hoạt động gắn với mục tiêu lợi nhuận, có 3 hoạt động chủ yếu và 4 chức năng
đã được phân tích trong bài trước.

v1.0013105228 23
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1

Lượng tiền cung ứng sẽ giảm khi:

A. Ngân hàng trung ương tăng dự trữ bắt buộc.


B. Ngân hàng trung ương tăng cho vay chiết khấu.
C. Ngân hàng trung ương mua chứng khoán trên thị trường mở.
D. dự trữ ngoại tệ tại ngân hàng trung ương giảm.

Trả lời:
• Đáp án đúng là: A. Ngân hàng trung ương tăng dự trữ bắt buộc.
• Giải thích: Dự trữ bắt buộc tăng làm số nhân tiền giảm và lượng tiền cung ứng giảm.

v1.0013105228 24
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2

Cơ số tiền tệ sẽ giảm xuống khi:


A. các ngân hàng rút tiền từ Ngân hàng trung ương.
B. Ngân hàng trung ương tăng cho vay chiết khấu.
C. số dư tiền gửi của kho bạc tại ngân hàng trung ương tăng lên do họ chuyển tiền từ
các ngân hàng thương mại sang NHTW.
D. Ngân hàng trung ương bán tín phiếu kho bạc trên thị trường mở.

Trả lời:
• Đáp án đúng là: D. Ngân hàng trung ương bán tín phiếu kho bạc trên thị trường mở.
• Giải thích: Khi NHTW bán tín phiếu thì ghi giảm dự trữ của các NHTM từ đó làm cơ
số tiền tệ giảm.

v1.0013105228 25
CÂU HỎI TỰ LUẬN

Trong các công cụ của chính sách tiền tệ, công cụ nào là quan trọng nhất, vì sao?

Trả lời:
• Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ quan trọng nhất vì công cụ này có 4 ưu điểm:
 NHTW kiểm soát được hoàn toàn nghiệp vụ thị trường mở;
 Có thể đảo ngược tình thế dễ dàng;
 Linh hoạt, chính xác;
 Thực hiện nhanh chóng, không tốn thời gian thông báo.
• Do vậy, nghiệp vụ thị trường mở được sử dụng nhiều nhất trong quá trình thực thi
chính sách tiền tệ.

v1.0013105228 26
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

• Hệ thống ngân hàng thương mại có thể tạo ra tiền thông qua nghiệp vụ nhận tiền gửi
và cho vay. Thông qua việc kiểm soát cơ số tiền tệ, ngân hàng trung ương có thể
làm thay đổi lượng tiền cung ứng để đạt được mục tiêu của chính sách tiền tệ.

• NHTW có 5 chức năng cơ bản trong nền kinh tế. NHTW là cơ quan thực thi chính
sách tiền tệ và họ có thể sử dụng 5 công cụ để làm thay đổi lượng tiền cung ứng,
trong đó nghiệp vụ thị trường mở là công cụ quan trọng nhất.

• Các mục tiêu của chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát, tạo việc làm, thúc đẩy
tăng trưởng và ổn định thị trường tài chính. Trong đó mục tiêu được xem là quan
trọng nhất là kiểm soát lạm phát.

v1.0013105228 27
PROPERTIES
Allow user to leave interaction: Anytime
Show ‘Next Slide’ Button: Don't show
Completion Button Label: Next Slide
PROPERTIES
Allow user to leave interaction: Anytime
Show ‘Next Slide’ Button: Don't show
Completion Button Label: Next Slide

You might also like